Cuộc chạy đua vũ trang ảo toàn cầu
tka23 post
Mỹ đang lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt với Trung cộng và Nga nhằm chế tạo các vũ khí hủy diệt ảo có thể phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia khác.
Theo ông Scott Borg,
Giám đốc điều hành tổ chức U.S. Cyber Consequences Unit, một tổ chức
phi lợi nhuận cố vấn cho chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp về an ninh
mạng, ba quốc gia kể trên đã xây dựng kho vũ khí tinh vi gồm virus,
malware, trojan và các phương tiện khác nhằm bảo đảm vị thế trên không
gian mạng.
Xếp dưới ba nước này là bốn đồng minh của Mỹ: Anh, Đức, Israel và Đài Loan, theo ông Borg.
Tuy nhiên, Iran cũng được đánh giá là đã sử dụng các cuộc tấn công
vào chương trình hạt nhân của phương tây nhằm củng cố năng lực tấn công
và hiện phát triển đạo quân mạng riêng của mình.
Borg đưa ra các đánh giá về tình hình năng lực chiến tranh mạng trong một cuộc phỏng vấn với NBC News
sau khi hãng bảo mật Mỹ Mandiant cáo buộc Đơn vị 61398 của Quân đội
Trung cộng đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào Mỹ hồi tháng 2.
Các quan chức Mỹ hiếm khi đề cập đến năng lực tấn công khi bàn về chiến tranh mạng, mặc dù có một số tiết lộ riêng với NBC News rằng Mỹ có thể đánh sập mạng lưới điện của một quốc gia nhỏ hơn, như Iran, nếu muốn.
Ông Borg tán đồng với nhận xét này, nói rằng các chiến binh mạng
của Mỹ thuộc Cục An ninh Quốc gia rất cừ khôi và có năng lực đáng gờm.
“Stuxnet và Flame (các virus sử dụng tấn công và thu thập thông tin
về chương trình hạt nhân Iran) chứng tỏ điều đó. Mỹ có thể đánh sập
phần lớn cơ sở hạ tầng của các kẻ địch tiềm tàng tương đối nhanh”, ông
Borg nói.
Voldemort của thế giới mạng
Ảnh minh họa: Reuters |
Ông Borg cho hay Trung cộng và Nga có năng lực gây ra sự rối loạn như Mỹ song họ có các ưu tiên khác nhau.
“Nga thành thạo nhất về gián điệp và hoạt động quân sự. Đó là thứ
họ tập trung lâu nay. Trung cộng đang tìm kiếm các thông tin thương mại
và kỹ thuật quan trọng. Trọng tâm của Trung cộng là đánh cắp kỹ thuật.
Những thứ này hoàn toàn khác nhau. Bạn sử dụng các phương tiện khác
cho cơ sở hạ tầng quan trọng so với gián điệp quân sự và khác với đánh
cắp công nghệ”, ông Borg nói.
Mục tiêu của mỗi nước phù hợp với thế mạnh của họ. “Người Nga tiến
bộ về kỹ thuật. Trung cộng có số lượng lớn nhân lực phục vụ cho nỗ lực,
lớn hơn nhiều. Họ không có nhiều sáng kiến và sáng tạo như Mỹ và Nga.
Nhưng Trung cộng có số lượng lớn nhất”.
Ông Borg nói đội quân được điểm mặt chỉ tên trong báo cáo của Mandiant, Đơn vị 61398,
có thể là một trong những nhóm quan trọng của Trung cộng song không nhất thiết là nhóm quan trọng nhất.
“Họ có ít nhất hai chục nhóm các hoạt động tấn công nhắm vào Mỹ.
Họ giẫm chân lên nhau nhưng tất cả đều hoạt động dưới sự chuẩn thuận
ngầm của chính phủ Trung cộng”, ông nói.
Những nỗ lực tấn công của Trung cộng rộng lớn đến nỗi các giới chức
cao cấp nhất của họ “gần như chắc chắn không biết tất cả các nhóm đang
làm gì”, hoặc hậu quả của nó. Do đó, họ đã một phen bối rối trước các
cáo buộc của hãng Mandiant.
Trái với Nga, các đội quân mạng của Trung cộng chủ quan một cách ngạo mạn trong việc che giấu tung tích và dễ bị phanh phui.
Dù Mỹ có thể đáp trả các cuộc tấn công từ Trung cộng và Nga bằng
cách đánh sập mạng lưới điện của “bất kỳ kẻ địch nào” và gây ra những
thiệt hại vật chất quan trọng, nhưng có nhiều yếu tố khiến họ chùn tay.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc vào kết nối mạng nhất thế giới, Mỹ ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Và bản chất "dễ công, khó thủ" của chiến tranh mạng đặt Mỹ vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Ngoài ra, việc phát giác nguồn gốc tấn công cũng không dễ dàng bởi
các cuộc tấn công không dễ theo dõi như hoả tiển . Do vậy, nguyên lý
chiến lược chính của Chiến tranh Lạnh MAD (Mutually Assured Destruction
- là hủy diệt lẫn nhau) sẽ khó áp dụng với chiến tranh mạng.
Ví dụ, các giới chức Mỹ có thể nghĩ vụ tấn công được
Trung cộng thực hiện trong khi nó thật sự là tác phẩm của người Nga
hoặc một cường quốc mới nổi trong thế giới ảo, như Iran. Hơn nữa,
nếu như nguồn lực chiến tranh hạt nhân thường chỉ nằm trong tay chính
phủ của những siêu cường, thì trong thế giới mạng, bất kỳ ai cũng có thể
là kẻ trong cuộc. Đó là lý do tại sao thông tin tình báo thường
đóng vai trò quan trọng trong một cuộc khủng hoảng mạng hơn việc điều
tra, vốn mất nhiều thời gian và không tin cậy bằng.
Và từ góc độ địa chính trị, Mỹ cũng sẽ không muốn gây hại nặng nề
cho nền kinh tế Trung cộng lẫn Nga. Trong nhiều năm trời, Washington đã
xem Trung cộng như là một Voldemort của thế giới mạng, một kẻ địch mà “ai cũng biết là ai đấy” song từ chối gọi đích danh, bởi những ràng buộc về kinh tế và ngoại giao.
Tuy nhiên, chính sách này dường như đã thay đổi trong những tuần
qua, điển hình là bản báo cáo của hãng Mandiant đã chỉ thẳng mặt quân
đội Trung cộng.
Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất xảy ra vào ngày 11.3, trong một bài diễn văn của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon, theo tờ Wall Street Journal.
Ông Donilon đã lên án những vụ xâm nhập mạng bắt nguồn từ Trung cộng
quy mô chưa từng thấy” và tuyên bố “cộng đồng quốc tế không thể dung
thứ cho một hành động như thế từ bất kỳ quốc gia nào”.
Những cường quốc mới nổi
Nước Mỹ bắt đầu phát triển năng lực tấn công mạng cách đây 20 năm
khi một số bộ óc chiến lược tại Trường Hải quân cao cấp bắt đầu nhìn
thấy tiềm năng của nó. Ngày nay, Mỹ đã có các phương tiện tinh vi để
đáp trả và tự bảo vệ . Song, nhiều quốc gia lại không có được tiềm lực
như thế.
Chẳng hạn, các trang mạng của chính phủ Georgia đã nhanh chóng bị đánh sập khi xe tăng của Nga tiến vào Ossetia vào tháng 8.2008.
Cuộc tấn công mạng nhắm vào Estonia và Georgia cảnh tỉnh nhiều nước và trong một khía cạnh khác của chiến tranh mạng, Georgia, Estonia và Lithuania sau đó đã thành lập một liên minh ảo để tự bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công trong tương lai.
Tương tự, Iran cũng thấm đòn vì vụ tấn công chương trình hạt nhân.
Tehran mới vừa thông báo quyết định thành lập đạo quân mạng và khẳng
định có từ 4.000 đến 5.000 nhân viên tham gia vào các hoạt động phòng
thủ và tấn công.
“Iran đã phát triển năng lực . Họ phóng đại năng lực hiện tại song đang nỗ lực hướng tới tương lai”, ông Borg nói.
Đây là điều đặc biệt gây phiền toái bởi nguy cơ các quốc gia nhỏ
phát động chiến tranh mạng là cao hơn so với các cường quốc mạng.
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) thị sát tại một đơn vị die65n tu73đquân đội - Ảnh: Reuters/KCNA |
Ông Borg cho biết có những tường thuật gợi ý Iran đứng sau vụ tấn
công mạng nghiêm trọng nhắm vào mạng máy tính của hãng dầu khí quốc
doanh của Ả Rập Saudi Arabia Aramco vào tháng 8 năm ngoái, vốn vô hiệu
hóa hơn 30.000 máy tính dùng để kiểm soát dòng chảy dầu của Riyadh. Bộ
Nội vụ Ả Rập Xê Út đã quy trách nhiệm tấn công cho “các quốc gia nước
ngoài”.
Mới đây nhất, Chủ
tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cũng xếp Iran ngang hàng
với Nga và Trung c5ng ô khi cảnh báo về mối đe dọa tấn công mạng.
Ông Rogers nói với Fox News hôm 10.4: “ Trung cộng chắc
chắc ở trên máy tính của bạn, người Nga chắc chắn ở trên máy tính cá
nhân của bạn và người Iran cũng đã ở đó”.
Một đất nước không thể không kể đến, đặc biệt trong lúc này, là
CHDCND Triều Tiên. Các cuộc tấn công mạng nhắm vào các đài truyền hình
và ngân hàng Hàn Quốc mới đây là một minh chứng.
Hàn Quốc và Mỹ tin rằng CHDCND Triều Tiên có hàng ngàn chiến binh
mạng được đào tạo nhằm thực hiện chiến tranh mạng, và năng lực của họ
không thua kém những đồng nghiệp ở Trung cộng và Hàn Quốc.
Các sinh viên CHDCND Triều Tiên được tuyển vào các trường khoa học hàng đầu để trở thành “chiến binh mạn”, theo ông Kim
Heung-kwang, người từng đào tạo các tin tặc tương lai tại một trường
đại học ở thành phố Hamhung trong hai thập kỷ trước khi đào tẩu vào năm
2003. Ông Kim nói các tin tặc tương lai của CHDCND Triều Tiên cũng được
gửi đi du học tại Trung cộng và Nga.
Chiến tranh mạng rất lý tưởng với CHDCND Triều Tiên bởi nó
có thể được thực hiện một cách vô hình , có chi phí thấp và tốn ít thời
gian hơn phát triển vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt
khác.
Theo nhiều người, có một cuộc chiến tranh đã thực sự diễn ra trên bán đảo Triều Tiên vào lúc này, đó là chiến tranh mạng.
Ông Jarno Limnell, giám đốc an ninh mạng của tập đoàn Stonesoft ở Phần Lan, nói với tờ
Huffington Post rằng hiện có
“một cuộc chạy đua vũ trang mạng” trên bán đảo Triều Tiên và đây là một mặt trận mới mẻ và nguy hiểm cho cả hai nước.
“Các hành động trong thế giới mạng dễ dàng leo thang thành chiến
tranh hoặc đe dọa chiến tranh, như tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã
thực hiện ”, ông Limnell nói.
Sơn Duân
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment