CHIẾN XA MỸ ABRAMS- THỰC TẾ CHIẾN TRƯỜNG
tka23 post
M1 Abrams là loại thiết giáp do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Xe được đặt theo tên của
Creigton Williams Abrams Jr, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ
kể từ tháng 12 năm 1972 đến trước khi ông qua đời vào năm 1974. Hiện
tại, đây là loại xe tăng thông dụng nhất trong quân đội Hoa Kỳ.
Chi tiết chính của xe:
Khối lượng 54,1 tấn, điều hành4 người. Thân xe dài 7,92 m (cả pháo
quay phía trước 9,77 m); rộng 3,65 m; cao 2,38 m (đến nóc pháo tháp).
Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500vc); khả năng leo dốc 30 độ;
vách đứng 1,24 m; hào rộng 2,77 m; lội nước sâu 1,22 m (không
có bộ phận lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h; hành trình dự trữ 500
km. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105 mm ổn định trong hai mặt phẳng (đạn 55
viên); súng máy 7,62 mm (đạn 11400 viên); súng máy phòng không 12,7 mm
(đạn 1000 viên). Được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính
đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt
...
Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng 57,2t; tốc độ lớn
nhất 66,77km/h, pháo nòng trơn (đạn 40 viên); dài (cả súng ) 9,83m;
rộng 3,66m; cao 2,44m (đến nóc tháp ); vỏ được tăng cường lớp hợp kim có
thành phần uranium nghèo ...
M1, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng
HAB, xe tăng phá mìn TMMCR
,
xe sửa chữa, cứu kéo
ARV-90.
Các xe M1 (-1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và đang được suất sang nhiều nước khác.
Lịch sử ra đời
Từ
giữa thập niên 70, giới lãnh đạo quân đội Mỹ bắt đầu thúc đẩy việc hiện
đại hoá quân đội để hạn chế nguy cơ thất bại trên chiến trường. Cuộc
chiến chống du kích trong rừng đã kết thúc, thế trận lúc này được tập
trung vào những cuộc chiến quy mô ở chiến trường châu Âu-Liên Xô.
Cùng
với đó là cuộc chiến giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông với
những cuộc đấu tăng lớn kèm theo nhiều kinh nghiệm chiến trường từ đồng
minh Israel khiến cho việc hiện đại hoá tập trung vào lĩnh vực thiết
giáp.
Từ
sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến tận những năm 1980, lực lượng tăng
của Mỹ dựa trên sự phát triển của cái rễ M26 Persing thành các ngọn M46, M47, M48, M60. Những nỗ lực thay thế như
MBT-70,
T-95(không phải xe tăng T-95 của Nga về sau) đều thất bại vì chi phí
cao và quá phức tạp. M1 đã ra đời vào đúng thời điểm lý tưởng với các
công nghệ vừa mới ra lò: vỏ giáp composite, máy quan sát đêm bằng hồng
ngoại, thiết bị xác định khoảng cách bằng laser, máy tính đạn đạo và
động cơ turbine. Những công nghệ này sau đó đã được trang bị cho xe tăng
M1. Rút kinh nghiệm thất bại từ MBT-70, người Mỹ quyết định thiết kế
Abram theo một hướng mới: thay vì cố gắng chế tạo loại xe tăng tốt nhất
thế giới, họ chế tạo loại xe tăng tốt nhất và có chi phí vừa phải.
So với Leopard 2 của Đức và Challenger của Anh, Abram có giá rẻ hơn nhưng vẫn là một địch thủ mạnh không hề thua kém.
M1 là chương trình thay thế
M60 bắt đầu từ những năm 1960. Một trong những cố gắng đầu tiên trong
chương trình là MBT-70 của liên minh Mỹ-Đức, tuy nhiên dự án MBT-70 đã
thất bại với sự rút lui của Đức vì quá phức tạp và tốn kém. Phiên bản ít
phức tạp hơn của MBT-70 là XM803
được nghiên cứu tuy nhiên vẫn bị huỷ vào cuối năm 1971. Tháng 2 năm
1972, nhóm nghiên cứu xe tăng (MBT) mới được thành lập tại Fort Knox
dưới quyền của
thiếu tướng William Desobry để nghiên cứu yêu cầu cho loại MBT
mới. Những yêu cầu cho loại MBT mới đượt đặt theo thứ tự ưu tiên: Sự an
toàn của tổ lái, khả năng giám sát và phát giác mục tiêu, tỉ lệ trúng
của phát đạn đầu và các phát sau, thời gian phát giác và bắn mục tiêu
thấp, độ di động trên địa hình mở, tổng hợp vũ khi đầy đủ, sự an toàn
cho thiết bị, môi trường cho tổ lái, sự lộ diện của xe, tăng tốc và giảm
tốc, sắp xếp đạn, yếu tố con người, khả năng sản xuất, tầm hoạt động,
tốc độ, yểm trợ, khả năng phát triển, thiết bị hỗ trợ và khả năng chuyên
chở(bằng máy bay, xe...). Việc sản xuất phiên bản thử nghiệm xe tăng XM815 sau đó được trao cho
hai nhà thầu Chrysler(sản xuất M60) và GM(chế tạo MBT-70) vào tháng 6 năm 1973.
Sự lựa chọn vũ khí tập trung vào 3 loại pháo chính: M68 105mm có sẵn, pháo nòng xoắn
110mm của Anh và pháo Rheinmentall 120mm nòng trơn của Đức. Người Mĩ
sau đó quyết định chọn pháo 105mm vì những tiến bộ trong chế tạo đạn APFSDS DU cho khả năng xuyên giáp cao (đạn M833
nâng cấp có khả năng xuyên phá 420mm RHA ở khoảng cách 2.000m, 60 độ)
so với nhiều loại đạn APFSDS lõi tungsten khác(đạn 120mm APFSDS của Anh
có khả năng xuyên 400mm và 125mm của LX có thể xuyên 450mm) mà vẫn giữ được tiêu chuẩn cho quân đội.
Hơn nữa khi nghiên cứu pháo 120mm của Đức, người Mỹ kết luận rằng nó
quá phức tạp và mắc tiền đối với tiêu chuẩn của Mỹ. Phiên bản được đơn
giản hoá rẻ tiền hơn là M256 sau đó được cho ra đời cùng vài điều chỉnh
trong hệ thống điều khiển hoả lực. Phiên bản M256 không ra đời kịp lúc
cho sản xuất hàng loạt với xe tăng Abram.
Ngoài ra cũng có một số ý tưởng phát triển độc đáo: hoả tiển chống tăng phóng từ pháo chính như loại hoả tiển Shillelagh 152mm của xe tăng M551 Sheridan, M60A2 Paton
và MBT-70 phiên bản của Mỹ nhưng bị huỷ bỏ vì nhiều tiến bộ trong hệ
thống điều khiển hoả lực (FCS) chính xác cao cũng như thực tế là đạn
pháo thường có giá bằng 5% giá tên lửa.
Một ý tưởng khác là lắp 1 pháo 25mm Bushmaster đồng trục với pháo chính
để tiêu diệt các thiết giáp nhẹ nhằm giảm tiêu thụ đạn cho pháo chính
(bị huỷ vì quyết định chế tạo dòng IFV Bradley).
Một quan ngại khác là về sự an toàn của chiếc MBT mới. Trong lịch sử, nguyên nhân chính của việc mất mát xe tăng chạy bằng động cơ diesel là do đạn bốc cháy. Để tránh đìều này, khoang chứa đạn của XM815 được thiết kế để đặt sau tháp pháo để tránh bị bắt lửa khi vỏ xe bị xuyên phá.
Cách
thức phát triển công đoạn nghiên cứu, chế tạo MBT mới của quân đội Mỹ
cũng khá khác lạ. Đó là đặt hàng phiên bản mẫu từ hai hãng Chrysler
Defense và GM. Người của quân đội Mỹ không dính sâu vào việc nghiên cứu
chế tạo MBT mới mà là quản lý ở cấp cao của chương trình và thực hiện
những cuộc kiểm tra sau này. Tuy nhiên cách thức này giúp cho thế hệ MBT
mới tốt hơn và có giá rẻ hơn. Hai nhà thầu đã đồng ý phát triển XM815
vào tháng 6 năm 1973. GM thiết kế 1 mẫu xe sử dụng động cơ diesel,
Chrysler thì sử dụng động cơ turbine. Ngoài những yêu cầu kỹ thuật cho
loại MBT mới thì yêu cầu về giá cả không vượt quá 507.790 USD/
chiếc(thời giá
1972) cũng được đặt ra.
Tháng
7 năm 1973, một nhóm nghiên cứu của Mỹ đến thăm cơ sở nghiên cứu ở
Chobham, Anh để tìm hiểu về loại giáp đặc biệt đang được phát triển.
Loại giáp mới này có tên Burlington
đặt bởi quân đội Mỹ hay tên thông dụng hơn là Chobham. Loại giáp mới
này cho khả năng kháng cự "ngoại hạng" đối với đạn nổ lỏm so với giáp
thép.
Cuối năm 1973, chương trình XM815 được đổi tên thành XM1.
Việc
quyết định áp dụng giáp Chobham lên M1 cũng buộc hai nhà thầu thiết kế
lại lớp ngoài của giáp cho phù hợp. Hai mẫu thử nghiệm của hai nhà thầu
sau đó được đưa tới bãi thử Aberdeen và các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ
tháng 1 đến tháng 5 năm 1976.
Cùng
lúc đó, Mỹ cũng đang hối thúc các đồng minh châu Âu trong NATO tiêu
chuẩn hoá các loại vũ khí của mình. Chính quyền Đức lúc đó đề nghị Mỹ
nên xem xét việc dùng Leopard 2 làm MBT mới của Mỹ để khởi động cho kế
hoạch tiêu chuẩn hoá NATO. Dù làm khó chịu nhiều nhà lãnh đạo quân đội,
bộ quốc phòng Mỹ vẫn quyết định đồng ý xem xét Leopard 2. Một phiên bản
của Leopard 2 là Leopard 2 AV sau đó được đưa tới Mỹ vào mùa thu năm
1976 để nghiên cứu. Leopard 2 được đánh giá là có hệ thống điều khiển
hoả lực tốt hơn, nhưng lại yếu hơn về giáp, cách chứa đạn, xoay tầm
hướng của tháp pháo và yếu tố quyết định: Leopard 2 mắc hơn 25% so với
XM1. Tháng 1
năm 1977, cả hai nước quyết định chỉ nên tiêu chuẩn hoá vài phần của xe
tăng thay vì là nguyên cả xe. Mỹ quan tâm tới việc trang bị pháo
Rheinmentall 120mm cho xe tăng M1 tương lai còn Đức thì cân nhắc việc
dùng động cơ turbine AGT-1500 cho xe tăng Leopard.
Ban
đầu, quân đội Mỹ tỏ vẻ muốn giao hợp đồng cho GM vì thích thiết kế của
GM hơn, tuy nhiên quân đội vẫn muốn GM thay đổi lại thiết kế cho động cơ
turbine AGT-1500. Ý định dùng động cơ turbine của quân đội cũng là vì
những kết quả tốt từ động cơ turbine trực thăng trong những năm 1960.
Quân đội Mỹ thấy rằng động cơ turbine có thời gian hoạt động cao hơn
trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động. Người ta
thường quên rằng chi phí hoạt động và bảo dưỡng của 1 xe tăng thường
ngang với giá của chính nó. Văn phòng bộ trưởng quốc phòng (ODS) chống
lại ý định của quân đội và đề nghị tiến hành việc giao thầu sau những
thủ nghiệm kiểm tra cuối cùng sau khi
2 nhà thầu đã hoàn tất mẩu thử với việc thay động cơ và chỉnh lại tháp
pháo cho khẩu 120mm trong tương lai. Chrysler quyết định thay đổi thực
sự thiết kế của phiên bản XM1 để giảm giá thành, vốn là yếu tố quan
trong mà ODS đề ra. Nhóm nghiên cứu của Chrysler dưới sự lãnh đạo của Dr
Philip Lett Jun thiết kế lại lớp ngoài của loại giáp đặc biệt ở tháp
pháo để tăng ưu thế về công nghệ. Thiết bị quan sát của xạ thủ cũng được
đặt xa ra khỏi vị trí của xa trưởng để tránh cản tầm nhìn của xa
trưởng. Nhiều cải tiến và đơn giản hoá được thêm vào nắp vòm của xa
trưởng và hệ thống xát định khoảng cách bằng laser.
Ngày
12 tháng 11 năm 1976, mẫu xe của Chrysler được chọn thực hiện hợp đồng
phát triển kĩ thuật mức độ lớn (FSED). Giai đoạn FSED đòi hỏi Chrysler
sản xuất 11 xe tăng thí điểm cho kiểm tra. Chiếc đầu tiên được giao vào
tháng 2 năm 1978. Kiểm tra sau đó phát giác trở ngại do động cơ turbine bị nhiễm cát và bùn bị dính vào bánh răng trên xích.
Để giải quyết, người ta cải tiến các bộ lọc không khí và các tấm chắn
bùn đơn giản. Những xe tăng này sau đó được đưa vào kiểm tra sự an toàn
với nhiều loại đạn khác nhau trong khi xe chở đầy đủ nhiên liệu và đạn
dược. Cuộc thử nghiệm đã thành công và làm hài lòng nhiều quan
chức quân đội về sự vượt trội của M1 so với M60. Giai đoạn sản xuất qui
mô nhỏ ban đầu được cho phép vào ngày 7 tháng 5 năm 1979. Có 110 chiếc
được sản xuất trong giai đoạn này sau đó được đưa đikiểm tra khả năng
hoạt động ở các bang Texas, Yuma, Arizona, điều kiện ở Alaska, điều
kiện nhiệt đới ở Florida và điều kiện điện từ và phóng xạ ở bãi thử hoả
tiển White Sand.
XM1 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 1981 và được xếp loại tuyệt mật. Ban đầu người ta định đặt tên của tướng Geogre C. Marshall,
tuy nhiên vì liên hệ đến tăng nên người ta chọn tên của tướng Creighton
Abram, chỉ huy tiểu đoàn tăng của sư đoàn thiết giáp số 4 và là chỉ huy
quân đội quân đội Mỹ tại Việt Nam sau này. Xe tăng M1 Abram cuối cùng được sản xuất ở hai nhà máy sản xuất tăng ở Lima (Ohio) và Detroit (Michigan.
