Saturday, March 16, 2013

HUẤN LUYỆN TRÊN TÀU NGẦM KILO CỦA NGA
tka23 post
Nghi lễ nhập môn
  Cái cảm giác tanh tanh, nồng nồng khiến người  lính  hơi lợm trong cổ họng. Tàu ngầm vốn kín như bưng. Hơi người luôn đọng lại trong khoang không thoát ra được.
Những hành lang bằng sắt nối dài giữa các khoang. Xuống đến khoang dưới cùng, ngẩng đầu lên, anh ta chợt rùng mình trước dãy đồ biệt kích treo thẳng tắp treo theo thứ tự trên chiếc giá dài .
Máy móc, động cơ hàng trăm chi tiết đang nổ ran để nạp điện . Không khí trong khoang vốn nóng nực, ngột ngạt mà vẫn thấy hơi lành lạnh.
  Rồi đây, mình sẽ có những ngày dài sống trong “cỗ quan tài sắt” này. Là lính bộ phận ngành cơ khí. Những máy với hàng ngàn chi tiết  sẽ  một vài người trong ngóm  điều khiển.
Một trong những nghi lễ nhập môn của thuỷ thủ  tàu ngầm là nâng ly dưới khoang tàu. Nhưng không phải ly rượu mà là ly nước biển mặn chát. Luật bất thành văn. Mỗi người tự mở vòi chắt ít nước biển vào ly của mình rồi cùng nhau uống cạn.
Đó là ly nước muối duy nhất trong đời . Cái cảm giác thiêng liêng, trang trọng làm anh ta quên đi mọi cảm giác . Từ nayđã chính thức là thuỷ thủ  tàu ngầm.
Người giữ trái tim tàu ngầm
Có nhiều bộ phận làm các nhiệm vụ khác nhau bên trong tàu ngầm gồm các ngành: vũ khí dưới nước, ra đa, cơ khí,truyền  tin và hàng hải... Hồi đầu, nhóm cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam xuống tàu, mỗi bộ phận đều có ít nhất một cán bộ người Nga  đi kèm , sẵn sàng giải quyết  những tình huống khó. Nhưng sau nhiều chuyến, dần dần, họ rút hết. Cuối cùng họ chỉ để lại một, hai cố vấn  trong tàu để giám sát. Để  sĩ quan, thủy thủ Việt Nam thực hiện mọi điều động.
    Đã trải qua những ngày dài sống trong tiếng ồn ào của buồng máy. Đến nỗi mỗi lần trở lại bờ, tiếng bùng nhùng bên tai vẫn ám ảnh không dứt. Ngành cơ khí mà anh ta  chịu trách nhiệm về mọi công tác  chìm nổi, động cơ máy móc của tàu.  Tàu ngầm có lẽ là loại phương tiện phức tạp nhất mà anh ta từng biết cho đến nay.
Làm trong tổ cơ khí tàu ngầm, mỗi người phải phụ trách một máy và điều hành  chính xác từng chi tiết một.  Phải nhớ tới cả ngàn chi tiết động cơ, trong đó có khoảng 100 chi tiết phải thuộc nằm lòng. Đến nỗi nhắm mắt,  cũng phải sờ thấy đúng vị trí từng chi tiết đó. Mắt  luôn phải cố căng ra để theo dõi đồng hồ đo nhiên liệu, điện máy, nồng độ khí, tỷ lệ nước trong khoang…
Chỉ cần sai một động  tác, giá phải trả rất  đắt. Tàu ngầm luôn có hai lớp vỏ bọc. Giữa hai lớp vỏ là các khoang để hút và xả nước. Khí được lệnh lặn xuống, bộ phận cơ khí sẽ mở van nạp nước vào. Tất cả phải cùng thực hiện một lúc.
Nếu hai bên thân tàu chưa có nước mà phía đầu tàu nước đã đầy, ngay lập tức mũi tàu sẽ đâm thẳng xuống dưới như bị một quả tạ ngàn cân lôi xuống. Lúc đó, tàu sẽ không thể lấy thăng bằng trở lại được nữa. Hoặc bên trái có nước mà bên phải chưa kịp bơm vào, tàu cũng sẽ bị lật mà không có cách nào cứu vãn nổi.
Bởi vậy, lắng nghe và làm theo mệnh lệnh tức khắc dưới tàu ngầm là phản xạ  của tổ cơ khí.
Mặc dù trong tàu có hệ thống lọc khí nhưng lâu nhất là 48 tiếng đồng hồ phải nổi lên mặt nước để lấy khí tự nhiên . Những khi đó, máy móc lại nổ râm ran để nạp điện cho máy.
Ắc quy chính là trái tim của tàu ngầm. Dù động cơ máy móc chạy bằng bất kỳ nhiên liệu gì diesel hay tàu ngầm nguyên tử thì mục đích vẫn là để nạp điện cho ắc quy. Bất cứ tàu ngầm nào cũng chạy bằng điện. Ắc quy hết điện thì máy diesel phải nạp.
Tàu ngầm phải luôn luôn chạy chứ không bao giờ đứng im một chỗ. Nếu muốn đứng, buộc phải tháo nước khỏi lớp vỏ, bơm khí vào để trồi lên. Tàu ngầm càng tối tân ,  tốn càng ít nhiên liệu để hoạt động. Có những tàu bây giờ có thể ở dưới nước hàng tháng trời không cần nổi lên.
Nhiên liệu là yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Tàu ngầm hết nhiên liệu thì ắc quy không có điện để chạy động cơ. Điều đó đồng nghĩa với cái chết.
Máy bay hết nhiên liệu vẫn có thể bay theo quán tính rồi lượn tìm chỗ bằng phẳng đáp xuống. Riêng tàu ngầm, hết nhiên liệu, không thể bơm khí vào khoang giữa hai lớp vỏ để trồi lên. Cũng không thể đứng một chỗ vì không còn lực nâng. Buộc tàu phải chìm dần xuống. Chìm xuống một độ sâu nào đó không còn chịu được áp suất, tàu sẽ bị bóp nát vụn.
Trên thực tế, từng có những tàu ngầm của Đức gặp trở ngại này và đã bị vỡ nát, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương. Bởi vậy, tổ cơ khí luôn phải biết được điều đó.
 Sau những chuyến đi dài ở lâu dưới nước, rất  mệt mỏi, căng thẳng  thần kinh. Mắt ông đờ đẫn. thuỷ thủ tàu ngầm đôi khi cũng như chính con tàu của họ. Cứ âm thầm làm việc miệt mài. Những lúc đó, dễ sinh cáu bẳn. Khi tàu vừa trồi lên mặt nước cập hải cảng, anh ta bước từng bước uể oải về phòng nằm vật ra giường. Anh  nhớ, mình đã chìm vào giấc ngủ hơn 1 ngày mà không ăn uống gì.
Những cái tai của tàu ngầm
Một bộ phận rất  quan trọng quyết định sự sống còn của tàu ngầm chiến đấu chính là Acoustic. Những người trong nhóm  Acoustic được ví như cái tai của tàu ngầm.
Người ta thường nói đến các loại sóng ra đa của tàu ngầm có khả năng phát giác mục tiêu dưới nước. Nhưng kỳ thực khi xuống nước, mọi máy móc  trên tàu cũng như các loại máy phát sóng thăm dò đều phải tắt. Chỉ có 2 thứ hoạt động là chân vịt và cái tai của tàu.
Đơn giản một lẽ, sóng âm dưới lòng đại dương là loại sóng rất  dễ nhận biết. Cho nên, tàu ngầm luôn hoạt động âm thầm lặng lẽ dưới đáy biển. Tiếng chân vịt vẫy nước cho tàu chạy cũng phải phát âm thanh rất nhỏ.
Theo lý thuyết truyền âm, âm thanh "sục sục" của chân vịt phát ra ở bên Nam Phi thì bên Úc châu có khi cũng phát giác  được. Nếu để đối phương nghe được sóng âm từ tàu mình phát ra sẽ không có cơ hội sống sót.
Những cựu thủy thủ tàu ngầm đánh giá, tàu ngầm lớp kilo của Nga  được gọi là "hố đen đại dương" chính vì điều này. Chân vịt của loại tàu này hoạt động rất êm, lúc chạy cũng như đứng yên. Nếu nó không phát sóng sona thì rất khó thiết bị nào có thể phát giác.
Chính vì vậy, ở dưới độ sâu hàng trăm mét đại dương, rất cần những cái tai như của tổ trưởng Acoustic .Khi con tàu lầm lũi bước đi dưới bóng tối của đại dương, mọi thứ trở nên lặng lẽ với người trên tàu. Chỉ duy nhất bộ phận Acoustic phải nghe đủ thứ âm thanh dưới đáy biển đập vào tai. Tiếng cá lội, tiếng máy tàu hàng, tiếng chân vịt của một chiếc tàu ngầm do thám nào đó cách xa hàng chục cây số.
 Được huấn luyện  về lý thuyết sóng của từng loại âm thanh dưới đáy biển. Nhưng có nghe và phân tích được chính xác hay không lại là chuyện khác. Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh. Không có những cuộc chiến đấu, rượt đuổi nhau. Nhưng đi dưới độ sâu hàng trăm mét của biển Baltic tối tăm, mọi bất trắc đều có thể xảy ra.
 Phải nghe quen  mọi thứ âm thanh đó. Nếu xảy ra chiến sự, Thuyền trưởng ra quyết định bắn hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích âm thanh của những người đó,  phải xác định loại tàu to lớn cỡ nào, tương ứng với loại đạn có sức công phá bao nhiêu, hướng đi, tọa độ thế nào. Khi đã xác định đúng mục tiêu, tọa độ, chắc chắn không bao giờ bắn trượt. Dù tàu địch có chạy quả ngư lôi vẫn sẽ đuổi theo mục tiêu đến cùng.
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment