Monday, May 13, 2013

  PHI VỤ TỬ THẦN


From: ly tong <lytongoden@yahoo.com>
Sent: Monday, 13 May 2013 3:21 PM
Subject:  LÝ TỐNG: CẦU DZIÊN BÌNH/ Liên Đoàn Kiểm Báo KQ-VNCH <Trần Đình Giao >


 



 
PHI VỤ TỬ THẦN
 
Những năm trước 1965, khi nói đến những chiến công hiển hách của không lực Việt Nam Cộng Hòa, người ta thường nhắc đến những phi vụ oanh tạc miền Bắc. Nhưng từ khi các mặt trận giao tranh đã dần dần bị đẩy lùi về miền Nam, và đặc biệt sau khi phi công Hoa Kỳ và các loại máy bay hiện đại như B52, F4, F105, A7... không còn trực tiếp tham chiến sau ngày Việt Nam hóa chiến tranh, và không lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành nỗ lực chính duy nhất yểm trợ các đơn vị bạn dưới đất, một trong các trận oanh kích được đánh giá cao và thường được nhắc nhở là kỳ tích đánh sập cầu Dziên Bình của không đoàn 92 chiến thuật Phan Rang.
Cầu Dziên Bình là một chiếc cầu chiến lược quan trọng, con đường tiếp tế từ vùng ngã ba biên giới vào mặt trận Kon Tum đã được Hoa Kỳ kiến trúc bằng bê tông cốt sắt thật vững chắc trong những năm trước. Theo nhận xét của các sĩ quan tình báo vùng II, chiến thắng Dziên Bình đã làm trì trệ nặng nề công việc tiến công xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Nếu không có trận Dziên Bình, chắc chắn ngày quốc hận được dời về một thời điểm nào đó vào cuối năm 1974 thay vì 30-4-75.
Phi Vụ Tứ Thằn bắt đầu từ một buổi sáng mờ sương tại phi trường Pleiku Vùng II Chiến Thuật, Đại Tá Lê Văn Thảo khẩn cấp triệu tập phi đoàn 548 với những lời giận dữ:
— Các anh biết rằng, chúng ta đã áp dụng chiến thuật đánh BOBS (Beacon Only Bombing System) suốt hơn nửa năm vẫn chưa hạ được cầu Dziên Bình. Đó không phải là lỗi của ta, mà là lỗi kỹ thuật của trung tâm hướng dẫn BOBS. Điều không thể chấp nhận là sáng hôm nay, buổi sáng xuất quân đầu tiên với kế hoạch tấn công mới, phi hành đoàn cảm tử gồm hai người của đệ nhất phi đoàn phản lực A37 lại quyết định rút lui một người sau một tháng tập luyện ròng rã loại bom mới snack eye. (Một loại bom nổ dùng thả ở độ thấp, sau khi được thả, một hệ thống dù sẽ trì hoãn tốc độ rơi của bom, giúp cho phi công có đủ thì giờ đưa phi cơ ra khỏi vùng sát hại.) Bây giờ các anh, phi đoàn A37 trẻ tuổi nhất không lực Việt Nam Cộng Hòa, các anh có tình nguyện đảm nhận trách nhiệm nặng nề này không?
Phi công Không lực Việt Nam Cộng Hòa không thiếu gì lúc phải bốc thăm vì số tình nguyện nhiều hơn số nhu cầu. Hình như chết đến nơi vẫn cười là một đặc tính cố hữu của những người lính mặc áo liền qun. Họ sống thật hồn nhiên, không tính toán, đi vào lửa đạn như đi dạ vũ, không khoác lác, không so bì, không kèn cựa.
Thế nhưng, đặc biệt với cầu Dziên Bình, người cảm tử quân cầm chắc cái chết. Phi đoàn 524 có lý do chính đáng để rút lui một trong hai chiếc phi cơ, bởi vì yếu tố bất ngờ chỉ dung tha phi cơ đầu tiên, chiếc thứ hai chỉ là một con mồi thiêu thân trong chiến thuật xung kích. Trận địa phòng không với hai trung đoàn pháo cao xạ danh tiếng nhất miền Bắc kết hợp với hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cùng hàng ngàn súng lớn, nhỏ khác của ba Trung đoàn Bộ binh Cộng Sản bố trí theo chiến thuật đan lưới để giữ vững một đầu cầu chiến lược quan trọng bậc nhất của vùng ba biên giới Việt Miên Lào. Thiếu Uý Bá đã ví von một cách sống động và đầy ấn tượng về sự khủng khiếp của hệ thống phòng không Dziên Bình: "Về đêm Dziên Bình bắt đầu khai hỏa trông giống như thành phô' San Francisco vừa lên đèn!"
Ó Đen 548 Trung Tá Trần Mạnh Khôi (Ó Đen 01) chỉ huy là một loại hậu sinh khả úy, đã gây nhiều sóng gió khắp chiến trường. Nhưng sự hi sinh thảm khốc của sáu phi công phi đoàn trong một thời gian ngắn đã làm nhiều bàn tay lưỡng lự, nhiều quyết định đắn đo thận trọng. Nào Hỷ bị phòng không 57 ly bắn tử thương trên vùng trời Mộc Hóa không lấy được xác, nào Thức bị gãy cánh bay tại Ban Mê Thuật, chết không toàn thây, nào Kỷ rơi một cách thầm lặng khi hai trái bom vừa rời khỏi cánh trên đỉnh núi Bà Đen, nào Anh cắm mũi phi cơ xuống một hồ nước ở trên vùng phụ cận Đà Lạt, và hai người bạn phi công khác, đâm sầm phi cơ vào núi chết tan xác, chỉ còn lại hai nón bay, sau một phi vụ trở về trong lúc thời tiết xấu cùng cực. Sự im lặng nghiêm trọng bỗng òa vỡ như tiếng xì lớn của một quả bóng quá căng vừa bị đâm thủng khi tôi đứng dậy, xung phong tình nguyện.
Tôi nói gọn, đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm những đồng minh cảm tử:
     Ê!  Sư phụ chơi chứ!
Thiếu Tá Nguyễn Tiến Xương (Ó Đen 04) lấp bấp, ấp úng:
      OK. Sợ gì!
Tôi hất mặt về phía phải:
      Ê! Minh chù, mầy còn chờ gì nữa!
Trung Uý Minh (Ó Đen 08) trọ trẹ giọng Huế:
*

