G. Moussay 1932-2012
Champaka
Linh Mục Gérard Moussay
1932-2012
BBT Champaka
Gérard
Moussay sinh ngày 16-8-1932 tại Brecé, Mayenne (Pháp), được tôn chức giáo sĩ
của Giáo Hội Công Giáo vào ngày 29-6-1957 tại Laval. Chưa đầy 4 tháng sau, tức
là ngày 1-10-1957, Cha đến Việt Nam để thi hành nghĩa tại Nha Trang, sau đó
chuyển về giáo xứ ở Ninh Thuận. Năm 1958, Cha được tôn chức Cha Sở (vicaire) ở
thôn Phước An, kiêm Cha Sở ở Phước Thiện (Ninh Thuận). Năm 1959, Cha được tôn
chứ Linh Mục (curé) để điều hành nhà thờ Tân Ly ở Bình Tuy. Năm 1960, Cha tập
trung những người Việt di cư từ miền bắc để thành lập một giáo xứ (paroisse)
mới tại Hiệp Nghĩa và sau đó là giáo xứ Hiệp An vào năm 1965. Năm 1968, Cha rời
tỉnh Bình Tuy để đảm trách công tác trong giáo phận Phan Rang (Ninh Thuận). Kể
từ năm 1969, Cha xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Chăm để phát huy chương trình bảo
tồn văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Cha cũng hình thành một cơ sở nội trú
trong thành phố Phan Rang dành cho con em học sinh người Chăm.
Biến cố
chính trị năm 1975 đánh dấu sự gián đoạn trong mối liên hệ giữa Cha và cộng
đồng Chăm tại Việt Nam. Năm 1976, Cha đến phục vụ tại giáo phận Padang, Sumatra
(Indonesia) sau đó sang Rome (Vatican) để học tiếng Indonesia và Á Rập. Năm
1978-1981, Cha giữ chức Cha Sở tại Bukittinggi, Sumatra (Indonesia) và thăng
chức Linh Mục tại giáo xứ này kể từ năm 1981. Năm 1993, Cha trở về Pháp để phục
vụ trong Trung Tâm Truyền Giáo Paris. Ngày 1-2-2012, Cha từ trần tại Paris, thọ
80 tuổi.
Sau bao
năm cống hiến cuộc đời cho dân tộc bản địa Champa, Cha trở thành một vị tu sĩ
nước ngoài rất được quí trọng trọng cộng đồng người Chăm hôm nay.
Linh Mục G. Moussay đón phái đoàn IOC-Champa tại Paris vào tháng 12 năm 2010
Bên cạnh
công tác của một vị giáo sĩ, Cha còn tham gia vào chương trình nghiên cứu khoa
học và xuất bản nhiều bài khảo luận và tác phẩm quí giá như sau:
« Coup doeil sur les Cam daujourdhui,
Saigon ». In BSEI, số 46, 1971.
Dictionnaire cam-vietnamien-français, Trung Tâm Văn Hóa Chàm, 1971.
Dictionnaire cam-vietnamien-français, Trung Tâm Văn Hóa Chàm, 1971.
Akayet Deva Mano, Luận án Pts. tại EPHE, Paris, 1975
« Pram Dit Pram Lak : la geste de Rama dans la littérature cam ». In : Asiathèque, 1976, tr. 131-135
« Essai de translittération raisonnée du cam ». In : BEFEO 64, 1977, tr. 243-255
« Pram Dit Pram Lak ». In : Kerajaan Campa, Balai Pustaka, Jakarta, 1981, tr. 187-194
La Langue minangkabau, Association Archipel, Paris, 1981
« Hamka ». In : Archipel, 1986, tr. 87-111.
« Sumbangan bahasa Minangkabau terhadap bahasa Indonesia ». In : Séminaire sur la Littérature Minangkabau, 28 oct. 1986, Universitas Bung Hatta, Padang
« Pram Dit Pram Lak : cerita Rama dalam Sastra Cam». In : Sejarah dan Kebudayaan Campa, Kementerian Kebudayaan dan Pelancongan &EFEO, Kuala Lumpur, 1988, tr. 299-307
Akayet Dewa Mano : versi Cam dari Hikayat Dewa Mandu Melayu = Version cam de l’Hikayat Dewa Mandu malais (Viết chung với Po Dharma), Kementerian Kebudayaan dan Pelancongan & EFEO, Kuala Lumpur, 1989
« Akayet Inra Patra : version cam de l’Hikayat malais Indraputera ». In : Le Monde indochinois et la Péninsule malaise, CHCPI, Paris, 1990, tr, 101-114.
« Um Mrup dans la littérature cam ». In : Le Campa et le Monde malais, ACHCPI, 1991, tr. 95-107
« La religion hindoue à Bali ». In : Dictionnaire des Religions Paris, Presses Universitaires de France, 1993, tr. 178-179.
« Lislam en Indonésie ». In : Dictionnaire des Religions, Presses Universitaires de France, 1993, tr. 953-957.
« La religion de Java In : Dictionnaire des Religions, Presses Universitaires de France, 1993, tr. 1011-1014.
« La Geste de Um Mrup ». In : Notes sur la culture et la religion en Péninsule indochinoise, L’Harmattan, Paris, 1995, tr. 189-198.
Dictionnaire minangkabau-indonésien-français, L’Harmattan, Paris, 1995.
Akayet Inra Patra = Hikayat Inra Patra =
Épopée Inra Patra
(viết chung với Po Dharma, Abdul Karim), Kementerian Kebudayaan dan Pelancongan
& EFEO, Kuala Lumpur, 1997
Akayet Dowa Mano = Hikayat Dewa Mano = Épopée Dewa Mano (viết chung với Po Dharma, Abdul Karim), Kementerian Kebudayaan dan Pelancongan & EFEO, Kuala Lumpur, 1998.
Missions Étrangères et Langues orientales : Contribution de la Société des Missions Étrangères à la connaissance de 60 langues d'Asie. Bibliographie de 1680 à 1996. L'Harmattan, Paris, 1996.
État de la Société des Missions Étrangères de Paris, de 1658 à 1998. I. Ordre alphabétique, Archives des Missions Étrangères, Paris. 1998
État de la Société des Missions Étrangères de Paris, de 1658 à 1998. I1. Ordre chronologique, Archives des Missions Étrangères, Paris, 1998.
Tata Bahasa Minangkabau, Yayasan Gebu Minang - University of Leiden, 1998
« Les
Archives des Missions Etrangères ». In : Archives de l'Eglise de France, 1999
Nai mai mang Makah = Tuan Puteri dari Kelantan = La princesse qui venait du Kelantan (viết chung với Po Dharma, Abdul Karim), Kementerian Kebudayaan, Kesenian dan Pelancongan Malaysia & EFEO, Kuala Lumpur, 2000
__._,_.___
No comments:
Post a Comment