Wednesday, May 22, 2013

PHÁT GIÁC TÀU NGẦM TRUNG CỘNG
MON MEN GẦN OKINAWA
tka23 post
Itsunori onodera Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản  hôm  (20/5) cho biết, Nhật  lại phát giác thêm một chiếc tàu ngầm mon men  gần đảo Okinawa hôm 19/5. Theo ông Onodera, chính phủ Nhật đã biết đó là tàu ngầm của nước nào và sẽ yêu cầu nước đó chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm kiểu này. 
 
 (Tàu ngầmTrung công)

Bộ trưởng Onodera không tiết lộ danh tính nước đưa tàu ngầm vào lượn lờ gần Nhật Bản đồng thời cho biết chiếc tàu ngầm đó chưa xâm phạm vào vùng lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 19/5 đã khẳng định, chiếc tàu ngầm bị họ “bắt quả tang” đang lượn lờ gần Okinawa là của Trung cộng .

“Chúng tôi sẽ gửi đến họ thông điệp, chúng tôi biết rõ về danh tính chiếc tàu ngầm và kêu gọi sự kiềm chế. Chúng tôi cần chia sẻ thông tin giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Onodera cho hay.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiếc tàu ngầm lạ đã bị máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản phát giác trong vùng tiếp giáp lãnh hải ở phía nam đảo Minamidaito thuộc quần đảo Okinawa sáng sớm hôm Chủ nhật (19/5). Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm được cho là của Trung cộng này đã không xâm nhập vào lãnh hải của Nhật Bản.

Việc đi lại trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản – khu vực nằm ngay bên ngoài vùng lãnh hải mà Nhật Bản có quyền áp dụng luật pháp của mình, sẽ không gây vấn đề gì xét theo luật quốc tế. Tuy nhiên, khi đi qua vùng lãnh hải của các nước khác, những chiếc tàu ngầm đều phải nổi trên mặt nước và giương cờ của họ lên.

Vụ tàu ngầm nghi là của Trung cộng bị phát hiện âm thầm lượn lờ gần Okiniwa diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản cũng phát giác hai vụ  tương tự. Hôm 2/5, máy bay Nhật Bản cũng đã phát giác một tàu ngầm Trung công ở khu vực tiếp giáp lãnh hải xung quanh đảo
 Amami-Oshima thuộc quận Kagoshima và một vụ tương tự ở vùng tiếp giáp lãnh hải quanh đảo Kumejima thuộc Okinawa hôm 12/5.

Việc Trung công liên tiếp đưa tàu ngầm vào khu vực lãnh hải quanh quần đảo Okinawa là một sự kiện rất nhạy cảm bởi nó diễn ra sau khi một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng bài viết của hai học giả nước này đòi “xem xét lại chủ quyền” của Tokyo đối với quần đảo Okinawa (Bắc Kinh gọi là quần đảo Ryukyu).

Hành động trên của Trung công đã khiến Nhật Bản nổi giận . Phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản – Tổng thư ký nội các Yoshihide Suga sau đó đã lên tiếng bày tỏ sự tức giận, miêu tả bài báo đó là “thiếu suy nghĩ”. Cuộc tranh cãi về Okinawa đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Trung - Nhật thêm căng thẳng.

Nhật Bản và Trung cộng vốn đang rơi vào một cuộc đối đầu quyết liệt vì tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Quần đảo này nằm ở phía nam dãy đảo Okinawa.

Tokyo hiện đang nắm quyền kiếm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Bắc Kinh không chấp nhận thực tế này và đang tìm mọi cách phá vỡ  nguyên trạng ở đây. Để thực hiện mục tiêu trên, Trung công thường xuyên cho tàu thuyền tiến hành các chuyến tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp và mỗi ngày, hoạt động này lại diễn ra ngày một mạnh mẽ và táo tợn hơn.

Trung công tiếp tục thách thức Nhật Bản

Sau những hành động có phần khiêu khích ở Okinawa, Trung cộng tiếp tục thách thức Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hôm 17/5, Trung công lại đưa 3 tàu  vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku.
 
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, tàu hải giám Trung cộng bị phát giác ở ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông lúc khoảng 2h30 chiều hôm thứ Sáu.

Đó là diễn tiến mới nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đầy căng thẳng và chứa đựng nhiều nguy cơ  giao chiến giữa Trung công và Nhật Bản. Kể từ khi Tokyo quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hồi tháng 9 năm ngoái thì cuộc tranh chấp này luôn “sôi  sục” và lúc nào cũng chỉ trực trào lên thành một cuộc xung đột vũ trang.

Thời gian gần đây, tình hình đang có vẻ dịu đi. Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ tạp chí Foreign Affairs của Mỹ vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định, nước này không bao giờ đồng ý với Trung cộng về việc gạt vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sang một bên.

Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe luôn có một thái độ  cứng rắn và quyết liệt với Trung cộng trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Ông này nhiều lần khẳng định sẵn sàng dùng vũ lực với Trung công ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để khẳng định sự quyết tâm của mình, Nhật Bản không ngừng củng cố sức mạnh cho quân đội nước này.

Cuộc tranh chấp trên thêm phần nóng bỏng khi có sự can thiệp của Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới và cũng là đồng minh thân thiết nhất của Nhật Bản. Mặc dù tuyên bố đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ trong khu vực nhưng Washington khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

 tổng hợp
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment