MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI ISRAEL
Để
phục vụ mục tiêu chống người Palestine ở Gaza, Israel có hẳn một khu
công nghiệp, một ngành công nghệ sản xuất máy bay không người lái. Nằm
cách Gaza khoảng 50 km về phía bắc, thuộc khu vực ngoại vi Sân bay Quốc
tế Ben Gurion của Israel, là một nơi được cho nơi chế tạo máy bay không
người lái hiện đại của Israel.
Đó
là một khu phức hợp gồm nhiều tòa nhà được xây dựng liền kề nhau dùng
để làm nhà chứa máy bay không người lái và văn phòng làm việc. Cơ ngơi
đồ sộ đó là của Công ty
Israel Aerospace Industries - một doanh nghiệp của nhà nước Israel. Từ 4 thập niên qua, IAI luôn được xem là nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sản xuất thiết bị bay điều khiển từ xa.
Một trong những "cha đẻ" máy bay không người lái là
Shlomo
Tsach - Giám đốc các chương trình cao cấp của IAI. Ông Tsach là kỹ sư
công nghệ tham gia chế tạo ra chiếc máy bay do thám không người lái đầu
tiên sau cuộc chiến Yom Kippur (năm 1973) với Ai Cập và Syria. Ngoài
Tsach, trong nhóm còn có một nhân vật đặc biệt khác tên là
Abe Kerem - người sau này là cha đẻ chiếc máy bay không người lái vũ trang Predator của Mỹ.
Những tổn thất to lớn
do máy bay chiến đấu Israel liên tục bị phòng không Syria bắn hạ được
xác định là do năng lực tình báo chiến trường của Israel khi đó quá yếu
kém. Điều này khiến người Israel vắt óc suy nghĩ. Và một trong
những bài học được người Israel rút ra là "thiếu năng lực tình báo thời
gian thực" (cập nhật ngay tức thì) để kịp thời phát hiện những vị trí
tên lửa di động của Ai Cập.
Ông Tsach nhớ lại, "lỗ hổng"
kỹ thuật này đã khiến cho hàng chục máy bay Israel bị bắn hạ mà không có
cách ngăn chặn được. Từ đó, ngay khi cuộc chiến Yom Kippur còn chưa kết
thúc, Tsach cùng với nhóm cộng sự của mình ngày đêm miệt mài nghiên cứu
và chế tạo ra một thiết bị bay điều khiển từ xa để thu hút hỏa lực đối
phương.
Ban đầu, máy bay không người lái chỉ được sử dụng vào mục đích "nhử địch" nhằm thu hút hỏa lực và đánh lạc hướng địch.
Về sau, chúng được phát triển thành các loại máy bay không người lái
tối tân, dùng cho mục đích do thám lẫn tấn công sát thương.
Ông
Tsach nhớ lại, khi Israel đưa quân đội xâm chiếm miền Nam Liban năm
1982, ông và nhóm cộng sự đã chế tạo thành công chiếc máy bay không
người lái do thám đầu tiên có tên là
Scout.
Chiếc máy bay nặng 120 cân này đã bay vút trên các đỉnh đồi và
phát giác các ụ pháo di động của người Liban, từ đó giúp quân đội Israel
giảm đáng kể những tổn thất.
Không
lâu sau sự kiện Nam Liban, một nhóm sĩ quan hải quân và thủy quân lục
chiến Mỹ đến tổng hành dinh hãng IAI để "bàn về máy bay không người
lái". Thế là bắt đầu một giai đoạn hợp tác về công nghệ máy bay không
người lái giữa Mỹ và Israel, mà một trong những kết quả là sự ra đời
loại máy bay không người lái xung kích Predator được Mỹ sử dụng sát
thương hàng ngàn người ở Afghanistan và Pakistan.
Tsach
kể tiếp, vào thời điểm năm 1974, khi "nhóm của chúng tôi xây dựng thị
trường máy bay không người lái, không ai cần đến nó". Ngày nay, trong
các nhà chứa máy bay của hãng IAI luôn luôn đậu chật cứng máy bay không
người lái với nhiều kiểu dáng, từ chiếc
Heron TP với sải cánh bằng chiếc Boeing 737 cho đến chiếc máy bay cỡ nhỏ
Bird-Eye 65o.
Một
số chiếc có thể bay trên không đến 40 tiếng đồng hồ, ở độ cao đến hơn
10.000 mét, hoặc cũng có những chiếc chỉ bay là là rất thấp và "đáp"
trên những trụ điện để quan sát khu vực mà Israel muốn. Việc điều
khiển những thiết bị bay đó dễ dàng như bọn trẻ chơi game, chỉ cần bấm
nút điều khiển hoặc rê chuột điều khiển theo hình ảnh bản đồ hiển thị
trên máy vi tính.
Máy
bay không người lái theo dõi mục tiêu cả ngày lẫn đêm, sử dụng radar
tầm nhiệt hoặc "tô màu" mục tiêu bằng tia laser để cho máy bay F-16 hoặc
trực thăng Apache tấn công. Những chiếc máy bay không người lái vũ
trang (tiêm kích) thì thường bay lén, không để cho dân chúng nhìn thấy,
xuất hiện thật nhanh để tấn công mục tiêu rồi biến mất ngay.
"Chúng tôi sẽ thích nghi"
Mùa
hè năm 2005, Thủ tướng Israel Ariel Sharon ra lệnh rút toàn bộ quân đội
và người định cư ra khỏi Dải Gaza, chấm dứt gần 40 năm chiếm đóng dải
đất nhỏ bé nằm dọc bờ biển Địa Trung Hải này. Một năm sau, mùa hè năm
2006, các tay súng Hamas ở Dải Gaza bắt cóc binh sĩ Israel
Gilad Shalit ngay khu vực biên giới Gaza-Israel.
Vụ bắt cóc là lý do để Israel
đẩy mạnh các đợt càn quét bằng xe tăng và máy bay vào Dải Gaza, kể cả
các hoạt động do thám trên không bằng máy bay không người lái nhằm tìm
kiếm và cứu Shalit. Thế nhưng, tất cả chỉ là một nỗ lực vô vọng, vì dựa
vào địa hình đặc biệt của Gaza, các tay súng Palestine đã giấu kỹ
Shalit, khiến cho các máy bay do thám Israel không tài nào nhìn thấy
được.
Sự kiện Israel rút hết người
ra khỏi Dải Gaza năm 2005 thoạt nhìn thì đúng là Israel trao trả Gaza
lại cho người Palestine tự quản, nhưng thực chất đó chẳng qua chỉ là một
sự thay đổi hình thức chiếm đóng. Người Palestine đã biết rõ ý đồ của
Israel là biến Gaza thành một "nhà tù mở" khổng lồ giam nhốt toàn bộ 1,6
triệu người Palestine.
Đối với người Palestine ở
Gaza, Israel hiện vẫn đang chiếm đóng Gaza bằng hình thức sử dụng máy
bay không người lái kiểm soát bầu trời, thường xuyên khủng bố cuộc sống
thường nhật của người Palestine. Tiếng gầm rú của máy bay không người
lái Israel ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, từ giáo dục cho đến giải trí,
ngay cả việc xem truyền hình cũng gặp không ít khó khăn do bị nhiễu
sóng radar từ máy bay không người lái.
Một binh sĩ Israel chuẩn bị thả một chiếc máy bay không người lái cỡ nhỏ làm nhiệm vụ do thám và chỉ điểm.
|
Người
dân ở dải Gaza bây giờ không dám ra đường vì sợ bị "nhận diện" nhầm là
các tay súng vũ trang; ở trong nhà cũng không dám sử dụng thiết bị tỏa
nhiệt độ cao vì sợ radar tầm nhiệt, kể cả việc hút thuốc lá cũng trở nên
hết sức nguy hiểm, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Điều nguy hiểm nhất là sự hiện diện của máy bay không người lái Israel
trên bầu trời Gaza nhiều năm qua đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ đối với
nhiều thế hệ người Palestine. Nó khiến cho trẻ em Palestine luôn rơi
vào tình trạng tinh thần không ổn định, trở nên nhút nhát và dễ hoảng
hốt mỗi khi nghe thấy tiếng hú vọng lại từ xa,…
Abu
Ahmed, biệt danh của một chiến binh thuộc lực lượng Islamic Jihad, cho
rằng bề gì thì những người Palestine ở Gaza cũng sẽ tìm được cách thích
nghi, cách để người Palestine đối chọi với vũ khí công nghệ cao của Israel là sử dụng phương tiện càng thô sơ càng tốt. Abu Ahmed có thể nhớ tên hàng loạt máy bay không người lái của Israel, kể cả tầm phủ sóng và độ cao của từng chiếc.
Abu Ahmed cho biết, Islamic Jihad đã cử một nhóm chuyên thu thập những tin tức về
các loại máy bay không người lái để nghiên cứu tìm phương án đối phó.
Tuy nhiên, với năng lực vũ khí hiện tại, họ chưa bao giờ hạ được một
chiếc nào cả.
Vì vậy, hàng ngày, người Palestine ở Dải Gaza vẫn phải đối diện với
tiếng hú ghê rợn của máy bay không người lái và học cách để tránh bị
"nhận diện" nhầm mỗi khi chúng xuất hiện. "Chúng tôi sẽ thích nghi" -
Abu Ahmed nói
TỔNG HỢP
__._,_.___
No comments:
Post a Comment