Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô
Kinh chuyen den Quy Anh Chi
(Teresa HUYNH THANH THUY).
Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô
Người xứ Nghệ
Rất tình cờ tôi biết được Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô, khi đọc bài "Tử Thủ" của tác giả Trung-Hiếu trên một tờ báo online. Nội dung viết về Tiểu-đoàn 344/Địa Phương, thuộc Tiểu-khu Bình-Tuy, đã cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập của Việt cộng, được tăng cường một Trung-đoàn Pháo, dưới quyền chỉ-huy của Thượng Tướng VC Trần-văn-Trà, Tư lịnh Quân-khu 7, trực diện tấn công Chi-khu Hoài-Đức, thuộc trách nhiệm phòng thủ của Tiểu-đoàn 344/Địa Phương.
33 ngày đêm tử thủ ở Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức, Tiểu-đoàn 344/ĐP quân số chỉ còn 50% hoặc it hơn. Trong khi đó Chi-khu Tánh-Linh gần đó đã thất thủ, và đơn vị tăng phái Liên-đoàn 7 Biệt-Động Quân, sau một thời gian quầng thảo với SĐ 6 Việt cộng đã lui binh. Tiểu-đoàn 344/ĐP đã đơn thương độc mã, tả xung hữu đột, đánh trả những đợt tiền pháo hậu xung bằng biển người của địch quân không cho chúng tràn ngập Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức. Những người Lính ĐPQ thuộc TĐ344/ĐP vào thời điểm nầy, thật sự chiến đấu trong tuyệt vọng, với tình trạng một người lính ĐPQ chống 10 thậm chí đến 20 Việt cộng với hỏa lực Pháo khủng khiếp. Nhưng với tinh thần Bảo-Quốc An-Dân hừng hực trong mỗi người lính ĐPQ, nên niềm tin nơi họ chưa tuyệt. Và cuối cùng sự cứu viện của Sư-đoàn 18BB gồm Trung-đoàn 52/SĐ18BB từ hướng Nam đánh lên, Trung-đoàn 43/SĐ18BB từ hướng Bắc Định-Quán đánh xuống, mà nổ lực chính là Tiểu-đoàn 2/43, Tiểu-đoàn trưởng là Thiếu-tá Nguyễn-hữu-Chế "người hùng" của Sư-đoàn 18BB đã đánh tan tác các đơn vị cộng quân, giữ vững được Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức đã điêu tàn vì bom đạn. Người Hùng trong cuộc chiến 33 ngày đêm tử thủ, cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập Việt cộng, không để cho Chi-khu Hoài-Đức thất thủ, đó là Đại-úy Lê phi Ô.
Người Lính ĐPQ Lê phi Ô tốt nghiệp khóa 15 Trường Võ-khoa Thủ-Đức, quê quán Phú-Trinh Phan-Thiết, cựu học sinh Trường công lập Phan-Bội-Châu Phan-Thiết từ năm 1955. Đáng lẽ, anh đã mang cấp bậc Thiếu-tá ngày 01 tháng 04 năm 1975, nhưng tình hình chiến sự, nên Quyết-định thăng cấp từ Bộ TTM không gởi đến được (Trưởng phòng TQT/Tiểu-khu BT cho biết). Bạn anh, một Sĩ-quan làm việc tại Phòng Tổng-Quản-Trị Bộ TTM cũng đã xác nhận, lúc đó mọi phương tiện vận chuyển đều phải ưu tiên cho chiến trường, khi hai người tình cờ gặp nhau trong trại giam sau ngày Nước mất. Anh cùng Tiểu-đoàn của anh với 3 Tiểu-đoàn bạn và 2 Đại-đội Trinh-Sát, đã không rút lui khi một Sư-đoàn Chính qui của Cộng sản Bắc Việt (thuộc Quân-đoàn 5 CS) được tăng cường 24 Tanks T.54 và một Trung-đoàn Pháo tiến vào Thị xã Bình-Tuy, trong đó có Bộ Chỉ-huy Tiểu-khu Bình-Tuy, so với tương quan lực lượng có thể nói là "Châu-chấu đá Xe". Nhưng những người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy đã đánh một trận để đời vào đêm 23 tháng 04 năm 1975, để rồi gãy súng tan hàng...
Cùng với vận nước nổi trôi, đã đẩy đưa anh vào những nhà tù khắc nghiệt của cộng sản, trong chính sách trả thù tàn độc nhất của những kẻ chiến thắng. Người lính ĐPQ Lê phi Ô đã từng nằm ở khám Chí-Hòa và sau đó bị đưa đến trại Trừng-Giới A20, mà lúc ở trại tù Xuyên-Mộc người viết bài nầy đã từng nghe những lời khủng bố của bọn Công-an được gọi là Cán-bộ Giáo-dục đe dọa: "Các anh cứ ngoan cố chống đối đi, chúng tôi đưa các anh tới trại Kiên Giam A20 là các anh tiêu đời". Trại Trừng-Giới A20 khủng khiếp đến chừng nào ? chúng tôi nhân dịp bài viết nầy, xin phép được nói về trại A20 qua lời kể của những người Lính bị giam giữ ở nơi đây:
Trại Trừng-Giới A20 nằm ở thung lũng Xuân-Phước, một thung lũng tử thần, vào rồi khó có đường ra. Muốn vào tới đây, người ta phải vượt qua 60 cây số đường rừng. Nhưng tại sao lại gọi là Trại Trừng-Giới ? Thực ra không có tài liệu nào định nghĩa những trại xếp vào loại A, nhưng do quy chế với tù nhân cải tạo đặc biệt, khắc khe hơn những kiểu trại Lý-bá-Sơ hay Đầm-Đùn nên chúng tôi gọi Trại A20 là trại Trừng-Giới. Nhưng có thể mô tả một cách tổng quát một trại tù được gọi là Trại Trừng-Giới, khi nó được xử dụng để làm tan vỡ sức đề kháng tư tưởng của những người tù cải tạo cứng đầu nhất, tập trung từ những cuộc thanh lọc ở các trại giam khác. Nói tóm lại, trừ phi có những biến chuyển chính trị ngoại lai, những người tù cải tạo ở trại nầy có thể bị tù rất lâu mà không được xét tha. Những cán bộ kiểm tra Cộng sản trước khi ghi chúng tôi vào danh sách chuyển trại theo phương án 4 (thanh lọc) đã nói huỵch toẹt: "Vào đây (A20) thì có thép cũng phải chảy. Lũ chúng bay cứ gọi là rũ tù với những hồ sơ chết đi theo".
Trại Trừng-Giới A20 rất đẹp, và nhìn qua người ta có cảm tưởng là một điểm du lịch, vườn rau, ao cá, những hàng dừa thẳng tắp, những căn buồng giam bằng gạch, mái lợp ngói đỏ, bệ nằm bằng xi-măng, nhà ăn, một phòng văn hóa với những sách Đỏ, một hội trường thênh thang với sức chứa 1,000 người. Nhưng nếp sống của tù nhân đàng sau nét đẹp khang trang nầy, là cả một địa ngục trần gian, ăn đói, làm việc khổ sai, bệnh không có thuốc, it được gặp gia-đình. Mỗi tối tù nhân phải "ngồi đồng" để phê phán nhau về lao động, bình bầu mức ăn hàng tháng, lấy của người nầy, cho người kia, gây chia rẻ cấu xé nhau trong số tù nhân. Đó là chưa kể đến buổi tối bọn cán bộ trại giam buộc tù nhân ngồi đấu tố lẫn nhau. Bọn cộng sản trại giam cài vào hệ thống ăng-ten dày đặc, và những dãy xà-lim kỷ luật, mà chúng tôi gọi là chuồng cọp cũng được dựng lên. Cán bộ an-ninh trại giam thường áp dụng chiến thuật "Ra tay trước", nghĩa là một người tù chỉ bị báo cáo "không an tâm cải tạo" sẽ phải nằm trong chuồng cọp hàng năm trời, bị cắt thực phẩm, bị cắt nước uống. Trong số những "Tù Vương" ( từ ngữ để chỉ những người bị cùm lâu nhất trong chuồng cọp), người viết bài nầy nhớ đến hai vị Linh-Mục là: Linh-Mục Nguyễn-văn-Vàng (Dòng Chúa Cứu Thế), năm 1969 lúc theo học khóa 9 Trung cấp CTCT tại Trường Đại-học CTCT Đà-Lạt, đã được nghe ngài giảng dạy về môn học "Nghệ thuật nói chuyện", ngài bị bắt khi tham gia vào một tổ chức Phục quốc, bị kết án chung thân và bị chuyển về trại giam A20, nghe những người bạn tù ở Trại tù A20 kể: ngài chết sau 3 năm bị cùm ở chuồng cọp, toàn thể người Ngài bị ghẻ lở, kể cả gương mặt, chỉ chừa đôi mắt. Linh-Mục Nguyễn-Luân, người viết biết Ngài ở trại tù Xuyên-Mộc, người tù bất khuất đã dám viết hàng chử: "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Không có Độc Lập - Không có Tự Do - Không có Hạnh Phúc" trên mọi tờ khai lý lịch mà cộng sản bắt Ngài viết, sau đó bị chuyển ra trại giam A20, một số bạn tù khuyên Ngài nhẩn nhục để sống, vì cuộc đấu tranh lâu dài, sẽ cần có người như Ngài. Ngài chỉ nói: "Tôi muốn chỉ là viên gạch lót đường cho những cuộc đấu tranh sau nầy". Ngài đã về nước Thiên Đàng sau 3 năm nằm chuồng cọp.
Với thời gian nằm chuồng cọp nhẹ nhất là nửa tháng đến một năm và nặng nhất từ 3 năm đến 5 năm bị cùm chân. Một bữa ăn trong chuồng cọp nhằm thời kỳ bị thẩm cung hay tù nhân bị "Đì", chỉ được phát 2 muổng cơm hay 3 lát khoai mì, được trộn với lượng muối đậm đặc, và 2 muổng nước nên tù nhân bị đói khát triền miên, từ ngày nầy qua ngày khác. Ngoài sự hành hạ về thể xác do cai tù chủ trương, còn có sự hành hạ của muỗi, muỗi nhiều đến nỗi mỗi người tù chúng tôi đành phải cho chúng hút máu no nê, không bay được nữa thì lăn đùng ra bệ nằm, rồi lấy tay chà để giết chúng. Cho nên khi vào chuồng cọp, phải lấy ngày làm đêm, giấc ngủ chập chờn trong thảng thốt, ăn uống thiếu thốn, ốm đau không có thuốc, sức lực tiêu tán rất mau. Để chống lại những biện pháp nầy, chỉ còn một phương pháp duy nhất: Chấp nhận phần xấu về mình, nghĩa là cầm chắc cái chết trong phòng kiên giam, khi chấp nhận cái giá nầy sẽ thấy mình thư thái, hết lo lắng, vượt qua được đói khát, vì thế người tù sống bình thản, không nghĩ gì về cái chết và sự sống nữa.
Ngày người viết còn ở trong Ban Chấp Hành Hội CTNCT/New Orleans, trong một lần gặp ông Đào-văn-Bình Tổng Hội-trưởng Tổng-hội cựu TNCT. Ông có kể cho tôi nghe câu chuyện của Phóng viên tờ Nhật Báo Chính Luận trước năm 1975, Ký-giả Nguyễn-Tú, cũng là người tù Trại Trừng-Giới A20 về những sỉ-nhục mà người tù bị làm nhục và hành hạ:
Thứ nhất: Theo ông (Nguyễn-Tú) thì bọn cộng sản VN còn tàn độc hơn bọn ác quỉ vì bọn chúng có khoái cảm hành hạ tù nhân. Tại trại tù A20 mỗi khi tù nhân bị kiên giam, cứ mỗi chén cơm chúng thêm vào một chén nước muối. Vì đói quá cho nên người tù vừa gạt nước mắt vừa ăn. Khi được thả ra vì quá khát nước, nên người tù cứ gục mặt xuống uống nước cống rãnh mà không sao kéo lên được. Cảnh tượng nầy giống cảnh chết khát trên sa mạc. Trong khi đó thì bọn cai tù CS thản nhiên đứng cười hô hố !
Thứ hai: Có một điều mà thế giớp Phương Tây không sao hiểu được, là trong khi họ ra sức chống lại chế độ "Phân Biệt Chủng Tộc" ở Nam Phi, thì chính sách Phân Biệt Lý Lịch của CSVN còn tệ hại hơn rất nhiều mà họ không biết. Chủ nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi chưa tinh vi và tàn khốc bằng sự sự Phân Biệt Lý Lịch Phản Động. Họ đã biến người Miền Nam thành một loài nô lệ, một thứ dân bị trị hay đúng hơn một thứ kẻ thù cần bị tiêu diệt.
Thứ ba: Trong khi cả loài người lên án bọn diệt chủng Pol-Pot, thì người ta quên lên án tội diệt chủng khủng khiếp của bọn đao phủ Hà-Nội. Bọn Khmer Đỏ chỉ giết 1 triệu người thôi. Còn bọn CSVN sau khi chiếm được miền Nam, đã bỏ đói cả dân tộc suốt 15 năm. Hiện nay trẻ em còi cọc không lớn được, phụ nữ không có khả năng sinh nở vì thiếu dinh dưỡng hoặc bị sẩy thai liên miên, dân miền Nam đang phải đối đầu với nạn diệt chủng qui mô có toan tính, có sách lược.
Thứ Tư: Trong lịch sử nhân loại chưa có chế độ nào tàn phá lương tâm và nhân phẩm con người bằng chế độ Cộng Sản. Hiện nay ở Việt-Nam chỉ cần một cái nhìn đểu là người ta có thể giết nhau, chỉ cần một tí tiền là cháu nội có thể lấy búa bổ lên đầu ông bà nội để cướp.
Nói đến người tù Trại Trừng-Giới A20, chúng ta lại nghĩ đến người lãnh tụ da đen Nam Phi Nelson Mandela. Mandela ở tù 26 năm nhưng không mất vợ mất con, gia đình và Tổ Quốc của ông vẫn còn đó. Danh vọng, sự nghiệp, nhà cửa, bằng cấp, chiến hữu của ông vẫn còn đó. Chắc chắn ông không bị bỏ đói, không phải kéo cày thay trâu, ông chưa phải ăn chuột chết, gián sống, chưa phải uống nước cống rãnh, chưa bị lột trần truồng cùm chân trong chuồng cọp. Chưa ngồi trong phiên họp để chửi bới, kết tội cha ông, bạn bè, chiến hữu mình. Con gái ông chưa phải đi làm đĩ, hay đi bán dưa hấu trên sân ga, bến xe, thế mà ông được thế giới ca tụng là Tù Vương !? Nhưng còn Nguyễn-Tú, trong đó có người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, và hàng trăm ngàn Quân Cán Chính VNCH thì sao ?! Họ đã mất tất cả từ vợ con, gia đình đến Tổ Quốc. Họ mất cả thân thế, dĩ vãng, bằng cấp, của cải và nhân phẩm. Họ đã trãi qua cuộc sống của loài thú vật trong địa ngục ghê rợn nhất. Để rồi khi được phóng thích, họ đã can đảm đạp lên cái chết, lên sóng nước hiểm nguy để tìm tự do. Và họ đến mảnh đất Hoa-Kỳ nầy trong âm thầm tủi nhục mà không ai biết đến họ. Nếu như có dịp gặp Mandela, tôi sẽ nói thẳng với ông ấy, là sau 26 năm ông vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, đó là nét đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên những nỗi thống khổ mà ông đã chịu đựng, so với hàng trăm ngàn Tù Vương Việt-Nam sau khi mất nước thì ông chỉ là con số không !
Sở dĩ tôi dài dòng kể lại cái khủng khiếp của những trại tù Cộng sản được dựng lên dài từ Nam ra Bắc để cầm tù Quân Cán Chính VNCH, sau khi Cộng sản cưỡng chiếm được miền Nam mà trong đó Trại Trừng-Giới hay Trại Kiên Giam A20 là một. Vì người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, sau 7 năm tù đã hiên ngang bước ra từ địa ngục A20 nầy. Thế mới biết sự chịu đựng dẽo dai, sự nhẩn nhục để đợi chờ: "Ngày mai trời sẽ sáng" của những người lính, người tù khi Nước mất. Qua đến xứ người, người lính ĐPQ Lê phi Ô, không cam tâm trở thành cái bóng của quá khứ, an nhàn trong cuộc sống hiện tại. Anh muốn kể lại những chặn đường chiến đấu đầy máu lửa của thế hệ anh, những người lính can-trường chiến đấu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản phương Bắc. Để con cháu tương lai được hãnh diện với quá khứ của Cha Ông chúng, tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh cho một đất nước Việt-Nam tự do, dân chủ và quyền làm người của cả một dân tộc. Trong những Hồi-Ký và Tùy-Bút Chiến-Trường anh viết và tải lên trang Blog của anh, chúng tôi đọc được những dòng chử viết bằng máu và nước mắt, của 33 ngày đêm anh cùng Tiểu-đoàn 344/ĐP tử thủ quyết không cho cộng sản chiếm được BCH/Chi-khu Hoài-Đức. Anh đã sống dưới trận mưa Pháo của địch, những cuộc tấn công biển người của những con thiêu thân "sinh Bắc tử Nam". Anh đã từng chứng kiến những người lính thân yêu trong đơn vị mình, từng người, từng người một nằm xuống. Một địa ngục được quân Cộng sản dựng nên trong âm mưu cưỡng chiếm vùng đất thân yêu Hoài-Đức, Bình-Tuy nói riêng và cả nước VNCH nói chung. Thì anh, cái địa ngục trần gian A20 do bọn Cộng sản dựng lên dể hành hạ những Thiên-thần gãy cánh như anh, thì có sá gì !
Bài viết rất thực, không phải tự vinh danh mình, người chỉ-huy của trận đánh mà anh đã vinh danh cả tập thể Quân cán Chính của Chi-khu Hoài-Đức, đặc biệt là những người "Vợ Lính". Trong một Tùy-Bút Chiến-Trường với tựa: "Chiến-Sĩ Vô Danh" với lời dẫn: - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng sản phương Bắc, Quân-lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị Quốc vong thân. Bên cạnh đó, có những hy sinh không kém hào hùng it được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: "Vợ Lính" ! Anh đã kể lại trận đánh có sự tham dự của những người Vợ Lính, và họ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh nầy:
Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974.................................................. (xin xem trọn bài viết "Chiến-Sĩ Vô Danh" trong mục Tùy-Bút Chiến-Trường, ở đây chỉ trích lại phần cuối)..........................................................................................
.................Võ-Đắt đã được hồi sinh sau 33 ngày sống trong địa ngục trần gian !!!
Tôi đi một vòng quanh phòng tuyến, đứng nghiêm chào trên mỗi xác của đồng đội. Ôm vai hoặc nắm chặc tay những đồng đội còn sống hay bị thương để nghe niềm xúc cảm dâng trào trong tim thay cho muôn vạn lời nói ! Khi đi ngang qua một lô-cốt, thấy bé Hạ ngồi khóc, tôi hoảng hốt hỏi cô bé có bị thương không ? nó lắc đầu, rồi đưa tay chỉ xuống hầm. Tôi chui vào, nhìn thấy xác của hai chị Vợ lính nằm kề bên nhau, tay vẫn còn giữ chặc hai khẩu súng. Nhìn qua lổ châu mai, khoảng cách gần, xác của 3 tên Việt cộng bị bắn vỡ toang đầu. Nhìn lại thân xác hai chị nằm đó, như người đang ngủ say ! Tôi đứng nghiêm chào và thầm nói: "Thưa các Chị, xin các Chị hãy yên giấc ngàn thu, Tổ quốc muôn đời mãi ghi ơn các Chị ! Trong trận chiến khốc liệt để bảo vệ sự an nguy, tự do, hạnh phúc cho người dân miền Nam nói chung, đồng bào Hoài-Đức, Bình-Tuy nói riêng...sự hy sinh của các Chị sẽ được ghi vào sử sách của những người lính không có số quân, và không có cả luôn 12 tháng lương tử tuất. Các Chị đã nối bước tiền nhân, không hổ danh con cháu Bà Trưng, Bà Triệu. Tôi xin đại diện cho những người còn sống hôm nay, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những Anh-Hùng Liệt-Nữ vô danh, xin ngàn thu vĩnh biệt"! Nước mắt của tôi tự dưng trào ra...Tôi bước ra khỏi hầm, với gương mặt trầm buồn, nhưng tâm tư chất chứa niềm kiêu hãnh cho một thế hệ, bất kỳ Nam hay Nữ, đã và đang cống hiến cuộc đời, và thân xác cho cuộc chiến chính nghĩa, bảo vệ sự an bình, tự do cho đất nước VNCH. Tôi ngước mắt lên nhìn trời, cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi và các anh em binh-sĩ được sống, chiến đấu, và biết thế nào về hai chử anh-hùng trong chiến trận...và tôi, may mắn được chiến đấu bên cạnh những anh-hùng đó, những chiến-sĩ Anh-Hùng Vô Danh mang tên "Vợ Lính" ! LPO
--------------------------------------
Trong những lần trò chuyện với anh qua email, được anh cho biết có mở riêng một trang blog để giới thiệu về những bài anh viết. Tôi đọc được 4 Hồi-Ký "Một Thời Lửa Đạn", 4 Tùy-Bút Chiến-Trường, 12 bài của Bạn bè viết cho anh và 20 bài Thơ của Anh và của Bạn bè. Có thể là rất nhỏ bé, nhưng đã trang trãi một chặng đường dài cuộc đời của "Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô". Từ quãng đời thơ mộng lúc còn đi học, cho đến ngày cống hiến đời trai vào nghiệp chiến chinh để bảo vệ Tự-Do, Dân-Chủ, Ấm No, Hạnh-Phúc cho miền Nam Việt-Nam nói chung, và cho vùng đất thân yêu Bình-Tuy nói riêng. Và bây giờ lưu lạc trên xứ người, người lính ĐPQ Lê Phi Ô vẫn còn trăng trở với nỗi đau của Quê Hương đang trầm luân dưới chế độ độc tài Đảng trị CSVN. Chắc là anh cũng như bao người lính VNCH tự đặt cho mình một câu hỏi: Ta làm gì với quãng đời còn lại cho Quê Hương ?!
Người viết xin cám ơn Người Lính ĐPQ: LÊ PHI Ô, từ những bài của anh tôi tìm thấy một phần đời của một thời cầm súng. Tôi trở thành người dân "Đất Biển Tình Nồng" Bình-Tuy rất muộn, nhưng tại Quê Hương thứ 3 nầy, tôi tìm thấy tình thương yêu rất mặn nồng, của người dân Bình-Tuy giành cho người lính ĐPQ trong chiến đấu, hoặc bị tù sau khi Nước mất. Và, tôi đã có câu trả lời: "Tại sao những người Lính ĐPQ lại đổ xương máu để bảo vệ vùng đất thương yêu nầy đến giây phút cuối cùng, trong đó có người Lính ĐPQ Lê phi Ô".
Người viết xin được kết bài viết bằng bài thơ "Tiếng Gọi Việt Nam" của Người Lính ĐPQ Lê phi Ô, nói lên một quãng đời lính tráng cũng như năm tháng tù đày của mình khi gãy súng tan hàng. Và những trăn trở về những vùng đất đã đi qua của một thời chinh chiến:
Mười hai năm lính, bảy năm tù
Hai mươi mốt năm một cuộc bể dâu
Tánh-Linh, Hoài-Đức, rừng Xuân-Phước
Lính trận, tù binh bạc mái đầu !
Biển-Lạc, Núi Ông, Cầu Nín Thở
Quân đi quét sạch lũ cuồng điên
Ngờ đâu chớp mắt tinh cầu vỡ
Quỷ lộng hồn oan dậy bốn miền.
Long-Giao, Suối Máu tù trơ xương
Mìn gở phanh thây máu đỏ đường
Chiếu rách xác gom vùi gió cát
Mồ chôn vô chủ lạnh khói hương.
Vợ bỏ con thơ theo cán bộ
Đồng tiền đánh đổi cả nhục vinh
Hởi ơi, canh bạc đời...đen đỏ
Mỹ nhân hề...chén rượu tàn canh !
Mẹ già ôm áo trận thương con
Hương lính còn vương trận Động-Đền
Mù mắt chờ con, con biền biệt
Con về khóc mẹ mộ không tên.
Long-Hải, Long-Điền phu gánh cá
Nặng đôi vai gánh cả giang sơn
Đội cá, mơ...Nữ-Oa đội đá
Vá trời thẹn mặt với non sông !
Bao giờ gặp lại cố nhân ơi !
Lạc-Tánh, Bình-Tuy vắng khách mời
La-Gi, Võ-Đắt, đồi Bảo-Đại
Ru thầm tiếng gọi Việt-Nam ơi !
LPO. NGƯỜI XỨ NGHỆ
Rất tình cờ tôi biết được Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô, khi đọc bài "Tử Thủ" của tác giả Trung-Hiếu trên một tờ báo online. Nội dung viết về Tiểu-đoàn 344/Địa Phương, thuộc Tiểu-khu Bình-Tuy, đã cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập của Việt cộng, được tăng cường một Trung-đoàn Pháo, dưới quyền chỉ-huy của Thượng Tướng VC Trần-văn-Trà, Tư lịnh Quân-khu 7, trực diện tấn công Chi-khu Hoài-Đức, thuộc trách nhiệm phòng thủ của Tiểu-đoàn 344/Địa Phương.
33 ngày đêm tử thủ ở Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức, Tiểu-đoàn 344/ĐP quân số chỉ còn 50% hoặc it hơn. Trong khi đó Chi-khu Tánh-Linh gần đó đã thất thủ, và đơn vị tăng phái Liên-đoàn 7 Biệt-Động Quân, sau một thời gian quầng thảo với SĐ 6 Việt cộng đã lui binh. Tiểu-đoàn 344/ĐP đã đơn thương độc mã, tả xung hữu đột, đánh trả những đợt tiền pháo hậu xung bằng biển người của địch quân không cho chúng tràn ngập Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức. Những người Lính ĐPQ thuộc TĐ344/ĐP vào thời điểm nầy, thật sự chiến đấu trong tuyệt vọng, với tình trạng một người lính ĐPQ chống 10 thậm chí đến 20 Việt cộng với hỏa lực Pháo khủng khiếp. Nhưng với tinh thần Bảo-Quốc An-Dân hừng hực trong mỗi người lính ĐPQ, nên niềm tin nơi họ chưa tuyệt. Và cuối cùng sự cứu viện của Sư-đoàn 18BB gồm Trung-đoàn 52/SĐ18BB từ hướng Nam đánh lên, Trung-đoàn 43/SĐ18BB từ hướng Bắc Định-Quán đánh xuống, mà nổ lực chính là Tiểu-đoàn 2/43, Tiểu-đoàn trưởng là Thiếu-tá Nguyễn-hữu-Chế "người hùng" của Sư-đoàn 18BB đã đánh tan tác các đơn vị cộng quân, giữ vững được Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức đã điêu tàn vì bom đạn. Người Hùng trong cuộc chiến 33 ngày đêm tử thủ, cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập Việt cộng, không để cho Chi-khu Hoài-Đức thất thủ, đó là Đại-úy Lê phi Ô.
Người Lính ĐPQ Lê phi Ô tốt nghiệp khóa 15 Trường Võ-khoa Thủ-Đức, quê quán Phú-Trinh Phan-Thiết, cựu học sinh Trường công lập Phan-Bội-Châu Phan-Thiết từ năm 1955. Đáng lẽ, anh đã mang cấp bậc Thiếu-tá ngày 01 tháng 04 năm 1975, nhưng tình hình chiến sự, nên Quyết-định thăng cấp từ Bộ TTM không gởi đến được (Trưởng phòng TQT/Tiểu-khu BT cho biết). Bạn anh, một Sĩ-quan làm việc tại Phòng Tổng-Quản-Trị Bộ TTM cũng đã xác nhận, lúc đó mọi phương tiện vận chuyển đều phải ưu tiên cho chiến trường, khi hai người tình cờ gặp nhau trong trại giam sau ngày Nước mất. Anh cùng Tiểu-đoàn của anh với 3 Tiểu-đoàn bạn và 2 Đại-đội Trinh-Sát, đã không rút lui khi một Sư-đoàn Chính qui của Cộng sản Bắc Việt (thuộc Quân-đoàn 5 CS) được tăng cường 24 Tanks T.54 và một Trung-đoàn Pháo tiến vào Thị xã Bình-Tuy, trong đó có Bộ Chỉ-huy Tiểu-khu Bình-Tuy, so với tương quan lực lượng có thể nói là "Châu-chấu đá Xe". Nhưng những người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy đã đánh một trận để đời vào đêm 23 tháng 04 năm 1975, để rồi gãy súng tan hàng...
Cùng với vận nước nổi trôi, đã đẩy đưa anh vào những nhà tù khắc nghiệt của cộng sản, trong chính sách trả thù tàn độc nhất của những kẻ chiến thắng. Người lính ĐPQ Lê phi Ô đã từng nằm ở khám Chí-Hòa và sau đó bị đưa đến trại Trừng-Giới A20, mà lúc ở trại tù Xuyên-Mộc người viết bài nầy đã từng nghe những lời khủng bố của bọn Công-an được gọi là Cán-bộ Giáo-dục đe dọa: "Các anh cứ ngoan cố chống đối đi, chúng tôi đưa các anh tới trại Kiên Giam A20 là các anh tiêu đời". Trại Trừng-Giới A20 khủng khiếp đến chừng nào ? chúng tôi nhân dịp bài viết nầy, xin phép được nói về trại A20 qua lời kể của những người Lính bị giam giữ ở nơi đây:
Trại Trừng-Giới A20 nằm ở thung lũng Xuân-Phước, một thung lũng tử thần, vào rồi khó có đường ra. Muốn vào tới đây, người ta phải vượt qua 60 cây số đường rừng. Nhưng tại sao lại gọi là Trại Trừng-Giới ? Thực ra không có tài liệu nào định nghĩa những trại xếp vào loại A, nhưng do quy chế với tù nhân cải tạo đặc biệt, khắc khe hơn những kiểu trại Lý-bá-Sơ hay Đầm-Đùn nên chúng tôi gọi Trại A20 là trại Trừng-Giới. Nhưng có thể mô tả một cách tổng quát một trại tù được gọi là Trại Trừng-Giới, khi nó được xử dụng để làm tan vỡ sức đề kháng tư tưởng của những người tù cải tạo cứng đầu nhất, tập trung từ những cuộc thanh lọc ở các trại giam khác. Nói tóm lại, trừ phi có những biến chuyển chính trị ngoại lai, những người tù cải tạo ở trại nầy có thể bị tù rất lâu mà không được xét tha. Những cán bộ kiểm tra Cộng sản trước khi ghi chúng tôi vào danh sách chuyển trại theo phương án 4 (thanh lọc) đã nói huỵch toẹt: "Vào đây (A20) thì có thép cũng phải chảy. Lũ chúng bay cứ gọi là rũ tù với những hồ sơ chết đi theo".
Trại Trừng-Giới A20 rất đẹp, và nhìn qua người ta có cảm tưởng là một điểm du lịch, vườn rau, ao cá, những hàng dừa thẳng tắp, những căn buồng giam bằng gạch, mái lợp ngói đỏ, bệ nằm bằng xi-măng, nhà ăn, một phòng văn hóa với những sách Đỏ, một hội trường thênh thang với sức chứa 1,000 người. Nhưng nếp sống của tù nhân đàng sau nét đẹp khang trang nầy, là cả một địa ngục trần gian, ăn đói, làm việc khổ sai, bệnh không có thuốc, it được gặp gia-đình. Mỗi tối tù nhân phải "ngồi đồng" để phê phán nhau về lao động, bình bầu mức ăn hàng tháng, lấy của người nầy, cho người kia, gây chia rẻ cấu xé nhau trong số tù nhân. Đó là chưa kể đến buổi tối bọn cán bộ trại giam buộc tù nhân ngồi đấu tố lẫn nhau. Bọn cộng sản trại giam cài vào hệ thống ăng-ten dày đặc, và những dãy xà-lim kỷ luật, mà chúng tôi gọi là chuồng cọp cũng được dựng lên. Cán bộ an-ninh trại giam thường áp dụng chiến thuật "Ra tay trước", nghĩa là một người tù chỉ bị báo cáo "không an tâm cải tạo" sẽ phải nằm trong chuồng cọp hàng năm trời, bị cắt thực phẩm, bị cắt nước uống. Trong số những "Tù Vương" ( từ ngữ để chỉ những người bị cùm lâu nhất trong chuồng cọp), người viết bài nầy nhớ đến hai vị Linh-Mục là: Linh-Mục Nguyễn-văn-Vàng (Dòng Chúa Cứu Thế), năm 1969 lúc theo học khóa 9 Trung cấp CTCT tại Trường Đại-học CTCT Đà-Lạt, đã được nghe ngài giảng dạy về môn học "Nghệ thuật nói chuyện", ngài bị bắt khi tham gia vào một tổ chức Phục quốc, bị kết án chung thân và bị chuyển về trại giam A20, nghe những người bạn tù ở Trại tù A20 kể: ngài chết sau 3 năm bị cùm ở chuồng cọp, toàn thể người Ngài bị ghẻ lở, kể cả gương mặt, chỉ chừa đôi mắt. Linh-Mục Nguyễn-Luân, người viết biết Ngài ở trại tù Xuyên-Mộc, người tù bất khuất đã dám viết hàng chử: "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Không có Độc Lập - Không có Tự Do - Không có Hạnh Phúc" trên mọi tờ khai lý lịch mà cộng sản bắt Ngài viết, sau đó bị chuyển ra trại giam A20, một số bạn tù khuyên Ngài nhẩn nhục để sống, vì cuộc đấu tranh lâu dài, sẽ cần có người như Ngài. Ngài chỉ nói: "Tôi muốn chỉ là viên gạch lót đường cho những cuộc đấu tranh sau nầy". Ngài đã về nước Thiên Đàng sau 3 năm nằm chuồng cọp.
Với thời gian nằm chuồng cọp nhẹ nhất là nửa tháng đến một năm và nặng nhất từ 3 năm đến 5 năm bị cùm chân. Một bữa ăn trong chuồng cọp nhằm thời kỳ bị thẩm cung hay tù nhân bị "Đì", chỉ được phát 2 muổng cơm hay 3 lát khoai mì, được trộn với lượng muối đậm đặc, và 2 muổng nước nên tù nhân bị đói khát triền miên, từ ngày nầy qua ngày khác. Ngoài sự hành hạ về thể xác do cai tù chủ trương, còn có sự hành hạ của muỗi, muỗi nhiều đến nỗi mỗi người tù chúng tôi đành phải cho chúng hút máu no nê, không bay được nữa thì lăn đùng ra bệ nằm, rồi lấy tay chà để giết chúng. Cho nên khi vào chuồng cọp, phải lấy ngày làm đêm, giấc ngủ chập chờn trong thảng thốt, ăn uống thiếu thốn, ốm đau không có thuốc, sức lực tiêu tán rất mau. Để chống lại những biện pháp nầy, chỉ còn một phương pháp duy nhất: Chấp nhận phần xấu về mình, nghĩa là cầm chắc cái chết trong phòng kiên giam, khi chấp nhận cái giá nầy sẽ thấy mình thư thái, hết lo lắng, vượt qua được đói khát, vì thế người tù sống bình thản, không nghĩ gì về cái chết và sự sống nữa.
Ngày người viết còn ở trong Ban Chấp Hành Hội CTNCT/New Orleans, trong một lần gặp ông Đào-văn-Bình Tổng Hội-trưởng Tổng-hội cựu TNCT. Ông có kể cho tôi nghe câu chuyện của Phóng viên tờ Nhật Báo Chính Luận trước năm 1975, Ký-giả Nguyễn-Tú, cũng là người tù Trại Trừng-Giới A20 về những sỉ-nhục mà người tù bị làm nhục và hành hạ:
Thứ nhất: Theo ông (Nguyễn-Tú) thì bọn cộng sản VN còn tàn độc hơn bọn ác quỉ vì bọn chúng có khoái cảm hành hạ tù nhân. Tại trại tù A20 mỗi khi tù nhân bị kiên giam, cứ mỗi chén cơm chúng thêm vào một chén nước muối. Vì đói quá cho nên người tù vừa gạt nước mắt vừa ăn. Khi được thả ra vì quá khát nước, nên người tù cứ gục mặt xuống uống nước cống rãnh mà không sao kéo lên được. Cảnh tượng nầy giống cảnh chết khát trên sa mạc. Trong khi đó thì bọn cai tù CS thản nhiên đứng cười hô hố !
Thứ hai: Có một điều mà thế giớp Phương Tây không sao hiểu được, là trong khi họ ra sức chống lại chế độ "Phân Biệt Chủng Tộc" ở Nam Phi, thì chính sách Phân Biệt Lý Lịch của CSVN còn tệ hại hơn rất nhiều mà họ không biết. Chủ nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi chưa tinh vi và tàn khốc bằng sự sự Phân Biệt Lý Lịch Phản Động. Họ đã biến người Miền Nam thành một loài nô lệ, một thứ dân bị trị hay đúng hơn một thứ kẻ thù cần bị tiêu diệt.
Thứ ba: Trong khi cả loài người lên án bọn diệt chủng Pol-Pot, thì người ta quên lên án tội diệt chủng khủng khiếp của bọn đao phủ Hà-Nội. Bọn Khmer Đỏ chỉ giết 1 triệu người thôi. Còn bọn CSVN sau khi chiếm được miền Nam, đã bỏ đói cả dân tộc suốt 15 năm. Hiện nay trẻ em còi cọc không lớn được, phụ nữ không có khả năng sinh nở vì thiếu dinh dưỡng hoặc bị sẩy thai liên miên, dân miền Nam đang phải đối đầu với nạn diệt chủng qui mô có toan tính, có sách lược.
Thứ Tư: Trong lịch sử nhân loại chưa có chế độ nào tàn phá lương tâm và nhân phẩm con người bằng chế độ Cộng Sản. Hiện nay ở Việt-Nam chỉ cần một cái nhìn đểu là người ta có thể giết nhau, chỉ cần một tí tiền là cháu nội có thể lấy búa bổ lên đầu ông bà nội để cướp.
Nói đến người tù Trại Trừng-Giới A20, chúng ta lại nghĩ đến người lãnh tụ da đen Nam Phi Nelson Mandela. Mandela ở tù 26 năm nhưng không mất vợ mất con, gia đình và Tổ Quốc của ông vẫn còn đó. Danh vọng, sự nghiệp, nhà cửa, bằng cấp, chiến hữu của ông vẫn còn đó. Chắc chắn ông không bị bỏ đói, không phải kéo cày thay trâu, ông chưa phải ăn chuột chết, gián sống, chưa phải uống nước cống rãnh, chưa bị lột trần truồng cùm chân trong chuồng cọp. Chưa ngồi trong phiên họp để chửi bới, kết tội cha ông, bạn bè, chiến hữu mình. Con gái ông chưa phải đi làm đĩ, hay đi bán dưa hấu trên sân ga, bến xe, thế mà ông được thế giới ca tụng là Tù Vương !? Nhưng còn Nguyễn-Tú, trong đó có người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, và hàng trăm ngàn Quân Cán Chính VNCH thì sao ?! Họ đã mất tất cả từ vợ con, gia đình đến Tổ Quốc. Họ mất cả thân thế, dĩ vãng, bằng cấp, của cải và nhân phẩm. Họ đã trãi qua cuộc sống của loài thú vật trong địa ngục ghê rợn nhất. Để rồi khi được phóng thích, họ đã can đảm đạp lên cái chết, lên sóng nước hiểm nguy để tìm tự do. Và họ đến mảnh đất Hoa-Kỳ nầy trong âm thầm tủi nhục mà không ai biết đến họ. Nếu như có dịp gặp Mandela, tôi sẽ nói thẳng với ông ấy, là sau 26 năm ông vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, đó là nét đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên những nỗi thống khổ mà ông đã chịu đựng, so với hàng trăm ngàn Tù Vương Việt-Nam sau khi mất nước thì ông chỉ là con số không !
Sở dĩ tôi dài dòng kể lại cái khủng khiếp của những trại tù Cộng sản được dựng lên dài từ Nam ra Bắc để cầm tù Quân Cán Chính VNCH, sau khi Cộng sản cưỡng chiếm được miền Nam mà trong đó Trại Trừng-Giới hay Trại Kiên Giam A20 là một. Vì người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, sau 7 năm tù đã hiên ngang bước ra từ địa ngục A20 nầy. Thế mới biết sự chịu đựng dẽo dai, sự nhẩn nhục để đợi chờ: "Ngày mai trời sẽ sáng" của những người lính, người tù khi Nước mất. Qua đến xứ người, người lính ĐPQ Lê phi Ô, không cam tâm trở thành cái bóng của quá khứ, an nhàn trong cuộc sống hiện tại. Anh muốn kể lại những chặn đường chiến đấu đầy máu lửa của thế hệ anh, những người lính can-trường chiến đấu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản phương Bắc. Để con cháu tương lai được hãnh diện với quá khứ của Cha Ông chúng, tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh cho một đất nước Việt-Nam tự do, dân chủ và quyền làm người của cả một dân tộc. Trong những Hồi-Ký và Tùy-Bút Chiến-Trường anh viết và tải lên trang Blog của anh, chúng tôi đọc được những dòng chử viết bằng máu và nước mắt, của 33 ngày đêm anh cùng Tiểu-đoàn 344/ĐP tử thủ quyết không cho cộng sản chiếm được BCH/Chi-khu Hoài-Đức. Anh đã sống dưới trận mưa Pháo của địch, những cuộc tấn công biển người của những con thiêu thân "sinh Bắc tử Nam". Anh đã từng chứng kiến những người lính thân yêu trong đơn vị mình, từng người, từng người một nằm xuống. Một địa ngục được quân Cộng sản dựng nên trong âm mưu cưỡng chiếm vùng đất thân yêu Hoài-Đức, Bình-Tuy nói riêng và cả nước VNCH nói chung. Thì anh, cái địa ngục trần gian A20 do bọn Cộng sản dựng lên dể hành hạ những Thiên-thần gãy cánh như anh, thì có sá gì !
Bài viết rất thực, không phải tự vinh danh mình, người chỉ-huy của trận đánh mà anh đã vinh danh cả tập thể Quân cán Chính của Chi-khu Hoài-Đức, đặc biệt là những người "Vợ Lính". Trong một Tùy-Bút Chiến-Trường với tựa: "Chiến-Sĩ Vô Danh" với lời dẫn: - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng sản phương Bắc, Quân-lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị Quốc vong thân. Bên cạnh đó, có những hy sinh không kém hào hùng it được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: "Vợ Lính" ! Anh đã kể lại trận đánh có sự tham dự của những người Vợ Lính, và họ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh nầy:
Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974.................................................. (xin xem trọn bài viết "Chiến-Sĩ Vô Danh" trong mục Tùy-Bút Chiến-Trường, ở đây chỉ trích lại phần cuối)..........................................................................................
.................Võ-Đắt đã được hồi sinh sau 33 ngày sống trong địa ngục trần gian !!!
