Triển lãm bằng chứng lịch sử "Hoàng Sa của Việt Nam" cho khách quốc tế
Vị trí quần đảo Hoàng Sa (Paracel) ngoài Biển Đông.
(Carte : Chemarin/RFI)
Triển lãm trưng bày các tài liệu lưu trữ của Việt Nam Cộng Hòa
trước đây, các bản đồ được xuất bản tại nhiều nước, trong đó có cả các
tập bản đồ do Trung Quốc in có ghi rõ biên giới cực nam của Trung Quốc
chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, với các chú thích được dịch ra tiếng Anh cho
khách quốc tế.
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Đặng Công Ngữ, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đã giới thiệu sơ qua về cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 15/05/2013.
« Đây
không phải là lần đầu tiên triển lãm các tư liệu liên quan đến chủ quyền
huyện đảo Hoàng Sa. Mục đích lần này là giới thiệu cho người nước
ngoài, để người ta hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam.
Có rất nhiều nội dung, nhưng tập trung là một số chứng cứ lịch sử về sự chiếm hữu và quản lý của Việt Nam từ nhiều đời nay – từ thế kỷ 17 đến nay, về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tư liệu thứ hai là các tập bản đồ do Trung Quốc in – Atlas – vào năm 1908, 1919 và 1933. Tất cả các bản đồ do Trung Quốc in đều xác định ranh giới cực Nam của Trung Quốc là tới đảo Hải Nam.
Tư liệu thứ ba là nhóm các tài liệu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có các nhà nghiên cứu ở Đà Nẵng, gồm font tư liệu về Hoàng Sa, và một số tài liệu liên quan đến thời Việt Nam Cộng Hòa quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Và thứ tư là một số nhân chứng sống, là những người đã công tác, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974, hiện nay đang ở Đà Nẵng ».
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Đặng Công Ngữ, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đã giới thiệu sơ qua về cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 15/05/2013.
Có rất nhiều nội dung, nhưng tập trung là một số chứng cứ lịch sử về sự chiếm hữu và quản lý của Việt Nam từ nhiều đời nay – từ thế kỷ 17 đến nay, về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tư liệu thứ hai là các tập bản đồ do Trung Quốc in – Atlas – vào năm 1908, 1919 và 1933. Tất cả các bản đồ do Trung Quốc in đều xác định ranh giới cực Nam của Trung Quốc là tới đảo Hải Nam.
Tư liệu thứ ba là nhóm các tài liệu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có các nhà nghiên cứu ở Đà Nẵng, gồm font tư liệu về Hoàng Sa, và một số tài liệu liên quan đến thời Việt Nam Cộng Hòa quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Và thứ tư là một số nhân chứng sống, là những người đã công tác, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974, hiện nay đang ở Đà Nẵng ».
No comments:
Post a Comment