Trong giai đoạn này thì Chrysler Defense, phân nhánh quân sự của tập
đoàn Chrysler bị bán cho General Dynamic Land Systems(GDLS).[6]
Tính cơ động
Động cơ của xe tăng Abram là động cơ AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí. Động cơ turbine khí nhỏ hơn và có ít bộ phận hơn và ít ồn hơn so với động cơ piston có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ turbine khí tốn nhiều nhiên liệu hơn và toả nhiều nhiệt hơn so với động cơ piston.
Động cơ AGT-1500 có trọng lượng khoảng 3,855kg. Có thể thay thế các
phần riêng rẽ của hệ thống động cơ-truyền động mà không cần phải lấy
nguyên toàn bộ hệ thống ra. Thời gian để lấy toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động tự động chỉ mất 1h(đối với M60 là 4h).
Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7s. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy. Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, chạy động cơ.
Sau đó luồng hơi được thải 1 phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ
thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực
xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe. Cuối cùng, động cơ của M1 là loại không khói.
Hệ
thống treo của M1 bao gồm 7 thanh đòn nối với bánh xe đi đường ở mỗi
bên thân xe. Các thanh đòn này có trục ở giữa để gắn hai bánh xe đi
đường lại với nhau thành một bánh đôi. 14 thanh đòn này được nối với
nhau bằng các thanh xoắn làm từ thép có độ cứng cao. Các thanh xoắn này
chạy ngang thân xe, nối 2 thanh đòn ở hai bên sườn lại với nhau.
Hệ thống truyền động của M1 cho phép bánh xe đi đường có thể di chuyển
lên xuống 38cm. Để ổn định các thanh xoắn, 6 thiết bị giảm sốc ở các cặp
bánh số 1,2 và 7. Các thiết bị giảm sốc giúp xe không bị đung đưa trên
các thanh xoắn khi di chuyển. Bởi vì các bánh đi đường ở đầu thường chịu
ảnh hưởng lớn của địa hình nên cặp bánh 1, 2 được trang bị thiết bị
giảm sốc. Bánh xe cuối được trang bị thiết bị giảm sốc để ổn định xích
xe trước khi đi vào bánh răng của bánh truyền động.
Hệ thống truyền động của M1 bao gồm 4 số tiến và 2 số lùi.
Xích T-158 được bọc cao su rộng 61cm, phần tiếp xúc với mặt đất dài khoảng 7,6m. Các mắt xích bị hỏng có thể được thay thế. Bình
xăng bao gồm 4 khoang chứa 1.909 lít của M1 có thể giúp xe lái được
trong khoảng 8 tiếng đồng hồ tuỳ theo điều khiện khác nhau. Trong
điều kiện lý tưởng, một xe tăng cần 10 phút để nạp nhiên liệu, một trung
đội(4 xe tăng) cần 30 phút. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình:
- 0,6 dặm(0,96km) cần 1 gallon(3,785l) nhiên liệu.
- Hơn 30 gallon(227l) đi được 1h trên địa hình lý tưởng.
- 60 gallon(454l) khi di chuyển trên địa hình ghồ ghề.
- Lưỡi cày mìn tăng 25% tiêu thụ nhiên liệu.
Cần
lưu ý rằng phiên bản M1A2 SEP chỉ có bình xăng 3 khoang dung tích 1.680
lít nên tầm hoạt động ngắn hơn(350 km) so với các phiên bản khác. Tốc độ di chuyển cao nhất trên địa hình gồ ghề của M1 là 48km/h,
cao gấp đôi so với M60A3. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong
7s trên đường. Tốc độ di chuyển cao nhất trên đường trung bình khoảng 67
km/h cho phiên bản mang pháo 120mm. Tốc độ tối đa của M1 có thể cao hơn
nếu không có thiết bị điều chỉnh vận tốc của động cơ. Trọng lượng
(M1A1 nặng 57 tấn, M1A2 nặng 67 tấn trong khi xe tăng T-90 của Nga chỉ
nặng 46,5 tấn) của xe khiến cho tốc độ di chuyển trên địa hình ẩm ướt và
đất mềm cũng như khả năng vượt hào bị hạn chế
nhiều, tuy nhiên nó giúp cho xe an toàn hơn khi lái trên địa hình ghồ
ghề.
M1
không có hiện tượng bay lên khỏi mặt đất sau khi vượt qua chướng ngại
vật như các xe tăng có trọng lượng dưới 50 tấn, thay vào đó, nó lướt qua
chướng ngại, xích xe vẫn áp sát mặt đường. Khi tiếp đất với kiểu
bay, tổ lái nếu không mang đai an toàn có thể bị thương nặng ở đầu và
cổ, nhưng với M1 thì không sao, điều này cho phép tổ lái của xe M1 linh
hoạt và thoải mái hơn. Trọng lượng nặng và hệ thống treo thuỷ lực của M1
giúp cho nó di chuyển một cách đặc biệt êm ái trên địa hình ghồ ghề.
Động cơ turbine khí giúp M1 di chuyển ít ồn và tuổi thọ động cơ cao hơn
so với động cơ diesel của M60. Tuy nhiên, M1 vẫn có 1 điểm yếu là nó
không có khả năng lặn sâu so với
nhiều loại xe tăng khác. Thiết bị lặn của M1 chỉ cho phép xe vượt qua chỗ nước sâu không quá nóc xe.
Nhờ có hệ thống lọc không khí trước khi đưa
vào động cơ nên M1 không chịu nhiều ảnh hưởng do cát bụi và thời tiết.
Tuy nhiên, vì tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu nên thường chỉ có những xe
bồn cỡ lớn mới có thể giải khát cho một lực lượng M1, và những xe bồn
này có khả năng di chuyển địa hình cũng như chịu đựng thời tiết kém hơn
so với xe tăng nên việc tiếp tế thường tốn nhiều thời gian.[7]
Thiết kế bên trong và bên ngoài
Vị trí của trưởngxa:
được trang bị sáu kính quan sát có thể quan sát toàn bộ 360 độ quanh
xe. Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập (ITV/independent thermal
viewer) của hãng Texas Instruments cung cấp khả năng quan sát ngày và
đêm độc lập (với xạ thủ) được ổn định, có thể quan sát 360 độ, tự động
quét khu vực, tự động chuyển thông tin về mục tiêu cho xạ thủ và một hệ
thống điều khiển hỏa lực dự phòng cho phép trưởngxa sử dụng pháo
chính. Khẩu M2 của xa trưởng cũng được trang bị một kính nhắm 3X.
Vị trí của xạ thủ:
được trang bị GPS (gunner’s primary sight/(thiết bị) ngắm chính của xạ
thủ) từ Electro-Optical Systems Division của công ty Hughes Aircraft. Hệ
thống tạo ảnh hồng ngoại (thermal imaging systerm/TIS) cũng của công ty
Hughes tạo ra một hình ảnh dựa trên sự khác biệ về nhiệt độ của các vật
thể trong khu vực nhìn thấy. Hình ảnh tạo ra được hiển thị trong một
thị kính cùng với thông số về khoảng cách có sai số dưới 10m từ thiết bị
xác định khoảng cách bằng laser của Hughes. Cùng với đó là một máy tính
đạn đạo. Dữ liệu về khoảng cách được truyền trực tiếp vào máy tính đạn
đạo, sau đó được tự động tính toán. Dữ liệu bao gồm: 1) Góc bắn đón, 2)
Góc nâng hạ
của pháo chính được tính bằng cảm ứng đầu nòng đặt trên pháo chính, 3)
Dữ liệu về gió đo bằng cảm biến gió trên nóc tháp pháo, 4) dữ liệu từ
con quay hồi chuyển đặt tại trung tâm của nóc tháp pháo. Cuối cùng,
người xa trưởng hay xạ thủ sau đó đưa thông tin về loại đạn, nhiệt độ và
áp suất khí áp vào. GPS được trang bị hai kính quan sát đôi 3X và 10x
ban ngày cũng như 3X và 10X ban đêm. Ngoài GPS, còn có một kính nhắm phụ
trợ 8X khác.
Vị trí của người nạp đạn:
không được trang bị các thiết bị điều khiển hỏa lực đặc biệt nào. Tuy
nhiên, từ vị trí của mình, người nạp đạn có thể quan sát toàn bộ bên
trong xe, điều này rất quan trọng nên hầu hết xa trưởng đều chọn người
có kinh nghiệm nhiều thứ hai vào vị trí của người nạp đạn. Phía sau lưng
người nạp đạn là khoang chứa đạn của pháo chính được ngăn cách bằng một
lớp cửa thép. Để lấy đạn từ khoang, người nạp đạn phải nhấn giữ một nút
để mở cửa trượt ngăn cách. Khi buôn nút, của tự động đóng lại. Trên nắp
ra vào của người nạp đạn cũng có một kính quan sát 1X có thể xoay 360
độ.
Vị trí của lái xe:
Lái xe có một ghế ngồi tự ngã về sau khi hách ra vào đóng lại cũng như
khi xe đang trong trạng thái hoạt động. Vị trí của lái xe cũng được
thiết kế để thích hợp với 95% nam giới Mĩ, cho phép người lái dù mập hay
ốm cũng có thể điều khiển xe. Bên cạnh lái xe có trang bị các thiết bị
đo đạc và màn hình tiêu chuẩn thể hiện tình trạng nhiên liệu, điện năng
của các pin, các thiết bị điện tử. Thiết bị quan sát của lái xe bao gồm
ba kính quan sát cung cấp tầm nhìn 120 độ. Kính quan sát ở chính giữ có
thể được gắn một thiết bị hồng ngoại để quan sát ban đêm hay trong điều
kiện khói bụi.
Khả năng bảo vệ
Với ưu tiên thiết kế hàng đầu là bảo vệ tố
lái, M1 Abram là một trong những loại xe tăng an toàn nhất thế giới ngay
cả khi giáp xe không cản nổi đạn của đối phương.
Như
hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời chiến tranh lạnh, giáp
xe tăng Abram được tập trung dày nhất ở 60 độ trước xe. Giáp của Abram
là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay Chobham theo tên gọi của
Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều lần so với thép
thường. Đến những năm 1980, giáp xe tăng Abram được tăng cường thêm
Uranium nghèo(DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả
năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Cũng như nhiều xe tăng kiểu
phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe tăng Abram là 100% giáp thô,
không lệ thuộc vào ERA. Điều này khiến cho xe có trọng lượng lớn, nhưng
bù lại giáp có độ bền cao hơn nhiều. Trong chiến tranh vùng
Vịnh, không hề thiếu những trường hợp xe tăng Mỹ bị tấn công bởi RPG và
súng trường.
Thiết
bị nhắm chính của xạ thủ (GPS) được trang bị cửa đóng mở để bảo vệ
trước các loại miểng pháo và đạn súng cá nhân. Phía trước tháp pháo của
M1 cũng được thiết kế khá vuông vức, các khí tài quan sát được đặt lùi
về sau so với mặt trước của tháp pháo giúp tăng độ an toàn cho khí tài
khi mặt trước tháp pháo bị tấn công bằng đạn HE hoặc HEAT. Hai bên và
phía sau tháp pháo được gắn những khung chứa hàng đôi khi cũng giúp giảm
hiệu quả sát thương của các loại đạn HEAT. Hai bên sườn xe cũng được
trang bị giáp hông (skirt armor) khá dày cũng nhằm mục đích giảm hiệu
quả của đạn HEAT. Tuy nhiên những biện pháp này không thể bảo vệ xe hoàn
toàn trước các loại đạn, nhất là
những loại đạn HEAT hiện đại, kèm thêm một thực tế là phần động cơ phía
sau thân xe hoàn toàn không thể chịu được bất kì loại đạn nào mang nhãn
chống tăng. Nhằm tránh nhược điểm này, gói nâng cấp TUSK đã ra đời.
Nâng cấp chính bao gồm giáp ERA lắp hai bên sườn thân xe và giáp lồng ở
phía sau xe.
Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp chống miểng làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vở của giáp khi giáp bị xuyên phá.
Ở
bên trong xe, khoang chứa đạn của Abram được đặt sau pháo tháp , riêng
với khoang chiến đấu bằng một lớp của thép. Khoang chứa đạn có hai tấm
ván blow-off trên nóc. Khi đạn trong khoan phát nổ, sức nổ của chúng sẽ
thổi bay các tấm ván blow-off, giải phóng sức nổ ra ngoài xe mà không
gây thiệt hại cho tổ lái. Thiết kế an toàn này là điểm độc đáo mà hầu
như không loại xe tăng nào khác có. Phần thân dưới phía trước có hai
bình nhiên liệu lớn. Tuy nhiên, chúng lại giúp tăng khả năng bảo vệ
chống đạn từ phía trước cho xe. Chất lỏng cũng có khả năng chống đạn. Ví
dụ như nước có khả năng chống đạn CE bằng 45% RHA, KE bằng 15%. Ethanol
có
khả năng chống đạn CE bằng 63% RHA, KE bằng 15%. Ngoài ra, hai bình
nhiên liệu này có vỏ làm bằng các lớp nhôm có lỗ giống tổ ong kẹp giữa
các tấm nhôm mỏng. Thiết kế này có khả năng chống đạn bằng 70% RHA nhưng
có chi phí thấp và trọng lượng nhẹ.
Ngoài ra, Abram còn được trang bị hệ thống chữa cháy bằng khí halon có
khả năng phát giác hoả hoạn chỉ trong 2 phần nghìn giây và dập tắt
chúng trong vòng 1/4 giây. Cả khoang lái lẫn khoang động cơ đều có hệ
thống chữa cháy bằng khi halon. Tuy nhiên, với dung tích bình xăng hơn
1900 lít, thì các hệ thống chữa cháy này chỉ có thể dập tắc các đám cháy
nhỏ-vừa và cầm chân các đám cháy lớn cho tổ lái có thời gian thoát
thân. Trong trường hợp hệ thống tự động bị trục trặc, tổ lái có thể kích
hoạt hệ thống chữa cháy bằng tay từ bên trong(đối với hệ thống dập lửa
khoang lái) hoặc bên ngoài(đối với khoang động cơ). Trong tương
lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực Quick-Kill
có khả năng đánh chặn hầu hết các loại đạn từ mọi hướng xung quanh xe.
Hệ thống Quick-Kill sẽ được đưa vào trang bị thử nghiệm trong năm 2009
cho lực lượng Mĩ. Trong thời gian chờ loại APS “hard kill” này, quân đội
Mĩ đã trang bị các thiết bị hình hộp AN VLQ-8A “soft kill” có khả năng
gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng SACLOS đời đầu.
- Thiết bị phản ứng chống hoả tiển (MCD) AN VLQ-8A :
Thiết bị phản ứng chống hoả tiển AN VLQ-8A của hãng Sander(thuộc công ty Lockheed Martin)
cung cấp khả năng bảo vệ tức thời chống lại một số lớn hoả tiển chống
tăng có điều khiển (ATGM) cho các loại xe thiết giáp. Hơn 1.000 hệ thống
đã được giao cho quân đội Mĩ. Hiện vẫn chưa có tin về việc xuất cảng
hệ thống này. Thiết bị AN VLQ-8A này có thể làm nhiễu các loại hoả tiển
SACLOS, qua đó ngăn chặn chúng tới được mục tiêu. Thời gian trung bình
trước khi gặp trở ngại của thiết bị này vào khoảng 400 h, được cho
là rất đáng tin cậy và không cần bảo trì ở cấp độ lớn. Tất cả những gì
cần làm cho một thành viên tổ lái là bật tắt hệ thống, lau chùi bụi đất
để cho hệ thống hoạt động trong thời gian dài. Hệ thống này thường được
đặt trên nóc tháp pháo xe tăng Abram. Nhiều hệ thống cũng có thể được
trang bị cho một xe tăng nếu cần vùng bảo vệ lớn hơn. Tuy nhiên, hệ
thống MCD này tỏa ra một lượng lớn tia hồng ngoại có thể đốt cháy mắt và
da người đứng trước nó. Vì vậy, binh sĩ được khuyến cáo không nên nhìn
vào thiết bị này trong tầm 4m.
- TUSK(Tank Urban Survability Kit :
Bao
gồm: Giáp ERA cho tăng Abram (ARAT) 2 bên sườn xe, Giáp lồng phía sau
xe, RWS cho súng máy .50 của trưởng xa , Tấm chắn đạn cho súng máy
7,62mm của người nạp đạn, Súng máy .50 đồng trúc với pháo chính, Điện
thoại liên lạc giữa tăng-bộ binh, Mũ nhắm bắn hồng ngoại khẩu M240 cho
người nạp đạn
- TUSK 2 : Thông tin về hệ thống bảo vệ này vẫn chưa được công bố.
Hỏa lực
Hệ thống điều khiển hoả lực
Hệ
thống nhắm chính của M1 gồm kính quan sát đôi 10x và 3x ngày-đêm. Hệ
thống hồng ngoại của Abram có tầm hoạt động vào khoảng hơn 4000 m. Máy
tính đạn đạo của Abram tính đường đạn dựa trên các thông số: góc bắn
(xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách (xác định bằng hệ thống
laser), tốc độ và hướng gió (cảm biến gió trên nóc xe), thông số từ con
quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu(xác định bằng máy đếm số vòng),
nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Cộng chung lại,
máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình
thường. Cả trưởng xa lẫn xạ thủ đều có thể sử dụng pháo chính. Trong
trường hợp cần thiết,
pháo chính và súng máy đồng trục của xe tăng Abram có thể được nhắm bắn
bằng thiết bị nhắm phụ trợ 8X của xạ thủ (GAS/Gunner Auxiliary Sight).
GAS có hai đầu ruồi để nhắm bắn loại đạn HEAT và loại đạn APFSDS, STAFF. Khẩu M2 của trưởng xa được trang bị một kính nhắm 3X và có thể điều khiển từ trong xe.[8]
Súng-Pháo
Vũ khí của xe tăng Abram gồm 4 loại: pháo chính, súng máy đồng trục, súng máy phòng không hạng nặng và súng máy phòng không hạng trung nếu không tính đến vũ khí riêng của tổ lái.
- Pháo chính của xe tăng M1 Abram gồm hai loại là M68 105mm (M1, M1IP) và M256 120mm (M1A1 về sau).
- Pháo M256 là loại pháo nòng trơn, phiên bản của kiểu pháo Rhenmental L44 (Đức):
- Trọng lượng: 3084 kg
- Lực đẩy khi bắn: 7000 lb- giây
- Chiều dài nòng: 5,301 m
- Tuổi thọ của khoá nòng: 4500 phát
- Tuổi thọ của nòng: 1500 phát
- Pháo M256 bao gồm các tính năng:
- Bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO STANAG 4385
- Có bậu giữ khí nòng pháo
- Có tính năng cách nhiệt
- Có cảm biến đầu nòng
- Khoá nòng phải được người điều chỉnh trước khi bắn phát đầu tiên
- Không cân bằng đồng tâm
- Pháo M256 là loại pháo nòng trơn, phiên bản của kiểu pháo Rhenmental L44 (Đức):
Các phiên bản:
- M256: phiên bản pháo nòng trơn L44 120 mm. Thông số như trên
- M256E1: phiên bản của pháo nòng trơn L55 120 mm(có nòng dài hơn 130 cm so với L44, tăng 30% thể hiện so với pháo thường cùng loại). Một phần của dự án nghiên cứu Hệ thống vũ khí xe tăng tiên tiến(Advanced Tank Armament System/ATAS).[9]
- Súng máy đồng trục và phòng không hạng trung: là loại M240 bắn đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO.[10]
- Súng máy phòng không hạng nặng: loại M2HB Browning bắn đạn .50 cal(12,7x99mm).[11]
Đạn
120mm được sản xuất hầu như bằng tay theo những quy trình nghiêm ngặt,
có rất nhiều khâu kiểm tra ở giữa những khâu chế tạo. Các khâu này kiểm
tra được thực hiện bởi người hoặc máy, ví dụ như một loại máy giống máy
X ray giúp kiểm tra từng vết nứt trên đáy viên đạn, hoặc đưa viên đạn
vào buồng thử nghiệm theo viên đạn được đưa vào buồng phóng của pháo
chính. Nếu viên đạn thất bại trong một kiểm tra quan trọng, toàn bộ công
đọn có thể bị dừng lại cho đến khi tìm ra được sai sót. Mỗi lô đạn đầu
được lấy ra một viên để đưa đi bắn thử. Nguồn thông tin về sản xuất đạn
này được viết vào năm 1998.
Đạn
pháo chính 120mm của Mỹ là loại đạn bao gồm hai phần dính liền nhau là
hệ thống phóng (bao gồm vỏ đạn loại có thể cháy được, phần đế làm từ kim
loại là phần duy nhất còn lại trong pháo sau khi viên đạn được bắn đi,
thuốc phóng đựng trong thiết bị chứa) và đầu đạn.
- APFSDS/ Armor Piercing Fin Stabilized Discarding Sabot/ Đạn xuyên giáp có cánh ổn định và vỏ tách rời(giảm cỡ nòng)
Là
loại đạn chống tăng chính của xe tăng Abram và hầu hết các loại xe tăng
phương Tây. Sở dĩ đạn APFSDS được chọn là vì hầu hết các loại giáp tăng
hiện đại đều có khả năng chống đạn động năng (Kinetic Energy/ KE: đạn tác dụng xuyên giáp bằng động năng, không có chất nổ trong đầu đạn) thấp hơn so với đạn hoá năng
(Chemmical Energy/ CE: xuyên giáp bằng sức ép của chất nổ trong đầu đạn
nổ lõm). Cùng một loại giáp, khả năng chống đạn KE có khi chỉ bằng một
nửa so với CE(coi ví dụ ở các bảng trên). Đạn APFSDS có hai loại chính
là loại có đầu xuyên (tạm dịch từ chữ “penetrator”) làm
từ Tungsten(Vonfam) và Uranium nghèo(Depleted uranium/ DU).
Trong đó loại đạn làm từ DU được quân đội Mĩ lựa chọn vì có hai ưu điểm lớn so với Tungsten:
-
- Hiệu ứng tự cháy: DU là một kim loại nặng có tỉ trọng gấp 2,5 lần thép và rất dễ bốc cháy giống như Magie. Nhiệt độ khi đầu xuyên tiếp xúc với mục tiêu là khoảng 1132 độ C. Khi đầu xuyên đang trong giai đoạn xuyên qua giữa lớp giáp, cả đầu xuyên lẫn lớp giáp sẽ bị chảy ra một phần dưới nhiệt độ và áp suất lớn. Khi đầu xuyên đã xuyên qua lớp giáp, thì phần chưa bị nung chảy của đầu xuyên, những phần bị nung chảy và mảnh vỡ sẽ tuôn vào bên trong khoang xe. Nếu những phần này chạm tới chỗ chứa đạn hoặc nhiên liệu thì sẽ gây thiệt hại toàn bộ cho cả xe lẫn tổ lái. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những loại xe tăng sử dụng máy nạp đạn kiểu LX-Nga vốn để đạn xung quanh khoang xe.
- Hiệu ứng tự làm nhọn: Khi xuyên giáp, đầu xuyên có thể bị gãy, nhưng phần đầu nhọn của đầu xuyên vẫn giữ được hình mũi tên trong khi ở đầu xuyên tungsten, phần đầu nhọn sẽ bị biến dạng thành hình giống cây nấm. Vì thế, đầu xuyên Du tạo ra một lỗ nhỏ hơn, sâu hơn so với đầu xuyên Tungsten.
Ngoài
ra, đầu xuyên DU có thể làm giảm sức cản không khí, nên có tốc độ, độ
chính xác cao hơn so với đầu xuyên tungsten cùng loại. Du cũng có giá rất rẽ so với Tungsten, gần như là cho không đối với những nước có các nhà máy điện hạt nhân.
Nhược điểm lớn nhất của DU là nó rất độc. Khi viên đạn chạm mục tiêu,
phần lớn lượng DU bị oxy hoá thành các loại bụi, khí độc hại. DU bị nghi
là tác nhân gây nên “Hội chứng vùng Vịnh” của nhiều cựu binh Mỹ từng
tham gia chiến tranh vùng Vịnh lần nhất (1991). Trong cuộc chiến này,
85% binh sĩ Mĩ thú nhận từng lại gần các mục tiêu bị bắn phá bằng đạn
DU. Trong cuộc chiến Balkan (Bosnia và Kosovo), binh sĩ NATO được khuyến
cáo không nên sử
dụng nước uống, thực phẩm địa phương, tránh xa các địa điểm bị bắn phá
bằng đạn DU và không được nhặt các mảnh vở tình nghi là từ đạn DU.
Hiện
nay, quân đội Mỹ sử dụng loại đạn M829 APFSDS-T DU(chữ “T” là viết tắt
của “Tracer” - “vạch đường”, viên đạn bắn ra có luồng sáng ở cuối đuôi
giúp nhìn rõ đường đạn).
Các phiên bản :
-
- M829: Phần hệ thống phóng giống như mô tả trên, phần đầu đạn bao gồm 4 vỏ tách rời(sabot) làm bằng nhôm, mỗi vỏ là một cung 90 độ, có rãnh bên trong để khít với đầu đạn con, một kíp nổ M125, một đầu đạn con(đầu xuyên) DU có sáu cánh ổn định ở cuối đuôi. Các vỏ tách rời còn có niêm nhựa silicon ở cuối đuôi để tránh rò rĩ khí.
- M829A1: Mang kíp nổ M129, ba vỏ tách rời, mỗi vỏ 120 độ. Còn lại giống như M829. Loại đạn M829A1 đã được sử dụng rất thành công ở vùng Vịnh năm 1991. M829A1 được lính Mĩ đặt tên là “Viên đạn bạc” do lớp hợp kim nhôm bọc phần đầu xuyên có màu bạc.
- M829A2: Là một trong những loại đạn xuyên giáp hữu hiệu nhất của xe tăng Abram. Đầu đạn của loại này bao gồm các vỏ sabot làm từ plastic gia cố với graphite được phân đoạn được giữ lại bằng một đai plastic sẽ tách ra khỏi đầu xuyên siêu DU (Super DU/ SDU). Một niêm bằng cao su tổng hợp được đổ khuôn vào phần cuối của tổ hợp các miếng sabot để ngăn không cho luồn hơi phóng thoát ra phái trước. Đạn M829A2, mặc dù sử dụng các thánh phần của đạn M829A1, nhưng đã được cải tiến kĩ thuật để tăng sức công phá so với loại đạn cũ. Tính năng của đạn M829A2 vẫn được giữ bí mật, nhưng được đảm bảo bởi các cải tiến mới. Những cải tiến bao gồm công đoạn sản xuất mới để tăng sự ổn định cấu trúc của đầu xuyên DU, sử dụng vật liệu composite cacbon-epoxy cho phần sabot(lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới ở loại đạn cỡ lớn) và loại thuốc phóng mới giúp cho đạn M829A2 có sơ tốc tăng thêm 100m/s so với loại A1. Loại đạn M829A2 được thiết kế để chống lại các loại giáp ERA tiên tiến như Kontakt-5 của Nga.
- M829A3: Là loại đạn xuyên giáp hiện đại và tốt nhất hiện nay của quân đội Mĩ. Loại đạn này sử dụng nhiều thành phần chung với các phiên bản A1, A2, nhưng được tích hợp những tiến bộ khoa học mới để cung cấp khả năng chống tăng cao hơn đáng kể so với các loại đạn cũ. Đầu xuyên của đạn M829A3 được coi là loại dài nhất, nặng nhất và có tỉ khối lớn nhất so với các loại đầu xuyên pháo 120-125mm.
- KEW: Là loại đạn APFSDS có đầu xuyên tungsten được Mĩ phát triển cho các đơn vị tăng Abram của Ai Cập. Mĩ không sử dụng loại đạn này.
Có các loại: KEW: 1996, KEW-A1: 2000, KEW-A2: 2003
- HEAT-MP-T/ High-explosive anti-tank Multi-Purpose Tracer/ Đạn chống tăng bằng chất nổ có sức công phá cao(nổ lõm), đa công năng, vạch đường: Là loại đạn được sử dụng để chống lại các loại thiết giáp hạng nhẹ, sườn và đuôi xe tăng, bộ binh, công sự….
Các phiên bản :
-
- M830: Phần hệ thống phóng dùng kíp nổ M123A1. Đầu đạn bao gồm vỏ thép và chất nổ bao quanh dầu nổ lõm bằng đồng. Ngòi nổ của đầu đạn M830 được đặt ở phía cuối đầu đạn, một thanh dài cắm vào mũi đầu đạn. Thanh cắm này giúp đầu đạn phát nổ ở đúng khoảng cách thích hợp đã định so với mục tiêu bởi vì nếu nổ quá gần, luồng hơi vẫn chưa kịp tạo thành, nếu nổ quá xa, luồng hơi sẽ bị phân tán. Tuy vậy đầu đạn M830 vẫn có thể được kính nổ từ phần đầu của thanh cắm hay phần vai của đầu đạn, giúp viên đạn vẫn hoạt động ngay cả khi bắn vào hàng rào hay giáp lồng. Đạn M830 hiện không còn sản xuất, thay thế bởi loại M830A1.
- M830A1: Có thêm tính năng chống trực thăng và chiến xa nhẹ có gắn ERA. Đầu đạn M830A1 bao gồm phần cánh ổn định, vỏ đầu đạn làm từ hợp kim chrome và thép, chất nổ, đầu nổ lỏm làm bằng đồng. Độc nhất so với các loại đạn HEAT khác, M830A1 được trang bị vỏ tách rời(sabot) vốn thường chỉ được trang bị cho các loại đạn động năng. Điều này giúp tăng tốc độ, độ chính xác và tầm bắn. Đạn M830A1 có thể dùng chế độ chạm nổ hoặc cảm biến nổ gần mục tiêu tuỳ theo nhiệm vụ. Khi chọn chế độ bắn trên không, đầu đạn sau khi bắn sẽ phụt ra một luồn khói đen khi cảm biến độ gần và ngòi nổ hoạt động, giúp tổ lái thấy được vị trí đầu đạn so với mục tiêu.
- HE-OR-T/High explosive obstacle reduction tracer/ Đạn chất nổ mạnh-phá vật cản-vạch đường: Là loại đạn dùng để dọn dẹp các vật cản, phá huỷ các công sự. M908: Đạn M908 bao gồm chất nổ mạnh và hệ thống ngòi nổ 3 tầng. Hệ thống ngòi nổ bao gồm ngòi đáy M774, các mạnh dẫn phức tạp và phần điều chỉnh chạm nổ phía trước. Khi tiếp xúc, đầu nhọn bằng thép sẽ xuyên vào mục tiêu, gởi tín hiệu đến ngòi M774. Điều này làm đầu đạn phát nổ. Sự xuyên phá của đầu thép giúp cho viên đạn chui vào bên trong mục tiêu trước khi phát nổ, làm tăng hiệu quả phá mục tiêu. Đạn M908 có cấu tạo giống đạn M830A1, cũng bao gồm phần sabot, nhưng thay phần cảm biến nổ gần trước đầu đạn M830A1 bằng một đầu nhọn bằng thép.
Đạn M908 đước chứng minh là hiệu quả hơn cả loại đạn 165mm M123A1 HEP
của loại xe công binh chiến trường M728 (phiên bản của xe tăng M60).
Đầu đạn M908 cũng có một đầu nổ lõm cho phép chống lại các loại thiết
giáp.
- Canister : Là loại đạn dùng để chống lại bộ binh. M1028: đầu đạn chứa 1150 viên bi Tungsten, không có ngòi nổ. Là loại đạn công nghệ thấp, giá cả thấp.
Một viên đạn M1028 có thể tiêu diệt hơn 60% lính của một trung đội bộ binh ở trong đội hình. Giá: 2000$(2009)
Tốc độ bắn tối đa của pháo chính M1 theo các
nguồn khác nhau có thể từ 6 đến 8 hay 10 phát/ phút. Tuy nhiên, trong
trận chiến 73 Easting hồi chiến tranh vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc
xe tăng M1A1 đã bắn 3 phát đạn trong vòng 10s (tức nạp được 2 viên trong
10s), cả 3 phát đều trúng mục tiêu.[12]
Tuy nhiên thực tế tốc độ bắn còn phụ thuộc
vào kỹ năng và sức khỏe của người nạp đạn, cũng như điều kiện chiến đấu
(ví dụ nếu xe chạy trên đường gồ ghề thì tốc độ nạp đạn sẽ giảm đáng
kể). Ngoài ra nếu M-1 thay pháo 120mm bằng các khẩu pháo cỡ 140mm như
của Leopard 3 thì việc nạp đạn thủ công sẽ không thực hiện được nữa do
trọng lượng viên đạn quá lớn.
Thực tế chiến trường
Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất
Chiến
tranh vùng vịnh lần 1 là nơi đầu tiên thử lửa của xe tăng Abram. Trong
cuộc chiến này, nhờ có các lữ đoàn hạng nặng trang bị với xe tăng Abram
và xe chiến đấu bộ binh Bradley mà quân đội Mỹ đã có một chiến thắng
trên bộ ngoạn mục. Chỉ trong 100 tiếng đồng hồ, lực lượng trên bộ của
Liên quân đứng đầu là Mỹ đã quét sạch quân Iraq ra khỏi đất Kuwait.
Trong khi không quân mất 43 ngày không kích với cường độ cao và tiêu
diệt 50% lực lượng tăng Iraq, các đơn vị thiết giáp Mỹ chỉ mất 4 ngày
vài giờ để tiêu diệt thêm 25%.
Một trận đấu tăng lớn điển hình là trận chiến 73 Easting. Đây là trận chiến giữa Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp số 2
(2nd Armored Cavalry regiment/ 2nd ACR) của Mĩ với Sư đoàn Tawakalna
(vệ binh cộng hoà) của Iraq trên một khu vực sa mạc bình thường.
Di
chuyển trong một trận bão cát, không có không quân yểm trợ, ACR được
lệnh truy tìm và đánh bại các lực lượng đối phương, xác định vị trí và
mở rộng tuyến phòng thủ và chuẩn bị cho các đơn vị hạng năng phía sau
tấn công. Vào khoảng 4 giờ chiều ngày 26 tháng 2, đại đội đi đầu của
ACR, dưới sự chỉ huy của Đại uý H. R McMaster đã tiếp cận với vị trí
chính của quân Iraq. Thực hiện tấn công ngay lập tức, lực lượng của
Macmaster bao gồm 9 xe tăng M1A1 Abram và 12 xe chiến đấu kị binh M3
Bradley sau đó đã tiêu diệt toàn bộ dãi phòng thủ của Iraq, bắn trúng 37 xe tăng T-72 và 32 xe thiết giáp trong vòng 40 phút. Các đơn vị Mỹ theo sau cũng chiến đấu tương tự. Trước khi dừng lại để
tập hợp lại vào khoảng 5 giờ, 3 đại đội trinh sát Mỹ đã quét sạch một lữ đoàn Vệ binh cộng hoà.
Những cuộc phản công sau đó của Iraq cũng bị đánh tan nát với thiệt hại
113 xe thiết giáp Iraq bị phá huỷ trong khi chỉ có một chiếc Bradley bị
trúng đạn, một thành viên tổ lái thiệt mạng (một chiếc khác cũng bị hạ
vì hoả lực Mĩ bắn nhầm). Khoảng 600 lính Iraq bị loại khỏi vòng chiến.
Cũng trong cuộc chiến 73 Easting này, một chiếc Abram đã lập thành tích bắn hạ 3 xe tăng Iraq chỉ trong vòng chưa tới 10 giây.
"Trong
10 giây, thực ra là trong ít hơn 10 giây, chúng tôi đã có thể nạp thêm 2
viên đạn cùng với viên thứ nhất và khai hoả, và người nạp đạn của chúng
tôi là một nạp đạn ngoại hàng, có thể nạp một viên đạn chỉ trong 2 (hay
3 giây, ) và khoảng 6-9 giây sau, chúng tôi thấy 3 xe tăng đối phương
đang bốc cháy…" ~R. H macMaster~
Những cuộc giao tranh khác cũng có kết quả tương tự. Trận chiến Medina Ridge,
thực hiện bởi Lữ đoàn 2 của Sư đoàn thiết giáp số 1 (Mĩ) chống lại Lữ
đoàn 2 của Sư đoàn Medina Luminous (Iraq). Trong vòng 40 phút, Lữ đoàn
Mỹ đã tiêu diệt các đơn vị thiết giáp Iraq có mặt, giết 340 lính và bắt
sống 55 tù binh. Không có thiệt hại nhân mạng về phía Mỹ. Tại Mục tiêu
Norfolk(Objective Norfolk), hai tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh số 1(Mỹ)
phá huỷ hơn 100 xe thiết giáp của Sư đoàn Twakalna và Sư đoàn thiết giáp
số 12 với thiệt hại chỉ có 2 chiếc Bradley do hoả lực địch(thiệt hại
tổng cộng 5 Abram và 5 Bradley).
Trong cuộc chiến Wadi Al Batin, một tiểu đoàn của Sư đoàn thiết giáp số
3 (Mỹ) quét sạch một lữ đoàn Iraq, tiêu diệt hơn 160 xe thiết giáp
trong khi chỉ bị thiệt hại gần 6 xe. Vào buổi sáng ngày 27 tháng 2, lực
lượng Iraq đã bị quét sạch. Quân đoàn VII của Mỹ đã tiêu diệt tổng cộng
1350 xe tăng Iraq, 1224 xe thiết giáp, 285 khẩu pháo, 105 hệ thống phòng
không và 1229 xe tải. Về phần Quân đoàn VII thiệt hại dưới 36 xe thiết
giáp vì hoả lực đối phương, 47 binh sĩ thiệt mạng và 129 người bị
thương.
Trong
cuộc chiến vùng vịnh lần 1, chỉ có 18 chiếc Abram bị loại khỏi vòng
chiến do hoả lực đối phương, 9 trong số đó được sửa chữa lại. Thiệt hại
nặng nề nhất đối với một chiếc xe tăng Abram trong cả cuộc chiến có lẽ
là của một chiếc Abram trong trận chiến Norfolk vào sáng sớm ngày 27
tháng 2. Chiếc Bumper B-66 bị trúng 3 viên đạn 120mm DU, một viên trúng
vào dưới tháp pháo làm cho xạ thủ bị thương(và chết sau đó) khi chiếc
B-66 này di chuyển chệch khỏi đại đội(có thể là nguyên nhân dẫn đến việc
bắn nhầm). không có viên đạn nào bắn vào các tấm giáp DU của xe. Ảnh
hưởng của viên đạn thứ nhất khiến cho xa trưởng bị văng ra khỏi xe và
chịu nhiều mảnh vở vào chân. Người nạp
đạn sau đó cố gắng đưa xạ thủ ra khỏi xe thì viên đạn thứ hai trúng
tiếp, làm phỏng cả người nạp đạn và lái xe. Người lái xe, bị bao phủ bởi
dầu diesel từ bình xăng bị vỡ, vẫn ở trong xe khi các bình khí chữa
cháy halon bắt đầu xả. Bị phỏng và gần như bị mù, anh ta chạy ra xa khỏi
xe và được chiếc B-23 đón. Chiếc B-66 bắt đầu bốc cháy và phát nổ sau
đó. Cũng trong trận chiến Norfolk này, còn có 4 chiếc Abram khác bị
trúng đạn của Mỹ nhưng không có thiệt mạng nhân sự, một chiếc bị trúng
đạn 120mm DU vào mặt nghiêng thân trước khi xe đang mang lưỡi cày mìn,
chiếc còn lại bị trúng đạn 120mm DU vào phần thân trái, một chiếc bị
trúng mảnh vở của đạn 120mm DU vào sườn, một chiếc bị trúng tên lửa
chống tăng(có thể là từ xe Bradley)
vào khoang động cơ.
Tuy
nhiên, trong ngày 26 trước đó, cũng có một chiếc Abram bị trúng một
viên 120mm DU từ phía sau nhưng không có ai bị thương. Một quả hoả tiển
chống tăng khác cũng bắn vào phía sau tháp pháo chiếc tăng này sau khi
tổ lái đã được di tản, khiến cho các túi, ba lô trên máng để hàng bị
cháy nhưng không gây ra thiệt hại nào trong tháp pháo. Chiếc xe này sau
đó được lực lượng Mỹ thu hồi lại vào ngày 4 tháng 3 năm 1991.[13]
Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai
Trong
trận chiến này, xe tăng Abram cũng tương tự như lần trước với ít thiệt
hại nhân mạng cho tổ lái trong xe. Vào khoảng tháng 3 năm 2005, có
khoảng 80 xe tăng Abram bị loại khỏi vòng chiến do hoả lực địch.
Cuộc chiến lần 2 đã đánh dấu lần đầu tiên có thiệt mạng trong xe tăng Abram do hoả lực đối phương.
Ngày
29 tháng 10 năm 2003, một chiếc Abram đã trúng một khối mìn chống tăng
được tăng cường với chất nổ (khoảng 500 kg, bao gồm nhiều viên đạn
155mm). Quả mìn nổ dưới xe này khiến 2 thành viên tổ lái thiệt mạng, làm
bị thương người thứ 3 và bật tháp pháo. Ngày 25 tháng 12 năm 2005, một
chiếc M1A1 bị vô hiệu hoá bởi một quả mìn nổ lõm tự chế. Quả mìn này đâm
xuyên qua một bánh đi đường và đâm vào khoang nhiên liệu khiến xe bị
cháy gần trung tâm Baghdad. Một thành viên tổ lái thiệt mạng. Ngày 4
tháng 4 năm 2005, 2 thành viên tổ lái thiệt mạng khi một quả mìn tự chế
nổ gần xe của họ. Một chiếc tăng khác của lực lượng lính thuỷ quân lục
chiến
cũng bị rơi xuống sông Euphrates khi đang băng qua cầu. Cây cầu bị sập
làm 4 lính chết đuối.[14]
BKTT
__._,_.___
Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.
No comments:
Post a Comment