Tôi đi một vòng quanh phòng tuyến, đứng nghiêm chào trên mỗi xác của đồng đội. Ôm vai hoặc nắm chặc tay những đồng đội còn sống hay bị thương để nghe niềm xúc cảm dâng trào trong tim thay cho muôn vạn lời nói ! Khi đi ngang qua một lô-cốt, thấy bé Hạ ngồi khóc, tôi hoảng hốt hỏi cô bé có bị thương không ? nó lắc đầu, rồi đưa tay chỉ xuống hầm. Tôi chui vào, nhìn thấy xác của hai chị Vợ lính nằm kề bên nhau, tay vẫn còn giữ chặc hai khẩu súng. Nhìn qua lổ châu mai, khoảng cách gần, xác của 3 tên Việt cộng bị bắn vỡ toang đầu. Nhìn lại thân xác hai chị nằm đó, như người đang ngủ say ! Tôi đứng nghiêm chào và thầm nói: "Thưa các Chị, xin các Chị hãy yên giấc ngàn thu, Tổ quốc muôn đời mãi ghi ơn các Chị ! Trong trận chiến khốc liệt để bảo vệ sự an nguy, tự do, hạnh phúc cho người dân miền Nam nói chung, đồng bào Hoài-Đức, Bình-Tuy nói riêng...sự hy sinh của các Chị sẽ được ghi vào sử sách của những người lính không có số quân, và không có cả luôn 12 tháng lương tử tuất. Các Chị đã nối bước tiền nhân, không hổ danh con cháu Bà Trưng, Bà Triệu. Tôi xin đại diện cho những người còn sống hôm nay, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những Anh-Hùng Liệt-Nữ vô danh, xin ngàn thu vĩnh biệt"! Nước mắt của tôi tự dưng trào ra...Tôi bước ra khỏi hầm, với gương mặt trầm buồn, nhưng tâm tư chất chứa niềm kiêu hãnh cho một thế hệ, bất kỳ Nam hay Nữ, đã và đang cống hiến cuộc đời, và thân xác cho cuộc chiến chính nghĩa, bảo vệ sự an bình, tự do cho đất nước VNCH. Tôi ngước mắt lên nhìn trời, cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi và các anh em binh-sĩ được sống, chiến đấu, và biết thế nào về hai chử anh-hùng trong chiến trận...và tôi, may mắn được chiến đấu bên cạnh những anh-hùng đó, những chiến-sĩ Anh-Hùng Vô Danh mang tên "Vợ Lính" ! LPO
--------------------------------------
Trong những lần trò chuyện với anh qua email, được anh cho biết có mở riêng một trang blog để giới thiệu về những bài anh viết. Tôi đọc được 4 Hồi-Ký "Một Thời Lửa Đạn", 4 Tùy-Bút Chiến-Trường, 12 bài của Bạn bè viết cho anh và 20 bài Thơ của Anh và của Bạn bè. Có thể là rất nhỏ bé, nhưng đã trang trãi một chặng đường dài cuộc đời của "Người Lính Địa-Phương Quân Lê Phi Ô". Từ quãng đời thơ mộng lúc còn đi học, cho đến ngày cống hiến đời trai vào nghiệp chiến chinh để bảo vệ Tự-Do, Dân-Chủ, Ấm No, Hạnh-Phúc cho miền Nam Việt-Nam nói chung, và cho vùng đất thân yêu Bình-Tuy nói riêng. Và bây giờ lưu lạc trên xứ người, người lính ĐPQ Lê Phi Ô vẫn còn trăng trở với nỗi đau của Quê Hương đang trầm luân dưới chế độ độc tài Đảng trị CSVN. Chắc là anh cũng như bao người lính VNCH tự đặt cho mình một câu hỏi: Ta làm gì với quãng đời còn lại cho Quê Hương ?!
Người viết xin cám ơn Người Lính ĐPQ: LÊ PHI Ô, từ những bài của anh tôi tìm thấy một phần đời của một thời cầm súng. Tôi trở thành người dân "Đất Biển Tình Nồng" Bình-Tuy rất muộn, nhưng tại Quê Hương thứ 3 nầy, tôi tìm thấy tình thương yêu rất mặn nồng, của người dân Bình-Tuy giành cho người lính ĐPQ trong chiến đấu, hoặc bị tù sau khi Nước mất. Và, tôi đã có câu trả lời: "Tại sao những người Lính ĐPQ lại đổ xương máu để bảo vệ vùng đất thương yêu nầy đến giây phút cuối cùng, trong đó có người Lính ĐPQ Lê phi Ô".
Người viết xin được kết bài viết bằng bài thơ "Tiếng Gọi Việt Nam" của Người Lính ĐPQ Lê phi Ô, nói lên một quãng đời lính tráng cũng như năm tháng tù đày của mình khi gãy súng tan hàng. Và những trăn trở về những vùng đất đã đi qua của một thời chinh chiến:
Mười hai năm lính, bảy năm tù
Hai mươi mốt năm một cuộc bể dâu
Tánh-Linh, Hoài-Đức, rừng Xuân-Phước
Lính trận, tù binh bạc mái đầu !
Biển-Lạc, Núi Ông, Cầu Nín Thở
Quân đi quét sạch lũ cuồng điên
Ngờ đâu chớp mắt tinh cầu vỡ
Quỷ lộng hồn oan dậy bốn miền.
Long-Giao, Suối Máu tù trơ xương
Mìn gở phanh thây máu đỏ đường
Chiếu rách xác gom vùi gió cát
Mồ chôn vô chủ lạnh khói hương.
Vợ bỏ con thơ theo cán bộ
Đồng tiền đánh đổi cả nhục vinh
Hởi ơi, canh bạc đời...đen đỏ
Mỹ nhân hề...chén rượu tàn canh !
Mẹ già ôm áo trận thương con
Hương lính còn vương trận Động-Đền
Mù mắt chờ con, con biền biệt
Con về khóc mẹ mộ không tên.
Long-Hải, Long-Điền phu gánh cá
Nặng đôi vai gánh cả giang sơn
Đội cá, mơ...Nữ-Oa đội đá
Vá trời thẹn mặt với non sông !
Bao giờ gặp lại cố nhân ơi !
Lạc-Tánh, Bình-Tuy vắng khách mời
La-Gi, Võ-Đắt, đồi Bảo-Đại
Ru thầm tiếng gọi Việt-Nam ơi !
LPO. NGƯỜI XỨ NGHỆ
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
- New Members 22
No comments:
Post a Comment