 
      Đâu có ngán. Đồ đất sét!
Lúng túng chưa biết phải bắt cóc thêm tay độc thân lì lợm nào nữa thì Thiếu úy Hóa, một phi công trẻ vừa du học Hoa Kỳ về, một tay điếc không sợ súng hăng hái đưa tay tình nguyện.
Phi vụ cảm tử bắt đầu, bốn chiếc A37 cất cánh rời phi trường Pleiku. Đến không phận Kon Tum, phi cơ xuống cao độ dưới 500 feet, bay vòng, chờ giờ hẹn.
 -    Black Eagle combat formation.
Tiếng leader Xương vang lên ngắn gọn. Bốn phi cơ theo đội hình chiến đấu hướng về cầu Dziên Bình. Trời mù tối vì thời tiết xấu. Chúng tôi bay len lỏi giữa các sườn núi thấp mây mù phủ kín bầu trời, thỉnh thoảng giật thót mình kéo mạnh cần lái vì những ngọn cây cao chợt xuất hiện trước mũi phi cơ. Sự phôi hợp tác chiến khá chặt chẽ, khi 40 phi cơ do Đại Tá Thảo chỉ huy bay 20.000 feet vừa rải thảm hàng loạt bom xuống khu vực cầu Dziên Bình để đánh phủ đầu trận địa phòng không địch, và khi cột khói cuồn cuộn bốc lên, Thiếu Tá Xương cũng vừa báo cáo: “số 1 in hot. ” Chiếc phi cơ từ dưới một khe suối bất ngờ phóng lên lấy cao độ rồi đâm bổ nhào xuống thả một loạt sáu trái bom. Bom cày nát con đường nhựa rộng và chấm dứt tại mép đầu cầu.
     Hơi ngắn. Sô' 2 off left.
"Hóa nhí" lủi dài theo bờ sông tẩu thoát sau khi ném một loạt bom rơi lỏm bỏm xuống sông, cặp sát mép trái cạnh cầu. Tiếng không đoàn trưởng, gào thét trên tầng số khi số 2 vừa nghiêng cánh vào mục tiêu:
     Phòng không rát quá. Tất cả ra khỏi vùng, hủy bỏ phi vụ!
Tiếng hối thúc, tiếng la hét ngập ngụa trong nỗi kinh hoàng sợ hãi, trong nỗi cuống quýt lo âu.
Tinh thần trách nhiệm đối với sự an nguy của phi công trong Không Đoàn đã buộc Đại Tá Không Đoàn Trưởng thay đổi ý định trong giờ phút hiểm nghèo nhất. Tôi mím môi, giả điếc, phải chơi đến cùng dù phải gãy cánh tại đây. Tôi ôm mối hận Dziên Bình nửa tháng qua, tôi phải rửa hận, phải phục thù. Phục thù chính bản thân mình bởi vì, trong một phi vụ đánh BOBS, phi tuần 12 chiếc A3 7 do Đại úy Nguyễn Bảy (Ó Đen 05) lead, trong khi đang bay 20.000 feet và thả bom theo tín hiệu radio hướng dẫn, tôi đã tự ý lén bỏ formation, một mình len lỏi qua các tầng cao độ dày đặc đạn phòng không. Đạn 23 ly rải những cánh hoa đen tử thần trên không trung như những bông sen chen chúc trên mặt hồ sen. Những hoa khói 37 ly treo lơ lửng như những chùm lan rừng. Thiếu Tá Trần Thanh Minh (Ó Đen 03) từng theo Tướng Nguyễn Cao Kỳ bay chinh phạt miền Bắc đã phải thú nhận:
     Suốt cuộc đời bay bổng, tôi chưa từng thấy trận địa nào phòng không kinh khủng như cầu Dziên Binh.
Tôi len lách giữa các ngón tay bạch tuột nhám nhít độc địa đang líu quíu vồ chụp cánh chim sắt, nghiêng cánh turning base, cao độ 4,000 feet, đụng phải một đám mây nằm cản ở điểm quẹo in hot. Bị overshoot, tôi trượt cánh phi cơ vào mục tiêu, cố trườn tâm điểm kính nhắm vào giữa cầu và bấm bom. Vì ảnh hưởng lực ly tâm do đạp ép rudder quá mạnh, tất cả loạt bom chém trượt thành cầu rơi bỏm xuống sông. Nếu tôi đừng vội, nếu tôi bình tĩnh làm một dry pass quành lại một vòng khác rồi bấm bom, nếu tôi... làm sao để tự thắng được cái bản ngã yếu đuối, làm sao để tự chủ trong những giờ phút cô đơn đầy hiểm nghèo đã trở thành người bạn đồng hành của người lính “chết không chiến trường” như những phi công. Tôi đau khổ trằn trọc nhiều đêm vì chữ nếu. Phải phục hận! Tôi bổ nhào phi cơ xuống mục tiêu, khói của loat bom "Hóa nhí” che lấp chiếc cầu, tay tôi khựng lại khi ngón cái đụng vào nút đỏ bấm bom trên cần lái:
 -  Số 3 dry pass. Tiếng nói khô, sắc, lạnh lùng bt chợt phát qua cổ họng tôi. Tôi gặt mạnh stick về phía phải, tiếng gào của Đại Tá Thảo trên tầng số khàn đặc và thất đảm:
 Ra ngay, ra ngay, phi vụ hủy bỏ.
Tôi không còn thấy lưới đạn phòng không vây bọc quanh mình. Phi cơ bị chòng chành mạnh bởi những khối lửa và sức nổ của họng súng phòng không, bởi những khối không khí hỗn loạn do sức đạn phóng đi. Lưới đạn lửa giăng kín hạn chế tầm nhìn xa.
      Sô' 4 in hot.
Nhiều tiếng la lớn trên tầng số:
Trung úy "Minh chù" bất ngờ dứt điểm một cú đẹp đầu tiên. Tôi quành lại, bổ nhào xuống góp những trái bom khiêm nhường đánh bồi vào chiếc cầu vĩ đại đang sụp đổ. Vừa cất mũi phi cơ lên, tôi thót giật mình vì một quả hỏa tiễn Sam phóng lướt qua đầu. Không phải! Đại Tá Võ Vãn Ân, Không Đoàn phó, một sư phụ chịu chơi, vừa chơi bạo một cú low pass trên cầu Dziên Bình để tìm cảm giác. Không đoàn 92 chiến thuật không quân Phan Rang được tưởng thưởng gần 100 huy chương có giá trị và một số tiền lớn để tổ chức liên hoan. Trong lúc cụng ly, Thiếu Tá Nguyễn Thượng Tứ cười góp ý:
—Thằng đánh sập cầu Dziên Bình trái bom đầu tiên thật tuyệt. Nhưng thằng tình nguyện, động viên anh em tình nguyện và dám làm một go around trên cầu Dziên Bình còn đáng phục gấp bội!
Sau chiến thắng Dziên Bình, Phi đoàn 548 thừa thắng xông lên nện một vố thật mạnh làm tan tác tiểu đoàn chủ lực của Sư Đoàn 5, Sư Đoàn Sao Vàng của Cộng Sản, trong một phi vụ vào một đêm giông gió cuồng loạn. Phi vụ thành công do một lỗi lầm của tôi vì Thiếu Tá Chấn (Ó Đen 02) leader, sau khi cross check, thây phi đội hầu như đang bay trên vùng phi trường Phù Cát, cho rằng đài BOBS nhầm lẫn nên không bấm bom. Tôi vì quen tay, nghe tiếng “tè... ” tín hiệu dài là ấn nút nên tất cả phi công trong đội hình bám theo phía sau đều đồng loạt thả bom theo loạt bom đầu của phi cơ tôi. Tôi bị khiển trách trên đường về thì... tin đại thắng vừa bay đến sáng hôm sau, bởi vì Cộng Quân đã đột nhập đến sát vòng đai phi trường, và chính những trái bom tưởng thả nhầm lại tiêu diệt toàn bộ địch quân. Số tử thi địch quá nhiều không chôn kịp trong một tuần lễ đã sình thối làm nồng nặc cả vùng phi trường Phù Cát.
 
LÝ TỐNG
 
 
 


--- On Sun, 5/12/13, Bui Ngoc Thang <buingocthang64@yahoo.com> wrote:

From: Bui Ngoc Thang <buingocthang64@yahoo.com>
Subject: [Daploisongnui] Liên Đoàn Kiểm Báo KQ-VNCH <Trần Đình Giao >
To: "daploisongnui@yahoogroups.com" <daploisongnui@yahoogroups.com>
Date: Sunday, May 12, 2013, 4:19 PM

 

Liên Đoàn
Kiểm Báo
KQ-VNCH
Trần Đình Giao
 
 
 
TỔNG QUÁT:
Là một trong 7 đơn vị Trung Ương KQ (Bộ Chỉ Huy Hành-Quân KQ- Bộ Chỉ Huy Kỹ-Thuật & Tiếp-Vận KQ- Trung Tâm Huấn-Luyện KQ- Liên-Đoàn Kiểm-Báo- Trung Tâm Y-Khoa KQ- Khu Tạo-Tác Tân Sơn Nhất- Sở Hành-Chánh Tài-Chánh KQ), trực thuộc Bộ Tư Lệnh KQ, Liên-đoàn Kiểm-Báo bao gồm hệ thống radar của KQ gồm có 2 Trung-Tâm và 3 Đài Kiểm Báo.
 
