Wednesday, February 22, 2012

TRẬN VŨNG RÔ (5)

Để lại phản hồiPosted by vuthat on Tháng Hai 22, 2012
Ghi chú của Vũ ThấtBài dưới đây là của nhà văn CS Nguyên Ngọc, được đăng như là góc nhìn trận đánh Vũng Rô từ phía kẻ xâm lược miền Nam. Sau 37 năm lừa dối, sau lời tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao chính quyền Cộng sản (rằng cựu quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa là những công dân ưu tú), dân Việt Nam đã thấy rõ bên nào đích thực là người yêu nước bảo vệ Tổ quốc bên nào dâng đất dâng biển cho Tàu: Chữ Ngụy trong bài được gửi trả cho tác giả.

Bùng nổ sự kiện Vũng Rô

Nguyên Ngọc
Chúng tôi dỡ hết hàng thì trời đã sáng bạch. Nhanh chóng chuyển hàng vào các hang đá. Và giấu tàu.
Mỏm đá lạ trên vách núi
Vũng Rô ba bề vách đá dựng đứng. Trên những vách sừng sững ấy, thỉnh thoảng có những chòm cây mọc bám vào đá, lơ lửng giữa không trung hay sát mặt nước.
Chúng tôi cho tàu áp sát vào một vách đá đen gồ ghề và chặt những cành cây lớn phủ kín. Từ trên nhìn xuống chẳng khác gì một mỏm đá hơi nhô ra, có một chòm cây lá mọc từ vách đá che phủ.
6g sáng…
Trên đỉnh đèo Cả, ngay từ mũi tàu ta nhìn lên, cách vài trăm mét là một đồn địch lù lù. Nhìn ra phía biển, cách 500m là một đồn địch khác: đồn Mũi Điệng.
Thật tình lúc này rất lo nhưng lại tự an ủi: càng ở ngay trước mũi chúng càng bất ngờ. Chúng không thể nghĩ ta dám vào tận đây đâu.
7g sáng, có ba chiếc trực thăng từ phía nam bay ra…
Trong chiến tranh, những sự kiện vang dội nhất lắm khi lại bắt đầu từ một ngẫu nhiên không đâu. Ngày hôm ấy một ngẫu nhiên như vậy đã xảy đến, mãi về sau này, sau năm 1975 giải phóng miền Nam rồi, qua tài liệu của địch chúng tôi mới biết.
Ngày 15-2-1965, tức là đúng cái ngày chúng tôi đến điểm chuyển hàng trên vùng biển quốc tế ngang Phú Yên, Khánh Hòa, trên chiến trường Khu 5 đã diễn ra một trận đánh lớn đặc sắc: trung đoàn 2, sư đoàn 3 quân giải phóng Khu 5 chặn đánh tiêu diệt hoàn toàn hai tiểu đoàn địch tại đèo Nhông thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Gần chục xe tăng của địch bị bắn cháy tan tành. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Khu 5 quân ta sử dụng súng chống tăng B41. Số súng này do chính các tàu ta đưa vào Khu 5 trong những chuyến trước.
Thương binh địch ngổn ngang trên trận địa đèo Nhông. Chúng phải dùng trực thăng chở về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Bệnh viện Quy Nhơn cũng chật cứng rồi, chúng lại phải chuyển về Nha Trang.
Chính trên một chiếc trực thăng UH1B tải thương đó, bay dọc đường số 1 ven biển từ Quy Nhơn về Nha Trang, lúc qua đèo Cả khoảng 12g trưa, viên phi công đã tình cờ nhận thấy “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô” mà những ngày trước chưa hề thấy. Hắn liền báo về bộ chỉ huy quân đoàn 2 ngụy ở Nha Trang.
Phải nói công tác tham mưu của bọn này rất chặt chẽ, tỉ mỉ. Ngày nào cũng có hai lượt máy bay trinh sát bay chụp ảnh suốt dọc vùng ven biển. Đối chiếu các không ảnh chụp những ngày trước, chúng thấy quả là “mỏm đá lạ trên vách núi phía tây Vũng Rô” mới xuất hiện từ sáng nay.
Bấy giờ là khoảng 1g chiều. Một máy bay trinh sát từ phía Nha Trang ra, quần mấy vòng trên Vũng Rô rồi bắn một quả mù đúng vào chỗ ta giấu tàu. Lập tức hai chiếc khu trục AD6 lao tới, bổ nhào, ném một loạt bom xăng trúng tàu. Tất cả lớp lá ngụy trang của ta bốc cháy rừng rực. Tan khói, toàn bộ hình tàu lộ ra rõ mồn một.
Từ đó đến sẩm tối, hàng chục tốp khu trục liên tiếp đến ném bom. Tới 5g chiều thì tàu chìm hoàn toàn.
Cuộc đụng độ không cân sức
Trước đó, khoảng 4g chiều, tôi được lệnh cùng đồng chí máy trưởng tìm mọi cách xuống tàu để đánh bộc phá. Trong tàu đã đặt sẵn một khối bộc phá 500kg, đảm bảo giật nổ tung tàu, phi tang. Khối bộc phá này bố trí ở khoang máy.
Chúng tôi vượt qua bom đạn mù mịt, tiếp cận được tàu nhưng không vào được khoang máy. Tàu bị trúng bom nghiêng hẳn về một bên, cửa khoang máy chúi xuống phía đáy vịnh, bị sức ép mạnh của nước, chúng tôi lặn xuống nhiều lần không cách nào mở ra được.
Tối, máy bay địch lại đến thả pháo sáng. Mặc pháo sáng, chúng tôi trở lại tàu, lặn xuống, cố lấy hết số súng đạn còn lại trong tàu.
Mờ sáng hôm sau địch lại đến ném bom.
Tối 17-2, quân khu phái xuống một tiểu đội công binh, dùng 1 tấn bộc phá quyết phá tan tàu, thủ tiêu tung tích. Nhưng giật nổ bộc phá xong, chúng tôi trở lại xem thấy tàu chỉ vỡ đôi.
Chiều 17-2 có hiện tượng mới: một chiếc tàu LSM405 của địch có hai tàu chiến PC04 và DCE2 yểm trợ từ phía biển tiến vào, đồng thời trực thăng đổ hai tiểu đoàn bộ binh chiếm các đỉnh cao quanh vịnh. Chúng dùng bộ binh từ các điểm cao đánh xuống, kết hợp tàu thủy đổ bộ, cả máy bay liên tục ném bom yểm hộ. Về sau này chúng tôi mới biết thêm: một tên tướng ngụy từ Sài Gòn bay ra trực tiếp chỉ huy trận này.
Lực lượng ta lúc này chỉ có một trung đội du kích Hòa Hiệp, hai tiểu đội bộ đội địa phương huyện và 18 thủy thủ, trong đó thuyền trưởng Thêm đã bị thương. Chúng tôi chia nhau đánh chặn không cho địch đến gần chỗ tàu và các hang đá còn giấu một số hàng từ các chuyến trước chở vào chưa kịp chuyển đi hết.
Suốt các ngày 17, 18 và 19 địch cố đổ bộ lên bờ mấy lần đều bị ta đánh bật lại. Đến chiều 19, một đại đội địch mới đặt chân được lên bờ. Ta vẫn tiếp tục bám đánh, ngày từng tổ đánh chặn, đêm tập kích bọn địch trú quân trên các đồi trọc. Cứ như vậy suốt các ngày 20, 21, 22 và 23.
Sáng 24, địch lại đổ thêm quân, triển khai từ đường số 1 và các điểm cao phía nam, phía bắc đánh xuống, siết vòng vây chúng tôi lại.
Nhận định lực lượng đã quá chênh lệch, đêm 24 chúng tôi dùng mìn phá nổ hết các hang đá chứa hàng và tổ chức thoát khỏi vòng vây.
Giai đoạn mới sau Vũng Rô
Anh Trần Phong, nguyên tham mưu trưởng Lữ đoàn 125, nói với chúng tôi:
- Vụ Vũng Rô là sự kiện lớn trong lịch sử con đường biển Đông. Nó chấm dứt một giai đoạn hoàn toàn bí mật của con đường này. Nhưng đương nhiên nó không kết thúc con đường, không dập tắt được quyết tâm lớn của chúng ta dùng biển Đông làm con đường quan trọng vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam đang ngày càng đánh lớn hơn. Nó chỉ mở ra một giai đoạn mới của quyết tâm đó. Gian nan hơn, ác liệt hơn, mặt đối mặt thi gan với kẻ thù trên mặt biển mênh mông.
Chúng tôi ráo riết theo dõi động tĩnh của địch.
Tháng 4-1965, tức chỉ gần hai tháng sau vụ Vũng Rô, chúng đã bắt đầu triển khai một chiến dịch mang tên Market time, phân công rõ ràng: hải quân ngụy tuần tiễu ven bờ, hải quân Mỹ, tức một bộ phận quan trọng hạm đội 7, ngăn chặn ngoài khơi. Một lực lượng đặc nhiệm của quân đội ngụy được tổ chức lấy tên là lực lượng 115, gồm bảy tàu khu trục hộ vệ, hai tàu quét mìn, hai tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn, năm máy bay trinh sát.
Hải quân Mỹ thì đưa vào công việc này 54 tàu hiện đại. Đến tháng 9-1965, chúng lại tăng thêm năm tàu tuần tiễu ngoài khơi, 30 tàu tuần tiễu trên sông, chín tàu tuần tiễu ven bờ. Toàn bộ vùng ven biển miền Nam được tổ chức lại thành chín khu vực chiến đấu và năm trung tâm giám sát lớn…
Còn ta? Ta tạm dừng một thời gian để rút kinh nghiệm; ráo riết tổ chức, huấn luyện lại lực lượng; tăng thêm 12 tàu cao tốc. Cần có tàu cao tốc là vì chiến thuật thay đổi: tàu đi đến những vùng biển rất xa, đánh lạc hướng địch, rồi bất ngờ dùng tốc độ rất cao lao thẳng vào bờ, thời gian tàu đi trên vùng biển thuộc miền Nam do địch kiểm soát sẽ rất ngắn, vào bờ cất hàng xong, lại dùng tốc độ cao vượt qua thật nhanh vùng biển địch kiểm soát, lao ra vùng biển quốc tế an toàn.
Đó chính là để hạn chế khả năng chạm địch, buộc phải đánh địch trên biển hết sức bất lợi. Hạn chế chứ không loại trừ hoàn toàn được. Bởi Mỹ dùng máy bay trinh sát ngày đêm kiểm soát vùng trời rất rộng, tàu ta rời bến miền Bắc là nó có thể phát hiện được rồi và sẽ theo dõi ta suốt hành trình dài, chờ khi ta vào hải phận miền Nam là vây đánh…
Nghĩa là sau Vũng Rô, tiếp tục đi trên con đường biển Đông sẽ là một trò chơi ú tim lớn, ta hết sức cố gắng lừa địch, tránh địch, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận đánh địch trên biển khi không còn khả năng nào khác.
Tháng 10-1965, tiếp tục mở lại con đường.
Một thời kỳ mới của con đường biển Đông đã bắt đầu…
Trò chơi ú tim trên biển Đông ngày càng quyết liệt. Từ 1966-1972, hầu như không chuyến đi nào của tàu không số là hoàn toàn yên ổn, trót lọt…
Nhưng cuộc chiến đấu thì không dừng lại. Vũng Rô hiểm yếu bị phát hiện thì những bãi cát dài trống trải ven biển miền Trung lại được tìm làm bến đậu. Mấy mươi năm sau, nhà văn Nguyên Ngọc đã tìm về một bến đậu như vậy ở tỉnh Quảng Ngãi. Cũng từ đây ông nghe thấy không chỉ tiếng gầm của súng đạn…

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: cựu quân nhân hải quân VNCH, cũng là “công dân Việt Nam ưu tú”

Để lại phản hồiPosted by vuthat on Tháng Hai 22, 2012
Vài góp ý về tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn:
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (dự định mời cựu quân nhân hải quân VNCH, cũng là “công dân Việt Nam ưu tú”, về cùng thực hiện lễ cầu siêu cho các quân nhân đã hi sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo): “Những người lính cũng như sĩ quan trong lực lượng hải quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây, họ đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta, đặc biệt là Hoàng Sa, thì chúng ta phải vinh danh họ. Họ cũng là những công dân Việt Nam ưu tú chứ!”
Góp ý:
Chiến sỹ hải quân quân lực VNCH chỉ cần nhân dân Việt nam vinh danh, kình trọng trong lòng là đủ rồi
Không cần hào nhoáng và nhất là cấm bọn CS bán nước cho tầu ,nhận quàng chiến công của các anh hùng VNCH
Không chấp nhận bọn CS mua bán trên chiến công và xương máu của các anh hùng VNCH
Vạch trần trước công luận âm mưu xóa nhòa lằn ranh quốc cộng, đánh tráo công tội nhằm duy trì lâu dài sự thồng trị của CS trên quê hương VN
Ô. Nguyễn Thanh Sơn nầy mới đúng là bố láo. Người lính VNCH chống trả với quân xâm lược, ĐCS của mấy người cũng là quân xâm lược, chứ đâu phải của dân tộc Việt Nam, toàn bộ ĐCSVN chỉ là bọn “Tầu” đội lớp dân Việt. Xâm chiếm lảnh thổ Việt Nam, cướp của tài nguyên Việt Nam. Người lính VNCH đâu có đứng dưới trướn của mấy ông đâu. Ai cần các ông vinh danh họ. Hãy trả lại danh dự cho họ những người lính VNCH đang sống cũng như đã hy sinh trước đi và trả lại quyền tự quyết của người dân một cách thiết thực đi. Đừng có nói suông nữa, DCS của các ông khi còn tại chức thì toàn là bè lủ “Đầu trâu, mặt ngựa quỷ vương”. Khi sắp bị huyền chức, về hưu thì lại muốn nói ngọng.
Nhìn mặt Nguyễn Thanh Sơn thấy vừa gian, vừa đần độn lại ăn nói giống y nhu tên đại tá CA ca Hải Phòng. Loại người như thế mà lại là thứ trưởng ngoại giao cơ đấy. Chính quyền CSVN chưa bao giờ vinh danh những bộ đội đã hy sinh bảo vệ đất nước khỏi họa xâm lăng Trung Quốc năm 1979. Thế mà giờ đây đi dụ khị Việt Kiều đòi vinh danh những anh hùng biển đảo VNCH mà các ông coi như kẻ thù. Thật là một việc làm vừa buồn cười, vừa ngây thơ, vừa bỉ ồi.
Các bác Việt Kiều ở bên xứ tự do, dân chủ đừng bao giờ mắc lỡm bọn chúng. Các bác hãy đấu tranh mạnh hơn nửa, vạch trần âm mưu của đám quan lại CS cho cả thế giới biết nhiều hơn nửa.
CSVN la 1 bon vo liem siFeb 17, 2012 05:25 PM
Bọn CS này vô liêm sĩ đéo biết mắc cở là gí. Chúng xâm chiếm miền Nam bắt lính VNCH bỏ tù bỏ đói đến chết, cướp nhà đuổi dân miền Nam lên kinh tế mới, ra biển cho chết bây giờ lại mời về vinh danh. Chỉ có những người điên và tay sai của chúng mới ủng hộ chúng. Cái đám CS này ngày nào còn tồn tại là chúng còn tráo trở lừa đảo biến hình đổi dạng. Người dân VN đi guốc trong bụng chúng, không ai còn bị chúng phỉnh lừa như ngày xưa nữa. Ngày tàn của chúng gần kề cho nên chúng mới phải đi cái chiêu dụ người lính VNCH kẻ mà chúng đã từng đày đọa trong tù cải tạo vá kêu là ngụy quân . Muốn tỏ thiện chí thì trả miền Nam lại cho người dân miền Nam đi!

