Monday, February 20, 2012

Mỹ đang kéo Nga, Trung vào
bàn cờ thế trung Đông
tka23 post
Những  hoạt động  quân sự gần đây của Mỹ nhằm ứng phó với Iran nói lên  lo ngại về nguy cơ bùng nổ thế chiến với sự tham gia miễn cưỡng của cả Nga và Trung cộng
Bên miệng hố chiến tranh
Mối quan hệ  căng thẳng giữa Iran và phương Tây bắt đầu leo lên đến gần cao điểm hồi tháng 11 năm ngoái khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tung ra một bản báo cáo  liên quan đến yếu tố quân sự trong chương trình hạt nhân của Tehran. Thông tin gây chấn động này ngay lập tức thổi bùng ngọn lửa vốn đang âm ỉ ở khu vực Trung Đông.
Suốt từ cuối năm 2011 đến những ngày đầu năm 2012, những diễn tiến căng thẳng trong quan hệ Iran-phương Tây diễn ra liên tiếp. Điều đáng lo ngại là những diễn tiến này có liên quan đến rất nhiều  hoạt động  quân sự như các cuộc tập trận, bắn thử hoả tiển  và đặc biệt là điều tàu chiến ra vào khu vực điểm nóng, như đợt điều động  hai tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln của Mỹ đến vùng Vịnh. Ngoài ra,  USS Enterprise dự trù cũng sẽ đến khu vực này vào tháng 3 tới.

Mỹ đang tăng cường các hoạt động  quân sự nhằm ứng phó với Iran. Ảnh: Sabbah.
 Có thể cảm nhận rõ độ nóng chưa từng có ở Trung Đông trong thời gian này. Và chưa lúc nào mà người ta lại chắc chắn về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh Iran như thời điểm hiện tại.
“Chiến tranh đang đến rất gần. Chúng ta đang phải chứng kiến một chiến dịch tăng cường quân sự mạnh mẽ của Mỹ và đồng minh với hàng loạt cuộc điều quân sang đồn trú tại Israel và Kuwait hay những đợt di chuyển bất ngờ của hải quân Mỹ đến vịnh Persian”, Michel Chossudovsky, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu khẳng định.
Ngoài ra, ông còn chỉ ra nhiều  hoạt động  khác cho thấy Mỹ  chuẩn bị cho cuộc  chiến tranh với quốc gia Hồi giáo này .
Tháng 10/2010, Mỹ đàm phán một thỏa thuận vũ khí song phương lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trị giá 67 tỷ USD với Saudi Arabia. Hợp đồng cung cấp bom siêu trọng, máy bay chiến đấu F-15, trực thăng Black Hawk và Apache, hoả tiển  Patriot-2 và tàu chiến.
Mỹ còn dự trù cung cấp hoả tiển  Stinger và nhiều loại hoả tiển  khác cho Oman. Bahrain cũng đang đàm phán thỏa thuận trị giá 53 tỷ USD mua vũ khí Mỹ.
Không chỉ vũ khí, Mỹ cũng bố trí căn cứ quân sự tại Israel, Kuwait, Bahrain, Oman và trong tháng này điều động thêm 15.000 quân tới Kuwait.
“Nếu Washington không muốn gây chiến với Iran thì sẽ không cung cấp các loại vũ khí cần thiết và không điều động  hàng nghìn binh sĩ tới các nước đồng minh ở vùng Vịnh sát Iran như vậy”, ông Michel Chossudovsky nhấn mạnh.
 Theo chuyên gia này, Mỹ cũng khéo léo lót đường cho cuộc chiến tại Iran khi trên các phương tiện truyền thông của Mỹ tràn ngập thông tin về thái độ cứng rắn của Iran.
Trước tiên là  tin tức  về việc Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz và sau đó là xoáy vào những báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Trong báo cáo của IAEA mới đây, cơ quan này chỉ nhắc đến việc Iran có thể trang bị được điều kiện kỹ thuật cần để họ phát triển vũ khí hạt nhân nếu muốn. Tuy nhiên, tờ New York Times hướng dư luận hiểu theo cách: Iran đang thực hiện kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân và “sứ mệnh” của một nước lớn như Mỹ, phải ngay lập tức có  hành động  can thiệp. Đây là cách truyền thông Mỹ từng áp dụng thành công trước khi đưa quân sang Iraq.
Vì vậy, ông Michel Chossudovsky khẳng định: “Điều mà Mỹ cũng như đồng minh muốn lúc này là mang đến cho loài người một cuộc chiến tranh trên quy mô toàn cầu mới trải dài từ Địa Trung Hải đến tận biên giới Trung cộng và hậu quả của cuộc chiến này sẽ là khôn lường”.
Theo ông, đây có thể là cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 với sự tham gia của cả Nga và Trung cộng. “Moscow và Bắc Kinh sẽ phải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến này”, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu nhận định.
“Nếu cuộc chiến vượt ra khỏi tầm kiểm soát và nếu Nga, Trung cộng can thiệp hoặc vũ khí hạt nhân được sử dụng thì cả trái đất này sẽ bị tiêu diệt”, ông Michel Chossudovsky suy nghĩ.
Giải pháp tối ưu
Viễn cảnh mà chuyên gia Michel Chossudovsky vẽ ra có thể quá bi thảm . Hai chuyên gia Reuel Marc Gerecht and Mark Dubowitz quả quyết trên Foreign Policy rằng, vẫn có một giải pháp kết hợp khác dựa trên nguyên tắc trừng phạt, theo đó, giúp phương Tây lật đổ chính quyền đương nhiệm của quốc gia Hồi giáo iran  và giải được bài toán Iran mà vẫn không phải dùng đến súng đạn.
“Giải pháp này có thể mang lại một cuộc cách mạng dân chủ tại quốc gia Hồi giáo. Một Iran dân chủ mới vẫn có thể sở hữu những vũ khí hủy diệt mà giáo chủ Khamenei tạo dựng nên nhưng Mỹ, Israel và châu Âu và có lẽ là hầu hết thế giới Arab sẽ không phải sống trong lo sợ nữa bởi chủ sở hữu mới của số vũ khí này sẽ biết cách kiểm soát chúng một cách phù hợp”, ông Reuel Marc Gerecht khẳng định.
    Chuyên gia này phân tích, các lệnh trừng phạt có thể trì hoãn sự phát triển của chương trình hạt nhân của Iran song không thể đưa nó về mốc ban đầu. Các cuộc tấn công quân sự có thể làm hư hại nhưng khó có thể  phá hủy được hết các cơ sở hạt nhân chính của Tehran, đặc biệt là cơ sở làm giàu uranium Qom sâu dưới lòng đất tới 90 m. Vì vậy, chỉ có một sự thay đổi sâu sắc trong bộ máy chính quyền mới có thể chặn đứng mối đe dọa từ một Iran mang trong mình sức mạnh hạt nhân.
Tuy nhiên, hai chuyên gia này nhấn mạnh, cuộc lật đổ chính quyền này chỉ thành công khi được chính những người dân Iran thực hiện. Vấn đề là ở chỗ, người dân Iran sẽ không lật đổ những nhà lãnh đạo của mình chỉ vì những khó khăn kinh tế do các lệnh trừng phạt kinh tế mang lại và đặc biệt là sẽ không làm điều này vì nguyện vọng của Mỹ.

Theo giới phân tích, các biện pháp trừng phạt có thể tạo nên chất xúc tác giúp lật đổ chính quyền Iran. Ảnh: raceforiran.
Trên thực tế, sự phẫn nộ trong dân chúng Iran bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề, từ thực trạng yếu kém của nền kinh tế đến sự quản lý thiếu tính hợp pháp của chính quyền, đặc biệt từ sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2009. Cuộc bầu cử này làm mất lòng tin của triệu triệu người dân Iran vào các sự kiện chính trị. Họ nhận ra rằng, dân chúng không còn là trụ cột của hệ thống chính trị nước nhà.
Không chỉ người dân phẫn nộ, ngay cả những thành viên của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran cùng nhiều giới chức khác trong chính quyền cũng không hài lòng với cách điều hành của giới lãnh đạo. Do đó, sự bất bình tồn tại ở trong giới chính trị, quân sự và dân chúng. Tâm lý độc hại  này thường được kìm nén nhưng sự tồn tại của nó là không thể phủ nhận và có thể trở thành một nguồn động lực đầy tiềm năng cho sự thay đổi chế độ.
Vì vậy, các lệnh trừng phạt dù không thể trực tiếp lật đổ chính quyền Iran nhưng có thể giúp Mỹ trì hoãn sự phát triển của chương trình hạt nhân Iran trong khi đó tạo được không gian và thời gian cần thiết cho sự ra đời của một hệ thống chính trị mới tại Iran.
Chuyên gia Reuel Marc Gerecht and Mark Dubowitz kết luận, Washington không nên can thiệp quân sự để lật đổ chính quyền Iran mà cần phải biết cách kìm chế và chỉ tạo nên những chất xúc tác bằng các lệnh trừng phạt, qua đó thôi thúc người dân Iran tự hành động để mang lại đổi thay cho chính mình. Cùng lúc đó, Mỹ cũng nên tăng cường tập trung vào thực tế thiếu tính minh bạch và hợp pháp khi Iran bước vào các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nhằm tăng thêm động lực để nhân dân Iran vùng lên.
“Nếu kìm chế được sự  nôn nóng  của mình và khéo léo sử dụng các lệnh trừng phạt kinh tế, đồng thời nhắc khéo người dân Iran về sự hợp pháp của chính quyền đương nhiệm thì Mỹ không chỉ tránh được một cuộc chiến tranh lớn hao người tốn của mà còn chặn đứng được nguy cơ hạt nhân từ Iran”, ông Reuel Marc Gerecht quả quyết.
TỔNG HỢP
__._,_.___

No comments:

Post a Comment