Wednesday, January 2, 2013

LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ DO THÁI
 tka23 post
Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) (tiếng Hebrew: צְבָא הַהֲגָנָה לְיִשְׂרָאֵל, dịch nghĩa Quân đội Phòng vệ cho Israel), thường được gọi ở Israel trong chữ viết tắt tiếng Hebrew là Tzahal (צה"ל), là các lực lượng quân sự của Israel, bao gồm các lực lượng lục quân, không quân và hải quân.
  à Đây là quân đội duy nhất của các lực lượng an ninh Israel, và không có quyền thực thi pháp lý dân sự bên trong Israel. IDF nằm dưới quyền lãnh đạo của một Tổng Tham mưu trưởng, thường được gọi là Ramatkal, trực thuộc Bộ Quốc phòng Israel. Hiện tại (tính đến hết 2009), Tổng Tham mưu trưởng của lực lượng IDF lung tướng (Rav Aluf) TrGabi Ashkenazi, giữ chức từ năm 2007.
Một mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng David Ben-Gurion ngày 26 tháng 5 năm 1948 chính thức lập ra Các lực lượng Phòng vệ Israel, như một quân đội  được  thành lập từ nhóm bán vũ trang Haganah, bao gồm các nhóm du kích Irgun và Lehi. IDF là lực lượng chính của Israel trong tất cả các chiến dịch quân sự của nước này -  Tuy ban đầu IDF hoạt động ở ba mặt trận chính - chống lại Liban và Syria ở phía bắc, Jordan và Iraq ở phía đông, và Ai Cập ở phía nam- sau Hiệp ước Hoà bình Ai Cập–Israel năm 1979, họ đã tập trung vào các hoạt động ở miền nam Liban và Các lãnh thổ Palestine, gồm cả phong trào Intifada lần thứ nhất và thứ hai.
Các lực lượng Phòng vệ Israel khác biệt so với hầu hết các lực lượng quân sự trên thế giới ở nhiều điểm, gồm cả việc đông viên quân dịch  nữ, và cơ cấu, với các mối quan hệ thân cận giữa lục quân, hải quân và không quân. Từ khi được thành lập IDF đã phát triển để trở thành một đạo quân duy nhất thích ứng với các nhu cầu đặc biệt của Israel.
  Năm 1965, Các lực lượng Phòng vệ Israel đã được trao Giải Israel vì sự đóng góp của nó vào giáo dục.[1] IDF sử dụng nhiều kỹ thuật được phát triển tại Israel, nhiều kỹ thuật trong số đó được chế tạo đặc biệt để thích ứng với các nhu cầu của IDF, như xe tăng chiến trường chính Merkava, các hệ thống vũ khí kỹ thuật cao, và các loại súng tấn công Galil và Tavor. Súng máy hạng nhẹ Uzi đã đượ chế tạo ở Israel và được IDF sử dụng cho tới tháng 12 năm 2003, chấm dứt thời gian phục vụ từ năm 1954.
   Từ khoảng năm 1967, IDF đã có những quan hệ quân sự với Hoa Kỳ,[2] gồm cả việc hợp tác phát triển, như với loại máy bay phản lực F-15I, hệ thống phòng vệ THEL, và hệ thống phòng vệ hỏa tiển  Arrow.
IDF được thành lập ,sau khi Nhà nước Israel được thành lập, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng David Ben-Gurion ra một sắc lệnh ngày 26 tháng 5 năm 1948. Sắc lệnh kêu gọi việc thành lập Các lực lượng Phòng vệ Israel, và bãi bỏ mọi lực lượng quân sự khác của người Do Thái.Quân đội mới tự tổ chức trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, khi Syria, Liban, Ai Cập, Transjordan, Iraq, Ả Rập Saudi và Yemen tuyên chiến với Israel. Mười hai Lữ đoàn bộ binh và thiết giáp được thành lập.[4] Sau cuộc chiến, một số lữ đoàn được chuyển thành các đơn vị trừ bị, và các lữ đoàn khác bị giải tán. Các ban chỉ huy và quân đoàn được thành lập từ các quân đoàn và quân chủng trong Haganah, và cơ cấu căn bản bên trong IDF này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Ngay sau cuộc chiến tranh năm 1948, Các lực lượng Phòng vệ Israel chuyển sang cuộc xung đột cường độ thấp chống lại các du kích Ả Rập Palestine. Trong cuộc Khủng hoảng kênh Suez năm 1956, thử nghiệm đầu tiên về sức mạnh của IDF sau năm 1949, quân đội mới đã chứng tỏ được khả năng của mình khi chiếm Bán đảo Sinai từ Ai Cập, vùng này sau đó đã được trả lại. Trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967, Israel chiếm Bán đảo Sinai, Bờ Tây và Cao nguyên Golan từ các quốc gia Ả Rập láng giềng, làm thay đổi cán cân quyền lực trong vùng cũng như vai trò của IDF.
    Trong những năm sau đó dẫn tới cuộc Chiến tranh Yom Kippur, IDF đã thực hiện một cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại Ai Cập ở Sinai và một cuộc chiến tranh biên giới chống lại PLO ở Jordan, lên tới cao điểm là Trận Karameh.
Cuộc Chiến tranh Yom Kippur đầy bất ngờ và những hậu quả của nó đã làm thay đổi tiến trình và cách giải quyết chiến tranh của IDF. Những thay đổi trong tổ chức đã được thực hiện. IDF dành nhiều thời gian hơn cho huấn luyện chiến tranh thông thường. Tuy nhiên, trong những năm sau đó vai trò của quân đội một lần nữa dần chuyển sang thực hiện chiến tranh cường độ thấp, chiến tranh đô thị và chống chủ nghĩa khủng bố. IDF tham gia vào cuộc Nội chiến Liban, thực hiện Chiến dịch Litani và sau này là cuộc Chiến tranh Liban năm 1982, khi IDF loại bỏ các tổ chức du kích Palestine ra khỏi Liban. Từ đó khả năng chiến đấu của người Palestine là trọng tâm chính của IDF, đặc biệt trong phong trào Intifada lần thứ nhất và lần thứ hai, Chiến dịch  Phòng vệ và Chiến tranh Gaza, khiến IDF phải thay đổi nhiều giá trị của mình và đưa ra Tinh thần của IDF. Tổ chức Hồi giáo Shia Hezbollah cũng là một mối đe doạ ngày càng lớn, và để chống lại nó IDF đã thực hiện một cuộc chiến tranh tổng lực năm 2006.

 Nguồn gốc

Nội các Israel đã phê chuẩn cái tên "Các lực lượng Phòng vệ Israel" (tiếng Hebrew: צְבָא הַהֲגָנָה לְיִשְׂרָאֵל), Tzva HaHagana LeYisra'el, dịch nghĩa "quân đội phòng vệ Israel," ngày 26 tháng 5 năm 1948. Một tên chính khác được đề nghị là Tzva Yisra'el (tiếng Hebrew: צְבָא יִשְׂרָאֵל). Tên này được chọn bởi nó mang ý nghĩa rằng vai trò của quân đội là phòng vệ, và bởi nó chứa trong đó cái tên Haganah, là tổ chức tiền thân của quân đội.[5] Trong số những bên đáng lưu ý phản đối cái tên IDF là Bộ trưởng Haim-Moshe Shapira và Đảng Hatzohar, cả hai đều ủng hộ Tzva Yisra'el.[5]

 Tổ chức

Tất cả các ngành của IDF đều thuộc một Ban tham mưu duy nhất. Tham mưu trưởng là sĩ quan duy nhất có cấp bậc Trung tướng (Rav Aluf). Tham mưu trưởng báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng Quốc phòng và gián tiếp cho Thủ tướng Israel và nội các. Các Tham mưu trưởng chính thức do nội các chỉ định, dựa trên đề bạt của Bộ trưởng Quốc phòng, trong ba năm, nhưng chính phủ có thể bỏ phiếu để kéo dài thời gian phục vụ lên bốn năm (và trong một số trường hợp là năm năm). Tham mưu trưởng hiện nay là Gabi Ashkenazi. Ông thay thế Dan Halutz, người đã từ chức khỏi IDF sau cuộc Chiến tranh Liban năm 2006
Ngân sách
Trong thời kỳ 1950-66, Israel chi trung bình 9% GDP cho quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng gia tăng mạnh sau các cuộc chiến tranh năm 1967 và 1973. Chi phí  tới mức cao nhất khoảng 24% GDP trong thập niên 1980, nhưng từ đó đã giảm trở lại về mức 9%,[8] khoảng $15 tỷ, sau khi ký kết các thoả thuận hoà bình với Jordan và Ai Cập. Năm 2008, Israel chi $16.2 tỷ cho các lực lượng quân sự, khiến họ trở thành nước có tỷ lệ phần trăm chi tiêu ngân sách trên GDP lớn nhất trong tất cả các nước phát triển.($2,300 mỗi người).[9][10]
Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak, Bộ trưởng Tài chính Yuval Steinitz và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tán thành một khoản chi thêm 1.5 tỷ cho ngân sách quốc phòng để giúp Israel giải quyết các vấn đề liên quan tới Iran. Ngân sách thay đổi hai tháng sau khi Israel đã thông qua ngân sách hai năm hiện tại của họ. Ngân sách quốc phòng năm 2009 ở mức NIS 48.6 tỷ và NIS 53.2 tỷ cho năm 2010 - con số lớn nhất trong lịch sử Israel. Con số này chiếm 6.3% tổng sản phẩm quốc nội dự tính và 15.1% tổng ngân sách, thậm chí trước khi con số tăng thêm NIS 1.5 được đưa ra.[10]

Quân dịch

] Chính quy

Các binh sĩ chính quy
Thực hiện nhiệm  vụ quân dịch quốc gia là bắt buộc đối với bất kỳ công dân Israel phi Ả Rập nào (cũng như với nam giới Druze) trên tuổi 18, mặc dù những ngoại lệ khác có thể được áp dụng theo tôn giáo, thể chất hay tâm lý
Cảnh sát biên giới Israel (không thuộc IDF) với một Magav Sufa tại Jerusalem với Núi Olives ở phía sau
Nam giới phục vụ ba năm trong IDF, trong khi nữ giới là hai năm. IDF cho phép phụ nữ tình nguyện phục vụ tại nhiều vị trí chiến đấu thực hiện nhiệm  vụ quân dịch trong ba năm bởi các binh sĩ chiến đấu phải trải qua một giai đoạn huấn luyện dài, như những giảng viên, những người cần thời gian huấn luyện dài, cũng có thể phục vụ ba năm. Phụ nữ ở hầu hết các vị trí chiến đấu cũng được yêu cầu ở trong lực lượng trừ bị nhiều năm sau khi ngừng phục vụ chính quy.

 Bên ngoài IDF

Ngoài Nhiệm  vụ quân dich quốc gia (Sherut Leumi), các binh sĩ của IDF có thể phục trong các cơ quan bên ngoài IDF theo một số cách. Lựa chọn chiến đấu là Cảnh sát Biên giới Israel (Magav), một phần của Cảnh sát Israel. Một số binh sĩ hoàn thành huấn luyện chiến đấu trong IDF và sau đó trải qua các khoá huấn luyện khác nữa về khủng bố và Cảnh sát Biên giới. Họ được bổ sung  về các đơn vị Cảnh sát Biên giới. Các đơn vị Cảnh sát Biên giới chiến đấu bên cạnh các đơn vị chiến đấu chính quy của IDF. Họ cũng chịu trách nhiệm về an ninh tại các khu đô thị như Jerusalem.
Nhiệm  vụ quân dịch không chiến đấu gồm Chương trình  Cảnh sát (Shaham), nơi thanh niên lựa chọn phục vụ trong cảnh sát, Ban Nhà tù Israel, hay các ngành  khác của Các lực lượng An ninh Israel.

Trừ bị

Sau khi đã hoàn thành nhiệm  vụ quân dịch, IDF có thể gọi nam giới trong trường hợp:
  • Hoạt động trừ bị lên tới một tháng mỗi năm, cho tới tuổi 43–45 (những người thuộc lực lượng trừ bị có thể tự nguyện tham gia sau độ tuổi này)
  • Hoạt động chính quy ngay lập tức trong thời điểm khủng hoảng
Trong hầu hết các trường hợp, hoạt động trừ bị được thực hiện trong cùng đơn vị trong nhiều năm, trong nhiều trường hợp cùng đơn vị như quân chính quy và bởi những người như nhau. Nhiều binh sĩ từng phục vụ cùng nhau trong hoạt động chính quy tiếp tục gặp nhau khi phục vụ trong lực lượng trừ  bị nhiều năm sau khi đã giải ngũ, khiến hoạt động trừ bị trở thành một tổ chức  mạnh trong xã hội Israel.
Dù vẫn luôn sẵn sàng để được gọi nhập ngũ trong các thời điểm khủng hoảng, hầu hết nam giới Israel, và hầu như toàn bộ nữ, thực tế không thực hiện nhiệm  vụ trừ bị trong bất kỳ năm nào. Các đơn vị không  gọi mọi thành viên trừ bị của mình hàng năm, và có rất nhiều lý do để được miễn nếu bị gọi vào lực lượng trừ bị. Hầu như không có loại trừ nào cho những người thuộc lực lượng trừ bị trong thời điểm khủng hoảng, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy rằng trong những trường hợp đó (gần đây nhất là cuộc Chiến tranh Liban năm 2006) những loại trừ hiếm khi bị yêu cầu hay được đưa ra; các đơn vị nói chung có tỷ lệ tuyển mộ cao hơn các tỷ lệ mong đợi.
Luật (bắt đầu có hiệu lực ngày 13 tháng 3 năm 2008) đã đề nghị cải cách trong hoạt độngtrừ bị, hạ thấp tuổi tối đa phục vụ xuống 40, gọi đó là một lực lượng chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, cũng như nhiều thay đổi khác trong cơ cấu (dù Bộ trưởng Quốc phòng có thể tạm ngừng bất kỳ tỷ lệ nào của nó vì các lý do an ninh). Tuy vậy, độ tuổi tới hạn cho nhiều thành viên lực lượng dự bị với cấp bậc không được liệt kê, sẽ là 49.

 Phụ nữ

Các nữ binh sĩ năm 1956
Binh sĩ nữ năm 2006
Là trường hợp duy nhất, Israel thực hiện nhiệmvụ qu ân dịch cả với nữ và đưa một số phụ nữ đã được huấn luyện tới các đơn vị bộ binh chiến đấu đặt họ trực tiếp tại trận tiền trước quân địch.[11]. Tuy nhiên, một phần ba phụ nữ ghi danh (hơn gấp đôi con số của đàn ông) được miễn trừ,  vì các lý do tôn giáo và hôn nhân.
Sau khi thực hiện nhiệm  vụ quândịch , phụ nữ, giống như nam giới, trên lý thuyết phải phục vụ một tháng mỗi năm trong lực lượng trừ bị bị. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ một số phụ nữ trong vai trò chiến đấu được gọi vào trừ bị bị , và chỉ trong vòng vài năm sau khi thực hiện nhiệm  vụ , với nhiều cơ hội để được miễn (ví dụ, mang thai.
Tiểu đoàn Caracal dành cho cả hai giới, với khả năng chiến đấu đầy đủ
Ngoài từ cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel, khi sự thiếu hụt nhân lực khiến phụ nữ phải tham gia vào các trận chiến trên mặt đất, phụ nữ trong lịch sử bị cấm chiến đấu trong IDF, chỉ thực hiện các vai trò hỗ trợ kỹ thuật và hành chính. Các chỉ huy IDF trong lịch sử thường coi việc trao các trách nhiệm chiến đấu cho phụ nữ là phi đạo đức bởi mối nguy cơ cao bị tấn công tình dục họ sẽ gặp phải khi rơi vào tay kẻ thù:
Ngay sau khi IDF thành lập... việc loại bỏ mọi phụ nữ tại các vị trí mặt trận đã được quy định. Điểm mấu chốt cho quyết định này là thực tế rất lớn rơi vào tay quân địch như các tù binh chiến tranh. Có lý lẽ rằng, điều này là công bằng và hợp lý, khi yêu cầu phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ và hy sinh tương tự nam giới; nhưng nguy cơ tù binh chiến tranh nữ bị hãm hiếp và làm phiền rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với cùng nguy cơ ở nam giới.[12]
Trong giai đoạn này IDF đã sử dụng các nữ giảng viên để đào tạo các binh sĩ nam trong một số vai trò, đặc biệt là các tổ lái tăng.
Sau một vụ kiện nổi tiếng năm 1994 của
 Alice Miller, một người Do Thái nhập cư từ Nam Phi, Toà án Cấp cao Israel đã chỉ thị cho Không quân Israel mở các lớp đào tạo phi công cho nữ. Miller đã trượt kỳ thi tuyển, nhưng nhờ có ý tưởng của cô, nhiều công việc chiến đấu đã được mở cho nữ giới.[13] Ở thời điểm năm 2005, phụ nữ được cho phép phục vụ trong 83% vị trí trong quân đội, gồm cả trên các tàu Hải quân (ngoại trừ tàu ngầm), và Pháo binh. Các vị trí chiến đấu là tự nguyện với nữ giới.
Ở thời điểm năm 2002, 33% hạ sĩ quan, 21% Đại uý và Thiếu tá, và 3% các cấp bậc cao nhất là phụ nữ
Các binh sĩ nữ năm 1950
Phụ nữ  phục vụ trong vai trò tuần tra biên giới của Các lực lượng Phòng vệ Israel. Yael Rom, nữ phi công đầu tiên của Không quân Israel, được bổ sung vào phi đội năm 1951.[14] Phi công máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên, Roni Zuckerman, được vào phi đội năm 2001.[14] Tháng 11 năm 2007 Không quân đã chỉ định phó chỉ huy phi đội nữ đầu tiên.[15]
Phụ nữ phục vụ trong các vai trò hỗ trợ và chiến đấu hạng nhẹ trong các Quân đoàn Pháo binh, các đơn vị bộ binh và các sư đoàn thiết giáp. Một vài trung đội, được gọi là Karakal, đã được thành lập, trong đó phụ nữ và nam giới cùng phục vụ trong bộ binh hạng nhẹ trên các biên giới với Ai Cập và Jordan. Karakal đã trở thành một tiểu đoàn năm 2004.[13]
IDF đã xoá bỏ bộ tư lệnh "Quân đoàn Phụ nữ" năm 2001, tin rằng nó đã trở thành một thứ lỗi thời và một sự cản trở với sự hội nhập của phụ nữ vào quân đội như các binh sĩ thông thường và không có quy chế đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, sau những áp lực từ những người ủng hộ nữ quyền, Tham mưu trưởng đã được thuyết phục giữ lại một "cố vấn cho các công việc phụ nữ". Các binh sĩ nữ hiện dưới quyền chỉ huy của các đơn vị riêng biệt dựa theo công việc chứ không phải theo giới tính. Cuộc chiến tranh Liban năm 2006 là lần đầu tiên kể từ năm 1948 phụ nữ xuất hiện trên trận tiền cùng với nam giới. Kỹ sư trực thăng không vận Thượng sĩ (res.) Keren Tendler đã trở thành binh sĩ chiến đấu nữ đầu tiên hy sinh  trong chiến trận .[13]

 Sắc tộc thiểu số trong IDF

Nam giới Druze và Circassian cũng là đối tượng bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự với IDF như người Do Thái Israel[16]. Ban đầu, họ phục vụ trong khuôn khổ một đơn vị đặc biệt được gọi là "Đơn vị các sắc tộc thiểu số", vẫn còn tồn tại đến ngày nay, dưới hình thức tiểu đoàn độc lập Herev ("Thanh kiếm"). Tuy nhiên, từ thập niên 1980 các binh sĩ Druze dần phản đối kiểu bố trí này, cái mà họ coi là các phương tiện để phân biệt đối xử với họ và không cho họ tiếp cận tới các đơn vị tinh nhuệ. Quân đội dầnh chấp nhận các binh sĩ Druze vào các đơn vị chiến đấu thường trực và phong họ lên những cấp bậc cao hơn, những vị trí mà trước kia họ thường không thể đạt được. Trong những năm gần đây, nhiều sĩ quan Druze đã lên tới những cấp bậc cao như Thiếu tướng và nhiều người đã nhận được các huy chương công trạng. Cần lưu ý rằng, theo tỷ lệ số lượng, người Druze có mức độ lưu trữ cao hơn các binh sĩ khác trong quân đội Israel. Tuy nhiên, một số binh sĩ Druze vẫn cho rằng tình trạng phân biệt vẫn tiếp diễn, như việc không được tham gia Không quân, dù việc xếp hạng an ninh thấp chính thức cho người Druze đã bị xoá bỏ trong một số thời gian. Hoa tiêu máy bay người Druze đầu tiên hoàn thành khoá huấn luyện của mình năm 2005; căn cước của anh được bảo mật như với tất cả các phi công của không quân. Sau trận Ramat Yohanan trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, xấp xỉ 1000 binh sĩ và sĩ quan Druze Syria đã đào tẩu và gia nhập phía Israel
Từ cuối thập niên 1970 Uỷ ban Sáng kiến Druze đóng tại làng Beit Jan và liên kết với Đảng Cộng sản Israel đã kêu gọi xoá bỏ việc quân dịchcủa người Druze.
Quân dịch  là một truyền thống trong dân cư Druze, với hầu hết người phản đối trong các cộng đồng Druze tại Cao nguyên Golan; 83% thanh niên Druze phục vụ trong quân đội, theo các thống kê của IDF.[17]
Theo luật, mọi công dân Israel đều là đối tượng phải ghi danh nhập ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng đã hoàn thành việc xem xét để trao quyền miễn trừ cho một số công dân riêng biệt hay các hạng công dân. Một chính sách có từ thời lập quốc Israel trao việc miễn trừ cho mọi sắc tộc thiểu số khác của Israel (đáng chú ý nhất là người Ả Rập Israel). Tuy nhiên, cũng có một chính sách từ lâu khuyến khích những người tình nguyện Bedouin và cung cấp cho họ nhiều sự ưu đãi, và trong một số cộng đồng Bedouin nghèo khó, sự nghiệp quân sự dường như là một trong số ít cách tiến lên các bậc thang xã hội. Tương tự, người Hồi giáo và Thiên chúa giáo cũng được chấp nhận như những người tình nguyện, thậm chí ở tuổi lớn hơn 18.[18]
Binh sĩ Bedouin năm 1949
Từ trong các công dân Ả Rập phi Bedouin, số lượng người Ả Rập Thiên chúa giáo và thậm chí một số người Ả Rập Hồi giáo tình nguyện thực nhiệm vụ quân dịch—là hiếm, và chính phủ không có nỗ lực chính thức để thay đổi điều này. Sáu người Ả Rập Israel đã nhận được các  quân công bội tinh , vì sự nghiệp quân sự của mình; trong số đó người nổi tiếng nhất là một sĩ quan Bedouin, Trung Tá Abd el-Majid Hidr (cũng được gọi là Amos Yarkoni), người đã nhận được Order of Distinction. Gần đây hơn, một sĩ quan Bedouin đã được thăng lên cấp bậc Đại tá.
Một binh sĩ người Do Thái Ethiopia
Cho tới nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai của Yitzhak Rabin (1992-1995), những phúc lợi xã hội dành cho các gia đình trong đó ít nhất một thành viên (kể cả ông, chú hay anh em họ) đã phục vụ một thời gian trong các lực lượng quân sự cao hơn rất nhiều so với các gia đình "phi quân sự", vốn được coi là biên pháp phân biệt hiển nhiên giữa người Do Thái và người Ả Rập. Rabin đã lãnh đạo việc xoá bỏ biện pháp này, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cánh hữu. Hiện tại, ưu đãi chính thức duy nhất khi phục vụ quân đội là việc điều tra  an ninh và phục vụ trong một số kiểu vị trí chính phủ (trong hầu hết trường hợp, có liên quan tới an ninh), cũng như một số lợi ích trực tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế, một số lượng lớn công ty sử dụng lao động Israel đưa ra các quảng cáo tìm người gồm cả yêu cầu "đã hoàn thành nhiệm  vụ quân dịch" thậm chí khi công việc không hề liên quan tới an ninh, đều được coi là một ẩn  ngữ cho "không cần người Ả Rập/Haredim". Sự thử nghiệm quân dịch đã trải qua cũng thường được áp dụng để được chấp nhận vào nhiều cộng đồng mới được thành lập, hoàn toàn ngăn cản người Ả Rập sinh sống tại đó. Tương tự, hãng hàng không quốc gia Israel El Al chỉ thuê các phi công đã phục vụ trong Không lực, trên thực tế ngăn cản người Ả Rập đảm nhiệm công việc này.
Mặt khác, những người Israel phi Ả Rập cho rằng thời hạn quân dịch bắt buộc ba năm (hai năm cho phụ nữ) khiến họ mất ưu thế, bởi họ hoàn toàn mất ba năm trong cuộc đời khi phải phục vụ trong IDF, trong khi người Ả Rập Israel có thể đi làm việc ngay sau khi học xong, hay tốt nghiệp đại học. Trên thực tế, lời phàn nàn thường thấy nhất về bất kỳ chủ đề gì của việc phân biệt đối xử với người Ả Rập, ngay cả tại Knesset, trên truyền thông hay trong những công dân bình thường, là việc người Ả Rập "không thực hiện quân dịch" giải thích tại sao họ bị loại bỏ khỏi một số hay toàn bộ lợi ích công dân. Cựu tướng quân đội Rafael Eitan, khi tham gia chính trường trong thập niên 1980, đề nghị rằng quyền bỏ phiếu nên được đặt liên hệ với nhiệm vụ quân dich. Ý tưởng này thỉnh thoảng lại được lật lại bởi các nhóm và đảng cánh hữu.
BKTT
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___

No comments:

Post a Comment