Trận Vũng Rô (4)

Để lại phản hồiPosted by vuthat on Tháng Hai 21, 2012

Khoảng Khắc Buồn Vui

Nguyễn Kim Biên (Minh Anh)
(Trích nhật ký tha hương)
       1. – Năm 1958, tốt nghiệp khóa 9 Tham mưu, Trường Đại Học Quân sự Sài gòn, tôi được bổ nhiệm về Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, sau 4 năm ở đơn vị tác chiến, từ Nam Định (Bắc Việt) đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, niềm vui nho nhỏ được sống gần gia đình và có cơ hội học thêm…
        2. – Tháng 5/ 1960, tốt nghiệp khóa ACO (ĐĐT) cùng lúc với khóa IOAC (BBCC) tại trường Bộ Binh Ft. Benning (USA), được phân bổ về thành lập 2 TTHL/BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao. Chúng tôi: Đại úy Trần Văn Hai (sau này là Chuẩn Tướng TL/SĐ 7 BB, tuẫn tiết ngày 30-4-75 tại căn cứ Đồng Tâm), Đại úy Nguyễn văn Đại – Cao Quốc Điền – Trần Đình Nại – Nguyễn Văn Chơn, cùng các Trung úy Nguyễn Văn Vy – Hoàng Tôn Oai – Phạm Quang Vân và tôi, được sự yểm trợ và cố vấn của Toán A7th Special Task Force, thành lập TTHL/ Đà Nẵng, để huấn luyện các HSQ, SQ cấp Úy và cấp Tá thuộc các Sư Đoàn, các binh chủng về kỹ thuật tác chiến đặc biệt, cũng như rèn luyện thể chất, sức chịu đựng dẻo dai và tinh thần bất khuất…. Khóa sinh và Huấn luyện viên tắm nắng, tắm mưa trung bình 14 giờ một ngày, 6 ngày một tuần ngoài bãi tập, đã biến màu da như các tượng đồng đen. Dù vậy mọi người đều vui vì tình đồng đội, tình chiến hữu….
       3. – Cuộc đảo chánh 11/11/60 do một số sĩ quan cấp Tá thuộc Trường Đại học Quân sự Sàigòn, BCH/BĐQ và Liên Đoàn Nhảy dù chủ xướng (ĐT. NCT, Tr.T NTH, TrT. VVĐ, TrT. PTT…) đã thất bại.  Chúng tôi, HLV ở TTHL Đà Nẵng, quá xa Sàigòn, chẳng liên quan, cũng chẳng tán thành cuộc đảo chánh, nhưng vẫn bị họa lây, bị cô lập dưới hình thức tăng phái cho BCH Chi Đoàn Thiết Giáp trú đóng tại Đông Hà, Quảng Trị.  Phần lớn sĩ quan thuộc đơn vị này là bạn cùng khóa Đàlạt, hay Thủ Đức, nên chúng tôi được tự do thoải mái đôi chút.  Một người cùng khóa 9 Tham Mưu, nói nhỏ với tô: “Các bồ làm gì để bị đầy đến đất gió Lào khô cằn, cát bụi này…”
       Một tháng ở Đông Hà chỉ biết tán gẫu hoặc say mê nghe chuyện chưởng của Kim Dung và thỉnh thoảng cũng được ra thị xã nhâm nhi ly cà phê, tâm tình với các em gái Quảnng Trị, quên đi nỗi buồn không biết vì đâu… Cố TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát
       4. – Cuộc đảo chánh 1/11/1963 do một số Tướng lãnh, đứng đầu là ông Dương văn Minh, lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa – Đúng hay sai, trên bình diện quốc gia xin miễn đề cập, hãy để lịch sử phán xét!  Tuy nhiên, việc sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ, là hành động của kẻ thiếu quân tử, vô ơn, bạc nghĩa…  không thể biện minh vì bất cứ lý do gì! Thật đáng trách và đáng tiếc!  Hôm nay, ngày 1/11/2003, đúng 40 năm đã trôi qua, tôi vẫn thao thức, chỉ còn biết cầu nguyện, tưởng nhớ đến hai ông, cũng như tất cả Quân-Dân-Cán-Chính miền Nam đã nằm xuống vì Quốc gia, Dân tộc, vì lý tưởng tự do….
       5. – Ngày 19/2/1965, Tôi, Trưởng Khối Huấn Luyện đơn vị TTHL/BĐQ, được lệnh thành lập gấp 1 Tiểu Đoàn, gồm 2 ĐĐ Tân binh BĐQ sắp mãn khóa và 1 Đại Đội Địa phương quân tăng phái.  Cán bộ chỉ huy 2 ĐĐ Tân binh BĐQ – BCH Tiểu đoàn đềâu do Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Khối đảm trách, như Trung úy Đa, Rạng, Phước… và một toán Truyền tin TTHL.
       Đúng 8 giờ sáng ngày 20/2, trên đường di chuyển quân xa ra sân bay Nha Trang, để được không vận về Sàigòn giữ gìn an ninh trật tự…. nhưng khi đến đèo Rù Rì thì được lệnh chuyển hướng đi đèo Cả, tham dự cuộc hành quân Vũng Rô, lý do Tướng Nguyễn Khánh đã chấp nhận từ chức Quốc Trưởng đi lưu vong tại Pháp.
       Diễn tiến hành quân: Phi tuần quan sát của Không quân Việt Nam theo dõi chiếc tàu khả nghi, từ ven biển Quảng Trị, di chuyển dần về phía Nam, qua Quảng Nam đến Bình Định vào lãnh hải tỉnh Phú Yên.  Một phi tuần quan sát của quân đội Hoa Kỳ, khám phá ra chiếc tàu này ngụy trang thành tàu đánh cá chuyển vận vũ khí, cặp bãi biển Vũng Rô lúc 17 giờ ngày 17/2/ 1965, đồng thời báo cho cơ quan hữu trách Việt Nam . Sau đó, không quân Việt Nam tới oanh kích, đánh chìm vào khoảng 18 giờ cùng ngày.
       Ngày 18/2/1965, Hải Quân vùng 2 Duyên Hải cùng Tiểu Đội Người Nhái tăng cường ĐĐ Biệt Kích Dù, do Trung úy Từ Vấn chỉ huy, đổ bộ khám xét, tịch thu hơn 1000 súng CKC còn mới, do Nga chế tạo, cùng đạn dược còn nguyên thùng, rải rác trên bãi biển.  Nhưng vì hỏa lực của địch ở các sườn núi kế cận quá mãnh liệt, gây cho một số quân ta bị thương, nên phải rút lui ra tàu đổ bộ, một Thượng sĩ Hải quân tên Vũ Ngọc Diện, đứng ở pháo tháp bị trúng đạn tử thương.
       Ngày 19/2/1965, Sư đoàn 23 mở cuộc hành quân mang tên “Vũ Ngọc Diện”.  Không hiểu lý do gì, Trung đoàn 49, cơ hữu của Sư đoàn, có nhiệm vụ chỉ đóng chốt ngăn chặn trên Đèo Cả và Quốc lộ 1, tới quận lỵ Hiếu Xương, phải chờ Tiểu Đoàn BĐQ tăng phái tới? – Vị Trung tá Trung đoàn Trưởng, không có nụ cười, ban lệnh: “BĐQ băng rừng xuống núi gấp, lẹ lẹ lên tàu Hải quân đổ bộ vào bãi biển Vũng Rô”, chỉ đơn giản có vậy!!
       Tiểu đoàn chúng tôi đổ bộ lúc 13 giờ ngày 20/2/1965, tiến về phía Đông Bắc Vũng Rô khoảng 1 km, bắt đầu chạm địch liên tục, ĐĐ của Trung úy Đa báo cáo giết 2 địch quân, tịch thu 2 súng CKC – ĐĐ của Trung úy Phước báo cáo giết 3 địch, tịch thu 1 AK và 2 CKC. Kết quả đầu tiên đã gây thêm tự tin cho các tân BĐQ.  Mọi người đều náo nức…  Trung úy ĐĐT Địa Phương Quân xin tôi lên tuyến đầu thay vì làm trừ bị. Quân ta thừa thắng xông lên truy kích địch đến 17 giờ, tiếng súng tạm yên, tôi cho lệnh dừng quân và lục soát.  Cánh quân của ĐĐ.3 (Địa Phương Quân) khám phá, tịch thu 60 CKC, còn bọc trong giấy thiếc, do địch tháo chạy bỏ lại.  Cánh quân ĐĐ.1 (Tân Binh BĐQ) do Trung úy Đa chỉ huy, cũng tịch thu thêm 23 CKC.  Riêng ĐĐ.2 của Trung úy Phước ở vị thế trừ bị.  Căn cứ phòng thủ đêm của Tiểu đoàn hoàn tất lúc 21 giờ.  Tất cả đều im lặng, xa xa một vài tràng liên thanh lạc lõng, thỉnh thoảng một vài tiếng nổ của đạn cối địch vào chỗ không người.
       Ngày N+1, Tiểu đoàn tiếp tục truy tìm và lục soát vùng rừng núi phía Tây Bắc ngọn Hải Đăng.  Vào khoảng 10 giờ sáng, ĐĐ.1 chạm địch lẻ tẻ, ĐĐ.2 đụng độ dữ dội tại sườn núi phía trái trục tiến quân, BCH/Tiểu đoàn theo sát ĐĐ.2, ĐĐ3 trừ bị theo sau.  Tôi gọi Trung đoàn xin pháo yểm, nhưng có vẻ thờ ơ không đáp ứng – Tôi rất bất mãn la trong máy: “Chỉ huy không tiên liệu, như c…”, tôi cúp máy.  Sau đó tôi ra lệnh : ĐĐ. 2 dừng lại, tập trung hỏa lực về phía trước, yểm trợ cho ĐĐ.1 đánh bọc hông phải, ĐĐ.3 trừ bị đánh bọc hông trái – Cuộc ác chiến kéo dài khoảng 30 phút, Tiểu đoàn làm chủ tình hình lúc 13 giờ.
       Kết quả
       Thiệt hại địch:
  • 15 cộng quân bỏ xác tại chỗ, 5 tên khác được kéo đi xa khoảng 500 mét, tên nào cũng bị bắn vào đầu, bởi đồng chí của họ không thể mang theo khi tháo chạy.
  • 9 AK.47, 6 CKC cùng đạn dược, lương khô bị tịch thu.
       Thiệt hại ta:
  • 2 bị thương nặng (1 bị lủng phổi bất tỉnh, 1 bị lòi ruột) được trực thăng Mỹ tản thương về Quân Y Viện Nha Trang.
  • 4 bị thương nhẹ, sau khi băng bó tiếp tục hành quân.
       Tướng Lữ Lan, Tư Lệnh SĐ 23/BB bay quan sát mặt trận ra lệnh trực tiếp cho tôi:
  • Phòng thủ đêm nay tại đồi Hải Đăng
  • Số vũ khí chiến lợi phẩm sẽ do Hải thuyền đến tiếp nhận vào tối nay.
        Ngày N+2, lúc 5 giờ sáng, Tiểu đoàn đảm nhiệm Blocking force bên cánh trái, để Lữ đoàn 2 Nhảy Dù vừa được tăng cường đến truy kích Sư đoàn 3 Sao vàng, Vc (lực lượng phụ trách tiếp nhận tàu chuyển hàng tấn vũ khí từ miền Bắc vô) tới Đá Bia.
        Qua hệ thống truyền tin, vào lúc 12 giờ, Lữ đoàn Nhảy Dù đã thu được 500 súng CKC.
        Xin ghi nhận nơi đây, chính Thiếu Tướng Lữ Lan, Tư Lệnh, đã can thiệp kịp thời, được một trực thăng Mỹ đáp xuống sau 10 phút, theo yêu cầu của tôi, để tải thương như đã nói ở trên.  Đã lâu rồi, từ khi tôi làm việc dưới quyền ông ở Phòng 3 Bộ TTM, đến nay mới được gặp lại qua cuộc đối thoại ngắn trên làn sóng vô tuyến.  Giọng nói của ông vẫn như xưa, vẫn êm, nhẹ, đầy tình cảm…
***
       Cuối tháng 2/1965, buổi lễ tuyên dương gắn huy chương tại Ban Mê Thuột, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Minh và Tướng Westmoreland.  Tôi được Ban tổ chức buổi lễ chỉ định chỉ huy hàng quân đại diện các đơn vị Hải, Lục, Không quân, đứng chờ nhận ân thưởng huy chương, dù lúc đó tôi với cấp bậc ba bông mai vàng, trong khi có các sĩ quan cấp bậc lớn hơn tôi.  Không biết có sự sắp đặt trước hay chỉ là ngẫu nhiên, Đại Tướng Westmoreland dừng lại chỗ tôi đứng, bắt tay chúc mừng.  Ông nói: “Rất vui mừng được chứng kiến tận mắt người hùng cùng cả ngàn vũ khí chiến lợi phẩm …”  Tôi cám ơn ông và lễ phép trả lời: “Thưa Đại Tướng, đây là chiến công của tất cả mọi người. Tôi đã học được 2 chữ “Follow me” trong thời gian tu nghiệp tại trường Fort Benning.  Hiện tôi có vợ và hai con, nhưng tôi vẫn thích xông pha ngoài chiến địa”.  Ông cười, hiểu ý tôi, bắt tay tôi một lần nữa, trong khi các máy quay phim, chụp hình của phóng viên trong và ngoài nước đang hướng về phía Đại tướng và tôi. Tiếp đến là những vòng hoa chiến thắng, do các nữ sinh Trung học Ban Mê Thuột choàng lên cổ, rồi tiệc trà liên hoan.
       Ngày hôm sau, các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ, xuất bản tại thủ đô Sàigòn, trên trang nhất đăng hình ảnh tôi, dưới tiêu đề: “Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động quân, anh hùng Vũng Rô”.  Các giới chức Việt-Mỹ, các phóng viên báo chí Anh, Pháp, Việt, các cơ quan truyền thanh, đang trầm trồ trước cả đống vũ khí, phần lớn còn trong bọc giấy thiếc, mà QLVNCH tịch thu được trong trận Vũng Rô.  Tôi không thiết tha gì cả, chỉ nhớ tới nụ cười dễ thương của người tân binh trẻ, bị thương lòi ruột, nhưng cũng vẫn còn tỉnh táo nói: “Đại Bàng ơi, em có sao không… “  Tôi muốn khóc, nhưng cố trấn tĩnh an ủi, vuốt ve: ” Ráng lên em, trực thăng đang đáp đưa em về Quân Y Viện Nha Trang, anh sẽ ghé thăm em…”.  Tôi đã giữ lời hứa, nhưng chỉ được vuốt mắt em ở trong phòng đông lạnh bệnh viện!

Lời khuyên khi về VN

Để lại phản hồiPosted by vuthat on Tháng Hai 21, 2012
CNN ‘mách nhỏ’ du khách… ‘phiêu’ ở Hà Nội
Phóng viên James Durston của CNN đã liệt kê lại tất cả những điều cần biết cho một du khách nước ngoài trong chuyến du lịch đến Thủ đô của Việt Nam.
Thị Thực: Bạn có thể xin thị thực bằng dịch vụ trực tuyến, nhưng tốt nhất là hãy xin qua Đại sứ quán hoặc đại lý du lịch nếu không muốn phải chờ đợi 90 phút tại sân bay Hà Nội để được giải quyết.
Máy bay: Đừng đặt vé quá sớm hoặc quá muộn vì các hãng hàng không thường tăng giá vé trước ngày bay 6 tháng, sau đó giảm dần cách ngày bay 2, 3 tuần, rồi lại tăng một lần nữa.
Đặt vé: Sự lựa chọn tốt nhất là đặt vé từ Hongkong với các hãng sau: Vietnam Airlines; Air Asia; Cathay Pacific; Dragon Air; Hong Kong Airlines.
Sự hiện diện dày đặc của xe máy trên đường phố Hà Nội.
Taxi: Taxi Hà Nội khá rẻ và phục vụ chu đáo. Đi từ sân bay Nội Bài vào khu vực trung tâm giá khoảng 350.000 đồng (17 USD) và 10 phút đi trong thành phố hết khoảng 30.000 đồng.
Xe buýt sân bay: Rẻ hơn taxi. Chỉ cần 40.000 đồng để đi từ sân bay về khu phố cổ, nhưng lái xe có thể thuyết phục bạn vào ở “khách sạn em họ tôi” bằng cách nói rằng Vịnh Hạ Long đang có bão nên khách sạn bạn chọn ở Hà Nội đã hết phòng. Đừng tin họ.
Hà Nội là thành phố của nhiều sự bất ngờ.
Xe buýt công cộng: Thậm chí còn rẻ hơn, chỉ tốn 5.000 đồng để đi từ sân bay đến phố cổ nhưng bạn không được mang hành lý trừ khi bồi dưỡng cho lái xe một chút. Trong nội thành, vé xe bus chí có 3.000 đồng.
Xe ôm: Là cách tốt nhất để trải nghiệm sự náo nhiệt của Hà Nội. Mức giá phải trả cho khoảng 10 phút chạy xe là 10.000-15.000 đồng, tùy khả năng mặc cả của bạn.
Giao tiếp: Hầu hết người Hà Nội nói được chút ít tiếng Anh. Bạn cũng có thể thử vận may của mình với một cuốn sách hướng dẫn giao tiếp tiếng Việt, nhưng tốt hơn là dùng “ngôn ngữ cơ thể” hoặc thuê hướng dẫn viên.
Tìm hướng dẫn viên: Có rất nhiều lựa chọn, một trong điểm cung cấp hướng dẫn viên ưa thích của chúng rôi là một hãng do sinh viên điều hành, có tên Hanoi Kids Tours.
Tiền tệ: Một USD đổi được khoảng 20.000 đồng nhưng bạn cũng không phải hoảng khi không có tiền Việt bởi USD được chấp nhận rộng rãi.
ATM: Những chiếc máy ATM có mặt ở mọi nơi. Máy ATM quốc tế gồm có HSBC và ANZ Bank nhưng muốn rút được nhiều hơn 1 triệu đồng, tốt nhất là đến máy ATM ANZ gần Hồ Gươm.
Cầu Long Biên – cây cầu cổ kính nhất Hà Nội.
Khí hậu: Khí hậu mùa hè (tháng 6-8) rất khó chịu với nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa xuân (tháng 3-5) dễ chịu hơn. Mùa thu (tháng 9-11) thật sự tuyệt với để đi tản bộ trên phố. Mùa đông (tháng 12-2) thì lạnh và ẩm.
Tiêm phòng: Du khách nên bảo vệ mình trước những bệnh dịch phổ biến như viêm gan B, uốn ván – bạch hầu và thương hàn. Nếu bạn định đi xa Hà Nội một thời gian dài hay hành trình trong những tháng nóng ẩm thì nên tiêm phòng sốt rét.
Ăn: Bạn không thể nói rằng mình đã đến Hà Nội nếu chưa ăn phở gà ở nơi đây. Ngoài ra, cũng có thể “thử” một số đặc sản nổi tiếng như rượu máu rắn hổ mang, thịt chó.
Uống: Cũng như phở gà, bạn không thể đến Hà Nội mà không có ít nhất một lần thưởng thức bia vỉa hè trên một chiếc ghế nhựa nhỏ. Có thể dễ dàng nhận ra những điểm uống bia như vậy với dòng chữ “Bia hơi Hà Nội”.
Cà phê: Nếu người Hà Nội không uống bia, thì nghĩa là họ đang uống cà phê. Hãy ghé thăm quán cà phê Phố cổ ở 11 phố Hàng Gai, nơi tốt nhất để ngắm hồ Gươm.
Nơi nghỉ qua đêm: Có rất nhiều lựa chọn về nơi nghỉ ngơi ở Hà Nội, từ bình dân đến cao cấp. Ví dụ như khách sạn Espence, Hà Nội Backpackers, Joseph, Hanoi Elegance Emerald, Sofitel Metropole Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake.
Bát tào phớ có vị ngọt ngào như nụ cười của cô bán hàng vậy.
Mua sắm: Khu phố cổ Hà Nội có hàng dãy những cửa hàng thời trang, đồ lưu niệm, đồ ăn nhẹ, nữ trang rẻ tiền… Nếu bạn muốn tìm một trung tâm mua sắm có điều hòa nhiệt độ thì hãy tới tòa nhà Vincom, nơi có những nhãn hiệu thời trang sang trọng, rạp chiếu phim và khu chơi game.
Hoạt động: Những điểm đến có nhiều hoạt động phong phú là bảo tàng và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà hát múa rối nước Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò, hay tuyến xe điện chạy quanh Phố cổ. Ngoài ra, cũng không nên bỏ qua chợ đêm ở phố cổ.
Internet: Cũng như xe máy, các quán cà phê internet có ở khắp nơi. Các khách sạn cũng được kết nối internet.
Giao thông: Nếu bạn đợi những dòng xe máy dừng lại để qua đường thì chắc chắn bạn sẽ lỡ mất chuyến bay. Hãy cứ đi qua, họ sẽ tránh bạn, chúng tôi bảo đảm.
Tham quan trong ngày: Có thể dễ dàng sắp xếp các chuyến đi qua khách sạn hoặc đại lý du lịch. Vịnh Hạ Long không phù hợp với một chuyến đi trong ngày vì bạn nên qua đêm trên một chiếc thuyền ở nơi đây.
Chụp ảnh: Sẽ có rất nhiều thứ bạn muốn chụp ở Hà Nội, nhất là trong phố cổ. Nhưng một số người dân, đặc biệt là người già không muốn bị chụp. Hãy lịch sự và hỏi ý kiến họ trước.
Đừng sợ: Hà Nội có thể làm bạn choáng ngợp, nhưng đó chính là điều tuyệt vời. Hãy thử mọi thứ, đi mọi nơi và hỏi ai đó nếu bị lạc đường. Một nụ cười có thể giải quyết được mọi thứ ở thành phố này.
 Lưu ý khi ở Hà Nội:
1. Tất cả những gì mua ở chợ̣ Đồng Xuân, bạn đều có khả năng mua ở chợ Bến Thành.
2. Khi có một kế hoạch được thông báo, chỉ cần năm phút nữa là xong, bạn cứ yên tâm là ít nhất năm năm nữa.
3. Khi vào tiệm mua một món nào đấy, bạn có thể bị mắng là đừng cậy có tiền.
4. Khi có việc đi xa, bạn không sợ đường xá, mà hãy sợ ông lái xe!
5. Đi bộ trên vỉa hè phải cẩn thận, vìđó là đi trên quầy hàng của người ta.
6. Khi ăn bánh cuốn Thanh Trì, phải biết nó được làm ở nhiều nơi, trừ Thanh Trì.
7. Người mặc quần áo đẹp, cả nam lẫn nữ,chưa chắc đã là người không văng tục.
8. Bạn sẽ được gọi là “sếp”, mặc dù chảlãnh đạo ai cả, chỉ cần bước vào một quán karaoke.
9. Bạn sẽ phải bỏ giày hay dép khi vào nhà, nhưng không có gì chắc chắn bạn sẽ nhận lại đúng dép và giày của mình khi đi ra.
10. Khi bị ai đó đụng vào – nhất là thanh niên –, để an toàn, bạn nên xin lỗi trước.
11. Ghế đá công viên không phải đểngồi. Nó để nằm.
12. Giấy vệ sinh là giấy chùi đũa hoặc chùi mồm.
13. Đừng nhìn đồng hồ taxi! Hãy nhìn vào túi tiền mình!
14. Đừng tưởng gặp họ hàng, khi có ai đó gọi mình là “anh giai”!

Đừng hỏi chúng là ai! – Thơ Trạch Gầm

Để lại phản hồiPosted by vuthat on Tháng Hai 20, 2012
Phổ Nhạc: Nguyễn Hữu Tân
Trình bày: Yên Ly
 (Nhấn):   

Đừng hỏi chúng là ai !

Đã đến lúc nầy rồi. Đừng hỏi chúng là ai. Cứ thẳng thừng chỉ rõ.
Chúng là loài quỉ đỏ. Đang hiến đất cho Tàu.
Một ngàn năm thương đau. Bao xương chồng chất ngất. Một ngàn năm bất khuất.
Chúng phủi sạch sành sanh. Miệng phun máu hôi tanh.

No comments:

Post a Comment