Vùng Tây Bắc (Việt Nam)
tka23 post
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung cộng . Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 vùng địa lý tự nhiên của Bắc phần Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
|
Địa lý
Địa phận của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được thống nhất. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã.[1]
Đặc điểm địa hình
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m.
Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã.
Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện
Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Lịch sử địa chất
Lịch sử vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi.
Vào cuối đại Cổ sinh
(cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã
được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến
cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina
làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích
trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho
tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành
những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong khitạo núi, còn có sự xâm nhập
của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên
với một biên độ đến 1000 mét.[2]
Nguy cơ động đất
Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.[3]
Hành chính
Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân:[4]
- Hòa Bình
- Sơn La
- Điện Biên
- Lai Châu
- Lào Cai
- Yên Bái
Mặc dù một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai,
Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chạy qua giữa địa phận
các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ.
Các sắc tộc và Văn hóa
Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân
tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất
nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất
vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Nùng... Ai đã
từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với
những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Lịch sử
Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955, Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975.
Năm 1976 Cộng sản Việt nam tập trung hàng trăm ngàn sĩ quan quân lực VNCH, trong khu vực này.
Quân sự
Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2 .
Nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương
BKTT
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic () |
No comments:
Post a Comment