VŨ KHÍ CHIẾN TRANH THẾ KỸ XXI
VŨ KHÍ CHIẾN TRANH THẾ KỸ XXI
tka23 post
Nhân loại đã bắt đầu đánh nhau với những thanh gươm , đến súng máy, vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất
hiện?
New Scientist đã nghiên cứu và đưa ra các loại vũ khí tối tân của thế giới trong thế kỷ 21.
Vũ khí tự động hóa có trí tuệ nhân tạo
Đây
là các robot quân sự có thể di động trên không , trên biển và trên mặt
đất, được trang bị các loại vũ khí và máy móc thích hợp , đang trong
giai đoạn chế tạo , để có khả năng tìm kiếm
và tiêu diệt các loại mục tiêu của đối phương trên không, biển, và trên
chiến trường mặt đất, về lý thuyết không gây nguy hiểm nhân sự và tổn
thất cho lực lượng và quân đội đồng minh.
Các robots hoạt động như thế nào?
các máy tính điện tử
được trang bị trên robots phối hợp với hệ thống các cảm biến quang
học, radar, laser…xác định các mục tiêu của đối phương và sử dụng vũ khí
lắp đặt trên robots để tiêu diệt mục tiêu. Robots khi phát giác mục
tiêu, nhận biết địch – sẽ yêu cầu người chỉ huy điều khiển đang theo
dõi hoạt động của robots ở một vị trí an toàn xác định mục tiêu, ra mệnh
lệnh khai hỏa hoặc không khai hỏa, chủ động tiêu diệt mục tiêu tìm kiếm
hoặc khai hỏa theo điều khiển từ xa. Đồng thời robots cũng được trang
bị phương tiện nhận biết địch – ta, phân biệt được lực lượng, máy phát
tín hiệu nhận biết địch ta của đồng minh.
Hạn chế:
Thật sự rất khó khăn khi nhanh chóng và
chính xác phân biệt lực lượng địch, ta, lực lượng trung lập, những công
trình và cơ sở vật chất, tiên nghi dân sự, đồng thời là đám đông dân
sự, thú vật , và các loại máy nông nghiệp. Các hệ thống kỹ thuật dưới
sự kiểm soát của con người có thể sẽ có những trở ngại bất thường khi
mối liên lạc truyền thông người – máy bị đứt đoạn. Một robot quân sự
khi trở ngại có thể tấn công tất cả và vào mọi thứ có trong tầm quan sát
và nhận biết robot này .
Vũ khí lasers công suất lớn
Đó
là những chùm tia lases có công suất rất mạnh xuyên qua không gian,
trong không khí hoặc ngoài tầng khí quyển trái đất theo đường thẳng. Chùm tia lasers chuyển động với vận tốc ánh sáng ,trên khoảng cách
hàng nghìn km để tấn công mục tiêu.
Vũ khí lasers hoạt động theo nguyên tắc: Những
thấu kính đường kính lớn sẽ hội tụ các tia lasers công suất rất lớn tạo
thành một chùm tia hội tụ có đường kính rất nhỏ trên bề mặt của mục
tiêu, tương tự như hội tụ ánh sáng mặt trời qua thấu kích, chùm
lasers công suất lớn sẽ xuyên thủng và đốt cháy bề mặt của mục tiêu, phá
hủy đường bay của đầu đạn, phá hỏng các đầu đạn mang đầu nổ hủy diệt
lớn, đốt cháy chất nổ hoặc nhiên liệu.
Hạn chế:
Loại vũ khí này cần được cung cấp
một nguồn năng lượng vô cùng lớn để tạo ra một tổn thất tương tự như
động năng của một viên đạn thông thường, để có thể phá hủy mục tiêu hoặc
làm hỏng mục tiêu. Lasers công suất lớn đòi hỏi cần có nhiên liệu rất lớn hoặc một nguồn điện năng công suất cao.
Đồng thời, phương tiện mang cũng rất cồng kềnh, tương tự như máy bay
Boeing 747 mang vũ khí laser thử nghiệm của quân đội Mỹ, đồng thời, khi
chùm tia lasers di chuyển trong không khí, vũ khí phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết và hoàn toàn có thể mất đi một phần lớn hoặc toàn bộ năng lượng của nó.
Vũ khí trong không gian vũ trụ
Tầm
nhìn trên mặt đất có giới hạn, để tấn công một mục tiêu, các lực
lượng quân sự cần sử dụng rất nhiều các phương tiện trinh sát, dẫn đường
khác nhau. Nếu vũ khí (hỏa tiển , vũ khí năng
lượng, vũ khí động năng) được bố trí trên không gian, nó có thể quan
sát và tấn công bất cứ mục tiêu nào trên không, trên biển, dưới biển,
trên mặt đất và các mục tiêu khác trong không gian vũ trụ.
Nguyên lý hoạt động :
Nhiệm vụ của vũ khí không gian là đánh chặn các hỏa tiển đạn đạo , khi
các hỏa tiển này tấn công các mục tiêu trên trái đất. Các hạm đội tầu
vũ trụ hoặc các trạm không gian mang vũ khí đánh chặn. Các đơn vị vũ khí
đánh chặn luôn sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt các đầu đạn hỏa tiển. Vũ
khí có thể là những đầu đạn được chế tạo từ kim loại có độ bền vững rất
cao, như volfram. Các đầu đạn này sẽ phá hủy các hỏa tiển đạn đạo bằng
đông năng do va chạm. Đồng thời, người ta cũng tính đến giải pháp sử
dụng vũ khí lasers trong vũ trụ.
Hạn chế:
Công nghệ được tính toán từ thới
Tổng thống Ronan Rigan nhưng đến nay vẫn hoàn toàn chưa có khả năng đưa
vào thực tế. Những vũ khí đánh chặn phải hoạt động rất nhanh và chính
xác, các đầu đạn phải đánh trúng đầu đạn hỏa tiển và phá hủy nó, đây là
điều rất khó. Có thể sử dụng vũ khí lasers để đánh chặn do lợi dụng ưu
thế không có sức cản không khí, nhưng lại cần nguồn năng lượng hóa học
hoặc điện, điều đó hoàn toàn không thể trong giai đoạn hiện nay.
Phương tiện bay siêu thanh
Được
phóng lên không trung bằng các hỏa tiển thông thường, các phương tiện
mang siêu thành có thể bay với tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh Mach 5
và tấn công bất cứ điểm nào trên trái đất trong khoảng thời gian
dưới 2 giờ. Nguồn động năng đó đủ để phóng một vệ tinh viễn thông lên
quỹ đạo tầm thấp của trái đất.
Nguyên lý hoạt động:
Để có thể cất cánh được từ mặt
đất, các phương tiện bay siêu thanh phải được bay lên trên không trung
nhờ một máy bay thông thường hoặc một động cơ phản lực (hỏa tiển đẩy).
Máy bay hoặc động cơ đẩy thông thường sẽ đưa phương tiện bay siêu thanh
lên trên 1 độ cao đã được tính toán trước của thượng tầng khí quyển, ở
đó mật độ không khí loãng hơn và sức cản không khí thấp. Đây là tầng khí
không gian mà phương tiện bay siêu thanh lấy tốc độ siêu âm. Khi phương
tiện bay siêu thanh đạt độ cao , phương tiện bay sẽ tách rời khỏi động
cơ đẩy và khởi động động cơ phản lực tĩnh siêu âm, động cơ phản lực sẽ
hút không khí trộn với nhiên liệu, đốt cháy nó và luồng khí cháy phụt ra
ở ống xạ động cơ với tốc độ lớn hơn nhiều lần tốc độ âm thanh. Điều đó
có nghĩa là động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể đạt được tốc độ cao
nhất nếu so với hỏa tiển thông thường mà không cần phải nạp hỗn hợp oxy
hóa nặng để trộn với nhiên liệu như các hỏa tiển hiện nay.
Hạn chế :
Công nghệ chế
tạo phương tiện bay siêu thanh chưa hoàn chỉnh, còn rất nhiều các vấn
đề kỹ thuật trượt chưa được giải quyết, động cơ phản lực tĩnh siêu âm
không thể thực hiện được, nếu phương tiện mang (máy bay- hỏa tiển đẩy)
không vượt qua được tốc độ siêu âm, đồng thời, phương tiện bay siêu âm
không người lái mới chỉ được thí nghiệm trên cơ sở được phóng đi từ
những phương tiện mang khác (máy bay, hỏa tiển đẩy, và phương tiện bay
siêu thanh còn quá nhỏ, chưa thể điều khiển quỹ đạo đường bay cũng như
có phi công điều khiển.
Hệ thống phòng thủ phi sát thương
Các
sóng xung kích microwave có thể buộc một đám đông con người bỏ chạy mà
không gây ra những tổn thất, chấn thương về thể chất là mục tiêu của hệ
thống phòng thủ phi sát thương. Hệ thống có thể được
hoạt động bằng nguồn nuôi trên xe cơ động Humvee, trong những trường
hợp, để kiểm soát một đám đông gây rối hoặc bạo loạn.
Nguyên lý hoạt động:
Một an ten chiếu xạ sóng microwave hội
tụchùm bức xạ tia sóng microwave tần số 95 GHz (bước sóng -3mm). Bức xạ
sóng cực ngắn chiếu xạ lên diện tích 0.3mm2 trên lớp da biểu bì của cơ
thể con người gây ra cảm giác bỏng và đau đớn trong khoảng thởi gian là
5s, buộc con người phải tháo chạy, nhảy lùi lại hoặc lẩn trốn khỏi vòng
bức xạ sóng viba.
Hạn chế: Có
thể gây ra
những tổn thương về mắt và da, nếu như những người bị chieu xạ không
thoát khỏi vùng bức xạ nhanh chóng, da có thể bị bỏng trong vòng vài
phút. Chùm bức xạ có thể gây hiệu ứng nhiệt năng trên các vật dẫn điện
hoặc kim loại, tương tự như đồng tiền xu, đồ trang sức, gọng kính, sau
đó đốt cháy da, đồng thời, bức xạ có thể gây nhiễu loạn hoạt động của
các phương tiên cơ giới, đặc biệt là máy bay, xe ô tô có hệ thống điện
từ…..hoặc làm mù mắt con người. Từ đó gây ra những tổn thất về sinh lực.
Đồng thời cũng là bước phát triển mới của cuộc chạy đua vũ trang về vũ
khí phi sát thương trên diện rộng.
Hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân
Các
hỏa tiển (đạn đạo, hành trình) mang đầu đạn hạt nhân là các loại phương
tiện mang sức mạnh hủy diệt đến mọi điểm trên thế giới, với sức công
phá và hủy diệt lớn, hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân
có khả năng giải quyết chiến trường về căn bản. Các nước sở hữu vũ khí
hạt nhân hầu hết được coi là các cường quốc quân sự.
Nguyên lý hoạt động:
Một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân sẽ
được lắp đặt lên một tên lửa đạn đạo hoặc một hỏa tiển hành trình. Với
hỏa tiển đạn đạo nói chung, các tên lửa sẽ được phóng lên theo phương
thẳng đứng và đạt được độ cao trên thượng tầng khí quyển, sau đó hỏa
tiển đẩy sẽ bốc cháy và các đầu đạn bay xuống theo quỹ đạo rơi quán
tính, giai đoạn cuối các đầu đạn được điều khiển theo chương trình đã
lập sẵn trong đầu đạn về mục tiêu và được kích nổ theo chương trình.
Hạn chế:
Vũ khí hạt nhân được nhiều nước sở hữu, nhưng
chưa từng được sử dụng và bị nhiều nước cường quốc quân sự ngăn cản
phát triển, ngoại trừ 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima và
Nagasaki, có đương lượng nổ nhỏ hơn rất nhiều lần so với các loại vũ khí
hiện tại, đồng thời, vị trí phóng và quỹ đạo đường đạn rất dễ nhận
biết, từ đó có thể xác định được nơi phóng hỏa tiển và sẽ hình thành các
đòn tấn công trả đũa ồ ạt của các nước mục tiêu.
Súng điện (Tasers)
Đây
là vũ khí phi sát thương làm tê liệt khả năng chống trả của đối tượng
bằng shock điện có hiệu điện thế cao trong thời gian ngắn, người tấn
công (cảnh sát, lực lượng chống bạo loạn) có thể vô
hiệu hóa đối tượng mà không gây tổn thương kéo dài.
Nguyên lý hoạt động:
Hiện tại, súng gây sốc điện được
chế tạo theo phương án khi bóp cò, súng sẽ phóng ra 2 điện cực dạng phi
tiêu nối với 2 sơi dây dẫn điện được nối với một nguồn điện có hiệu
điện thế rất cao, khi hai đầu điện cực chạm vào cơ thể con người sẽ gây
ra hiện tượng shock điện, phá vỡ sự kiểm soát các bắp thịt , khiến người
bị tấn công sẽ bị co rút các cơ trong một thời gian ngắn. Thông thường,
người bắn thường nhằm vào cơ thể hoặc chân để tránh các khu vực nguy
hiểm như đầu và cổ. Khi không kiểm soát được bắp thịt, đối tượng sẽ bị
ngã xuống đất và bị khống chế.
Từ
khẩu súng gây shock điện Taser, có những phương án phát triển loại vũ
khí trên diện rộng, sử dụng khả năng truyền dẫn điện để tấn công gây
shock các nhóm đối tượng ẩn nấp trong các công trình xây dựng,
nhưng đòi hỏi có nguồn phóng điện rất cao và còn nhiều vấn đề kỹ thuật
phải giải quyết, đặc biệt là khả năng có thể gây tổn thất sinh mạng.
Hạn chế :
Khi sử dụng
súng gây shock điện, đối tượng bị ngã xuống đất và có thể bị tổn
thương. Phi tiêu điện cực có thể gây tổn thương cho mắt, cổ họng hoặc bộ
phận sinh dục. Với một khẩu súng Taser không thể dừng lại được cả một
nhóm hoặc một đám đông, đồng thời có những cáo buộc về việc lạm dụng
súng taser đối với dân thường và bị sử dụng trong tra tấn.
E-bombs (Bom E)
Sóng
xung kích bước sóng ngắn (microwave) có thể phá hủy hoạt động bình
thường của máy tính, phá hoại các máy móc điện tử, hệ thống nguồn điện
năng, làm hỏng và nhiễu loạn các hệ thống hoạt động phục vụ
quân đội và phục vụ dân sinh trên .
Nguyên lý hoạt động:
Khi bom nổ sẽ tạo ra các xung điện từ
bước sóng ngắn (sóng viba) tác động lên môi trường, tạo ra trường điện
từ có công suất rất lớn, tạo ra dòng điện cảm ứng trong các cuộn dây dẫn
và các vi mạch. Cường độ dòng điện cộng hưởng cực đại sẽ đốt cháy các
thiệt bị điện từ. Những quả bom E đặc biệt có công suất lớn tương tự như
một vụ nổ hạt nhân sẽ bao phủ trên diện tích rộng, còn các máy bay
không người lái khi tấn công bằng bom E có thể bảo phủ một diện tích nhỏ
hơn như một chiếc xe ô tô hoặc một ngôi nhà nhỏ.
Hạn chế:
hiệu ứng sóng viba phụ thuộc hoàn toàn vào điều
kiện môi trường, địa hình, thời tiết. rất khó dự đoán được hiệu quả của
bom –e khi sử dụng nó. Đối phương hoàn toàn có thể bảo toàn được trang
thiết bị phương tiện nếu tắt nguồn điện kịp thời và dừng hoạt động các
trang thiết bị điện tử. Một vũ khí viba rất khó định hướng, khi nổ, nó
sẽ gây tổn thất cả cho các lực lượng đồng mình nếu sử dụng trên diện
tích rộng.
Hệ thống phòng thủ hỏa tiển đạn đạo đa
tầng
Hệ thống phòng thủ hỏa tiển đạn đạo đa tầng là giải pháp cơ bản quan trọng nhất để bắn hạ và tiêu diệt các hỏa tiểnđạn đạo của lực lượng thù địch.
Nguyên lý hoạt động : Các tổ
hợp hỏa tiển đánh chặn được triển khai thành hệ thống nhằm đánh chặn các hỏa tiển đạn đạo trên các giai đoạn phóng:
Giai đoạn 1 giai đoạn hỏa tiển
đẩy đưa các đầu đạn lên tầm cao phóng đạn, đây là giai đoạn dễ phát
hiện nhất, nhưng khoảng cách đánh chặn tương đối xa, từ hàng trăm cho
đến hàng nghìn km.
Giai đoạn 2 là giai đoạn các đầu đạn hạt nhân bắt đầu lao xuống mục tiêu.
Giai đoạn đánh chặn thứ 3 là giai đoạn các đầu đạn hạt nhân tiến gần đến mục tiêu cần tấn công.
Mỗi giai đoạn có một loại hỏa tiển đánh chặn khác nhau, tạo thành các tầng phòng thủ hỏa tiển, làm tăng khả năng tiêu diệt các đầu đạn hạt nhân.
Hạn chế: hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả tác chiến của
từng giai đoạn từng tầng hỏa tiển phòng thủ. Hệ thống
có tính toàn cầu, rất rộng lớn, đòi hỏi chi phí rất cao cho xây dựng hệ
thống, thử nghiệm, kiểm tra kiểm soát, triển khai lực lượng và bảo
đảm yểm trợ kỹ thuật. Giai đoạn 1 (pha 1) là giai đoạn dễ dàng đánh chặn
hỏa tiển đẩy mang đầu đạn hạt nhân, nhưng yêu cầu phải có hệ thống thông tin chính xác và phản ứng mau lẹ, kịp thời.
10. Chiến tranh thông tin
Đây
là các hoạt động tác chiến nhằm phá hoại ngăn cản hệ thống truyền thông
và thông tin, có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động tác
chiến của đối phương, đồng thời bảo vệ hệ thống truyền
thông và thông tin của lực lượng và đồng minh chống lại các hoạt động
xâm nhập tấn công nhằm phá hoại, bóp méo, nhiễu loạn hoặc thu thập thông
tin của đối phương.
Nguyên lý hoạt động :
Chiến tranh thông tin có mục tiêu đặc biệt quan trọng là mạng lưới
truyền thông và công nghệ thông tin, hệ thống máy tính. Các chuyên viên
đột nhập của công nghệ thông tin (hackers) bẻ khóa (crack) vượt qua hệ
thống bảo mật của các hệ thống máy tính quân sự, làm nhiễu loạn, quá
tải hệ thống, thu thập nguồn tin tình báo hoặc làm các hệ thống máy
tính không hoạt động, cài đặt các loại virus phá hoại máy tính.Kỹ thuật
thông tin đột nhập cũng có thể ngăn chặn hoặc phá hoại hệ thống truyền
thông như đài phát thanh, truyền hình… hoặc cũng có thể đơn giản là
xuyên tạc, bóp méo thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch trên hệ
thống truyền thông đại chúng.
Hạn chế :
Nước Mỹ là nước có hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phát
triển mạnh nhất, đồng thời xã hội cũng hoạt động dựa vào hệ thống CNTT
và truyền thông, kỹ thuật thông tin vượt hơn hẳn so với các đối thủ ,
do đó có điều kiện và khả năng đe dọa sử dụng các hoạt động tác chiến
thông tin chống lại đối thủ hoặc sử dụng kỹ thuật thông tin có giới hạn
chống lại đối phương có nền công nghệ thấp hơn, nhưng do hệ thống thông
tin và truyền thông kết nối toàn cầu, không có giới hạn, do đó, sự tổn
thất có thể có được cả cho hai phía.
Trịnh Thái Bằng
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment