tka23 post
Cộng hoà Kazakhstan (tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan; phát âm: Ca-dắc-xtan)
là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa
Á-Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.717.300 km², rộng lớn hơn cả Tây Âu.
Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ chín thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu.
Kazakhstan giáp Nga
về phía bắc, Trung Cộng về phía đông nam, hai nước Trung Á là
Uzbekistan và Kyrgyzstan về phía nam. Kazakhstan cũng có đường bờ biển
với 2 biển là biển Aral và biển Caspia.
Kazakhstan là
quốc gia rộng thứ chín trên thế giới, nhưng về dân số chỉ xếp thứ 62 cho
nên Kazakhstan là một trong những quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất trên thế giới: trung bình 6 người/km².
Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người,
giảm xuống từ 16.464.000 người vào năm 1989 do sự di cư của cộng đồng
người Nga và người Đức Volga. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc.
Trong hầu hết
lãnh thổ của Kazakhstan hiện nay từng là nơi sinh sống của các bộ tộc du
mục. Tới thế kỷ 16 người Kazakh xuất hiện như một nhóm riêng biệt,
được phân chia thành ba hãn quốc. Người Nga bắt đầu tiến vào thảo nguyên
Kazakh ở thế kỷ 18, và tới giữa thế kỷ 19 toàn bộ Kazakhstan là một phần của Đế chế Nga.
Sau cuộc cách
mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc nội chiến sau đó, lãnh thổ
Kazakhstan được tổ chức lại nhiều lần, trở thành Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Xô viết Kazakh năm 1936, một phần của Liên bang Xô viết. Trong thế
kỷ 20, Kazakhstan là nơi diễn ra nhiều dự án lớn của Liên xô, gồm cả chiến dịch Đất chưa Khai phá của Khrushchev,
Sân bay vũ trụ Baikonur, và
Semipalatinsk "Polygon", địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính của Liên xô.
Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991, nước cộng
hoà cuối cùng của Liên xô thực hiện điều này. Lãnh tụ thời cộng sản của
họ,
Nursultan Nazarbayev, trở thành tổng thống . Từ khi độc lập,
Kazakhstan đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng và nỗ lực phát
triển nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hydrocarbon. Tuy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, Tổng thống Nazarbayev vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với nền chính trị trong nước. Tuy vậy, danh tiếng quốc gia của Kazakhstan vẫn đang được tạo lập.[1] Hiện Kazakhstan được coi là quốc gia có ưu thế tại vùng Trung Á.[2]
Nước này
là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, gồm cả Liên hiệp quốc, Đối tác
vì hoà bình của NATO, Cộng đồng các quốc gia độc lập, và Tổ chức Hợp
tác Thượng Hải. Năm 2010, Kazakhstan làm chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp
tác châu Âu.
Kazakhstan đa dạng về sắc tộc và văn hoá, một phần bởi những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều nhóm sắc tộc tới nước này trong thời kỳ cầm quyền của Stalin.
Người Kazakh là nhóm lớn nhất. Kazakhstan cho phép tự do tôn giáo, và nhiều đức tin khác nhau có hiện diện tại nước này.Hồi giáo là tôn giáo chính.
Tiếng Kazakh là ngôn ngữ quốc gia, trong khi tiếng Nga cũng được chính
thức sử dụng như một ngôn ngữ "tương đương" (với tiếng Kazakh) trong các
định chế của Kazakhstan.[3][4]
Với diện tích khoảng 2.7 triệu km²,
Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới và là quốc gia không
giáp biển có diện tích lớn nhất. Diện tích của Kazakhstan tương đương
với diện tích của vùng Tây Âu. Nước này chia sẻ đường biên giới với các
nước Nga (6648 km), Uzbekistan (2203 km), Trung cộng (1533 km),
Kyrgyzstan (1051 km), Turkmenistan (379 km). Các thành phố chính gồm Astana (thủ đô từ năm 1997), Almaty (thủ đô cũ), Karaganda, Shymkent, Semey và Turkestan.
Địa hình từ tây
sang đông trải dài từ bờ biển Caspian đến dãy núi Altay, từ phía bắc là
đồng bằng Tây Siberia đến phía nam là các hoang mạc khô cằn của vùng
Trung Á. Thảo nguyên Kazakhstan có diện tích khoảng 804.500 km²,
chiếm một phần ba diện tích đất nước và là vùng thảo nguyên lớn nhất
trên thế giới. Trong các thảo nguyên có nhiều đòng cỏ và các
hoang mạc cát. Các sông và hồ quan trọng ở Kazakhstan bao gồm: biển
Aran, sông Ili, sông Irtysh, sông Ural, hồ Balkhash và hồ Zaysan.
Do có khí hậu lục
địa nên biên độ nhiệt trong năm của Kazakhstan rất lớn. Mùa hạ nhiêt độ
lên cao, trung bình đạt hơn 25 °C, nhưng đến mùa đông nhiệt độ lại xuống
rất thấp, có lúc xuống hơn -20 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
cũng rất lớn. Lượng mưa ít và tập trung vào mùa hạ.
Kazakhstan có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu hoá thạch.
Việc phát triển và khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, và khoáng sản đã thu
hút hơn $40 tỷ đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan từ năm 1993 và chiếm
khoảng 57% sản lượng công nghiệp quốc gia (hay xấp xỉ 13% tổng sản phẩm
quốc nội).
Theo ước tính,[20] Kazakhstan
có trữ lượng uranium, chromium, chì, và kẽm đứng hàng thứ hai thế giới,
đứng thứ ba về trữ lượng manganese, thứ năm về trữ lượng đồng, và đứng
trong hàng top ten về than, sắt, và vàng. Kazakhstan cũng là
nước xuất cảng kim cương. Có lẽ đáng chú ý nhất với sự phát triển kinh
tế, Kazakhstan hiện cũng đứng hàng 11 về trữ lượng đã được chứng minh
của cả dầu mỏ và khí tự nhiên.[21]
Tông cộng, có 160 trầm tích với hơn 2.7 tỷ tấn dầu mỏ.
Những cuộc thám hiểm dầu mỏ đã cho thấy trầm tích trên bờ biển Caspian
chỉ là một phần của một trầm tích lớn hơn. Có tin cho rằng 3.5 tỷ tấn
dầu và 2.5 nghìn tỷ mét khối khí có thể được khai thác từ khu vực này.
Tổng ước tính trầm tích dầu mỏ của Kazakhstan là 6.1 tỷ tấn. Tuy
nhiên, chỉ có 3 nhà máy lọc dầu tại nước này, nằm ở Atyrau, Pavlodar,
và Shymkent. Chúng không đủ năng lực xử lý tổng sản lượng dầu thô khai
thác vì thế đa phần dầu thô được xuất sang Nga. Năm 2006, Kazakhstan sản xuất xấp xỉ 1426 m3 dầu và 23.5 tỷ mét khối khí tự nhiên.
Tổng thống là Nursultan Nazarbayev. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và có quyền phủ quyết luật.
Có ba phó thủ tướng và 16 bộ trưởng. Karim Massimov đã giữ chức thủ tướng từ ngày 10 tháng 1 năm 2007.
Kazakhstan có một Nghị viện lưỡng viện, gồm hạ viện
(Majilis) và thượng viện (Thượng viện Kazakhstan). Các quận bầu cử riêng
biệt bầu ra 67 ghế trong Majilis; cũng có 10 thành viên được bầu theo
danh sách bầu cử đảng phái chứ không phải qua các quận bầu cử riêng
biệt.
Thượng viện có 39 thành viên. Hai thượng nghị sĩ được lựa
chọn bởi mỗi nhóm bầu cử (Maslikhats) thuộc 16 đơn vị hành chính chính
của Kazakhstan (14 tỉnh, cộng thêm hai thành phố Astana và Almaty).
Tổng thống chỉ định bảy thượng nghị sĩ còn lại. Các đại
biểu Majilis và chính phủ đều có quyền đề NGHỊ luật pháp, dù chính phủ
đề nghị hầu hết luật pháp được Nghị viện xem xét.
Năng lượng là lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Sản lượng dầu
mỏ và khí tự nhiên cô đặc ở Kazakhstan lên tới 51.2 triệu tấn năm 2003,
lớn hơn 8.6% năm 2002. Kazakhstan đã tăng xuất cảng dầu và khí tự nhiên
cô đặc lên 44.3 triệu tấn năm 2003, 13% cao hơn mức năm 2002. Sản xuất
khí đốt tại Kazakhstan năm 2003 lên tới 13.9 mét khối (491 tỷ cu. ft),
tăng 22.7% so với năm 2002, gồm cả sản lượng khí tự nhiên 7.3 tỷ mét
khối (258 tỷ cu. ft);
Kazakhstan có trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn dầu đã được
chứng minh và có thể khai thác cộng thêm 2,000 kilômét khối (480 cu mi)
khí đốt. Những phân tích công nghiệp cho rằng kế hoạch mở rộng sản xuất
dầu mỏ, cộng với sự phát triển những giếng dầu mới, sẽ cho phép sản
lượng 3 triệu barrel (477,000 m³) mỗi ngày vào năm 2015, đưa YO MAMMA
vào hàng 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Xuất cảng dầu mỏ năm 2003 của Kazakhstan được đánh giá ở
mức hơn 7 tỷ dollar, chiếm 65% tổng giá trị xuất cảng và 24% GDP. Các
giếng dầu và mỏ khí với trữ lượng lớn gồm Tengiz với 7 tỷ barrel
(1.1 km³); Karachaganak với 8 tỷ barrel (1.3 km³) và 1,350 km³ khí tự
nhiên); và Kashagan với 7 tới 9 tỷ barrel (1.1 tới 1.4 km³).
Kazakhstan thông báo nước này xuất cảng uranium lớn nhất thế giới vào năm 2010.
[bktt
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment