Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến phi trường quốc tế Los Angeles ngày 16/02/2012.
REUTERS/Phil McCarten
Nghi lễ tiếp đón trọng thể mà Hoa Kỳ dành cho lãnh đạo tương
lai Trung Quốc và bề ngoài thư thái của ông Tập Cận Bình không giúp cải
thiện quan hệ giữa hai nước. Xung khắc chiến lược và bất đồng thương
mại vẫn là những vấn đề cốt lõi gây căng thẳng.
Đương kim Phó chủ tịch Trung Quốc sẽ trở thành nhân vật lãnh
đạo số một trong chế độ Trung Quốc trong vòng không đầy một năm tới đây.
Nhìn qua cung cách chính quyền Obama tiếp ông Tập Cận Bình, vừa trọng
thể nhưng cũng vừa chỉ trích cho thấy Washington thực sự muốn nhắn gửi
gì : người cầm vận mệnh Trung Quốc trong năm năm tới phải nhận thức rõ
những yêu sách của Hoa Kỳ trong quan hệ giữa hai đại cường.
Một số nhà phân tích cho rằng tuy Trung Quốc là một nước độc tài,
nhưng không phải là Bắc Triều Tiên với một cá nhân lãnh đạo muốn làm gì
thì làm.
Theo ông J.Stapleton Roy, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh từ 1991 đến
1995, thì từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập tiến trình thay đổi
thế hệ lãnh đạo có định kỳ thì khả năng điều chỉnh chính sách là chuyện
có thể xảy ra được.
Đối với quan điểm của Mỹ thì mỗi khi Trung Quốc thay đổi lãnh đạo thì đó là cơ hội tự nhiên để cải tiến quan hệ với người mới.
Theo ông Robert Kuhn, một cố vấn Mỹ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc
thì Tập Cận Bình có vẻ « thư thái » và ít quan tâm đến chuyện vượt ra
khỏi nghi thức hay không.
Sau khi thăm Washington, ông Tập Cận Bình trở lại thành phố
Muscatine, nơi mà ông đã ghé qua thời còn là cán bộ trẻ cách nay 27 năm.
Theo Reuters, thì Phó Chủ tịch Trung Quốc đã về đây với phong thái
tươi cười và nhân tính hơn, khác hẳn với hình ảnh khắc khổ, căng thẳng
của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Hôm nay 16/02/2012, ông đến thăm thành phố cảng Los Angeles, một cơ
hội để tạo hy vọng cho doanh nhân Mỹ về viễn ảnh cải thiện trao đổi
thương mại.
Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ dường như nuôi hy vọng vào Tập Cận
Bình, khi lên cầm quyền, sẽ biết thích nghi với tình thế hơn là người
tiền nhiệm , nên đã dành nhiều thời giờ để tiếp xúc với Phó Chủ tịch
Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù liên tục đưa ra những lời kêu gọi ca ngợi hợp tác, ông
Tập Cận Bình vẫn nhắc lại là Bắc Kinh bất bình về việc Hoa Kỳ bán vũ khí
cho Đài Loan, và Tây phương ủng hộ phong trào Tây Tạng phản kháng. Ông
cảnh báo rằng nếu hai bên « không quan tâm đến quyền lợi cốt lõi của
nhau thì không bao giờ có ổn định và yên bình trong quan hệ song phương
».
Theo chuyên gia Robert Kuhn thì dù cho cá tính của lãnh đạo tương lai
Trung Quốc cũng như sự gắn bó của ông đối với Hoa Kỳ, nơi ông sang 5
lần và có cô con gái đang du học tại Harvard, có thể tạo thuận lợi cho
một giải pháp, nhưng vấn đề cơ bản gây xung khắc vẫn tồn đọng.
Bà Carla Hill, cựu đại diện ngoại thương Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đế yếu
tố các nhân , nhưng bà nhắc lại rằng Tập Cận Bình sẽ phải dè chừng tâm
lý dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc. Phe này xem Hoa Kỳ là cản lực
không muốn cho Trung Quốc trở thành một đại cường .
Mặc khác, Tập Cận Bình một khi nắm hết hai chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn phải tuân theo thủ tục tập thể quyết định.
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, Chas Freeman nhận định : Trong bất
kỳ chế độ chính trị nào kể của Hoa Kỳ, một nhà chính trị có cao vọng
lãnh đạo quốc gia chỉ thông báo điều mình sẽ làm một khi đã nhậm
chức.
Hoa Kỳ phải kiên nhẫn chờ thêm một thời gian mới có thể biết được kỳ
vọng đặt vào Tập Cận Bình trở thành hiện thực được bao nhiêu.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment