Thursday, February 16, 2012


            Suy nghĩ về nghi thức “PHỦ CỜ”
Năm 1945 , Vua Bảo Đại tuyên bố VIỆT NAM ĐỘC LẬP , chính phủ Trần Trọng Kim  ra đời , học sinh chào Quốc Kỳ mỗi sáng trước khi vào lớp . Trong giờ học, thầy giáo giảng cho học sinh nghe về Quốc Kỳ và Quốc Ca .
Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa,  trong chương trình trung học có môn CÔNG DÂN GIÁO DỤC.  Ở lớp Đệ Thất (lớp 7) , môn học này có hai bài học : Bổn phận đối với Quốc Ca và Bổn phận đối với Quốc Kỳ .
Đối với Quốc Kỳ , biểu tượng thiêng liêng cao quí của Tổ Quốc , bài học nhắc nhở mọi  công dân (không phân biệt Quân, Dân, Cán, Chính …)  phải có bổn phân bảo vệ , tôn vinh . Vì thế , trong quá trình chiến đấu chống cộng sản xâm lược , bao nhiều người đã hy sinh anh dũng dưới lá Quốc Kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ , tiêu biểu rõ nét nhất là hình ảnh hào hung các chiến sĩ ta dựng lại Quốc Kỳ trên Kỳ đài Cố Đô Huế năm 1968 hay trên Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 .
Dựng cờ , treo cờ trong các sinh hoạt đoàn thể hay trước tư gia , mang phù hiệu Quốc Kỳ trên ve áo … đều là những hành động biểu tỏ lòng trung thành với Tổ Quốc . Cũng nên lưu ý rằng Quốc Kỳ phải được thực hiện nghiêm chỉnh đúng tiêu chuẩn qui định , phải được trưng bày vào vị trí tôn nghiêm. Người tham dự một cuộc biểu dương, diễn hành …phải nghiêm chỉnh nâng Quốc Kỳ đàng trước ,  lên cao … chứ không thể tùy tiện như đang cầm một vật thể bình thường nào khác.
Những ai đã anh dũng hy sinh, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho chính nghĩa dân tộc sẽ  được Tổ Quốc ghi nhận công trạng  qua nghi thức “Phủ Cờ lên quan tài” . Nói cho thật rõ : “Phủ Cờ” là một nghi thức danh dự, là một ân sủng mà “Tổ Quốc” dành ban cho người đã “vị quốc vong thân” để “Ghi Nhận Công Trạng” của họ, không phải tự người đó muốn mà có được.
Việc “Phủ Cờ lên quan tài” phải do từ sự đánh giá đúng mức thành tích, công trạng của người quá cố đối với Tổ Quốc, Một chiến sĩ ngã gục khi đang chiến đấu bảo vệ lãnh thổ hay đơn vị ; một dân thường vì hổ trợ chính quyền hay quân đội mà bị địch sát hại ; một công chức bị tử vong đang khi thi hành công vụ … đều là  “hy sinh vì Tổ Quốc” , đều xứng đáng được “phủ cờ lên quan tài”
Ngày nay, trong tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản, nếu có ai đó tự xét mình chưa hội đủ điều kiện xứng đáng mà ngỏ ý xin đừng phủ cờ lên quan tài mình, thì đó là do từ thái độ tự trọng … chứ không phải là từ ý đồ muốn  “chối bỏ Cờ Vàng”. 
Nhận định rõ ý nghĩa của nghi thức “Phủ Cờ”, chúng ta sẽ  dễ dàng cảm thông và đoàn kết trên bước đường tranh đấu phục quốc cam go, không bị lung lạc bởi những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc gây phân hóa chia rẻ.
Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ
 
__._,_.___
1 of 1 File(s)

No comments:

Post a Comment