Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN
White House Photo/Pete Souza - Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Tòa nhà Quốc Hội ở Washington DC, ngày 24 tháng 1 năm 2012.
Nhà
Trắng đã yêu cầu được tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để
nghe trình bày các quan tâm về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Cuộc
gặp sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào trưa Thứ Hai, mùng 5 tháng Ba, và dự
trù kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa các quan chức Nhà Trắng và khoảng 100
người Việt. Ngày hôm sau, phái đoàn sẽ mở cuộc tiếp xúc với các vị dân
cử quốc hội liên bang.
Yêu cầu VN tôn trọng nhân quyền
Tin
Nhà Trắng muốn gặp cộng đồng người Việt ở Mỹ được phổ biến không đầy 2
tuần lễ sau ngày đài truyền hình SBTN và Tổ Chức Boat People SOS cho
phát động phong trào kêu gọi mọi người cùng ký tên vào bản thỉnh nguyện
thư nhân quyền trên trang mạng của Nhà Trắng.
Thỉnh
nguyện thư này yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đình chỉ mở rộng
quan hệ thương mại với Việt Nam cho tới khi nhân quyền được tôn trọng.
Trong thư có nhắc đến những nhà tranh đấu đang bị cầm tù như Linh Mục
Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger
Điếu Cầy, và nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm sau khi cho phổ
biến hai nhạc phẩm “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu”, chứa đựng nội
dung kêu gọi lòng yêu nước của mọi người.
Chiến
dịch kêu gọi ký thình nguyện thư bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng Hai và
kéo dài cho đến ngày mùng 8 tháng Ba 2012. Cho đến sáng hôm nay đã có
hơn 54.000 người ký tên ủng hộ.
Vấn
đề nhân quyền Việt Nam luôn luôn là quan tâm hàng đầu của những người
Việt đang cự ngụ ở Hoa Kỳ và các nước khác, đồng thời cũng là điều mà
các giới chức hành pháp và lập pháp Mỹ nói đến trong các cuộc tiếp xúc
với phía chính phủ Việt Nam.
Đưa VN vào danh sách CPC
Từ
trái: TNS Sheldon Whitehouse, LS Nguyễn văn Đài, TNS John McCain, BS
Phạm Hồng Sơn, TNS Joseph Lieberman, LS Lê Quốc Quân và TNS Kelly
Ayotte, trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội hôm 20-01-2012. Photo courtesy of
NVD.
Hồi
giữa tháng trước, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain cho báo chí biết
là khi ông cùng 3 vị Nghị Sĩ khác viếng thăm Việt Nam, chính phủ Hà Nội
bày tỏ ý muốn mua nhiều loại võ khí, trang thiết bị quốc phòng của Mỹ.
Câu trả lời của ông là Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền trước khi
Quốc Hội Liên Bang có thể đồng ý cho hành pháp bán những loại khí cụ
Việt Nam cần mua.
Tuần
trước khi nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Thượng Nghị Sĩ McCain cũng
cho rằng trong tiến trình đổi mới chính trị, chính phủ Miến Điện đừng
nên xem Việt Nam là mẫu mực vì Việt Nam không hề có bầu cử tự do.
Ngoài
ra Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez của đảng Dân Chủ Mỹ cũng đã đề nghị nên
đưa vấn đề nhân quyền vào trong quan hệ giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam.
Đề nghị được bà Sanchez đưa ra trong cuộc thảo luận với Đại Sứ Ron Kirk vào hôm 19 tháng Giêng năm nay.
Trong
cuộc thảo luận đó, Bà Sanchez nói là mỗi lần Việt Nam đạt được một
thành tựu về mậu dịch như Quy Chế Thương Mại Bình Thường Viẽnh Viễn
PNTR, gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, hay thành công về ngoại
giao như Hoa Kỳ ủng hộ để Việt Nam vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc,
là mỗi lần chính phủ Hà Nội nuốt lời hứa về nhân quyền.
Bà
Sanchez cũng nói thêm rằng Việt Nam ngày nay ngày càng bỏ tù nhiều
người hơn, không chỉ nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo hay những người
tranh đấu cho tự do, dân chủ, mà cả những người trẻ lên tiếng qua
internet bày tỏ nguyện vọng của họ đối với đất nước, trong đó trường hợp
của nhạc sĩ Việt Khang là bằng chứng rõ rệt nhất.
Cũng
cần nói thêm là tin Nhà Trắng muốn gặp cộng đồng người Việt ở Mỹ được
loan tải trong lúc giới thạo tin tại Washington cho Ban Việt Ngữ Đài Á
Châu Tự Do biết là vào tháng tới, Ủy Ban Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do
chính phủ Hoa Kỳ thành lập sẽ cho công bố bản phúc trình thường niên,
trong đó trình bày những sự kiện xảy ra trong năm 2011 liên quan đến
tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Một
nguồn tin chưa kể kiểm chứng được nói là trong phúc trình này, Ủy Ban
sẽ đề nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đặt Việt Nam vào danh sách những nước cần
quan tâm, thường hay được gọi tắt là CPC, vì tình trạng tự do tôn giáo ở
Việt Nam vẫn chưa được cải tiến đúng mức.
Ban Việt Ngữ chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những tin này để gửi đến quý vị những chi tiết mới nhất ngay sau khi ghi nhận được.
© RFA
No comments:
Post a Comment