Date: Tue, 11 Sep 2012 22:00:48 -0700
From: ngokyusa2@yahoo.com
Subject: Ngô Kỷ thoát chết Khủng Bố 9/11 New York
To: nguyentvtony@hotmail.com
Ngô Kỷ viếng tầng thứ 108 Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York
(World Trade Center) vào ngày 10 tháng 9 năm 2001, tức trước một ngày
bị khủng bố không tặc 11 tháng 9 năm 2001 (9/11)
Thoát chết khủng bố 9/11 New York mười một năm trước
. Ngô Kỷ
ngokyusa2@yahoo.com
Thời gian rồi, ngày nào đồng hương chống cộng cũng đề cập đến chuyện biểu tình, đả đảo, tẩy chay…, khiến thấy cuộc đời sao mà lắm phiền phức và nặng nề quá chừng, nhưng nếu mà không có vậy thì chắc chắn bọn cộng sản nằm vùng và lũ Việt gian tha hồ mà tự tung tự tác, đặc biệt tập đoàn báo Người Việt thì “hồ hởi” mà in mệt nghĩ “Sơn Hào” hải vị. Và chắc chắn dân tỵ nạn ở phố Bolsa phải ngậm ngùi ngâm hai câu thơ Trần Dần: “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.”
Hôm nay cả nước Mỹ lắng đọng tâm tư tưởng niệm ngày khủng bố 9/11, và tôi cũng nhân dịp này muốn tĩnh tâm để tạ ơn Hồn Thiêng Sông Núi và anh linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Vị Quốc Vong Thân đã che chở cho tôi sống sót tới ngày hôm nay.
Cách đây đúng 11 năm, vào tuần đầu tháng 9 năm 2001, tôi và đông đảo đồng hương khắp nơi tụ tập về New York để tham dự ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế được tổ chức hàng năm. Tất cả khách xa đều tá túc “free” tại khách sạn Carter của ông bà Trần Đình Trường suốt cả tuần. Cuộc diễn hành trên các đại lộ Nữu Ước vào ngày 9 tháng 9 được thành công mỹ mãn và tốt đẹp, với các cụ cao niên trong những bộ quốc phục cổ truyền và hầu hết phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, đẹp mắt, đặc biệt chiếc xe hoa Quốc Tổ Hùng Vương với những lá Cờ Vàng phất phới tung bay ngập bầu trời như biểu tỏ cho thế giới thấy rằng ngọn cờ chính nghĩa luôn vẫn là biểu tượng cao quý của người dân Việt lưu vong.
Ngày hôm sau, 10 tháng 9, ban tổ chức diễn hành sắp xếp cho đồng hương đi thăm quan các thắng cảnh: Island Liberty Nữ Thần Tự Do, Nhà Thờ Cathedral Church, Empire State Building, và đặc biệt Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới “World Trade Center” tại Manhattan, thành phố New York. Mọi người vô cùng thích thú và nể phục công trình xây cất quá công phu và tối tân của hai tòa nhà này. Chúng tôi được thang máy đưa vụt cái vù lên tới tầng thứ 108 của tòa nhà có 110 tầng (2 tầng trên cùng không cho du khách lên). Từ trên cao có thể nhìn toàn khắp thành phố thật vĩ đại và nhộn nhịp vô cùng.
Đúng sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi là người rời New York sớm nhất để trở về lại California. Chuyến bay tôi cất cánh khoảng 6 giờ sáng cùng thời điểm và cùng phi trường New York của chiếc máy bay không tặc khủng bố. Đang bay thi phi cơ được thông báo phải hạ cánh khẩn cấp xuống Missouri mà phi công và tiếp viên không hề cho biết lý do, dù rằng có lẽ họ đã biết tin. Khi xuống phi trường thì mới thấy cảnh tượng nhốn nháo, hoang mang, và các đài truyền hình trực tiếp chiếu cảnh khủng bố tông máy bay vào tòa nhà thương mại thế giới. Lúc đầu chỉ thấy một máy bay tông mà thôi và nghĩ rằng đó chỉ là tai nạn, nhưng sau đó thì lại thấy cảnh chiếc máy bay thứ hai tông vào và làm sụp đổ hoàn toàn hai tòa nhà thương mại thế giới này, lúc đó thì các nhà bình luận mới quả quyết là bị khủng bố tông sập.
Tâm trạng tôi lúc đó thật hoang mang vì không hề nghĩ nước Mỹ lại bị “giặc” vào tận sân nhà, tôi chật vật lắm mới kiếm được khách sạn để ở lại tới 4 ngày vì lượng khách bị kẹt quá đông, hãng máy bay lại không chịu trả tiền khách sạn vì cho rằng không phải lỗi của họ mà chỉ làm theo lệnh chính phủ bắt hạ cánh mà thôi. Rất may thời đó tôi có vài cái thẻ tín dụng nên “cà” đỡ để có phòng mà trú thân. Về tới khách sạn tôi gọi ngay về đài phát thanh Quê Hương tại San Jose báo tin, khiến nhiều người sững sốt vì sự kiện xảy ra sớm quá nên ít ai mở tivi theo dõi tin tức.
Tôi có cảm tưởng là máy bay tôi cũng có khủng bố vì máy bay cất cánh cùng giờ, cùng phi trường và chứa đựng rát nhiều nhiên liệu, nhưng có lẽ các tên khủng bố này chưa ra tay kịp nên đành bị thúc thủ. Có thể khi hạ cánh thì các nhân viên an ninh đã “xúc” hết bọn khủng bố trên máy bay tôi rồi mà không ai hề biết, hú hồn!
Hôm nay nước Mỹ tưởng niệm 11 năm khủng bố 9/11 gây tử vong 2,999 người kể cà 19 không tặc, và làm bị thương hơn 6,219 người.
Thánh Kinh có phán “Sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng đều do Thánh ý Chúa,” do đó tôi nghĩ Chúa chưa muốn tôi chết vì tôi cần phải sống để lột mặt nạ bọn Việt gian trong vùng Little Saigon này. Bọn Việt cộng, công an mạng, và lũ Việt gian “buồn” và thất vọng lắm khi biết tôi còn sống, đặc biệt tập đoàn báo Người Việt chắc lấy làm “tiếc hùi hịu” vì nếu tôi không còn hiện diện trên cõi dương trần này thì cảnh chủ nhiệm Đỗ Ngọc Yến ngồi họp “bí mật” với Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng lãnh sự CSVN Nguyễn Xuân Phong năm 1998, và Thứ trưởng Ngoại Giao CSVN đặc trách Nghị Quyết 36 Nguyễn Đình Bin năm 2003 đâu có bị “bật mí.” Và nếu tôi bỏ xác tại New York năm 2001, thì sự kiện đương kim chủ nhiệm báo Người Việt là Luật sư Phan Huy Đạt “cúc cung tận tụy” bọn đầu não Bắc Bộ Phủ vẫn còn được bao trùm, chứ đâu phải bị phanh phui um sùm như bây giờ.
Nếu tôi đi thăm Trung Tâm Thương Mại Thế Giới trễ một ngày, tức nếu vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, thì tôi đã “mất xác” rồi chứ đâu còn sống để mà cứ biểu tình, phản đối Việt gian, hay ngồi đây viết “lung tung” khiến cho thiên hạ chửi rủa um sùm trời đất.
Tôi xin hứa với quý đồng hương là tôi sẽ “chết” khi mà đất nước không còn bóng dáng cộng sản và cộng đồng không còn lô nhô lũ Việt gian mất nết. Xin quý vị “Save” lời hứa này của tôi để sau này làm bắng chứng nhé!
-Vé Ngô Kỷ vào cửa viếng thăm Trung Tâm
Thương Mại Thế Giới (World Trade Center)
ngày 10 tháng 9 năm năm 2001
-Vé vào cửa Empire State Building tại New York
ngày 10 tháng 9 năm 2001, cũng rất cao và nổi tiếng.
Ngô Kỷ chụp lưu niệm ngày 10 tháng 9 năm 2001, nay còn đâu!
Ngô Kỷ đứng trên tầng cao trên cùng thứ 108 của World Trade Center
Gần đến giờ khai mạc diễn hành, thế mà chiếc xe hoa chính yếu
"Quốc Tổ Hùng Vương" thì ban tổ chức chưa trang trí xong, buộc lòng
Ngô Kỷ phải cởi áo vest ra tay "cứu giá." Quả thật là cái nghiệp, số "khổ"
thì đi đâu cũng gặp "khổ," hu hu!!!
Ngô Kỷ giúp trang trí xe hoa Quốc Tổ Hùng Vương, và đi Diễn Hành Văn
Hóa Quốc Tế tại New York ngày 9 tháng 9 năm 2001, trước hai ngày bị
khủng bố 11 tháng 9 năm 2001.
Xe Hoa "Tự Do - Freedom" trong ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2001
Sự kiện 11 tháng 9
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự kiện 11 tháng 9 | |
---|---|
Địa điểm | Thành phố New York (lần 1 & lần 2)
Quận Arlington, Virginia (lần 3)
Gần Shanksville, Somerset, Pennsylvania (lần 4) |
Mục tiêu | Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc Mục tiêu tấn công của phi cơ thứ tư chưa được xác định, có thể là Washington, D.C.; al-Qaeda nói rằng họ nhắm vào Đồi Capitol |
Ngày | Thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001 8:46 am – 10:28 am (UTC-4) |
Loại tấn công | Cướp máy bay, Tàn sát tập thể, Tấn công tự sát, Khủng bố |
Tử vong | 2 999 (kể cả 19 không tặc) |
Bị thương | 6.291+ |
Thủ phạm | al-Qaeda lãnh đạo bởi Osama bin Laden |
Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tửcó phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.[1][2] Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi củaTrung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác Đài ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gầnShanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.
Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.[3][4]
Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủcủa nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 [5] nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố[6].
Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.
Mục lục[ẩn] |
[sửa]Tấn công
Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại. Với sức chứa gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay. Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương (12:46:40 UTC). Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương (13:03:11 UTC), chuyến bay 175 của hãng hàng khôngUnited Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc.[7]
Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương (13:37:46 UTC). Chiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn Stonycreek thuộc Quận Somerset, bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương (14:03:11 UTC),[8][9][10] xác vụn của chiếc máy bay đã được tìm thấy cách đó tám dặm. Người ta tin rằng máy bay bị rơi có thể là do nhóm không tặc cố ý làm như thế, nhưng cũng có thể là do hành khách trên máy bay đánh trả lại làm nhóm không tặc không thể kiểm soát được chiếc máy bay. Trong số những người có mặt trên bốn chuyến bay định mệnh này, không ai còn sống sót.
Một số hành khách và nhân viên phi hành đoàn đã cố liên lạc bằng điện thoại từ trên máy bay.[11][12] Họ báo cho biết có nhiều không tặc đang có mặt trên máy bay. Sau này, FBI nhận diện được tổng cộng có 19 không tặc, bốn trên chuyến bay 93 của hãng United. Trên ba chuyến bay còn lại, mỗi chuyến có năm không tặc.
Theo ước tính của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) có khoảng 17 400 người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc xảy ra vụ tấn công, trong khi cửa quay của Cảng New York và New Jersey cho thấy có 14 154 người ở trong tòa tháp đôi vào lúc 8:45 sáng.[13][14] Đa số đều ở dưới điểm va chạm nên được cứu thoát an toàn, có 18 người cố xoay sở để thoát ra kịp lúc từ bên trên khu vực va chạm của tòa tháp phía nam trước khi nó đổ xuống.[15]Có ít nhất 1 366 người bị kẹt ngay tại hoặc bên trên điểm va chạm của toà tháp phía bắc, không ai còn sống sót [16] Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, hàng trăm người chết ngay khi xảy ra vụ nổ, những người còn lại bị mắc kẹt trong tòa nhà, thiệt mạng khi tòa nhà sụp đổ.[17] Có đến 600 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt trong các tầng lầu ngay tại điểm va chạm hoặc bên trên của tòa tháp Nam.[16]
Trong số những người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc nơi này bị tấn công, ước tính có khoảng 200 người, tuyệt vọng vì bị nhấn chìm trong khói và sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, liều mạng nhảy ra khỏi toà tháp đôi rực lửa để hứng chịu cái chết thảm khốc khi rơi xuống đường phố và trên mái của những toà cao ốc lân cận, hàng chục mét thấp hơn bên dưới.[18]
Phản ứng tương tự cũng được ghi nhận khi những nạn nhân của vụ cháy tàu General Slocum (xảy ra năm1981 với hơn 1.000 người chết), và vụ hoả hoạn tại xưởng may Triangle Shirtwaiste (năm 1911 với hơn 100 thương vong) tìm lấy cái chết khi cố tìm cách thoát khỏi tình thế nguy cấp.
Nhiều người khác đang ở các tầng lầu cao hơn điểm va chạm (nơi máy bay đâm vào toà nhà) cố chạy ngược lên mái toà nhà với hy vọng sẽ được trực thăng đến cứu. Nhưng không có kế hoạch cứu hộ nào được lập ra cho một tình huống như thế. Những người khác bị chặn lại bởi cửa đã bị khoá chặt khi họ đang cố leo lên mái toà nhà.[19]
[sửa]Chiếc máy bay thứ tư
Có những suy đoán cho rằng chiếc máy bay thứ tư, chuyến bay 93 của hãng United Airlines, bị nhóm không tặc dự định cho đâm vào Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Toà Bạch Ốcở Washington, D.C..
Những gì được ghi lại trong hộp đen cho thấy những hành khách, do Todd Beamer, Jeremy Glick và Mark Bingham lãnh đạo, cố gắng giành quyền kiểm soát máy bay từ tay nhóm không tặc mặc dù những không tặc, trong một nỗ lực bất thành, cho phi cơ lắc mạnh nhằm khống chế nhóm hành khách.[20][21] Theo băng ghi âm của dịch vụ khẩn cấp 911, một hành khách trên chuyến bay 93 yêu cầu người điện thoại viên cùng cầu nguyện với anh trước khi nhóm hành khách này xông lên tranh giành với nhóm khủng bố để chiếm lại quyền điều khiển chiếc phi cơ. Sau khi cầu nguyện xong, người hành khách chỉ thốt lên “let’s roll”. “Let’s roll” sau này trở thành tiếng hô xung trận của binh sĩ chiến đấu chống Al Qaedatại Afghanistan.
Không lâu sau đó, chiếc phi cơ rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc thị trấn Stonycreek, hạt Somerset, tiểu bang Pennsylvania vào lúc 10:30:11 sáng giờ địa phương (14:03:11UTC). Có những bất đồng về thời điểm chính xác máy bay rơi, dựa vào những chấn động được ghi nhận cho thấy có thể xảy ra lúc 10:06. Ủy ban 9/11 báo cáo rằng quân sư của al-Qaeda (đã bị bắt), Khalid Shikh Mohamed, khai rằng mục tiêu tấn công của chuyến bay 93 là Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, được dành cho bí danh “Khoa Luật”.[22]
[sửa]Tử vong và Thiệt hại
Thương vong (kể cả không tặc) | ||
---|---|---|
Thành phố New York | Trung tâm Thương mại Thế giới | 2 604 tử vong và 24 mất tích[23][24] |
Chuyến bay 11 American Airlines | 88[25] | |
Chuyến bay 175 United Airlines | 59[26] | |
Arlington | Ngũ Giác Đài | 125[27] |
Chuyến bay 77 American Airlines | 59[28] | |
Shanksville | Chuyến bay 93 United Airlines | 40[29] |
Tổng cộng | 2 975 tử vong và 24 mất tích. |
Khi các khu ngoại ô chung quanh Thành phố New York biết tin thảm họa đang xảy ra quá gần, nhiều trường học đóng cửa, di tản hoặc tự phong toả. Những khu học chính khác ngăn không cho học sinh xem truyền hình bởi vì nhiều em có cha mẹ đang làm việc trong tòa tháp đôi. Ở các bang New Jersey và Connecticut, các trường tư đều được di tản. Trường học tại Scardale, bang New York bị đóng cửa. Tại Greenwich, tiểu bang Connecticut, khoảng 15 dặm phía bắc Thành phố New York, hàng trăm học sinh có quan hệ trực tiếp với những nạn nhân của vụ tấn công. Greenwich, một trong những thị trấn giàu nhất thế giới, có nhiều cư dân tử vong hơn bất cứ thị trấn nào trong vùng.
Theo tường thuật của hãng thông tấn Associated Press, thành phố đã nhận diện hơn 1 600 tử thi, nhưng không thể xác định nhân thân cho số tử thi còn lại (khoảng 1 100 người). Bản tường thuật cũng nói rằng thành phố có “khoảng 10 000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách tử vong”.[30]
Con số thương vong lên đến 2 975 người, trong đó có 19 không tặc, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không ai sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành phố New York, trong tòa tháp đôi cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ Giác Đài.[31][32] Thêm vào danh sách nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích.[23] Ngoại trừ 55 người thuộc các lực lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường.[33] Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.[34] Các viên chức y tế Thành phố New York đưa tên Felicia Dunn-Jones vào danh sách nạn nhân. Năm tháng sau ngày xảy ra sự kiện 11/9, Dunn-Jones chết vì bệnh phổi do hít phải bụi khi tòa nhà WTC sụp đổ.[35]
Thêm vào đó, tòa Tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu vực WTC, gồm có tòa nhà số 7 của WTC, tòa nhà chọc trời khung bằng thép cao 48 tầng cách đó một khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của WTC, phức hợp Trung tâm Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề.[36] Tính tổng cộng, trên ĐảoManhattan, có 45 tòa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thông như tháp truyền hình, truyền thanh, radio hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm truyền thông đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại.[36][37] Tại Arlington, một phần của tòa nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một phần khác bị sụp đổ.[38]
[sửa]Trách nhiệm
Chính phủ Hoa Kỳ qui trách nhiệm cho tổ chức khủng bố al-Qaeda về vụ tấn công 11/9.[39] Tổ chức này từng nhận đã tấn công các mục tiêu quân sự và dân chính của Hoa Kỳ tại châu Phi và Trung Đông. Osama bin Laden, bác bỏ mọi dính líu cũng không nhận mình đã biết trước cuộc tấn công. Trước đó, bin Laden đã tuyên bố thánh chiến chống lại Hoa Kỳ. Sau thảm hoạ này, chính phủ Hoa Kỳ công bố al-Qaeda và bin Laden là thủ phạm chính.
Tháng 11 năm 2001, lực lượng Hoa Kỳ cho phục hồi một băng video tìm thấy trong một căn nhà bị phá huỷ tại Jalalabad, Afghanistan, cuộn băng cho thấy Osama bin Laden đang nói chuyện với Khaled al-Harbi. Trong cuộn băng, bin Laden thừa nhận đã lập kế hoạch cho cuộc tấn công. Trong thế giới&
No comments:
Post a Comment