1. Sự H́nh Thành và Phát Triển: 
Từ đầu thập niên 60, KQVN bắt đầu xúc tiến việc đào tạo các chuyên viên Hành-Quân và Kỹ-Thuật cần thiết qua các đợt huấn luyện liên tiếp tại các quân trường của KQ Hoa Kỳ. Mặt khác việc xây cất cơ sở và việc thành lập các đơn vị radar cũng lần lượt được thực hiện.
Hệ thống radar được h́nh thành và phát triển qua những giai đoạn chuyển tiếp sau:
A-) Giai đoạn trắc nghiệm và huấn-luyện: Một số chuyên viên sau các khóa huấn luyện đầu tiên được bổ nhiệm ở Trung-Đội Radar Tân Sơn Nhất, đơn vị radar đầu tiên do KQVN thành lập. Thiết bị điện tử của đơn vị kém hiện đại và cũ nên hoạt động của đơn vị phần lớn chỉ giới hạn trong việc trắc nghiệm và huấn luyện. Việc hỗ trợ không-hành (navigation aid) chỉ được thực hiện theo t́nh trạng khả dụng của phương tiện điện-tử hay khi cần thiết. Nhiệm vụ của đơn vị này chấm dứt sau một thời gian hoạt động ngắn.
B-) Giai đoạn điều hành chuyển tiếp: Liên-Đoàn Truyền-Tin Điện-Tử được thành lập khoảng năm 1961 với trách nhiệm chỉ huy, điều hành các đơn vị radar đang lần lượt h́nh thành với số nhân viên được phối trí song song với các thành phần đối nhiệm (counterparts) của KQ Hoa-Kỳ tại cấp đơn vị ở Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Ban Mê Thuột, PleiKu, CầnThơ. Hoạt động của các đơn vị radar được cải tiến dần dần theo nhịp độ bổ sung quân số và công tác huấn luyện tại đơn vị. Nhiệm vụ của Liên-Đoàn Truyền-Tin Điện-Tử chấm dứt khoảng năm 1963.
C-) Giai đoạn trực thuộc các Không-Đoàn và Căn cứ KQ (1963- 1965): Trong giai đoạn này, các đơn vị radar được sát nhập vào tổ chức của Bộ Chỉ Huy Không Chiến, rồi tới các Không-Đoàn và Căn-Cứ KQ. Danh hiệu và danh số đơn vị được chính thức qui định trong bảng cấp-số của Không Quân. Do đó, khoảng năm 1964 danh từ Kiểm Báo (KB) bắt đầu được xử dụng trên giấy tờ cũng như trên thực tế. Các đơn vị Kiểm Báo có danh số của các Không -Đoàn và Căn-Cứ KQ nơi các đơn vị ấy đồn trú hoặc ở gần nhất. Có 2 trung-Tâm và 3 Đài Kiểm Báo:
*  Trung-Tâm KB 33 đồn trú trong Không-Đoàn 33 ở Tân Sơn Nhất.
Đài KB 741 đồn trú trong Không-Đoàn 74 ở Cần Thơ (con số sau cùng là mă số riêng của đơn vị)
Đài KB 621 có Không-Đoàn gần nhất là KĐ 62 ở Nha trang.
Trung-Tâm KB 41 ở bên ngoài Không-Đoàn 41 Đà Nẵng.
Đài KB 921 đồn trú trong Căn-Cứ KQ 92 ở PleiKu.
Trong giai đoạn 63- 65, việc chỉ huy và điều hành hệ thống kiểm báo khá phức tạp. Tùy theo vấn đề, việc theo dơi và kiểm soát điều hành được thực hiện bởi nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư-Lệnh KQ, Bộ Chỉ-Huy Không-Chiến, Không-Đoàn, Căn-Cứ.
 
Khoảng cuối năm 1964, hệ thống Kiểm Báo được chính thức xác nhận. Do Huấn-Thị của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, quy định tổ chức Điều-Kiểm Chiến-Thuật (Tactical Control System) gồm các phần hành thuộc Lục-Quân và Không Quân. Về phía KQ, hệ thống Kiểm Báo được tổ chức song hành với hệ thống Hành-Quân của KQ, bao gồm các Trung-Tâm HQ Không trợ (ASOC=Air Support Operation Center, sau cải danh là DASC=Direct Air Support Center) đặt tại mỗi Quân-Đoàn và trực thuộc Bộ Chỉ-Huy Hành-Quân KQ (AOC=Air Operation Center, sau cải danh là TACC=Tactical Air Control Center). Hệ thống Kiểm Báo là phương tiện chủ yếu (tai mắt)trong công tác Điều-Kiểm Chiến-Thuật của Không Quân.
Để cải tiến việc thống nhất chỉ huy và điều hành hệ thống, LIÊN ĐOÀN KIỂM BÁO được thành lập đầu năm 1965, thời điểm mà hoạt động kiểm báo gia tăng đáng kể theo nỗ lực và nhu cầu hành quân của Không Quân Việt Nam.
Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Kiểm-Báo đồn trú trong Căn Cứ Tân Sơn Nhất cạnh Bộ Chỉ Huy của Liên-Đoàn Kiểm-Soát Chiến-Thuật 505 (505th Tactical Control Group) của Không Quân Hoa Kỳ (USAF)
Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Liên-Đoàn Kiểm-Báo là Trung Tá Hoàng-Ngọc-Bào, nguyên Chỉ Huy Trưởng Trung-Tâm KB 33 TSN, từ 1961.
 
2. Nhiệm Vụ:
Chỉ huy và điều hành hệ thống Kiểm BáoKiểm Báo để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của hệ thống về các mặt:
 
PH̉NG KHÔNG
Kiểm soát toàn bộ không phận VNCH, chống lại mọi sự xâm nhập bất hợp pháp của các phi cơ lạ hay của địch.
Hướng dẫn phi cơ nghênh cản (Interceptors) lên ngăn chặn và áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo tiêu-lệnh hay chỉ thị của tổ chức Pḥng-Không Trung-Ương thông qua Trung-Tâm Pḥng-không Vùng (1 đặt tại BCH/HQKQ ở TSN cho Vùng Nam và 1 ở Trung-Tâm KB ở Đà Nẵng cho Vùng Bắc).
Trong cuộc chiến ở VN, KQVN và KQHK đă phối hợp rất chặt chẽ trong nhiệm vụ pḥng-không. KQHK dùng phi cơ F-102 và về sau thay thế bằng F-4E. KQVN xử dụng phi cơ F-5E, và tùy theo nhu cầu hay t́nh trạng báo động, các phi cơ nghênh cản này được đặt túc trực cho hai Vùng Pḥng-Không Nam và Bắc tại các phi trường Biên Ḥa, Phan Rang và Đà Nẵng.
 
ĐIỀU KIỂM CHIẾN THUẬT:
Theo dơi tất cả các phi vụ Hành Quân Chiến-Thuật KQ bằng các đoản-lệnh (frag order) từ Bộ Chỉ Huy Hành-Quân KQ (TACC) và các Trung-Tâm HQ Không-Trợ (DASC) gửi đến bằng viễn-ấn (teletype).
Đầu thập niên 70, do nhu cầu chiến-thuật, KQVN được trang bị thêm phương tiện hướng dẫn oanh tạc ở cao độ (BOBS=Beacon Only Bombing System). Các đài Hướng-Dẫn được thành lập để hướng dẫn các phi vụ oanh tạc và thả dù chính xác vật liệu ở độ cao của KQ.
 
HUẤN LUYỆN:
Ngoài việc xúc tiến và kiểm soát điều hành các công tác huấn luyện thường xuyên để duy tŕ khả năng của đơn vị, Liên-Đoàn KB phối hợp với Liên-Đoàn 505 (USAF) thực thi và hoàn thành Kế-hoạch Tự-Lực (Self Sufficiency Plan) của hệ thống kiểm Báo của KQVN theo kế hoạch chung của KQ Việt-Mỹ.
 
 
TRÁCH NHIỆM ĐẶC BIỆT VỀ PHÒNG THỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ KIỂM BÁO
 
ĐỒN TRÚ BIỆT LẬP.
Trách nhiệm này rất quan trọng đối với các đơn vị KB ở ngoài phạm vi hay ở xa nơi đồn trú các đơn vị lớn của KQ (Sư Đoàn, Căn Cứ KQ) như trường hợp TT2KB ở Đà Nẵng và Đ12KB ở Ban Mê Thuột. Các đơn vị KB này cùng với các đơn vị hay thành phần pḥng thủ biệt phái, trên thực tế được tổ chức thành các Yếu-Khu trực thuộc các Tiểu Khu địa phương về mặt pḥng thủ. V́ đơn vị KB là đơn vị lớn nhất trong Yếu-Khu, nên trách nhiệm chỉ huy pḥng thủ yếu khu được giao cho Chỉ Huy Trưởng đơn vị KB kiêm nhiệm.
 
Có 2 yếu khu liên quan đến công tác phòng thủ cơ sở Kiểm Báo:
 
Yếu Khu "Sơn Chà" thuộc Tiểu Khu Tiên Sa (Hải Quân) ở Đà Nẵng, có phạm vi pḥng thủ bao gồm TT2KB Đà Nẵng.
Yếu Khu 3 của Ban Mê Thuột thuộc Tiểu Khu Darlac, có phạm vi phòng thủ bao  gồm Đ12KB ở Ban Mê Thuột và phi trường L-19 trong thành phố BMT.
 
 
3. Tổ Chức:
 
Từ năm 1965, KQVN phát triển mạnh mẽ với sự thành lập các Sư-Đoàn KQ, với tổ chức mới bao gồm thêm các Không-Đoàn, Phi-Đoàn, hoạt động của KQ gia tăng theo nhu cầu hành quân. Hệ thống Điều-Kiểm Chiến-Thuật đă đi vào lề lối hoạt động theo dự trù. Liên-Đoàn Kiểm-Báo sau khi thành lập, đă được tổ chức như sau:
-  Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn
-  2 Trung-Tâm Kiểm Báo:
-  TT1KB ở Tân Sơn Nhất (danh hiệu PARIS CONTROL).
-  TT2KB ở Đà Nẵng (danh hiệu PANAMA CONTROL)
-  3 Đài Kiểm Báo:
-  Đ11KB ở Bình Thủy, Cần Thơ (danh hiệu PADDY CONTROL),
-  Đ12KB ở Ban Mê Thuột (danh hiệu PYRAMID CONTROL), và
-  Đ21KB ở PleiKu (danh hiệu PEACOCK CONTROL)
-  3 Đài Hướng Dẫn (BOBS) ở Biên Hòa, Đà Nẵng và PleiKu.
 
Quân số: Quân số cơ hữu Liên-Đoàn Kiểm-Báo gồm khoảng 1000 người (80% so với bảng cấp số) không kể các thành phần biệt phái theo nhu cầu phòng thủ và tổng vụ cho các đơn vị KB đồn trú ở ngoài hay ở xa các Căn Cứ, Sư Đoàn KQ.
Quân số của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn gồm 60 người.
Quân số của Trung Tâm Kiểm Báo theo bảng cấp số gồm từ 250 đến 300 người.
Quân số mỗi Đài Kiểm Báo từ 150 đến 250 người (chưa kể các thành phần phòng thủ hay tổng vụ biệt phái từ Sư-Đoàn KQ, hay Tiểu-Khu tăng cường cho các đơn vị KB ở xa hoặc ở ngoài phạm vi các Sư-Đoàn KQ gần nhất như trường hợp TT1KB ở Đà Nẵng và Đ12KB ở Ban Mê Thuột.
Quân số các Đài Hướng Dẫn (BOBS) gồm 21 người mỗi đài.
 
 
BỘ CHỈ HUY LIÊN ĐOÀN KIỂM BÁO:
* Đồn trú ở Căn Cứ Tân Sơn Nhất trong lănh thổ của Sư Đoàn 5 KQ. Ngoài ban Văn Thư Bộ Chỉ Huy, có 5 phòng:
 
PHÒNG HÀNH QUÂN:Có trách vụ tham mưu và theo dỏi hàng ngày các hoạt động hành quân của các đơn vị Kiểm báo qua ban trực HQ bằng phương tiện liên lạc trực tiếp (hot line) với các đơn vị.
 
PHÒNG KỸ THUẬT: Trách vụ tương tự như Phòng HQ, nhưng về mặt kỹ thuật, qua Ban Kiểm Soát Bảo Trì và Tiếp Liệu, liên lạc trực tiếp với các đơn vị và với Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật Tiếp Vận KQ để theo dỏi, kiểm soát điều hành các công tác bảo trì và tiếp liệu ở các đơn vị kiểm báo.
 
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU: Theo dỏi việc thực thi kế hoạch Tự Lực của LĐKB và các kế hoạch nội bộ của Liên Đoàn.
 
PHÒNG NHÂN HUẤN: (Personel&Training) Khi thành lập Liên Đoàn có hai phòng Nhân Viên và Huấn Luyện riêng biệt, nhưng sau tổ chức thay đổi, hai phòng được sát nhập làm một và trở thành Phòng Nhân Huấn. Phòng NH có trách nhiệm quản trị nhân viên, đảm bảo việc phối trí chuyên viên nhanh chóng tới các đơn vị theo dự trù hay nhu cầu. Theo dỏi việc huấn luyện chuyên viên hành quân và kỹ thuật ở cấp đơn vị theo đúng tiêu chuẩn và kế hoạch huấn luyện của Liên Đoàn.
 
PHÒNG CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ: Theo dỏi việc thực thi công tác CTCT tại các đơn vị theo đúng chỉ thị hay tiêu chuẩn của Bộ Tư Lệnh KQ, qua các toán CTCT hướng dẫn học tập, công tác Tâm Lý Chiến và Xă Hội ở cấp đơn vị.
*  Công việc của các Phòng đều được thuyết trình cho Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn vào mỗi buổi sáng với sự tham dự của các Trưởng Phòng.
 
CÁC ĐƠN VỊ TRƯỞNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM BÁO:
Các cấp chỉ huy của Hệ-thống kiểm-báo có nhiệm kỳ tới khi cuộc chiến chấm dứt:
-  Chỉ Huy Trưởng LĐKB : Đại Tá Phạm-Duy-Thân
-  TT1KB /Tân Sơn Nhất : Trung Tá Cung-Đình-Mộc
-  TT2KB /Đà Nẵng : Trung Tá Nguyễn-Cầu
-  Đ11KB /Cần Thơ : Thiếu Tá Nguyễn-Bửu-Lộc
-  Đ12KB /Ban Mê Thuột : Thiếu Tá Hoàng-Bá-Mỹ
-  Đ21KB /PleiKu : Thiếu Tá Trần-Quốc-Bàn
-  Đài Hướng dẫn (BOBS) Biên Ḥa : Đại Úy Vơ-Văn-Thông
-  Đài Hướng dẫn (BOBS) Đà Nẵng : Đại Úy Trần-Văn-Hàn
-  Đài Hướng dẫn (BOBS) PleiKu : Đại Úy Đào-Đức-Vinh
 
CÁC ĐƠN VỊ KIỂM BÁO:
Hệ thống kiểm báo bao gồm 2 Trung-Tâm Kiểm-Báo, 3 Đài Kiểm-Báo và 3 Đài Hướng Dẫn (Bobs).
Trung Tâm và Đài Kiểm Báo: Nhiệm vụ chung của các Trung Tâm và Đài Kiểm Báo là kiểm soát không phận (Air Surveillance) và vùng phòng không xác đoán được giao phó (ADIZ=Air Defence Identification Zone), yểm trợ, hướng dẫn những phi vụ chiến thuật, (Tactical Air Control) liên lạc chặt chẽ với các Trung Tâm HQ Không Trợ (Quân Đoàn), kiểm soát và yểm trợ không hành (Air Radar Control) cho các phi cơ quân sự và dân sự bay trong vùng không phận trách nhiệm.
Tổ chức: Các trung-Tâm và Đài Kiểm Báo có tổ chức tương tự như nhau, chỉ khác biệt về quân số và máy móc trang bị. Mỗi Trung Tâm hay Đài Kiểm Báo đều có :
-  Bộ Chỉ Huy và Ban Văn-thư
-  Phòng Hành Quân gồm Tổ chức Phòng tối (Dark Room) và Ban Huấn Luyện và Duy trì khả năng.
-  Phòng tối : gồm 3 toán hành quân A, B, C, mỗi toán hướng dẫn bởi một sĩ quan Chỉ Đạo Trưởng(cấp bậc Đại-Úy) và một sĩ quan Phụ tá kiêm sĩ quan Nghênh cản Phòng không (Đại-Úy). Ba toán hành quân A, B, C, luân phiên làm việc 24/24 giờ trong Phòng Tối. Mỗi toán HQ trong Phòng Tối được phân chia theo các ban:
+  Ban Hoạt động và Xác đoán: (M&I=Movement & Identification) theo dơi các phiếu kiểm soát Không-lưu (flight strip) của các phi cơ bay vào vùng cũng như bay ra khỏi vùng không phận trách nhiệm.
+  Ban không cảnh (Plotter& Scope reading) quan sát các dấu vết phi cơ trong vùng trên máy radar scope (UPA-35).
+  Ban Không Kiểm (Tactical Air Control) xử dụng hệ thống vô tuyến viễn liên trên tần số VHF và UHF để liên lạc, hướng dẫn những phi vụ yểm trợ chiến trường bằng máy Radar và giữ liên lạc chặt chẽ với Trung Tâm HQ Không Trợ (DASC).
+  Ban Kiểm Soát Không Hành (Air Radar Control) theo dỏi tất cả các phi cơ quân và dân sự bay trong vùng kiểm soát.
+  Ban Phòng Không Nghênh Cản có nhiệm vụ hướng dẫn phi cơ nghênh cản (F5E) cất cánh nhận dạng (ID) những phi cơ lạ (unknown tracks) và áp dụng mọi biện pháp cần thiết đối với những phi cơ lạ theo tiêu lệnh căn bản về phòng không và chỉ thị của Bộ Chỉ Huy Phòng Không qua trung gian các Trung Tâm Phòng Không Vùng.
+  Ban Huấn Luyện và Duy Trì khả năng : Theo dỏi khả năng chuyên môn của các chuyên viên trong mọi vị trí và trách vụ trong Phòng Tối và huấn luyện các chuyên viên HQ và KT theo tiêu chuẩn và kế hoạch của LĐKB
 
-  Phòng Kỹ Thuật gồm Ban Bảo trì Radar và Ban Tiếp Liệu.
Ban Bảo Trì Radar có nhiệm vụ bảo toàn hiệu năng tối đa của các máy điện tử như máy ḍ phương hướng (Direction finder), máy đo cao độ (Height Finder), các Radar scope và hệ thống truyền tin viễn liên VHF, UHF, Hot Line, Tacan, Beacon v.v...
Ban Tiếp Liệu phụ trách việc liên lạc với Phòng Kỹ Thuật LĐKB và Bộ Chỉ Huy KTTV KQ xin bổ xung, dự trữ các bộ phận thay thế cho các máy radar điện tử. Ngoài ra c̣n một tiểu ban Tiếp liệu tổng quát liên lạc với các Căn cứ hay Sư Đoàn KQ để lo về quân trang, vũ khí, quân xa, xăng nhớt cho Trung Tâm hay Đài Kiểm Báo.
 
 
ĐÀI HƯỚNG DẪN (BOBS)
 
Các Đài Hướng Dẫn BOBS được thành lập từ đầu thập niên 70 do nhu cầu yểm trợ hành quân của KQ trong giai đoạn chót của cuộc chiến. Về tổ chức, các đài này đều trực thuộc Trung-Tâm hay Đài KB liên hệ nhưng có cơ sở điều hành riêng biệt. Có 3 Đài hướng dẫn:
-  Đài Hướng dẫn Biên Ḥa, đồn trú trong căn cứ của SĐ3KQ ở Biên Ḥa, trực thuộc TT1KB Tấn Sơn Nhất.
-  Đài Hướng dẫn PleiKu ở ngoài căn cứ SĐ6KQ ở PleiKu, trực thuộc Đài21KB.
-  Đài Hướng dẫn Đà Nẵng, ở kế cận và trực thuộc TT2KB trên đỉnh núi Sơn Chà Đà nẵng.
 
4. Hoạt Động Hành Quân và Thành Tích Công Tác:
Là một đơn vị Yểm Trợ Hành Quân góp mặt khắp 4 Vùng Chiến Thuật, Liên Đoàn Kiểm Báo với các Trung Tâm và Đài Kiểm Báo, đă làm tṛn trách vụ được Không Quân giao phó : kiểm soát không phận 24/24, yểm trợ không hành 24/24 cho các phi cơ quân sự cũng như dân sự, ngoài ra c̣n phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ và các Trung Tâm Hành Quân Không Trợ, theo rơi, yểm trợ, hướng dẫn những phi vụ chiến thuật trên khắp các chiến trường trong nhiệm vụ bảo vệ Miền Nam Tự Do.
TrungTâm Kiểm báo 41 Đà nẵng năm 1965 dưới sự chỉ huy của Đại Úy Đặng Văn Tiếp đă hướng dẫn những phi vụ Bắc phạt của Không Lực Việt Nam mở đầu là phi vụ ngày 5 tháng 2- 1965 do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư Lệnh KQ hướng dẫn 8 phi tuần khu trục A1H oanh tạc Vĩnh Linh phía Bắc vỹ tuyến 17. Các mục tiêu địch bị tiêu hủy, tất cả phi cơ trở về căn cứ vô sự.
Trong phi vụ ngày 28- 2- 65, TTKB 41 đă hướng dẫn chiếc A1H do Trung Tá Dương Thiệu Hùng Tư Lệnh KĐ 41 lái bị trúng đạn phòng không của địch tại Đồng Hới bay về tới vịnh Đà Nẵng nhảy dù xuống biển an toàn và được trực thăng cứu cấp đưa về Tổng Y Viện Duy Tân.
Trong phi vụ ngày 19- 4- 65, hướng dẫn phi vụ oanh tạc căn cứ tiếp liệu của cộng sản Bắc Việt tại Hà Tĩnh do Trung Tá Tư Lệnh KĐ 23 CT Phạm Phú Quốc chỉ huy đă đạt được kết quả như dự trù nhưng phi cơ Tr/Tá Quốc lái bị trúng đạn pḥng không của địch đă đâm xuống gần mục tiêu. TTKB 41 đă phối hợp chặt chẽ với TACC/North Sector của USAF, US Navy 7th Fleet, ASOC 1, hướng dẫn các phi cơ rescue cố cứu Tr/Tá Quốc nhưng v́ thời tiết xấu (giông băo) nên phải bỏ cuộc. Trung Tá Phạm Phú Quốc được ghi nhận là mất tích.
Đài Hướng Dẫn (BOBS) Pleiku thuộc Đài Kiểm Báo 921 trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, đă hướng dẫn nhiều phi tuần A37 thuộc Căn Cứ 60 CT Phù Cát(SĐ 6KQ) và Căn cứ 20 CT Phan Rang (SĐ 2KQ) đánh tập thể và chính xác vào vị trí của một trung đoàn quân CSBV làm chúng thiệt hại nặng, la hoảng trên đài phát thanh Hà Nội là Mỹ đă cho B52 oanh tạc trở lại.
Đài BOBS Pleiku cũng hướng dẫn phi cơ A37 đánh sập cầu Duyên Bình trên Quốc lộ 14 ngăn chặn xe tăng T54 của CSBV từ Campuchia tiến sang uy hiếp Quân Đoàn II, đă được Tư Lệnh Vùng 2 CT (Tr/Tướng N.V.Toàn) tặng thưởng 200 ngàn đồng.
Trung Tâm Kiểm Báo 41 trong trận hải chiến ngoài quần đảo Hoàng Sa tháng 4 năm 1974 giữa Hải Quân VNCH do Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy và Hải quân Trung Cộng, đă hướng dẫn phi cơ F5E của KQVN nghênh cản phi cơ MIG 21 của cộng sản Tầu định tấn công các chiến hạm của ta trên đường rút về Đà nẵng.
Đài BOBS Sơn Chà thuộc TTKB 41 đầu năm 1975 đă hướng dẫn 9 chiếc C130 của SĐ 5KQ đánh một trận hỏa công thật đẹp ở Thu Bồn, tiêu diệt một Trung Đoàn Việt Cộng đang âm mưu xâm nhập thị xă Đà nẵng.
Đài Kiểm Báo 621 Ban Mê Thuột là đơn vị Kiểm Báo đầu tiên được tuyên dương công trạng trước Quân-Đoàn II. Trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng sản Bắc Việt và mặt trận GPMN, Đài Kiểm Báo 621     dưới sự chỉ huy của Đại Úy Trần-Đình-Giao đă tử thủ chống trả mănh liệt nhiều đợt tấn công của quân VC, bảo vệ được cơ sở không bị địch xâm chiếm. Đại Úy Giao đă được Trung Tướng Tư Lệnh Quân-Đoàn II (Tr/TgVĩnh Lộc) thăng cấp Thiếu Tá tại mặt trận và ân thưởng Anh Dũng Bội-Tinh với ngôi sao vàng.
Đài 12 Kiểm Báo Ban Mê Thuột, một lần nữa đă chứng tỏ tinh thần chiến đấu anh dũng quyết tâm bảo vệ cơ sở. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Hoàng Bá Mỹ, 310 anh em SQ, HSQ, BS thuộc Đài 12 Kiểm báo cùng với thành phần pḥng thủ biệt phái, đă chiến đấu chống trả mănh liệt trước sức tấn công của Trung đoàn 25 VC và Tiểu đoàn Đặc công 401 với chiến xa T54 hỗ trợ, cho đến khi bắn hết viên đạn cuối cùng và bị quân địch tràn ngập.
-  CHT Đài là Thiếu Tá Hoàng-Bá-Mỹ bị thương và bị địch bắt.
-  CHP Đài là Thiếu Tá Nguyễn-Văn-Phước cửng bị địch bắt.
Các Anh hùng Kiểm báo đă anh dũng đền nợ nước trong trận này gồm:
-  Đại Úy Trần Văn Điệp, SQ Phụ tá Pḥng Hành Quân
-  Thiếu Úy Nguyễn Thế Minh, Trưởng ban Truyền Tin
-  Thiếu Úy Trần Hữu Thanh, SQ Chiến Tranh Chính Trị.
 
Các Hạ sĩ quan: Thượng Sĩ Phạm Văn Hoa, Th/Sĩ Nguyễn Văn Phước, Th/Sĩ Nguyễn Văn Mẹo, Trung Sĩ I Hoàng Trung Chính, Tr/Sĩ Nguyễn Văn Mẹo, Th/Sĩ Đào Huy Bích (HQ), Th/Sĩ Đỗ Dự, Th/Sĩ Hàn Bố Quang (TL), Th/Sĩ Trần Văn Khương (BT Radar), Th/Sĩ Trần Quang Tri (Ban VT), Th/Sĩ Y-Braham, Th/Sĩ Y-Wong (Phòng vệ) và một số binh sĩ.  
Tổ Quốc ghi ơn các anh !
 
 
Chú thích: Tài liệu này được soạn thảo và tŕnh bày do sự đóng góp của cựu Đại Tá Phạm-Duy-Thân (CHT/LĐKB), cựu Trung Tá Nguyễn-Cầu (CHT/TT2KB Đà Nẵng) và cựu Trung Tá Trần-Đình-Giao (cựu CHT/ĐKB Ban Mê Thuột 1965- 1969)

 
Bui Ngoc Thang
713 820 1470
21226 Somerset Park Ln
Katy TX 77450
 
 
 
•No evil can happen to a good man. -- Plato










__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (5)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment