Sunday, March 3, 2013

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
TRÊN LƯNG NGỰA
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
 
Với nội dung LÁ THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã đưa lên đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính thức ngồi trên lưng ngựa CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Theo phân tích của LÁ THƯ, cái nguyên do chính yếu tạo ra sự lệch lạc và lạm quyền trong Hiến Pháp 1992 là Điều 4: Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ (Điều 4):
=>     Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội đã làm lệc lạch mọi quyền hành quản trị khác phải được phân quyền rõ rệt trong Hiến Pháp và trong thực tế Xã hội. Đó là quyền Độc tài đảng trị trên mọi quyền hành cần thiết khác.
=>     Quyền độc tài đảng trị này phế bỏ luôn quyền tối thượng của Dân, mà tượng trưng là Quốc Hội. Không thể có một Hiến Pháp lấy Dân làm chủ mà còn giữ lại Điều 4 Hiến Pháp 1992.
=>     Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và được cho vào Hiến Pháp có nghĩa là phế bỏ những quyền tự do sáng tạo của tư duy, tự do tin tưởng tôn giáo của cá nhân hay đoàn thể
Tóm lại với Điều 4 còn tồn tại, Hiến Pháp, dù sửa đổi năm 2013, vẫn là một Hiến Pháp giữ ĐỘC TÀI quyền hành cai trị về cho đảng CSVN và ĐỘC TÀI của ý thứ hệ Mác-Lênin ngoại lai lỗi thời để cấm những tư duy, lòng tin tôn giáo cá nhân của người Việt Nam. Tất nhiên với Điều 4 ĐỘC TÀI này, không thể gọi Hiến Pháp 2013 là một Hiến Pháp DÂN CHỦ được !
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN đã ngồi trên lưng ngựa CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, không thể xuống ngựa được nữa mà chỉ còn tiến trên đường đấu tranh. Con đường này, cho đến ngày hôm nay, đã có 7000 người ký tên cùng làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có khối Giáo Dân dưới quyền cùng quyết chí đồng hành trên đường đấu tranh.
Nguyễn Phúc Liên
 
 
 
THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
GỬI ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
 
WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.
 
Hội đồng Giám mục Việt Nam
40 Phố Nhà Chung - Hà Nội
 
CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM
NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
(SỬA ĐỔI NĂM 2013)
 
Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.
 
I. Quyền con người
 
Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?
Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.
Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.
Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.
2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.
3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.
4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.
5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
 
II. Quyền làm chủ của nhân dân
 
Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.
2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.
3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
 
III. Thi hành quyền bính chính trị
 
Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.
Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.
Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?
Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!
Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
 
Kết luận
 
Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.
 
Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013
TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam
 
Tổng thư ký                                            Chủ tịch
(đã ký)                                                (đã ký)
 
Cosma Hoàng Văn Ðạt                   Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Bắc Ninh                      Tổng Giám mục Hà Nội
(Nguồn: WHĐ)
 
 
RFI:
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
ĐÒI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
 
Thanh Phương
Date: Friday, March 1, 2013, 5:55 PM
 
Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ý này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trong bản nhận định và góp ý với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».
 Nguồn: RFI Việt ng.
 
=============================================
ĐÃ BẮT ĐẦU
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
=============================================
 
Chủ đề:
PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH
ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
 
Bài 02:
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.02.13
 
Khi làn sóng Cách Mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi và Trung Đông nổi lên và thành công, người Việt quốc nội, nhất là hải ngoại hô hào Cách Mạng, như Hoa Sen… chẳng hạn, ở Việt Nam. Các cuộc Cách Mạng ở Bắc Phi và Trung Đông đều có đổ máu.
Cho đến đầu năm nay 2013, dân chúng Việt Nam vẫn chưa nổi dậy được như ở Bắc Phi và Trung Đông.
Trong tình trạng tụt dốc Kinh tế mà CSVN thấy đó là Tử Huyệt, đảng mở Hội Nghị 6 trung ương nhằm Cải Tổ mô hình Kinh tế, nhưng kết quả cho thấy đảng bất lực hoàn toàn : Cải tổ không được mà Tháo chạy cũng không xong.  Cải tổ tận căn nguyên của THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ là phải phế bỏ Cơ chế hiện hành. Mà phá bỏ Cơ chế Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì không những không còn đảng viên nữa mà những kẻ đã ngậm được cục xương bất chính còn phải nhả xương ra. Đó là cái bất lực của cải cách tận căn nguyên.
Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN muốn lừa bịp dân chúng nữa bằng nêu ra chiêu bài sửa đổi Hiến Pháp với tiếng pháo hỏa mù tung ra là “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“. Trí thức quốc nội, nhân pháo hỏa mù này đã mở Phong trào ký tên và đưa ra những điều sửa đổi. Chúng tôi thấy ngay rằng đây chỉ là tiếng pháo hỏa mù mà CSVN tung ra để mỵ dân trong lúc Tử huyệt Kinh tế lù lù đi tới.
Danh sách ký tên đã tiến rất nhanh. Cho đến ngày hôm nay 28.02.2013, đã đến đợt 19 Ký tên. Số người ký đã lên tới 6’065 người. Những đợt đầu gồm phần lớn những Trí thức, Sinh viên… ký tên, nhưng những đợt sau gồm hầu hết là giới nội trợ, nhất là nông dân và thợ thuyền, nghĩa là :
*          Từ số 3’225: nội trơ, công nhân, nông dân Hà Nội
*          Từ số 3’723: nông dân Văn Giang
*          Từ số 3’820: nông dân Nghệ An
*          Từ số 4’479: nông dân Hà Tĩnh          
Đợt 19 gần đây nhất gồm hầu hết là nông dân Hà Tĩnh.           
Chúng tôi vẫn ý thức rằng nếu chỉ là những bản Kiến Nghị của giới Trí thức, thì CSVN sẽ bỏ sọt rác. Còn nếu danh sách những người ký tên được quần chúng hóa, nhất là cho giới nội trợ, nông dân và thợ thuyền, thì đó là sức mạnh khả thể NỔI DẬY của quần chúng mà CSVN không thể khinh quần chúng được.      
Từ 3 tuần lễ nay, chúng tôi đã viết theo Chủ đề: PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI. CSVN tung pháo hỏa mù sửa đổi Hiến Phápø, thì quần chúng mở Phong trào Đấu tranh ĐÒI HỎI một HIẾN PHÁP MỚI thực sự.  Quần chúng phải tỏ SỨC MẠNH KHẢ THỂ NỔI DẬY thì CSVN mới sợ. Chúng ta có thể gọi đây là CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP bất bạo động. Bất bạo động chỉ có thể thành công khi mà quần chúng cho đối phương thấy SỨC MẠNH KHẢ THỂ sẵn sàng BẠO ĐỘNG.
Chúng ta mong mỏi một cuộc Cách Mạng như Bắc Phi và Trung Đông. Ngày nay, “nhờ ơn đảng tung pháo hỏa mù sửa Hiến Pháp“ mà quần chúng đứng lên làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP thực sự. 
Chính bản thân tôi, NGUYỄN PHÚC LIÊN, đã ký tên vào danh sách ở số 2771, không phải theo ý nghĩa ký tên XIN “chính quyền“ ban ơn sửa Hiến Pháp, mà trong ý chí đấu tranh CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, đòi hỏi “tà quyền“ không được ngăn cản một HIẾN PHÁP MỚI cho dân Việt Nam. Nông dân ĐOÀN VĂN VƯƠN đã can đảm ném bom thiệt vào CSVN. Nhà báo NGUYỄN ĐẮC KIÊN cũng vừa bắn đạn thiệt vào Nguyễn Phúc Trọng. Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP cần phải có những bà nội trợ cầm sẵn “dao thái thịt “ trong tay, những nông dân có “liềm“ bên cạnh và những công nhân nắm vững cán “búa“. Nếu chỉ có ngòi bút không, thì CSVN sẽ bỏ giấy viết của Trí thức vào sọt rác. Nhưng trước “dao thái thịt“ của các bà nội trợ, “liềm“ của nông dân, “búa“ của công nhân, thì “tà quyền“ không thể coi dân như cỏ rác.
 
CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp “
chỉ làtiếng pháo hỏa mù lừa đảo mỵ dân
 
Nếu ai còn chưa tin lời kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ là tiếng pháo hỏa mù lừa đảo mỵ dân, thì hãy nghe chính những lời tuyên bố mới đây của Nguyễn Phú Trọng để thấy tính cách tung hỏa mù lừa đảo mỵ dân của CSVN. Chúng tôi xin trích lại Bản Tin dưới đây:
Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp VN bị chỉ trích
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
Thanh Phương
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như trên trong khuôn khổ một cuộc họp nội bộ của Đảng, nhưng phát biểu đó lại được phát trong chương trình thời sự của đài truyền hình VTV1 tối hôm đó, rồi sau đó được phổ biến rộng rãi trên mạng.
Trong bối cảnh mà chính quyền đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thậm chí còn nói là không có điều gì cấm kỵ, kể cả Điều 4 Hiến pháp, phát biểu nói trên của tổng bí thư đảng đã gặp nhiều chỉ trích.
Ngoài nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên “Gia đình và Xã hội”, đã phản bác và bị sa thải, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã có bài viết tựa đề “ Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng bí thư!”. Trong bài này, ông Võ Văn Tạo viết :” Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị, thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất.”
Về phần giáo sư Hoàng Xuân Phú cũng viết trên trang blog của ông một bài phản bác phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đăc biệt là câu ông Trọng nói: “ Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì đó là cái gì?”, một câu mà giáo sư Phú cho là có tính chất “miệt thị”, là một điều “trầm trọng”, nhất là vì Hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi rõ là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Trong hội thảo về “Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách”, diễn ra ngày hôm nay, vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải do chỉ trích tổng bí thư đã trở thành chủ đề nóng. Phát biểu tại hội thảo này, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hết sức “phi lý” và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã có bài phản bác rất chặt chẽ, nên đã bị trả đủa bằng cách sa thải. Ông Nguyễn Quang A kêu gọi giới báo chí Việt Nam phải lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp của mình.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, về mặt pháp lý, ông Nguyễn Phú Trọng bình đẳng với những công dân khác và ông Nguyễn Quang A cho rằng với phát biểu như trên, tổng bí thư đảng đang “cản trở” quyền góp ý của dân được ghi rất rõ trong Điều 4 hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thật ra thì tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với tư cách lãnh đạo đảng với các đảng viên địa phương, chứ không phải nói chuyện với nhân dân. Nhưng phát biểu nói trên phản ánh một điều, đó là tuy kêu gọi người dân góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận những ý kiến đi ngược lại với quan điểm chính thống, nhất là những ý kiến đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng được quy định trong Điều 4.
Ông Trọng đã kêu gọi các đồng chí của ông phải “lãnh đạo” việc góp ý kiến về Hiến pháp, bởi lẽ ngày càng có nhiều người, kể cả một số nguời trong hàng ngũ Đảng, nhân dịp này đòi phải trả lại quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân, đòi tam quyền phân lập để tránh lạm dụng quyền lực, thậm chí gián tiếp đòi đa đảng.
Trong những ngày qua, báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã liên tục đăng những bài viết để phản bác những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là “hợp lý, hợp tình”.
Hôm qua, 26/02/2013, tờ "Gia Đình và Xã hội" ra thông báo đã sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này viết bài trên blog chỉ trích tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời AFP hôm nay, 27/02/2013, nhà báo Nguyễn Đức Kiên tuyên bố anh sẽ “tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam”.
Trong bài viết đăng trên trang blog đề ngày 26/02, nhà báo Nguyễn Đức Kiên đã phản ứng lại tuyên bố của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc ngày 25/02. Trong buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng những người đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đối với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, tổng bí thư Đảng “không có tư cách để nói với nhân dân cả nước”. Anh Kiên viết : “ Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam.”
Ngay sau khi bài viết nói trên được đăng trên blog, báo Gia Đình và Xã hội đã ra thông báo cho biết đã ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên, vì anh bị xem là “vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động”.
Trả lời AFP hôm nay qua điện thoại, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố: “Tôi không ngạc nhiên. Sau các bài viết của tôi, việc tôi bị sa thải là chuyện dễ dự báo”. Nhà báo 29 tuổi này nói: “ Điều thôi thúc tôi viết, chính là bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không thể chấp nhận được phát biểu đó. “
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nói rõ là anh sẵn sàng chấp nhận những khó khăn có thể xảy ra sau bài viết này, nhưng lo ngại cho gia đình. Tuy vậy, anh tuyên bố: “ Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở đất nước tôi”.
Tại một hội thảo về vai trò của giới truyền thông trong lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với chính sách và chủ trương lớn của Nhà nước diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 27/2 tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đã kêu gọi các ‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên’.
Tiến sỹ Quang A đã trực tiếp xác nhận với BBC về lời kêu gọi này.
Ông nói bản thân ông không những ủng hộ mà còn rất kính trọng Nguyễn Đắc Kiên mặc dù nhà báo này còn nhỏ tuổi hơn con trai của ông.
“Có những người như anh Kiên là sự đáng quý cho dân tộc Việt Nam,” ông nói. “Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên.”
"Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên."
            “Anh Kiên là người trẻ có công ăn việc làm tử tế. Anh ấy biết rõ những hậu quả có thể xảy ra với việc nêu chính kiến của anh ấy nhưng anh ấy vẫn mạnh dạn lên tiếng,” ông A giải thích vì sao ông kính trọng ông Kiên.
“Nếu tất cả mọi người chúng ta đều im lặng thì vô hình chung chúng ta đồng lõa với những thế lực muốn dân tộc này chìm đắm trong cõi u mê,” ông nói thêm.
Ông cho biết tại hội thảo sáng nay, tên Nguyễn Đắc Kiên ‘đã được nêu lên không dưới 20 lần với sự kính trọng không chỉ của tôi mà của rất nhiều người khác’.
Về nội dung bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, Tiến sỹ Quang A ‘đồng cảm về mọi mặt’ vì đây cũng là những nội dung chính trong bản Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp mà ông tham gia ký tên.
“Trong hội thảo người ta có nêu sáng kiến lập một quỹ để hỗ trợ các nhà báo gặp ‘tai nạn’ về pháp lý và không loại trừ những hỗ trợ về mặt vật chất,” ông nói. “Đã có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực ủng hộ ý tưởng này.”
 
Triệu Con Tim, một Tiếng Nói:
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
 
Chúng tôi luôn luôn viết rằng chính Lực lượng Quốc nội mới có thể làm Cách Mạng để cứu lấy chính mình. Một HIẾN PHÁP mới trao trả quyền cho Dân chúng Việt Nam là ý chí của mọi người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại. Lực lượng Hải ngoại chỉ là phụ, phải góp gọn lại để trợ lực cho Lực lượng Quốc nội.
Quốc nội đã đứng lên khởi đầu cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Điều quan trong của cuộc Cách Mạng này là việc đòi hỏi Hiến Pháp mới đang được quần chúng hóa tới tận những người nghèo nông dân và công nhân.
Quốc nội đang làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, Hải ngoại không thể thờ ơ. Cuộc đấu tranh tại Hải ngoại trong thời gian gần đây nhằm nhờ những Chính quyền nước ngoài, những Tổ chức quốc tế, những Tòa án quốc tế… can thiệp để CSVN ban phát cho dân chúng Nhân quyền, Dân chủ, Tự do. Kinh nghiệm cho thấy rằng những Chính quyền nước ngoài tính toán quyền lợi vật chất của nước họ, thậm chí còn “bắt tay“ với tà quyền CSVN mà quên dân chúng.  Người ta đã phải đau lòng thấy sự bất lực của Liên Hiệp Quốc trước những tội ác giết dân hàng loạt của Syrie. Những Toà án quốc tế, nếu chấp nhận xử những tội ác CSVN, thì thời gian kéo dài “bao nhiêu năm (?)“ và tốn kém, trong khi đó việc dứt bỏ Cơ chế CSVN là cấp bách để cứu dân và cứu nước.
Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đã được Quốc nội khởi xướng. Ơû Hải ngoại, chúng ta đã có những Phong trào Thỉnh Nguyện Thư rầm rộ “lên TT.OBAMA“, đã rầm rộ kêu gọi “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói “, tại sao Truyền Thông người Việt Hải ngoại  lúc này không đồng một lòng chỉ nói tới CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP để trợ lực cho Lực lượng Quốc nội, nhất là về phương diện QUẦN CHÚNG HÓA phong trào đòi hỏi Hiến Pháp mới cho Dân. Những nhà làm luật, những trí thức viết ra những sửa đổi chi tiết. Nhưng quần chúng cần những đòi hỏi những điều cụ thể và thiết thân nhất cho cuộc sống hàng ngày của họ. Chúng tôi đã đề nghị ba điểm cụ thể dưới đây phải được cho vào Hiến Pháp mà quần chúng hiểu liền:
1)         Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền. Cái quyền độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ tàn phá Kinh tế và cướp bóc của chung thành của riêng.
2)         Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất. Từ đó mới có Tự do Kinh doanh, mới có nền Kinh tế cho mỗi cá nhân và vì mỗi cá nhân. Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan toàn quốc đã bị tước đoạt nhà đất
3)         Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động. Sức Lao động của mỗi cá nhân là Tư hữu tuyệt đối, không thể để người khóc bóc lột như thời nô lệ. Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc này.
Ba điểm cụ thể và thiết yếu này làm cho Phong trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP được quần chúng hóa. Chính quần chúng, với sức mạnh khả thể “dao thái thịt“, “liềm“, “búa“ mới có thể làm cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP thành công. Chính giới Trí thức quốc nội cũng phải đi vào với sức mạnh khả thể quần chúng như họ đang phát động hiện nay, nếu không những tờ giấy lý luận của họ sẽ bị tà quyền CSVN ngu đần và ba đá ném vào sọt rác !
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.02.2013
 
Chủ đề:
PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH
ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
 
Bài 01:
QUẦN CHÚNG HÓA
NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ HIẾN PHÁP
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.02.13
 
Sau khi CSVN tung ra tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, giới trí thức quốc nội đã đưa ra kiến nghị gồm những sửa đổi Hiến Pháp. Những trí thức chuyên môn về Hiến Pháp đã viết tỉ mỉ những chi tiết cần sửa đổi. Nhóm trí thức chủ trương lúc ban đầu đã kêu gọi một phong trào Ký Tên cho đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp. Cho đến ngày hôm nay 21.02.2013, đã có 4’843 người ký tên . Những người ký tên theo nhiều đợt. Từ đợt 1 đến một nửa đợt 13, phần lớn là giới trí thức và sinh viên với chừng 2’500 người. Nhưng từ nửa phần sau của đợt 13 cho đến hết đợt 14, những người ký phần lớn thuộc giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân thuộc các địa phương chính sau đây:
*          Từ số 3’225: nội trơ, công nhân, nông dân Hà Nội
*          Từ số 3’723: nông dân Văn Giang
*          Từ số 3’820: nông dân Nghệ An
*          Từ số 4’479: nông dân Hà Tĩnh
            Như vậy, việc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, khởi đầu từ giới trí thức, đã được quần chúng hóa đến giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân.
            Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT đã ký tên ở số 1’644.
 
            Từ tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ mà CSVN tung ra, dân đã đưa ra những yêu cầu sửa đổi thực sự.
            Từ trước đến nay, giới trí thức đã đưa ra nhiều kiến nghị mang tính cách đòi hỏi bằng lý luận, nhưng CSVN đã bỏ vào sọt rác những kiến nghị của trí thức. Lần này, việc đòi hỏi đã được quần chúng hóa, nghĩa là đi tới giới đấu tranh không phải chỉ bằng lý luận trên văn bản, mà là giới sẵn sàng dùng búa (công nhân) và liềm (nông dân) với bắp thịt gân guốc cứng rắn để đòi hỏi những điều đơn giản thiết thân nhất cho cuộc sống hàng ngày.
            Nếu giới trí thức đi vào những tỉ mỉ chuyên môn của Hiến Pháp để đề nghị sửa đổi, thì quần chúng đòi hỏi cụ thể sau đây phải có trong Hiến Pháp: (i) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền; (ii) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất; (iii) Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn Độc lập để bảo vệ sức Lao động.
            Khi đòi hỏi được 3 điều trên đây cho quần chúng, thì từ đó giới trí thức và những nhà chuyên môn về luật pháp tiến lên xây dựng những chi tiết tỉ mỉ cho Hiến Pháp hoàn chỉnh. Khi đặt trọng tâm cho 3 điều căn yếu này, việc đòi hỏi Hiến Pháp mới dễ dàng đi vào quảng đại quần chúng mà CSVN phải ngại sợ lực lượng sẵn sàng BẠO ĐỘNG của họ để đừng lếu láo khinh dân nhất là khinh giới trí thức như trước đây.
            Chúng tôi xin cắt nghĩa thêm về 3 điểm căn yếu này mà quần chúng đòi hỏi.
(i)      Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền.
Nếu chúng ta cắt nghĩa cho quần chúng về việc đòi DÂN CHỦ, thì dân có thể chưa lãnh hội được ngay và hoàn toàn những gì hàm ngụ trong hai chữ Dân Chủ. Nhưng khi nói cho dân là không chấp nhận ĐỘC TÀI và ĐỘC ĐẢNG thì dân  thấy rõ liền cái tai hại của độc tài và độc đảng trong sự bao che cướp bóc họ suốt bao chục năm trường. Thực vậy, cái quyền độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh, lan tràn và bao che THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ cướp bóc tư hữu cá nhân, tàn phá kinh tế, lấy của chung thành của riêng. Khi quần chúng không chấp nhận độc tài độc đảng, thì giới chuyên viên Hiến Pháp tất nhiên phải bỏ Điều 4 của Hiến Pháp hiện hành.
(ii)     Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất.
70% dân chúng Việt Nam sống về nông nghiệp. Một số đông khác sống về tiểu công nghệ hoặc là tiểu thương. Đầu tư vào nông nghiệp là đầu tư dài hạn, chứ không phải là đầu tư ngắn hạn ăn xổi ở thì. Khi nhà nước giữ quyền trưng dụng đất đai, nông dân không thể đầu tư dài hạn được. Phải cho tư hữu đất đai, thì mới tận tình đầu tư dài hạn.
Chính cái quyền TƯ HỮU đất đai và những phương tiện sản xuất hàm ngụ tự nó quyền Tự do Kinh doanh. Đó là nền Kinh tế tự do thị trường cho mỗi cá nhân và vì mỗi cá nhân. Đòi hỏi này tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan toàn quốc đã bị tước đoạt nhà đất, của khối Tiểu Công nghệ và Tiểu Thương.
(iii))  Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động.
Sức Lao động của mỗi cá nhân là TƯ HỮU TUYỆT ĐỐI, không thể để người khóc bóc lột như thời nô lệ. Ở thời nô lệ, người ta có thể mua một người làm nô lệ, nghĩa là mua đứt sức lao động của người đó, thậm chí có thể giết người đó vì đã là tư hữu. Nhưng ở thời nay, người công nhân chỉ có thể CHO THUÊ sức lao động, nhưng không thể BÁN ĐỨT sứ lao động của mình. Hiện nay, tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, Nhà Nước đã bán sức lao động của công nhân cho đám tài phiệt nước ngoài trong điều kiện là công nhân không được quyền lập Nghiệp Đoàn độc lập để bảo vệ sức lao động của mình cho thuê tương xứng với đồng lương. Điểm đòi hỏi Nghiệp Đoàn độc lập tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc này.
Giới trí thức đang phát động việc đòi hỏi Hiến Pháp phải đi tới quần chúng hóa đòi hỏi của mình bằng 3 điểm cụ thể trên đây. Chính quần chúng sẵn sàng có sức mạnh BẠO ĐỘNG  làm cho CSVN khỏi bỏ vào sọt rác những văn bản lý luận đòi hỏi Hiến Pháp từ giới trí thức vậy.
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.02.2013
 
 
Bài MỞ ĐẦU cho Chủ đề:
PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH
ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.02.13
 
Trong Chủ đề QUỐC NỘI NỔI DẬY, HẢI NGOẠI DIỆT TÒNG PHẠM VỚI CSVN, chúng tôi viết ngày 07.02.2013 bài thứ 22 với đầu đề GÓP Ý HIẾN PHÁP: CSVN TUNG PHÁO HỎA MÙ, THÌ DÂN HÃY BẮN BẰNG ĐẠN THIỆT. Chúng tôi lấy lại nội dung bài này làm Chủ đề cho giai đoạn quần chúng đấu tranh đòi buộc CSVN phải chấp nhận MỘT HIẾN PHÁP MỚI tôn trọng quyền dân làm CHỦ đất nước và những sinh hoạt Xã hội: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Bảo vệ đất, biển Việt Nam. Chúng tôi gọi Chủ đề trong  giai đoạn sửa đổi Hiến Pháp này là Chủ đề PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI.
Quần chúng phải tích cực đứng lên đấu tranh trong giai đoạn  này vì những lý do sau đây:
1)         Chính CSVN đã tung ra tiếng pháo hỏa mù kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“. Khi đã tung ra tiếng pháo hỏa mù kêu gọi Dân như vậy, thì Dân mượn tiếng pháo mà đứng lên mở Phong trào Quần chúng Đấu tranh đòi một Hiến Pháp mới tôn trọng những quyền chính đáng của người dân làm CHỦ mọi sinh hoạt cá nhân cũng như xã hội. CSVN đã há miệng mắc quai vậy.  
2)         Giới Trí thức Việt Nam quốc nội đã đi tiên phong cho Phong trào bằng lấy những Chữ ký cho nội dung sửa đổi Hiến Pháp. Cho đến ngày 05.02.2013, đã có 2537 người ký, trong đó có những Vị mang tầm ảnh hưởng lớn tới đại đa số quần chúng.
3)         Nhưng những Chữ ký của giới Trí thức có thể bị CSVN bỏ sọt rác. Vì vậy giới Trí thức ký tên cần một Lực lượng quần chúng có sức mạnh khả thể NỔI DẬY hậu thuẫn thì những chữ ký kia mới có hiệu lực. CSVN không thể bỏ những chữ ký ấy vào sọt rác vì quần chúng có thể NỔI DẬY, dù với bạo động, bắt CSVN phải tôn trọng những chữ ký để có một HIẾP PHÁP MỚI cho dân tộc.
Bài viết ngày 07.02.2013 mà chúng tôi cho đăng kèm dưới đây cho thấy lý do tại sao phải có một PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI.
 
GÓP Ý HIẾN PHÁP:
CSVN TUNG PHÁO HỎA MÙ,
THÌ DÂN HÃY BẮN BẰNG ĐẠN THIỆT
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.02.13
 
Từ hai tuần nay, chúng tôi đã viết hai bài ngày 24.01.2013 và 31.01.2013. Trong hai bài này, chúng tôi đã coi việc CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp “ như việc tung ra pháo Hỏa mù đánh lạc hướng TỬ HUYỆT của chúng như chúng vẫn thường làm, nhất là trong giai đoạn này Kinh tế Việt Nam đang đi đến phá sản.
            Nhưng đụng đến Kinh tế, tức là đụng đến Dạ dầy cụ thể người Dân, thì Dân nổi xùng thiệt sự và sẵn sàng đứng lên dứt bỏ đám  CSVN Mafia cướp bóc.Tiếng bom Tiên Lãng là tỉ dụ cụ thể bằng bom thiệt, dù là tự chế, khi mà sự cướp bóc chạm đến Dạ dầy của Anh ĐOÀN VĂN VƯƠN. Trong tình trạng phá sản Kinh tế hiện nay, Dân chúng sẵn sàng nổi dậy ném bom thiệt vậy.
            Nếu kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ mà CSVN coi như tung pháo Hỏa mù mỵ dân, thì ngày nay, Dân chúng đang bị cướp bóc khổ cực có thể nhân pháo Hỏa mù dùng Đạn thiệt bắn vào TỬ HUYỆT csvn.
            Chúng tôi nói đến 3 điểm trong bài này:
=>       Kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp như tiếng pháo Hỏa mù
=>       Dân đã bắt đầu dùng Đạn thiệt để bắn
=>       Làm thế nào để Đạn thiệt bắn có hiệu quả
 
Kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp
như tiếng pháo Hỏa mù

No comments:

Post a Comment