Cám ơn Quý vị đã gởi Tin Vui!!!
 
Pho te Dinh


From: hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au>
To: phonang <PhoNang@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, March 13, 2013 6:23 PM
Subject: [VN-TD] Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I

 
----- Forwarded Message -----
From: Do Quang <doquangnc@gmail.com>
To:
Sent: Thursday, 14 March 2013 8:17 AM
Subject:  Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I

 
=> Kinh hòa bình Karaoke - Phanxicô

2013/3/13 Lu Giang <lugiang2003@yahoo.com>
  

Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I
VATICAN. ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, đã được bầu làm Giáo Hoàng và ngài lấy danh hiệu là Phanxicô.

Lúc 19 giờ 6 phút tối hôm 13-3-2013, khói trắng bắt đầu xông ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng reo vui mừng của hàng chục ngàn tín hữu kiên nhẫn đứng chờ đợi hàng giờ trước đó dưới trời mưa.
Khói trắng thật rõ ràng, các chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, báo hiệu đã có Giáo Hoàng mới.

Tin này được loan đi lập tức trên khắp thế giới. Các đài truyền hình và phát thanh tạm ngưng chương trình đang phát để loan đi tin quan trọng này.

Tại Roma, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng dùng mọi cách để tuốn về Quảng trường thánh Phêrô để chào mừng vị tân Giáo Hoàng.

Quảng trường đông chật người, các tín hữu nhẩy mừng, reo hò ca hát, phất cờ quốc gia của họ. Có những những nhóm trương biểu ngữ hoan hô Đức Giáo Hoàng.

Trong khi chờ đợi ban quân nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với đoàn vệ binh Thụy Sĩ và ban quân nhạc của hiến binh Italia và đoàn liên quân của nước này tiến ra thềm Đền thờ Thánh Phêrô để sẵn sàng chào mừng Đức Tân Giáo Hoàng. Ông Đô trưởng Roma, Gianni Alemano, cũng có mặt để chào mừng.

1 giờ 5 phút sau khi bắt đầu có khói trắng, ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng Phó tế, xuất hiện tại bao lơn đền thờ thánh Phêrô, giữa tiếng reo hò vui mừng của mọi người. Viva il Papa. Bầu trời lúc này đã tạnh mưa. ĐHY long trọng tuyên bố:

Tôi loan báo cho anh chị em một tin vui lớn: Chúng ta đã có Giáo Hoàng. Đó là ĐHY Bergoglio. Ngài lấy danh hiệu là Phanxicô,

Lời chào của Đức Tân Giáo Hoàng

Ít phút sau đó, Đức tân Giáo Hoàng xuất hiện, Ngài ứng khẩu nói với mọi người:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em
Anh chị em biết là nghĩa vụ của mật nghị Hồng y là cung cấp một GM cho Roma. Dường như các anh em Hồng y của tôi đi đến hầu như tận cùng thế giới để lấy vị đó, nhưng bây giờ chúng ta đang ở đây. Tôi cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón. Cộng đồng giáo phận Roma dành cho GM của mình. Cám ơn Anh chị em.

Trước tiên tôi muốn cầu nguyện cho Đức nguyên GM Roma Biển Đức 16. Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho ngài, xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ ngài.

Tiếp đến Đức Tân Giáo Hoàng và mọi người đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.

Rồi ĐTC Phanxicô nói tiếp: ”Và giờ đây chúng ta bắt đầu hành trình này, GM và dân chúng, hành trình của Giáo Hội Roma là Giáo Hội chủ trì toàn thể các Giáo Hội khác trong đức bác ái, một hành trình huynh đệ và yêu thương, tín nhiệm giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn. Tôi cầu mong cho anh chị em sao cho hành trình này của Giáo Hội mà hôm nay chúng ta bắt đầu, và cho người giúp đỡ tôi là ĐHY Giám quản hiện diện ở đây, được nhiều thành quả cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tại thành phố đẹp đẽ này.

”Và giờ đây tôi muốn ban phép lành cho anh chị em. Nhưng trước tiên tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi GM chúc lànhc ho dân, tôi xin anh chị em cầu xin Chúa chúc lành cho tôi. Kinh nguyện của dân, cầu xin Chúa ban phép lành cho GM của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, anh chị em cầu nguyện cho tôi.
Sau cùng, ĐHY Tauran loan báo ĐTC ban phép lành với ơn toàn xá cho các tín hữu, cho Roma và toàn thế giới.

Vài dòng tiểu sử

ĐTC Jorge Mario Bergoglio thuộc dòng Tên, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires. Ngài gia nhập dòng Tên ngày 11-3 năm 1858 và theo học các môn nhân văn tại Chile và năm 1963 ngài trở về thủ đô Argentina, tốt nghiệp triết học tại Phân khoa triết tại Học viện San José. Trong hai năm từ 1964 đến 1965, ngài làm giáo sư văn chương và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thành phố Santa Fe, rồi sau đó tại Học viện Salvatore tại Buenos Aires.

Từ năm 1967 đến 1970 ngài học thần học và tốt nghiệp tại Học viện San Miguel. Ngày 13-12 năm 1969, thầy Bergoglio thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi. Rồi năm sau Cha làm nhà tập thứ hai ở Tây Ban Nha trước khi khấn trọng ngày 22-4-1973.

Cha Bergolio làm giáo tập, rồi giáo sư tại phân khoa thần học, trước khi làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973.

10 năm sau đó, Cha Bergoglio sang Đức dọn luận án tiến sĩ . Năm 1992 ngài được Đức Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires và 6 năm sau trở thành TGM giáo phận chính tòa của Giáo phận này. 3 năm sau, 2001, ngài được thăng hồng y.

ĐHY Bergoglio vốn là vị, theo báo chí, đã được nhiều phiếu nhất sau ĐHY Ratzinger trong mật nghị bầu Giáo Hoàng cách đây 8 năm.

Khi làm TGM giáo phận Buenos Aires, nổi tiếng là gần gũi dân chúng và sống khiêm nhường. Ngài vẫn thường đi xe bus, viếng thăm người nghèo, sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn. Đối với nhiều người dân Buenos Aires, ngài thường được gọi bằng danh hiệu đơn sơ là ”Cha Jorge”.

ĐHY Bergoglio thiết lập các giáo xứ mới, chỉnh đốn các văn phòng hành chắnh, hướng dẫn các sáng kiến bảo vệ sự sống và bắt đầu các chương trình mục vụ mới, như thành lập một Ủy ban về những người ly dị. Trong Thượng HĐGM thế giới kỳ 10 hồi tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên. Từ năm 2005 đến 2011 ngài làm Chủ tịch HĐGM Argentina.

ĐHY Bergoglio đã viết các sách và linh đạo và suy niệm, và cũng thường lên tiếng chống lại nạn phá thai, hôn nhân đồng phái.

Hồi năm 2010, khi Argentina trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên ban hành luật công nhân hôn nhân đồng phái, ĐHY khuyến khích các LM toàn quốc kêu gọi các tín hữu Công Giáo chống lại luật này vì nó làm thương tổn gia đình trầm trọng. Trước đó năm 2006, ngài cũng phê bình dự luật cho phá thai.

Đắc cử Giáo Hoàng

ĐHY Bergoglio đã đắc cử Giáo Hoàng trong lần bỏ phiếu thứ 5 tại mật nghị Hồng y tại nhà nguyện Sistina.
Theo nghi thức về mật nghị, sau khi HY hội đủ số phiếu ít là 2 phần 3 để đắc cử, ĐHY Giovanni Battista Re, 79 tuổi, là vị kỳ cựu nhất trong số các HY thuộc đẳng GM trong mật nghị, tiến đến trước mặt ĐHY và hỏi: ”Ngài có chấp nhận việc bầu ngài làm Giáo Hoàng chiếu theo giáo luật không?”. Sau khi ĐHY trả lời khẳng định thì ĐHY Re hỏi tiếp: ”Vậy ngài muốn được gọi bằng tên nào?” Đức tân Giáo Hoàng cho biết ngài chọn tên là Phanxicô.
Tiếp đến, Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐGH, cùng với một công chứng viên tông tòa và 2 chức sắc phụ tá khác với tư cách là nhân chứng, sẽ soạn văn kiện chính thức về cuộc bầu cử và tên hiệu của vị tân Giáo Hoàng.

Lúc đó các lá phiếu được đốt đi và máy xông khói trắng được dùng để báo hiệu cho toàn thế giới bên ngoài.
Đức tân Giáo Hoàng đi vào căn phòng nhỏ cạnh nhà nguyện Sistina quen gọi là ”Phòng nước mắt”. Tại đây đã có sẵn 3 bộ áo Giáo Hoàng theo 3 kích thước khác nhau, để Đức tân Giáo Hoàng thay đổi phẩm phục.

Rồi ngài trở lại Nhà nguyện Sistina để cầu nguyện với Hồng y cử tri, và các vị đến chúc mừng Đức tân Giáo Hoàng, hứa vâng phục ngài, rồi cộng đoàn cùng nhau hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Chúa.

Trước khi xuất hiện tại bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng mới đã dừng lại tại Nhà nguyện Paolina để cầu nguyện chốc lát trước Mình Thánh Chúa.

G. Trần Đức Anh OP
._,_.___

2013/3/13 Do Quang <doquangnc@gmail.com>
=> http://www.vietcatholic.net/News/Html/103369.htm
Giáo Hội Công Giáo đã có tân Giáo Hoàng.
Vào lúc 11 giờ sáng giờ California,ngày thứ Tư 13/3/2013 người ta đã thấy khói trắng bốc lên từ toà Sistine Chapel, báo hiệu Giáo Hội Công Giáo đã có Đức Tân Giáo Hoàng. Các cơ quan truyền thông trên toàn thế giới đều theo dõi sát tin tức này. Người ta dự trù 1/2 giờ nữa thế giới sẽ biết vị Giáo Hoàng này là ai. Có thêm tin tức gì Vietcatholic sẽ loan báo cùng qúy vị.










 
BẦU CỬ ĐỨC GIÁO HOÀNG


Cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra một nơi dành riêng, kín đáo để tránh sự tò mò hay bình luận không đúng đắn trong giới truyền thông đồng thời cũng để tránh những áp lực từ bên ngoài gây tác động không tốt cho cuộc bầu cử như đã từng xẩy ra trong quá khứ.


Biến cố Đức Giáo Hoàng từ chức đã gây nhiều xúc động trên toàn thế giới và ngay sau đó việc bầu Đức Giáo Hoàng cũng được nhiều người quan tâm theo dõi. Thể thức bầu cử Đức Giáo Hoàng sẽ diễn tiến ra sao đó là điều khá nhiều người thắc mắc. Sau đây xin được trình bầy tóm tắt những qui định cho việc bầu cử này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 22 tháng 2 năm 1996 trong Tông Hiến Universi Dominici Gregis (= UDG).


Khi các Hồng Y trên khắp thế giới đã tề tựu về Rôma, Hồng Y Đoàn bắt đầu các buổi họp khoáng đại dưới sự chủ tọa của Trưởng Hồng Y Đoàn. Các Hồng Y nhận bản Tông Hiến Universi Dominici Gregis. Phần liên quan đến tòa giáo hoàng trống ngôi sẽ được đọc lên. Tiếp đó lần lượt từng vị tuyên thệ tuân thủ những chỉ thị của Tông Hiến và tuyệt đối giữ bí mật về tất cả mọi sự việc liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng (x. UDG 12).


TIẾN TRÌNH CHUẨN BỊ BẦU CỬ
Ngay khi khi Giáo Hoàng tiền nhiệm vừa qua đời hoặc từ chức , các Đức Hồng Y đã được triệu tập về Roma để tham gia vào viêc quản trị Giáo Hội (x.UDG 12). Theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis thì chỉ có những vị nào dưới 80 tuổi vào ngày Đức Giáo Hoàng qua đời mới có quyền tham gia Mật Nghị (Conclave) bầu Đức Giáo Hoàng mới (x. UDG 33).
Các vị này chờ đợi các Hồng Y khác từ các nơi về trong 15 ngày trọn kể từ khi Đức Giáo Hoàng qua đời. Tuy nhiên Hồng Y Đoàn có quyền kéo dài thêm vài ngày nữa nếu có những lý do nghiêm trọng nhưng sẽ không quá 20 ngày. (x.UDG 37)


Theo Tông Hiến thì con số các Hồng Y đi bầu sẽ không vượt quá 120 vị.
Mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra bên trong lãnh thổ của Vatican trong những khu vực và tòa nhà đã được ấn định dành riêng cho việc này (x.UDG 41)
Trước đây, các Hồng Y được quyền bầu phiếu cư trú tại Điện Giáo Hoàng nối liền với Nguyện Đường Sixtina, nơi diễn ra cuộc bầu cử. Mỗi lần có cuộc bầu cử, Điện Giáo Hoàng đã được sắp xếp lại biến thành nơi ăn, ở, ngủ, nghỉ cho các Hồng Y trong suốt thời gian diễn ra cuộc bầu cử, hoàn toàn thiếu tiện nghi. Vì trong lịch sử đã có những cuộc bầu giáo hoàng phải mất gần 3 năm mới xong nên Đức Giáo Hoàng Gregory X khi lên ngôi đã thiết lập Cơ Mật Viện hay Mật Nghị ( nguyên ngữ La tinh là cum- clave, “với chìa khóa”) vào năm 1274 và ra chỉ thị các cuộc bầu Giáo Hoàng phải được tổ chức tại một nơi đóng kín nghiêm ngặt, và các vị hồng y phải sống trong điều kiện ăn ở tương đối không thoải mái để không thể kéo dài lâu ngày cuộc bầu cử được.


Đức Gioan Phaolô II trong Tông Hiến UDG đã cải tổ lại việc này và quyết định từ nay các Hồng Y sẽ cư ngụ tại tòa nhà Domus Sanctae Marthae đầy đủ tiện nghi hơn (x. UDG 42), cách Nguyện Đường Sixtina chừng hơn 300m (350 yards). Tòa nhà hai tầng này có 106 phòng (gồm phòng làm việc, phòng ngủ, phòng tắm) và 22 phòng đơn. Có hai cách đi từ Domus Sanctae Marthae tới Nguyện Đường Sixtina: Đi bộ ngang qua Đền Thánh Phêrô, rồi dùng thang máy lên Nguyện Đường Sixtina hoặc ngồi xe buýt thẳng tới nguyện đường.


Một điều rất được nhấn mạnh trong Tông Hiến là tính bảo mật nghiêm nhặt của Mật Nghị (x.UDG 43) Kể từ lúc ấn định việc bắt đầu cuộc bầu cử cho đến lúc có Đức Giáo Hoàng mới tòa nhà Domus Sanctae Marthae và nhà nguyện Sixtina phải được đóng kín và canh giữ nghiêm nhặt cho đến khi bầu cử hoàn tất. Cách riêng, cũng cần nhờ các chuyên viên đáng tin cậy để bảo đảm rằng không có các thiết bị thu âm, truyền thanh và truyền hình được lắp đặt ở những nơi kể trên, đặc biệt là Nhà nguyện Sixtina, nơi sẽ diễn ra các vòng bầu phiếu. Những ai vi phạm sẽ bị nghiêm phạt theo quyết định của Đức Giáo Hoàng tương lai (x.UDG 55). Cả khu vực Vatican cũng phải được tổ chức để bảo đảm bí mật cũng như diễn tiến bầu cử được dễ dàng. Đặc biệt là không để cho bất cứ ai tiếp cận với các Hồng Y cử tri khi các ngài di chuyển từ tòa nhà Domus Sanctae Marthae đến Điện Giáo Hoàng.


Những lần bầu cử trước đây, các Đức Hồng Y cử tri cư trú tại Điện Giáo Hoàng nối liền với Nguyện Đường Sixtina, nên không phải đi ra ngoài sân trống. Lần bầu cử Giáo Hoàng sắp tới là lần đầu tiên mỗi ngày các Hồng Y phải đi lại vài chuyến băng ngang qua khoảng trống từ tòa nhà cư trú đến nơi bầu cử. Do đó để được bảo mật tuyệt đối, luật lệ càng nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với các kỹ thuật truyền tin tân kỳ hiện nay, như điện thoại cầm tay và các máy móc thu thanh thu hình tối tân khác.


Trong suốt thời gian diễn ra cuộc bầu cử Các Đức Hồng Y sẽ không có bất cứ một tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nào với thế giới bên ngoài, sẽ không liên lạc thư từ, điện thoại hay bằng những phương tiện truyền thông khác với những nguời ngoài khuôn khổ nơi diễn ra cuộc bầu cử, trừ những chuyện đặc biệt khẩn cấp phải đựợc chuẩn nhận bởi Đức Hồng Y Thị Thần và 3 Hồng Y phụ tá (x. UDG 44). Mọi phương tiện truyền thông hoàn toàn giới hạn. Các Đức Hồng Y sẽ không được xem báo hay tạp chí, không nghe radio hay xem truyền hình, không điện thoại hoặc điện thư, không gửi hoặc nhận thư tín từ bên ngoài thành phố Vatican (x.UDG57).


Trong thời gian bầu cử, một số người cần thiết khác được phép phụ giúp các Hồng Y. Tất cả đều cư ngụ chung tại toà nhà Domus Sanctae Marthae, và đều phải tuyên thệ tuyệt đối giữ bí mật về mọi việc xảy ra trong tiến trình cuộc bầu cử. Nếu vi phạm tính bí mật bằng lời nói, chữ viết hay dấu hiệu hay bằng cách nào khác sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết, dành riêng cho Tòa Thánh (x. UDG 58).


Các vị gồm có:
Thư ký Hồng Y Đoàn cũng là Thư ký cuộc bầu cử;
Trưởng Lễ Nghi Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng và hai phụ tá;
Hai tu sĩ phụ trách phòng thánh của Nhà Nguyện Giáo Hoàng;
Một Giáo sĩ phụ tá cho Trưởng Hồng Y Đoàn;
Vài Linh mục nói nhiều thứ tiếng lo việc Giải tội;
Hai Bác sĩ Y Khoa sẵn sàng cho những trường hợp cấp cứu;
Một số nhân viên lo việc nội trợ và ăn uống. (x.UDG 46)


THỂ THỨC BẦU CỬ
Theo Giáo Luật, các Đức Hồng Y có thể bầu cho bất cứ một người nam Công giáo nào cũng được, với điều kiện là người được bầu cũng phải là hoặc sẽ trở thành Giám mục nếu ông chưa được phong chức từ trước ( x.Giáo Luật 332 § 1). Tuy nhiên trong thực tế, các Hồng Y chỉ quan tâm đặc biệt và chỉ bầu cho một trong các vị có mặt trong Hồng Y Đoàn. Đức Giáo Hoàng Urbano VI được coi là vị Giáo Hoàng cuối cùng không phải là Hồng Y. Hiện tại không có Hồng Y nào dưới 80 tuổi mà chưa là Giám mục.


Vòng bầu phiếu thứ nhất
Cuộc bầu cử chính thức bắt đầu bằng một Thánh Lễ trọng thể “ Pro eligendo Papa “ vào buổi sáng tại Đền Thánh Phêrô. Sau đó buổi chiều các Hồng Y tụ họp tại nhà nguyện Pauline của Điện Giáo Hoàng trong cuộc rước trọng thể đến Nhà Nguyện Sixtina, và nơi đây một lần nữa các ngài đặt tay lên Sách Thánh long trọng tuyên thệ tuân theo đúng các chỉ thị của Tông Hiến, tôn trọng kết qủa bầu cử, bênh vực và bảo vệ quyền lợi Giáo Hội, và đặc biệt “tuyệt đối giữ bí mật về tất cả mọi sự việc liên quan đến cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng ”.
Tiếp theo vào buổi chiều, các Hồng Y ngồi vào ghế được kê chung quanh các bức tường của nguyện đường, và vòng bầu phiếu lần thứ nhất bắt đầu và chỉ có một vòng bỏ phiếu trong ngày đầu tiên mà thôi.


Lịch sử của Giáo Hội trong 9 thế kỷ qua, có 3 cách bỏ phiếu đã từng được áp dụng. Thể thức bỏ phiếu thứ nhất là “per acclamationem” (tung hô) trong đó một vị hồng y có thế giá bộc phát xướng tên của vị mà mình muốn bầu Giáo Hoàng và tất cả đồng loạt tung hô biểu lộ sự đồng tình. Thể thức thứ hai là “per compromissum” (ủy quyền) trong đó các vị Hồng Y ủy quyền cho một ủy ban gồm tối thiểu là 9 vị Hồng Y và tối đa là 15 vị Hồng Y, và hứa tuân phục kết quả do ủy ban này chọn ra. Trong thực tế, từ cuối thế kỷ thứ 14 đến nay, cả hai cách này đều không còn được áp dụng. Tông hiến “Universi Dominici Gregis” quy định chỉ có một cách bầu duy nhất là bỏ phiếu kín ”per scrutinium” (x. UDG 62).


* Thủ tục bầu phiếu sẽ diễn ra gồm ba giai đoạn :
1. Tiền bầu phiếu : bốc thăm để chọn ra 3 vị giám sát, 3 vị thu phiếu các Hồng Y đau yếu, 3 vị kiểm phiếu ( x.UDG 64).
2. Bầu phiếu : bỏ lá phiếu vào bình đựng, trộn lẫn các phiếu bầu, mở phiếu bầu.( x.UDG 66)
3. Hậu bầu phiếu : Tính phiếu để đắc cử, kiểm tra lại các phiếu, đốt phiếu bầu (x.UDG 70).


Các Đức Hồng Y được trao phiếu bầu cử, trong đó có ghi hàng chữ tiếng Latinh “Eligo in summum Pontificem”, có nghĩa là “Tôi xin bầu lên chức vị Giáo Hoàng”. Các Hồng Y viết vào phiếu bầu tên người mà mình muốn bầu cho, gấp lại làm tư, giơ cao phiếu bầu và lần lượt từng vị tiến lên đọc to lời thề như sau : “Tôi xin Chúa Kitô, Đấng sẽ phán xét tôi, làm chứng là tôi bầu cho người mà, trước mặt Chúa, tôi xét là đáng được bầu”. Sau đó đặt phiếu bầu của mình vào một bình lớn có khay che để trên bàn thờ. Sau khi tất cả các Đức Hồng Y đã bỏ phiếu vào bình. Một vị giám sát sẽ lắc bình nhiều lần để trộn lẫn các phiếu. Rồi sau đó một vị khác sẽ kiểm từng phiếu một. Từng phiếu bầu được lần lượt mở ra và đọc lớn tên người được ghi trên phiếu bầu để các Hồng Y cùng theo dõi kết qủa. Nếu tên vị nào được hai phần ba tổng số phiếu bầu, vị đó được đắc cử Giáo Hoàng.


Nếu trong ngày đầu tiên, có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn, tức là 77 phiếu hay hơn nữa, thì cuộc bầu cử kết thúc. Nếu không, cuộc bầu cử sẽ kéo dài sang các ngày tiếp theo. Trong các ngày tiếp theo, mỗi ngày Hồng Y Đoàn sẽ có 4 vòng bỏ phiếu, hai vòng buổi sáng và hai vòng buổi chiều. Cuộc bầu cử chấm dứt tức khắc khi có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn.
Đức Hồng Y Thị Thần sẽ viết báo cáo về các buổi bầu phiếu cũng như các kết quả. Báo cáo này cần được 3 hồng y phụ tá chuẩn nhận. Bản này sẽ được trình cho Đức Giáo Hoàng và lưu vào văn khố (x. UDG 71).


Từ vòng bầu phiếu thứ hai
Ngày đầu tiên của cuộc bầu cử nếu không có vị nào đắc cử trong vòng bầu phiếu thứ nhất, cuộc bầu cử được tiếp tục ngày hôm sau. Mỗi ngày, bầu hai lần buổi sáng và hai lần buổi chiều. Cứ sau mỗi hai vòng bầu cử, tất cả các phiếu bầu và giấy tờ ghi chép đều phải đốt bỏ. Các phiếu bầu được tẩm chất hóa học khi đốt khói ra màu đen, dấu hiệu cho thế giới bên ngoài biết là chưa bầu được Giáo Hoàng.


Sau 3 ngày bầu cử, nều chưa bầu đựơc ai làm Giáo Hoàng, các Hồng Y có thể quyết định nghỉ một ngày để cầu nguyện, bàn thảo và nghe một giáo huấn ngắn của vị Niên Trưởng Hồng Y đẳng Phó Tế trước khi tiếp tục cuộc bầu cử (x. UDG74). Sau đó cứ sau mỗi 7 vòng bầu cử, lại có thể tạm nghỉ để cầu nguyện, trao đổi và nghe giáo huấn lần lượt của Niên Truởng Hồng Y đẳng Linh Mục rồi Niên Trưởng Hồng Y đẳng Giám mục. Sau vòng bầu phiếu thứ 30, nếu vẫn chưa có vị nào đủ 2/3 số phiếu đòi hỏi, Đức Hồng Y Thị Thần sẽ mời các Hồng Y phát biểu cách tiến hành bầu cử. Tùy theo quyết định của các Hồng y – với đa số tương đối – mà có thể tiếp tục bầu như trước hoặc để đắc cử chỉ cần đa số tuyệt đối hay theo cách giữ lại hai vị nhiều phiếu nhất ở vòng 30 làm ứng viên cho vòng bầu thứ 31. Kể từ vòng thứ 31, có thể chỉ cần đa số tuyệt đối hay đa số qúa bán là được đắc cử Giáo Hoàng (x. UDG 75).


Cuộc bầu cử cứ tiếp tục cho tới khi bầu được Giáo Hoàng mới. Không có giới hạn thời gian bầu cử là bao lâu, và cũng không giới hạn số vòng bầu cử là bao nhiêu. Tuy nhiên trên thực tế, cuộc bầu cử chỉ cần vài ngày là các Hồng Y bầu được Giáo Hoàng mới. Từ năm 1831 đến nay, chưa có cuộc bầu cử Giáo Hoàng nào kéo dài hơn 4 ngày.


ĐỨC GIÁO HOÀNG MỚI
Khi có một vị đã đạt được số phiếu bầu cần thiết, ngài sẽ được vị Niên Trưởng Hồng Y Đoàn hỏi : Ngài có chấp nhận cuộc bầu cử theo giáo luật đặt ngài làm Giáo Hoàng không ? Và ngay sau khi ngài trả lời ưng thuận thì ngài sẽ được hỏi : Ngài lấy danh hiệu Giáo Hoàng là gì ? Việc đặt danh hiệu Giáo Hoàng là truyền thống bắt đầu có từ thế kỷ thứ X.
Nếu vị được đắc cử đã là Giám Mục thì ngay lập tức ngài trở thành Giám Mục Giáo Phận Rôma, là Giáo Hoàng đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu và là thủ lãnh của Giám mục Đoàn toàn thế giới ( x. Giáo Luật 331).
Nếu người đắc cử chưa có chức Giám Mục thì ngài sẽ được tấn phong ngay (x.UDG 88). Vị Niên Trưởng Hồng Y Đoàn sẽ đảm nhận việc phong chức cho vị đắc cử Giáo Hoàng. Mật nghị kết thúc ngay khi vị tân Giáo Hoàng chấp thuận việc bầu cử ngài.


Theo truyền thống, dấu hiệu đầu tiên cho thế giới bên ngoài biết đã bầu được Giáo Hoàng mới, đó là cho khói trắng bốc lên từ ống khói Nguyện Đường Sixtina do việc đốt các phiếu bầu và các giấy tờ ghi chép vòng bầu cuối cùng có tẩm chất hóa học tạo thành khói trắng. Lần này thì khói trắng sẽ bốc lên kèm theo chuông báo. Vì lần trước khi bầu được Đức Giáo Hoàng khói trắng lại có màu xám khiến giáo dân đứng ngoài không phân biệt được. Tiếp theo, các Hồng Y lần lượt tiến lên chúc mừng và hứa vâng phục Đức Giáo Hoàng mới.


Từ ban công tiền đình Vatican Basilica, Niên trưởng Hồng Y đẳng Phó Tế (hiện nay là Đức Hồng Y Jorge Arturo Medina Estévez) công bố với thế giới bằng tiếng Latinh “Habemus Papam”, nghĩa là “Chúng ta có Giáo Hoàng”, và tuyên bố danh hiệu của vị tân Giáo Hoàng. Đức Tân Giáo Hoàng xuất hiện trên ban công ban huấn từ và phép lành cho thành Roma và Thế Giới “Urbi et Orbi ”.
Sau nghi lễ nhậm chức long trọng của Đức Tân Giáo Hoàng, vào thời điểm thích hợp, Ngài sẽ đến nhận nhiệm sở tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô là Nhà Thờ











__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (3)