TRUNG CỘNG VƯƠN VÒI SANG ĐỊA TRUNG HẢI
tka23 post
Ai
Cập – vùng đất “đến và đi” của không biết bao nhiêu đế chế trong lịch
sử như Hy Lạp, La Mã, Anh và Pháp. Đến nay, nước này trở thành một điểm
đến mới của một sức mạnh mới nổi: Trung cộng.
Nằm ở cực bắc của kênh đào Suez, cảng Port Said là một trong
những khu vực tấp nập nhất khu vực, các lô hàng quan trọng không chỉ đến
Ai Cập mà còn tới nhiều quốc gia khác của châu Âu và Trung Đông.
Tương tự các cảng lớn trong khu vực :
Piraeus của Hy Lạp và
Naples của Ý – Một phần lớn Port Said đã thuộc về Trung cộng. Cosco Pacific, một
công ty do nhà nước Trung cộng nắm giữ, hiện đang sở hữu 20% cổ phẩn
trong cảng này và là cổ đông có quyền cao nhất trong số các nhà khai
thác khác ở Địa Trung Hải.
Công ty Cosco này nhấn mạnh rằng nó là một liên doanh hoàn toàn cho
mục đích thương mại, nhiều nhà phân tích cũng đồng ý với ý kiến đó.
Nhưng một số người đã nghi ngờ rằng Bắc Kinh đang thực hiện một quyết
định địa chính trị mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trên toàn khu vực này.
Trong 2 năm qua, Hải quân Trung cộng đã gửi một hoặc nhiều tàu chiến
qua kênh đào Suez để đến các cảng miền nam châu Âu, đó là những đội tàu
quân sự hoạt động xa khu vực quyền hạn nhất của nước này.
Tuy nhiên, Trung cộng không phải là cường quốc duy nhất muốn gia
tăng ảnh hưởng trong khu vực Địa Trung Hải. Nga đã đưa tàu chiến tới gần
Syria còn Mỹ đang phát những tín hiệu cho một dự định tham gia vào khu
vực này . Địa Trung Hải đã không còn là biển hẹp như nhiều người vẫn
nghĩ.
“Giả định rằng Địa Trung Hải sẽ trở thành "chiến trường" của những
thế lực đang muốn gây ảnh hưởng có vẻ như là quá sớm”, ông Nikolas
Gvosdev, giáo sư nghiên cứu an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Hải
quân Mỹ ở đảo Rhode cho biết. “Người Trung Quốc cho thế giới thấy lá cờ
của họ đang vẫy ở xa khu vực hoạt động truyền thống của mình để khẳng
định họ là cường quốc toàn cầu. Còn Nga đổi mới là một phần dấu hiệu
trong ý định cho thấy Mát-cơ-va vẫn chưa biến mất.”
Những thay đổi đang diễn ra ở Địa Trung Hải
“Mùa xuân Ả Rập” đã vẽ ra một thời kỳ bất ổn trên khắp Bắc Phi và
xa hơn nữa, trong khi cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro khiến cho các
nước ở phía nam châu Âu đang phải vật lộn với các khoản nợ và tìm kiếm
các nguồn đầu tư mới.
Trong khi đó, cuộc chiến tìm kiếm nguồn dầu khí mới đang làm trầm
trọng thêm những căng thẳng ở các vùng biển tranh chấp phía đông Địa
Trung Hải, bao gồm mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ
và Israel đã tồn tại từ trước đó.
Mỹ đã hy vọng có thể kềm hãm những căng thẳng trong khu vực xuống,
giúp cho việc chuyển giao tài nguyên quân sự đến khu vực Thái Bình
Dương và biển Đông như là một phần của “trục đến châu Á” nhằm mục đích
là kềm chế một Trung cộng dang trổi dậy và khuyến cáo rằng các nước châu
Âu có năng lực giới hạn, nhất là khi mà khủng hoảng đang cắt xén các
khoản chi ngân sách cho quốc phòng.
“Tôi không thấy có cuộc xung đột nào”, ông Gvosdev nói, “Nhưng điều
này sẽ khiến cho việc chuyển ‘trục tới châu Á” trở nên khó khăn hơn”.
Mỹ gửi tàu khu trục đến Tây Ban Nha
Năm 2011,
Đô
đốc Gary Roughead, Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, đã nói với các
sỹ quan cao cấp của mình về sự cần thiết của việc trở lại Địa Trung
Hải.
Những năm sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh và xung đột Balkan, Mỹ
đã lặng lẽ dừng việc duy trì một hkmh vĩnh viễn tại đây để tập trung cho
Iraq và Afghanistan và cuộc đối đầu với Iran. Nguồn
lực hạn chế khiến cho việc tiếp tục bố tri hkmh thường xuyên tại đây là
không thể. Tuy nhiên, các tàu loại khác đang được nhìn nhận cho một sự
hiện diện lâu dài hơn rất nhiều.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã thông báo đã điều động 4 tàu khu trục mang hỏa tiển
đến
cảng Rota, Tây Ban Nha, một phần nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa hỏa
tiển nào tới châu Âu từ Iran hoặc bất cứ nơi nào ở Trung Đông.
Tháng 10/2011, khi các lực lượng Israel đánh phá dải Gaza trong
một chiến dịch không quân ngắn ngủi chống lại Hamas, một số tàu chiến
của Mỹ đã áp tải quân vào phía đông Địa Trung Hải, hành động được xem
là sơ tán công dân Mỹ ra khỏi khu vực. Hành động này cũng được các viên
chức quân sự đánh giá là sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới.
Tuy nhiên, các giới chức cũng cho rằng Washington sẽ không cho phép bất kỳ ý định biến căng thẳng giữa các đồng minh Địa Trung Hải thành những cuộc xung đột.
Syria lo lắng về sự hiện diện của Nga
Việc hkmh Mỹ xuất hiện ngoài khơi Syria trong tháng 11/201 đã nhắc
nhở đến một trong những cuộc di chuyển hải quân Nga lớn nhất những năm
gần đây. Khi Bashar al-Assad đàn áp quân nổi dậy và người biểu tình
trong biển máu, Washington đã lặng lẽ đưa nó vào cuộc chiến chống Syria.
Tàu chiến Nga cũng bắt đầu tiến đến gần Syria. |
Trong những hành động có thể là một phản ứng trực tiếp, Moscow đã
gửi hkmh duy nhất của mình – do Đo đốc thời kỳ Xô viết Kuznetzov chỉ huy
– vào cùng khu vực để thăm căn cứ hải quân tại Tartus. Ở Moscow,
các giới chức Nga đã đưa ra tín hiệu rõ ràng về sự xung đột trên các
phương tiện truyền thông cả ở địa phương và quốc tế, một số phủ nhận bất
cứ liên kết nào với cuộc xung đột Syria, trong khi những người khác nói
rằng đó là một cảnh cáo có chủ ý với phương Tây về sự quay lại của Nga ở
khu vực này.
Ngày 17/1, các cơ quan thông tấn của Nga một lần nữa đưa tin về 2
tàu chiến đang trên đường đến Syria cho các cuộc tập trận và cung cấp
đạn dược ở Tartus, mặc
dù không phải ngay lập tức rõ ràng về việc liệu đó có phải là vận
chuyện vũ khí bí mật được cung cấp cho lực lượng Assad hay kho dự trữ
riêng của Nga ở khu vực hay không.
Căn cứ hải quân tại Tartus hiện vẫn là lực lượng duy nhất của Nga
tại Địa Trung Hải. Việc duy trì căn cứ này được xem như là một yếu tố
chính trong việc Nga từ chối việc đề nghị Assad từ chức.
Khi tàu khu trục của Trung cộng vượt qua kênh đào Suez vào Địa
Trung Hải hồi tháng Tám năm ngoái, một vài nhà phân tích cho rằng họ
tham gia tập trận hải quân cùng với Nga và Damascus. Tuy nhiên, họ đã di chuyển qua Bosporus tới Biển Đen để thăm Ukraine, Bungari và Rumani.
Trung cộng và chiến lược “Sự mâu thuẫn trong tư tưởng”
“ Thực tế là không khó nắm bắt ý đồ của Trung cộng khi tập trận
chung với Nga , nhằm thổi bùng lên viễn cảnh về một cuộc Chiến tranh
lạnh mới và kích thích những mâu thuẫn về chiến lược và sự phân cực thế
giới mới”, Jonathan Holsag, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu
Trung cộng tại Brussels, đã viết trên tờ Global Times của Trung cộnghồi
tháng 8/2012.
Một số nhà phân tích an ninh châu Âu và Mỹ vẫn còn lo lắng về sự mở
rộng này, đặc biệt là ở Naples, nơi mà phần lớn cảng đã thuộc sở hữu
Trung cộng. Naples là nơi mà Hải quân Trung cộng có thể trực tiếp nhìn ra căn cứ chính của NATO ở Địa Trung Hải.
Hiện nay, đầu tư của Trung cộng vẫn tiếp tục mở rộng. Với việc mua
hầu hết các hải cảng và khu vực cảng mới, Cosco đã tăng lưu thông
container qua các khu cảng này lên khoảng 70% trong 3 năm hoạt động. Phần
lớn các container này được vận chuyển từ những nơi khác trên thế giới,
biến Piraeus thành một trung tâm cảng biển quốc tế có tầm quan trọng
lớn.
“Sự đầu tư này rất quan trọng với Hy Lạp”,
ông Tassos Vamvakidis, phó Giám đốc quản lý khu cảng của công ty Cosco
cho biết, “Vào thời điểm kinh tế khó khăn, nó rất quan trọng.”
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment