Saturday, February 18, 2012

 
ĐẢO GUAM CĂN CỨ QUÂN  SỰ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ
tka23 post
Guam là căn cứ chiến lược cho các chiến dịch quân sự của Mỹ chống Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới Thứ II. Nay, đảo này trở thành căn cứ Không quân và Hải quân lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, khi quân đội Mỹ đóng trên 30% diện tích đảo.
 
   Hòn đảo này có số dân 175.000 và có sự hiện diện của Mỹ, kể cả quân sự, trong một thế kỷ qua. (Bản đồ cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo Guam).
Hiện tại có 7.500 lính Mỹ đang đóng tại đảo Guam. Trong tương lai, đảo Guam sẽ được trang bị để đón nhận tới 18.000 quân nhân cùng với 19.000 thân nhân của họ.
Guam là nơi mà trong Thế chiến thứ hai, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.
Trong chiến tranh Việt Nam, đảo Guam cũng là điểm xuất phát để hàng trăm chiếc B-52 .
Trước đây, một phần lớn trong GDP của Guam từng đến từ du khách Nhật Bản (80%) và Hàn Quốc (10%), những người gọi hòn đảo này là “châu Mỹ ở châu Á”.
   Tuy nhiên, đến năm 2008, du lịch đã không còn mang lại nhiều  nguồn lợi  cho Guam do cuộc khủng hoảng kinh tế thay đổi thú du lịch của người Nhật và đồng won Hàn Quốc mất giá giới 30% so với đồng đô la Mỹ.  Guam đã yêu cầu chính phủ Mỹ tăng khoản tài chính hỗ trợ hàng năm thêm 1/3. Dần dần, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi cho chính phủ Lãnh thổ Guam để được tăng cường bố trí sự hiện diện quân sự tại đây nhiều “khoản” đến mức hòn đảo này không cần hỗ trợ quốc tế - một điều mà các vùng lãnh thổ và nhiều quốc gia độc lập khác ở Châu Đại Dương không thể không có.
(Ảnh: Một góc căn cứ Không quân của Mỹ).
Đặc biệt, kể từ khi nước Mỹ có tổng thống da màu đầu tiên - Barack Obama, người rất được mến mộ tại Châu Đại Dương vì là người đầu tiên “thuộc dân quần đảo Polynesi” trở thành tổng thống Mỹ (Obama sinh ra ở Hawaii), người dân Guam đặt rất nhiều hy vọng về chính trị và kinh tế vào nhân vật này.
 Hòn đảo cận nam nhất của quần đảo Mariana này đã dần trở thành một căn cứ chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
(Ảnh: Căn cứ của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ ở Guam).
Guam nằm cách Tokyo (Nhật Bản) và Manila (Philippines) 3 giờ bay; cách Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Seoul (Hàn Quốc) 4 giờ bay; cách Singapore và Bali (Indonesia) 5 giờ bay; cách Bangkok (Thái Lan), Sydney (Australia) 6 giờ bay - tức là cách tất cả các điểm nóng trong khu vực tối đa là 6 giờ bay. Mùa hè năm ngoái Nhà Trắng bật đèn xanh cho một loạt các dự án đầu tư để hiện đại hóa và mở rộng các hoạt động quân sự tại Guam. Tổng chi phí dự án lên tới hơn 10 tỷ USD. Trên nguyên tắc, kế hoạch phải được hoàn tất vào năm 2014.
(Ảnh: Máy bay Mỹ B-1B Lance cất cánh từ căn cứ không quân).
Ngoài ra một trong những mục tiêu của dự án mở rộng các hoạt động quân sự tại đảo Guam nằm trong kế hoạch di chuyển  một phần căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản đến hòn đảo này.
Các nhà chiến lược của Mỹ dự trù xây thêm hai căn cứ quân sự tại đảo Guam, làm mới  cảng
 Apra. Căn cứ không quân cũng sẽ được tân trang để đón nhận thêm trực thăng và các loại chiến đấu cơ tối tân .
  Trong số này có cả máy bay không người lái
 Global Hawk với khả năng bay liên tục hơn 30 giờ và có thể bay hơn nửa vòng trái đất.
ĐỌC THÊM
 
ĐẢO GUAM 
 
   Guam (tiếng Chamorro: Guåhan), tên chính thức là Lãnh thổ Guam, là một đảo trong miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ.
Người Chamorros, cư dân bản địa của Guam, là nhóm người đầu tiên sinh sống tại hòn đảo khoảng 6.000 năm về trước. Nó là đảo lớn nhất và ở tận phía nam nhất của Quần đảo Mariana. Thủ phủ của đảo là Hagåtña, trước đây là Agana. Kinh tế của Guam  nhờ vào du lịch (đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.
    Khi cộng sản cưởng chiếm miền nam  tháng tư năm 1975, Guam là chặng dừng chân đầu tiên của hơn 100.000 người Việt di tản từ trong nước chạy qua bằng máy bay hay bằng tàu thủy vào lúc Sài Gòn sắp thất thủ[1].

 Lịch sử

Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan  đã đến đảo năm 1521 trong chuyến đi vòng quanh trái đất. Tướng Miguel López de Legazpi tuyên bố chủ quyền Guam cho Tây Ban Nha năm 1565. Người Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa lãnh thổ này năm 1668 khi linh mục  San Vitores đến nơi đây. Ông thiết lập một cơ sở truyền đạo Công Giáo đầu tiên. Quần đảo lúc đó được cai trị từ Philippine như một phần của Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1668 và năm 1815, Guam là một nơi dừng chân quan trọng trên đường giao thương của Tây Ban Nha giữa Mexico và Philippines. Guam cùng với phần còn lại của Quần đảo Mariana và Quần đảo Caroline được Tây Ban Nha xem như một phần thuộc địa của họ tại Philippines. Trong khi nền văn hóa Chamorro là đơn lập, các nền văn hóa của cả Guam và Quần đảo Bắc Mariana bị ảnh hưởng truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha rất nặng nề.
Hoa Kỳ chiếm lấy đảo năm 1898 sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Guam trở thành một trạm phục vụ cho các tàu chiến Hoa Kỳ đi lại từ Philippines trong khi Quần đảo Bắc Mariana sang tay qua Đức rồi Nhật Bản.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Guam bị các lực lượng Nhật Bản tấn công và xâm chiếm vào ngày 8 tháng 12, 1941. Trước khi tấn công, đa số các công dân Hoa Kỳ đã được đưa ra khỏi đảo và xa nơi nguy hiểm. Quần đảo Bắc Mariana trở thành một đất bảo hộ của Nhật Bản trước chiến tranh. Chính những người Chamorros từ Quần đảo Bắc Mariana được đưa đến Guam để làm thông dịch viên cho lực lượng chiếm đóng Nhật Bản. Người Chamorros trên Đảo Guam bị quân đội Nhật xem như những kẻ thù bị chiếm đóng. Sau chiến tranh, chuyện này đã làm cho người Chamorros trên Đảo Guam hận thù người Chamorros tại Quần đảo Bắc Mariana. Guam bị chiếm đóng khoảng 31 tháng. Trong thời gian này, người bản địa Guam bị bắt làm lao công, gia đình ly tán, bị hành quyết, đưa vào trại tập trung và làm mãi dâm. Khoảng một nghìn người chết trong thời kỳ bị chiếm đóng theo Chứng thực của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004. Hoa Kỳ trở lại và đánh Trận Guam (1944) ngày 21 tháng 7, 1944 để tái chiếm đảo từ tay Nhật Bản. Hoa Kỳ cũng chiếm được Quần đảo Bắc Mariana. Sau chiến tranh, Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho việc thành lập cơ cấu chính quyền đảo và ban quyền công dân Hoa Kỳ cho người dân.

 Lịch sử người Việt ở đảo

Guam là nơi tạm dừng của hơn 100.000 người Việt di tản trong Biến cố tháng tư năm 1975. Chính nơi này cũng là nơi Tàu Việt Nam Thương Tín đã làm một cuộc hành trình trở về tự nguyện ngày 16 tháng 10 năm 1975 cùng với 1.546 người.
Sau khi tạm cư ở đảo một thời gian, 111.919 người Việt[2] đến Guam được chính phủ Hoa Kỳ sắp xếp cho đi định cư tại những tiểu bang khắp Hoa Kỳ. Những người chọn lựa ở lại và sinh cư lập nghiệp tại Guam không tới 200 người. Hiện tại, Guam có tới bảy tám tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ, tiệm nào cũng có món phở nhưng người địa phương thích nhất là món hủ tiếu nấu theo kiểu Việt Nam mà họ gọi là combination soup. Ở Guam chỉ có hai bác sĩ người Việt, còn phần đông là buôn bán. Có người từ California hay từ những tiểu bang khác qua Guam mở quán Karaôkê hay hộp đêm để phục vụ du lịch.

 Địa lý

Phần phía bắc của Guam từ không gian
Phần phía nam của Guam từ không gian
Guam nằm ở vị trí 13.5° bắc 144.5° đông và có diện tích là 210 dặm vuông (544 km²). Nó là đảo cận nam nhất của Quần đảo Mariana và là đảo lớn nhất trong Quần đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu, nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông. Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất, ở phía tây nam của Guam có độ sâu khoảng 35.797 ft (10.911 mét). Điểm cao nhất tại Guam là Núi Lamlam cao 1.332 ft (406 m). Đảo Guam dài 30 dặm Anh (48 km) và rộng từ 4 dặm (6 km) đến 12 dặm (19 km). Thỉnh thoảng Đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây của Mảng Thái Bình Dương và gần mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi khi ảnh hưởng đến Guam.
Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung.

 Khí hậu

Khí hậu  nhiệt đới duyên hải. Thời tiết thường nóng và rất ẩm với ít thay đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ cao trung bình là 86 °F (30 °C) và nhiệt độ thấp trung bình là 74°F (24 °C) với lượng mưa trung bình hàng năm là 96 inch (2.180 mm). Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng sáu. Những tháng còn lại là mùa mưa. Tháng 1 và tháng 2 được xem là tháng mát nhất trong năm với nhiệt độ ban đêm khoảng từ 75 đến 70 °F và thông thường có độ ẩm thấp hơn. Tháng dể có bão nhất là tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra quanh năm.
Trung bình có ba cơn bão nhiệt đới và một cơn bão lớn đi qua Guam trong vòng 180 hải lý (330 km) mỗi năm. Cơn bão có cường độ mạnh nhất đi qua Guam mới vừa qua là  bão Pongsona với sức gió gần trung tâm là 125 dặm một giờ đập vào Guam ngày 8 tháng 12 năm 2002 để lại sự tàn phá khủng khiếp. Từ sau  bão Pamela năm 1976 các cấu trúc nhà cửa bằng gỗ đã được thay thế bằng các cấu trúc bê tông[3] [4]. Trong thập niên 1980, các cột điện bằng gỗ bắt đầu được thay thế bằng các cột chống bão bằng bê tông cốt thép. Trong thập niên 1990, nhiều chủ nhà và cơ sở thương mải đã lắp đặt các cửa chớp chống bão(cửa lá sách).

 Dânsố

Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, dân số của Guam là 154.805[5] Dân số ước tính năm 2007 cho Guam là 173.456[6]. Cho đến năm 2005, sự gia tăng dân số hàng năm là 1,76%[7]. Nhóm dân đông nhất là người bản xứ Chamorros, chiếm 57% tổng dân số. Nhóm dân lớn thứ nhì là người Philippines chiếm 25.5%, người da trắng 10%, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên và các nhóm dân khác. Ngày nay, Giáo hội Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất chiếm 85%. Ngôn ngữ chính của đảo là tiếng Anh và tiếng Chamorro.

 Văn hóa

Văn hóa Chamorro truyền thống được thể hiện trong điệu múa, đi biển, nấu ăn, bắt đánh cá, các trò chơi (như batu, chonka, estuleks, và bayogu), các bài hát và kiểu cách bị ảnh hưởng bởi sự di dân của những người từ những nơi khác đến. Chính sách của Tây Ban Nha thời thuộc địa (1668-1898) là một chính sách thu phục và khuyến khích cải đạo sang Giáo hội Công giáo Rôma. Tình trạng dẫn đến việc loại dần các chiến binh nam của Guam và đẩy người Chamorro ra khỏi quê hương của họ.
Sử gia Lawrence Cunningham vào năm 1992 có viết "Theo ý nghĩ của người Chamorro, vùng đất và các sản phẩm từ đất sinh ra thuộc về mọi người. Inafa'maolek, hay là phụ thuộc liên đới, là chìa khóa hay giá trị trung tâm trong văn hóa Chamorro... Inafa'maolek phụ thuộc vào một tinh thần hợp tác. Đây là ý nghĩa cốt lõi rằng mọi thứ trong văn hóa Chamorro xoay tròn quanh nhau. Mối quan tâm mạnh mẽ là vì nhau hơn là chủ nghĩa cá nhân và quyền tư hữu."
Văn hóa cốt lõi của Chamorro là sự kết hợp phức tạp qui định xã hội đặt trọng tâm vào sự kính trọng: Từ việc hôn bàn tay của người già, lưu truyền những huyền thoại, bài hát, và các nghi lễ tán tỉnh, đến việc một người cầu xin tha thứ từ tổ tiên đã khuất khi đi vào rừng sâu. Những phong tục tập quán có từ trước khi Tây Ban Nha xâm chiếm bao gồm làm thuyền
 
galaide,
 làm nhạc cụ belembaotuyan,...
BKTT
__._,_.___
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment