Thân gởi đến quý thân hữu & đồng hương các video, pictures link và bài báo San Jose Mercury News tường trình về ngày Khánh Thành Little Saigon Signs trên freeways 101 & 280.

Freelance Photograher Nê Dư March 3, 2013
 
Phóng Viên Nghê Lữ SBTN March 3, 2013

Vietlist.us March 3, 2013

Channel 5 CBS KPIX March 3, 2013

Người Việt Online March 1, 2013

Channel 5 CBS KPIX February 28, 2013
http://sanfrancisco.cbslocal.com/video/8523177-fight-over-san-joses-little-saigon-ends-signs-put-up/
 San Jose Mercury News, March 4, 2013
Tuesday, 05 March 2013 11:56
Written by Nguyễn Minh Tâm dịch
Mọi người vui mừng sau khi kéo băng phủ biểu mẫu khánh thành "Little Saigon Next Exit" trên lối vào xa lộ 101 & 280, đánh dấu một ngày lịch sử địa danh “Little Saigon” trên đường Story Road của TP San Jose đã đạt thành quả sau 5 năm tranh đấu của người gốc Việt tại đây.(Photo by Ne Du)
Tận sâu trong tâm khảm, phần lớn dân Cali đều thầm hiểu rằng một điạ danh không cần phải có một dạng tịch đầy đủ - đại khái nó ở một nơi nào đó - trừ phi điạ điểm này được khoe trương trên một lối vào của xa lộ. Bảng chi đường giúp chúng ta tách ra khỏi con đường bụi mù. Tất cả bảng chỉ đường đều giúp người lữ hành biết đó là nơi ta nên quanh đầu xe đi vào.
Hôm Chủ Nhật, mỗi người trong số hàng trăm khán giả dự  buổi lễ mừng ngày thành lập lối vào khu “Little Saigon” trên xa lộ 101, khúc gần xa lộ 280, đều hiểu rõ ý nghĩa của bảng chỉ đường trên xa lộ. Với tấm bảng chính thức của cơ quan Caltran viết chữ trắng trên nền xanh lá cây, Khu “Little Saigon” trên đường Story Road của San Jose đánh dấu vĩnh viễn cội nguồn của một cộng đồng

Nỗ lực chỉ đường đi vào cộng đồng đã phải mất hơn 5 năm dài mới thực hiện được. Việc chọn tên cho khu thương mại lúc đầu tưởng là một vấn đề giản dị, nhưng sau đó bùng lên thành một cuộc đấu tranh chính trị to lớn, khơi dậy cả một quá khứ đau thương của những người trốn chạy khỏi nước Việt Nam Cộng Sản. Danh xưng “Little Saigon” trở thành một chính nghĩa, một điều tâm niệm linh thiêng để họ phải tranh đấu cho bằng được.

Bà Dân Biểu liên bang Zoe Lofgren, một chính khách thường có thái độ thận trọng, đã nói với đám đông trong buổi lễ rằng bà muốn cái tên này ngay từ lúc đầu. Bà nói: “Lẽ ra chúng ta chỉ cẩn mất năm tuần để quyết định thành lập bảng tên đó trên xa lộ, không cần phải mất đến năm năm.”.  Do những trì hoãn trắc trở, cuộc đấu tranh đã đoàn kết cộng đồng lại với nhau để phản đối ước muốn của bà nghị viên và ông thị trưởng điạ phương. Những cuộc vận động tranh đấu từ hạ tầng cơ sở đi lên thách thức chính quyền thành phố  ở Toà Thị Chính, và cuối cùng cộng đồng này đã thắng.

Ông Barry Đỗ Hùng, một nhân vật lãnh đạo hội đồng Việt Mỹ trong cuộc đấu tranh cho danh xưng “Little Saigon” nói như sau: “Sau năm năm tranh đấu, chúng ta đã viết xong trang sử cuối cùng.” . Trong lúc các vị lãnh đạo người Việt và các chính khách cùng đứng đầy trên sân khấu hội trường Unify Event Center trên đường Story Road trưa hôm Chủ Nhật, họ cùng đưa tay lên gỡ tấm vải luạ mầu vàng phủ trên tấm bảng mẫu chỉ lối ra trên xa lộ, ba ca sĩ từ trong hậu trường cất tiếng hát vang bản nhạc “We are the World”. Lúc đó bạn mới thấm thía hiểu được vì sao cuộc tranh đấu đối với người ngoại cuộc có vẻ ngớ ngẩn, song thực ra nó đã đúc kết nên dạng tịch cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Những chính khách điạ phương như bà Lofgren, ông Giám Sát Viên Dave Cortese, bà Dân Biểu tiểu bang Nora Campos phát biểu ý kiến về sự bền bỉ tranh đấu của cộng đồng người Việt.

Vào cuối năm 2007, vụ tranh chấp về danh xưng “Little Saigon” bùng nổ khi bà nghị viên Madison Nguyễn, sau nhiều tháng thương thảo với các nhà thầu phát triển trung tâm thương mại gần đó, tuyên bố rằng bà ưng chọn cái tên vụng về “Saigon Business District” – “Khu Thương Mại Saigon” cho khu vực quanh ngã tư Story Road và McLaughlin. Đối với người ngoại cuộc, sự khác biệt giữa hai tên “Little Saigon” và “Saigon Business District” có gì đâu mà phải biến thành một cuộc tranh đấu gay go. Chẳng qua cũng giống như việc chọn lựa giữa hai tên: “Cửa hàng bán vải che cửa của ông Sam” hay “Cửa hàng bán màn cửa ông Sam”, không khác nhau gì nhiều.

Nhưng đối với những thuyển nhân trốn chạy chế độ Cộng sản sau năm 1975, danh xưng “Little saigon” – đã được người Việt ở Westminster dùng một cách trân trọng - biểu lộ cho những thành tựu của họ ở nước Mỹ sau khi họ bị chính quyền cộng sản ở quê nhà gọi là những kẻ tội phạm, đĩ điếm, trốn ra nước ngoài.

Có thể bị coi là công bằng  hay thiên vị,  nhưng những người chủ trương dùng danh xưng “Saigon Business District” , “Khu Thương Mại Saigon” đã bị coi là những kẻ muốn thỏa hiệp với chế độ Cộng Sản đáng nguyền rủa, oán ghét.  Bà nghị viên Madison Nguyễn ngoan cố lãnh đủ những lời nguyền rủa, chỉ trích của cộng đồng.

Nguyên nhân của những tranh chấp bắt nguồn từ những con ma trong quá khứ, song đó là những bóng ma ảnh hưởng rất mạnh đến tâm tình người Việt tha hương. Trong nhiều tháng trời ròng rã, đám đông biểu tình phản đối đã kéo đến tụ tập hàng ngày trước tiền đình Toà Thị Chính. Họ dựng lều trên đường Santa Clara, nhà tranh đấu Lý Tống  tổ chức tuyệt thực. Bất chấp sự chống đối của bà Nghị Viên Madison Nguyễn, Hội Đồng Thành Phố cho phép các nhóm tư nhân đứng ra gây qũi để có tiền dựng biểu ngữ, bảng hiệu cho khu “Little Saigon”.

Những gì bà Madison Nguyễn đã làm, bà phải trả một giá rất đắt. Sau khi thoát được vụ đòi bãi nhiệm, bà Madison Nguyễn hiện đang dự tính ra tranh cử thị trưởng. Hôm Chủ Nhật vừa qua, bà không có mặt trong buổi lễ. Hai đối thủ có thể sẽ ra tranh cử thị trưởng với bà là các ông Cortese và Nghị Viên Sam Liccardo đều có mặt. Lá phiếu của người Việt đóng vai trò rất thiết yếu quan trọng. Cảm ơn những tấm bảng chỉ đường trên xa lộ, bây giờ tất cả chúng ta đều biết đường đi đến khu “Little Saigon”.

Bài tường trình của Scott Herhold trên San Jose Mercury ngày 4/3/2013
Nguyễn Minh Tâm dịch






__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity: