THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN HOA KỲ
tka23 post

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps) là một qbinh  chủng của Quân đội Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp lực lượng tấn  công từ phía biển,[4] sử dụng phương tiện vận chuyển của Hải quân Hoa Kỳ để nhanh chóng đưa các lực lượng đặc nhiệm vào vùng chiến . Nó là một trong số 7 lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ. Theo cơ cấu lãnh đạo dân sự trong Quân đội Hoa Kỳ thì Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trực thuộc   Bộ Hải quân Hoa Kỳ,[5][6] thường hoạt động sát cánh bên các lực lượng hải quân Hoa Kỳ cho các mục đích huấn luyện, vận chuyển và tiếp vận. Tuy nhiên, theo cơ cấu lãnh đạo quân sự thì Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là một quân chủng riêng biệt.[7]
Đại úy Samuel Nicholas thành lập hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Lục địa vào ngày 10 tháng 11 năm 1775 tạiPhiladelphia với vai trò như bộ binh hải quân.[8] Kể từ đó, sứ mệnh của Thủy quân lục chiến tiến hóa cùng với chính sách ngoại giao và học thuyết quân sự biến đổi của Hoa Kỳ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phục vụ trong mọi cuộc xung đột quân sự của Mỹ và được nổi bật trong thế kỷ 20 khi các lý thuyết và thực tiễn của chiến tranh đổ bộ từ biển cho thấy kết quả khả quan và sau hết đã tạo nên trụ cột tại mặt trận Thái Bình Dương trong thời Đệ nhị Thế chiến.[9] Vào giữa thế kỷ 20, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã trở thành những lý thuyết gia và chuyên gia về chiến tranh đổ bộ từ biển.[10][11][12] Khả năng của quân chủng phản ứng nhanh đối với các cuộc khủng hoảng vùng đã chứng tỏ rằng quân chủng có một vai trò mạnh trong việc  khai triển  và thực hiện chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.[13]
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có khoảng trên 203.000 binh sĩ (tính đến tháng 10 năm 2009) hiện dịch[1][2] và dưới 40.000 binh sĩ trừ bị.[3] Nó là quân chủng nhỏ nhất trong quân lực  của Hoa Kỳ thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Tuần duyên Hoa Kỳ nhỏ hơn, khoảng 1/5 quân số của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng nó thường ngày nằm dưới quyền của Bộ Nội an Hoa Kỳ). Tuy nhiên Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lớn hơn toàn bộ quân lực của một số cường quốc quân sự nổi bật khác, thí dụ như nó lớn hơn lực lượng vũ trang hiện dịch của Israel hay toàn bộ Lục quân Anh.[14][15]
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% ngân sách quân sự của Hoa Kỳ. Chi tiêu cho mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến là $20.000 ít hơn chi tiêu cho bất cứ binh sĩ nào trong các quân chủng khác. Toàn bộ lực lượng có thể được sử dụng cho cả các chiến dịch lớn và các chiến dịch thủy bộ.[16]
Thủy quân lục chiến Hoa kỳ phục vụ trong vai trò một lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tấn công đổ bộ từ biển. Như được định nghĩa trong mục § 5063, điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ và được nêu ra lần đầu dưới Đạo luật An ninh Quốc gia Hoa Kỳ 1947, nó có ba  nhiệm vụ chính yếu:
  • "Chiếm giữ hoặc bảo vệ các căn cứ hải quân trọng yếu và những hoạt động trên bộ khác để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân;
  • Phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và trang bị mà các lực lượng đổ bộ từ biển sử dụng; và
  • Cũng như các nhiệm vụ khác mà tổng thống có thể giao phó."
Mệnh đề cuối, tuy có vẽ dư thừa khi nói về vị thế của tổng thống trong vai trò là tổng tư lệnh, nhưng lại là một điều lệ thành văn về các nhiệm vụ viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Nó lấy từ ngôn ngữ tương tự trong các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ, thí dụ như "Để tổ chức thủy quân lục chiến tốt hơn" năm 1834, và "Thiết lập và tổ chức một lực lượng thủy quân lục chiến" năm 1798. Năm 1951, ủy ban đặc trách quân vụ của Hạ viện Hoa Kỳ gọi mệnh đề đó là "một trong các chức năng - truyền thống và - luật định quan trọng nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ." Ủy ban cho rằng thủy quân lục chiến thường tham gia vào các chiến dịch về mặt tự nhiên thì không phải thuộc hải quân trong đó phải kể đến các hành động nổi tiếng trong Chiến tranh 1812, tại TripoliChapultepec, vô số các nhiệm vụ chiếm đóng và chống nổi loạn (như các vụ tại Trung Mỹ), Đệ nhất Thế chiến và Chiến tranh Triều Tiên. Trong khi các hành động này chính xác mà nói không phải là hỗ trợ cho các chiến dịch hải quân cũng không phải cho chiến tranh đổ bộ từ biển nhưng bản chất thông thường của họ là thuộc bản chất viễn chinh, sử dụng phương tiện của hải quân để can thiệp đúng lúc vào những sự kiện ở ngoại quốc vì lợi ích của Hoa Kỳ.[17]
Ngoài ra những nhiệm vụ chính của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ còn là trực tiếp hỗ trợ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ban nhạc Thủy quân lục chiến, từng được Thomas Jefferson gọi là "của riêng tổng thống", đảm trách nhạc lễ quốc gia tại Nhà Trắng. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ canh gác những khu vực nghỉ ngơi dành cho tổng thống trong đó cóTrại David,[18] và phân đội bay HMX-1 của thủy quân lục chiến cung cấp phương tiện trực thăng cho tổng thống và phó tổng thống sử dụng với tên hiệu "Marine One" và "Marine Two".
Theo Đạo luật Ngoại vụ năm 1946 (Foreign Service Act), các binh sĩ bảo vệ thuộc Bộ tư lệnh An ninh Đại sứ quán của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đảm trách việc canh gác và bảo vệ an ninh cho các đại sứ quán, công sứ quánlãnh sự quánMỹ tại trên 140 nơi trên khắp thế giới.[19]

  Lịch sử

  Đệ nhất Thế chiến

Trong thời Đệ nhất Thế chiến, các cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã làm một vai trò trung tâm khi Hoa Kỳ nhập cuộc trể trong cuộc xung đột này. Không như Lục quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến có nhiều sĩ quan và binh sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến trường và lại có một sự gia tăng nhỏ lực lượng. Tại đậy, Thủy quân lục chiến đã đánh trận nổi tiếng tại Belleau Wood, tạo nên thanh danh của Thủy quân lục chiến trong lịch sử hiện đại. Mặc dù kinh nghiệm viễn chinh trước kia của mình không được đánh giá nhiều trong thế giới phương Tây nhưng sức bền bỉ và mạnh bạo của Thủy quân lục chiến tại Phápđã khiến cho họ được người Đức nể trọng và đánh giá họ như các Stosstruppen (binh sĩ xung kích) của Đức. Mặc dù Thủy quân lục chiến và giới truyền thông Mỹ tường thuật rằng người Đức đã đặt biệt danh cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ làTeufel Hunden, có nghĩa là "quỷ chó" nhưng không có bằng chứng nào được lưu trong văn khố của Đức (vì Teufelshundemới chính là thuật từ đúng của Đức). Có lẽ đó là lời tuyên truyền của Mỹ. Tuy nhiên, cái tên đó xác đáng.[34] Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhập cuộc chiến với 511 sĩ quan và 13.214 binh sĩ và hạ sĩ quan, và đến ngày 11 tháng 11 năm 1918 lực lượng lên đến 2.400 sĩ quan và 70.000 hạ sĩ quan và binh sĩ.[35]
Giữa hai thế chiến, Thủy quân lục chiến được vị tư lệnh John A. Lejeune lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của ông, Thủy quân lục chiến đã ứng nghiệm và phát triển ra các kỹ thuật về chiến tranh đổ bộ từ biển mà sẽ được dùng nhiều trong Đệ nhị Thế chiến. Nhiều sĩ quan trong đó có trung tá Earl Hancock Ellis đã nhìn thấy trước một cuộc chiến tạiThái Bình Dương với Đế quốc Nhật Bản và tiến hành chuẩn bị cho một cuộc xung đột như thế. Qua năm 1941, viễn tưởng chiến tranh thêm mở rộng, Thủy quân lục chiến khẩn cấp tiến hành các cuộc tập trận tấn công đổ bộ hỗn hợp và tìm kiếm trang bị dành cho tấn công đổ bộ mà thật sự rất hữu dụng trong cuộc xung đột sắp đến.[36]

Đệ nhị Thế chiến

Đài tưởng niệm Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh, mô hình được dựa theo bức ảnh chụp nổi tiếng của Joe Rosenthal "cắm cờ trên Iwo Jima
Trong Đệ nhị Thế chiến, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đóng một vai trò trung tâm trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Các trận đánh như GuadalcanalBougainvilleTarawaGuamTinianSaipanPeleliuIwo Jima, và Okinawa đã xảy ra ác liệt giữa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Lục quân Đế quốc Nhật Bản.
Philip Johnston đã đề nghị sử dụng tiếng Navajo làm ngôn ngữ mật mã cho Thủy quân lục chiến. Ý tưởng này được chấp thuận ngay và mật mã tiếng Navajo chính thức được phát triển và biến thành ký tự âm chung của cả Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Trong suốt trận Iwo Jima, nhà nhiếp ảnh Joe Rosenthal đã chụp được bức hình nổi tiếng dựng cờ trên Iwo Jima gồm có 5 binh sĩ thủy quân lục chiến và một binh sĩ quân y hải quân đang cắm cờ Mỹ trên núi Suribachi. Các hành động của Thủy quân lục chiến trong suốt cuộc chiến đã làm tăng thêm danh tiếng đã được nổi bật của họ. Vào cuối chiến tranh, Thủy quân lục chiến mở rộng thêm từ hai lữ đoàn lên sáu sư đoàn, 5 không đoàn và các binh sĩ hỗ trợ, tổng cộng khoảng 485.000 binh sĩ thủy quân lục chiến. Ngoài ra, 20 tiểu đoàn phòng vệ và một tiểu đoàn dù cũng được thành lập.[37] Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị thiệt hại khoảng 87.000 binh sĩ suốt Đệ nhị Thế chiến (gần 20.000 tử trận). Có 82 người được nhận huy chương vinh dự.[38]
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn quân theo sau chiến tranh vì ngân sách thấp. Trong lúc thúc đẩy tái tổ chức và tăng cường lực lượng, các tướng lãnh Lục quân cũng tìm cách nhập toàn bộ quân binh các thứ của Thủy quân lục chiến vào trong Lục quân và Hải quân. Nhờ vào việc vận động nhanh chóng giành sự ủng hộ của Quốc hội nên Thủy quân lục chiến ngăn chặn được nỗ lực giải tán lực lượng với kết quả là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được bảo vệ chính thức bằng một đạo luật mới là Đạo luật An ninh Quốc gia 1947.[39] Chẳng bao lâu sau đó, vào năm 1952, Đạo luật Douglas-Mansfield cho phép tham mưu trưởng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ một tiếng nói ngang bằng trong Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến Thủy quân lục chiến Hoa kỳ và thiết lập cơ cấu tổ chức với 3 sư đoàn và không đoàn bay tồn tại đến ngày nay.

 Chiến tranh Triều Tiên

Trung úy Thủy quân lục chiến Baldomero Lopez cùng các binh sĩ dùng thang để leo qua đê biển trong trận Inchon, tháng 9 năm 1950
Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953) đã chứng kiến Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Lâm thời vừa được thành lập vội vã để giữ phòng tuyến tại vành đai Pusan. Để thực hiện tân công bên xường địch, tướng Douglas MacArthur đã cho gọi các lực lượng bộ binh và không lực Thủy quân lục chiến tiến hành một cuộc đổ bộ từ biển vào ở Inchon. Cuộc đổ bộ thành công đã khiến cho phòng tuyến của Bắc Triều Tiên bị phá vở và lực lượng Hoa Kỳ đã rượt đuổi lực lượng Bắc Hàn về phía bắc đến tận sông Áp Lục đến khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Lực lượng Trung Hoa vượt trội về quân số đã bao vây và gây kinh ngạc cho các lực lượng Mỹ ít quân số hơn và còn bị phân tán trên một vùng quá rộng lớn. Quân đoàn X gồm có Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 và và Sư đoàn Bộ binh số 7 của Lục quân Hoa Kỳ tập hợp lại và bị thiệt hại nặng trên đường vừa đánh vừa rút lui ra biển, được biết đến là trận hồ Chosin. Thủy quân lục chiến tiếp tục một trận đánh mỏi mệt quanh vĩ tuyến 38 cho đến khi có cuộc đình chiến năm 1953.[40] Chiến tranh Triều Tiên đã chứng kiến sự phát triển mở rộng Thủy quân lục chiến từ 75.000 binh sĩ hiện dịch lên đến một lực lượng gồm 261.000 binh sĩ, đa số là binh sĩ trừ bị. 30.544 binh sĩ Thủy quân lục chiến bị thiệt mạng hoặc bị thương trong suốt cuộc chiến và 42 được tặng huy chương vinh dự.[41]

  Chiến tranh chống khủng bố

Sau Chiến tranh Việt Nam, Thủy quân lục chiến tái tục vai trò viễn chinh của mình, tham gia vào vụ giải cứu con tin tại Irannăm 1980 (Chiến dịch Eagle Claw), xâm nhập Grenada (Chiến dịch Urgent Fury) và xâm nhập Panama (Chiến dịch Just Cause). Ngày 23 tháng 10 năm 1983, tòa nhà tổng hành dinh của Thủy quân lục chiến tại BeirutLebanon bị đánh bom và trở thành vụ thiệt hại nặng nề nhất vào thời bình của Thủy quân lục chiến Hoa kỳ (220 binh sĩ thủy quân lục chiến và 21 thành viên phục vụ khác thuộc Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24 bị thiệt mạng) và dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Lebanon. Năm 1990, binh sĩ Thủy quân lục chiến thuộc Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp Sharp Edge đã cứu hàng ngàn sinh mạng qua việc di tản các công dân của Mỹ, PhápVương quốc Anh tránh khỏi bạo lực bùng phát từ cuộc Nội chiến Liberia. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990–1991), lực lượng đặc nhiệm Thủy quân lục chiến đã làm  nên chiến tích  cho Chiến dịch Lá chắn Sa mạc trong lúc các lực lượng của Hoa Kỳ và liên minh tập hợp lực lượng và sau đó là giải toảKuwait trong Chiến dịch Bão Sa mạc.[29] Thủy quân lục chiến tham dự vào các chiến dịch tác chiến tại Somalia (1992–1995) như Restore Hope, Restore Hope II, và United Shield để cứu trợ nhân đạo.[48]

 Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu

Thủy quân lục chiến Mỹ tiến vào một dinh thự ở Baghdad.
Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống George W. Bush tuyên bố thực hiện chiến tranh chống khủng bố. Mục tiêu được đặt ra trong cuộc chiến chống khủng bố là "đánh bại Al-Qaeda, các nhóm khủng bố khác và bất cứ quốc gia nào hỗ trợ hoặc che chở những kẻ khủng bố".[49] Kể từ đó, Thủy quân lục chiến cùng với các lực lượng liên bang và quân sự khác tiến hành các chiến dịch khắp nơi trên thế giới để hỗ trợ cho sứ mệnh đó.

 Chiến dịch Enduring Freedom

Thủy quân lục chiến và các lực lượng Mỹ bắt đầu bố trí quân ở Pakistan và Uzbekistan trên biên giới với Afghanistan vào đầu tháng 10 năm 2001 để chuẩn bị cho Chiến dịch Enduring Freedom.[50] Các đơn vị viễn chinh Thủy quân lục chiến số 15 và số 26 là các lực lượng qui ước đầu tiên tiến vào Afghanistan để hỗ trợ cho chiến dịch vào tháng 11 năm 2001. Vào tháng 12, Thủy quân lục chiến chiếm được Phi trường quốc tế Kandahar.[51] Kể từ đó, các tiểu đoàn và phi đoàn Thủy quân lục chiến đã lần lượt đụng độ với các lực lượng của Taliban và Al-Qaeda. Binh sĩ thuộc Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24 đã tràn ngập thị trấn do Taliban chiếm giữ trong trận Garmsir ngày 29 tháng 4 năm 2008 trong tỉnh Helmand. Đây là chiến dịch lớn đầu tiên của Hoa Kỳ tại vùng này trong nhiều năm.[52] Tháng 6 năm 2009, 7.000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 2 được đưa đến Afghanistan trong một nỗ lực cải thiện an ninh,[53] và bắt đầu Chiến dịch Strike of the Sword trong tháng tiếp theo sau.
Năm 2002, Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp gồm nhiều quân chủng đặc trách vùng Sừng châu Phi được tập họp tại trại LemonierDjibouti để mang lại an ninh cho vùng.[54] Mặc dù bộ tổng tư lệnh được chuyển sang cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2006 nhưng Thủy quân lục chiến vẫn tiếp tục hoạt động tại Sừng châu Phi cho đến năm 2007.[55]

 Chiến dịch Iraq Tự do

Gần đây nhất, Thủy quân lục chiến đã phục vụ nổi bật trong Chiến tranh Iraq. Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến số I cùng với Sư đoàn Bộ binh số 3 Lục quân Hoa Kỳ đã họp thành một lực lượng tiên phong trong cuộc tân công vào Iraq năm 2003.[56] Thủy quân lục chiến rời Iraq trong mùa hè năm 2003, nhưng sau đó quay trở lại với nhiệm vụ chiếm đóng vào đầu năm 2004. Họ nhận trách nhiệm trong tỉnh Al Anba, một vùng sa mạc rộng lớn ở phía tây Baghdad. Trong lúc chiếm đóng, họ đã đi đầu trong các cuộc tấn công vào thành phố Fallujah tháng 4 và tháng 11 năm 2004. Họ cũng tham gia vào các trận đánh ác liệt ở các địa danh như Ramadi, Al-Qa'im.[57] Thời gian tại Iraq của họ cũng gây nên các vụ gây tranh cải và bị kiện tụng như vụ tàn sát Haditha và sự kiện Hamdania.[50][58] Nhờ vào nhóm người Iraq thuộc giáo phái Sunni ở tỉnh Anbar nổi lên chống lại Al-Qaeda và việc tăng thêm quân số vào năm 2007 nên đã giảm được cấp độ bạo loạn tại Iraq. Ngày 1 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Barack Obama thông báo tại trại Lejeune về việc tiến hành rút quân đã hứa là toàn bộ binh sĩ sẽ được rút khỏi vào tháng 8 năm 2010.[59] Thủy quân lục chiến Mỹ chính thức kết thúc vai trò của mình tại Iraq vào ngày 23 tháng 1 năm 2010 khi họ giao trách tỉnh Al Anbar cho Lục quân Hoa Kỳ.[60][59]

  Với Hải quân Hoa Kỳ

Tàu tấn công đổ bộUSS Belleau Wood
Đồng nhiệm với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới quyền của Bộ Hải quân Hoa Kỳ là Hải quân Hoa Kỳ. Chính vì thế mà Hải quân và Thủy quân lục chiến có quan hệ gần gũi hơn so với các quân chủng khác của Hoa Kỳ. Bạch thư và các văn bản thăng chức đều sử dụng chung thành ngữ "Navy-Marine Corps Team" (Đội ngũ Hải quân-Thủy quân lục chiến),[62][63] hay "the Naval Service" (ngành hải quân). Cả Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ và Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đều báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ.
Hợp tác giữa hai quân chủng bắt đầu bằng việc huấn luyện  Thủy quân lục chiến. Thủy quân lục chiến nhận phần lớn sĩ quan của mình từ Học viện Hải quân Hoa Kỳ và Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân. Ban giám hiệu của Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân gồm có các huấn luyện viên Thủy quân lục chiến trong khi đó các huấn luyện viên thực hành Thủy quân lục chiến cũng giúp huấn luyện các sĩ quan Trường Ứng viên Sĩ quan Hải quân. Các phi công Thủy quân lục chiến được huấn luyện theo chương trình đào tạo không quân của Hải quân.
Việc cùng huấn luyện chung với nhau được xem là rất hệ trọng vì Hải quân cung ứng vận tải, tiếp vận, và hỗ trợ tác chiến để đưa các đơn vị Thủy quân lục chiến vào chiến trường. Đa số các cơ sở không lực Thủy quân lục chiến sử dụng là rút từ kinh nghiệm của Hải quân khi quyết định mua hoặc tài trợ. Các hàng không mẫu hạm của Hải quân thường thường được bố trí một phi đoàn Thủy quân lục chiến bên cạnh các phi đoàn Hải quân. Thủy quân lục chiến không tuyển mộ hoặc huấn luyện các nhân viên không tác chiến như tuyên úyhay y tế/nha khoa nên nhân viên của hải quân đảm trách các vai trò trống này. Một số thủy thủ này, đặc biệt là quân y và chuyên gia về chương trình tôn giáo, thường mặt đồng phục Thủy quân lục chiến nhưng mang quân hiệu hải quân. Ngược lại, Thủy quân lục chiến có trách nhiệm tiến hành các chiến dịch trên bộ để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân, trong đó có việc chiếm giữ các căn cứ không và hải quân địch. Cả hai quân chủng này cùng có một đội ngũ an ninh mạng chung.
Thủy quân lục chiến và thủy thủ chia sẻ nhiều truyền thống hải quân, đặc biệt là các thuật ngữ và tục lệ. Huân chương vinh dự của Thủy quân lục chiến là từ biến thể của Hải quân;[20] trừ một số ít, các bội tinh và băng hiệu của Hải quân và Thủy quân lục chiến thì giống nhau. Đội bay biểu diễn Blue Angels của Hải quân có cả các sĩ quan và binh sĩ của Hải quân và Thủy quân lục chiến trong đó có một phi cơ C-130 Hercules của Thủy quân lục chiến.[20]
Năm 2007, Thủy quân lục chiến cùng với Hải quân Hoa Kỳ và Tuần duyên Hoa Kỳ áp dụng một chiến lược biển mới có tên gọi "Một chiến lược hợp tác hải lực thế kỷ 21" (a cooperative strategy for 21st century seapower) nhằm nâng cao ý niệm ngăn ngừa chiến tranh đến cấp bậc triết lý tương tự như tiến hành chiến tranh.[64] Chiến lược mới này đã phát thảo ra một phương hướng cho Hải quân, Tuần duyên và Thủy quân lục chiến cùng làm việc với nhau và với các đồng sự quốc tế nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng vùng do con người tạo ra hay thiên tai tạo ra hoặc là phải phản ứng nhanh chóng nếu có xảy ra để tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho Hoa Kỳ.

 Với Không quân Hoa Kỳ

Thủy quân lục chiến đang bốc vỡ chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight từ một phi cơ của Không quân Hoa Kỳ C-5 Galaxy.
Mặc dù đa số các khí cụ và cơ sở không lực của Thủy quân lục chiến là từ Hải quân nhưng một số hỗ trợ là từ Không quân Hoa Kỳ. Thủy quân lục chiến cũng nhờ rất nhiều vào bộ tư lệnh vận chuyển của Không quân Hoa Kỳ để không vận binh sĩ và trang thiết bị của mình khắp thế giới.
Theo thông lệ Không quân Hoa Kỳ cũng cung cấp Tư lệnh Thành phần Không lực Hỗn hợp là người chỉ huy các phi vụ phòng không, ngăn cản và trinh sát tầm xa trong khi đó tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân lục chiến thì nắm giữ các cơ sở khí cụ không lực của Thủy quân lục chiến.[65][66]

 Lực lượng đặc nhiệm không-bộ

Ngày nay, khung sườn cơ bản cho các đơn vị Thủy quân lục chiến được khai triển là Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến (Marine Air-Ground Task Force hay viếc tắc là MAGTF), một cơ cấu linh động cho các lực lượng lớn nhỏ. Một Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến bao gồm một thành phần tác chiến trên bộ, một thành phần tác chiến trên không, và một thành phần tác chiến tiếp vận[67] dưới quyền của một thành phần tư lệnh chung, có khả năng hoạt động độc lập hoặc là một bộ phận của một liên quân lớn hơn. Cơ cấu Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến phản ánh một truyền thống mạnh mẽ của Thủy quân lục chiến về sự tự lực và sự đóng góp cho lực lượng hỗn hợp. Đây là vốn liếng thiết yếu cho một lực lượng viễn chinh thường được phái đến để hành động độc lập trong mọi tình huống cả về cấp bách và riêng lẽ.[9]
Một Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến có nhiều tầm mức lớn nhỏ khác nhau: nhỏ nhất là một Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến gồm một tiểu đoàn bộ binh được tăng cường và một phi đoàn gồm nhiều loại phi cơ; đến lớn nhất là một Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến gồm có một sư đoàn, một không đoàn và một Liên đoàn Tiếp vận dưới một Liên đoàn Tổng hành dinh Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến. Bãy Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến thay phiên nhau đổi vị trí giữa họ và các thành phần liên kết của họ để duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Mỗi Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến được đánh giá là có khả năng thực hiện các chiến dịch đặc biệt.[68] 3 Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến (MEF) bao gồm phần lớn nhất các lực lượng triển khai hiện dịch của quân chủng.

 Lãnh đạo

Hình màu James T. Conway
James T. Conway,Tham mưu trưởng
Hình màu James F. Amos
James F. Amos,
Phụ tá Tham mưu trưởng
Hình màu Carlton W. Kent
Carlton W. Kent,
Thượng sĩ Cố vấn Tham mưu trưởng
Như đã nói ở trên, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến là sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho dù ông ta không phải là vị sĩ quan thâm niên nhất nếu tính theo thời gian phục vụ bằng cấp bậc. Tham mưu trưởng này vừa là người lãnh đạo biểu tượng và vừa là người lãnh đạo chức năng của Thủy quân lục chiến. Ông giữ một vị trí rất đáng kính nể trong hàng ngũ binh sĩ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Theo Điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến có trách nhiệm tuyển mộ, huấn luyện, và trang bị cho lực lượng Thủy quân lục chiến. Ông không phục vụ trong vai trò chỉ huy trực tiếp tại chiến trường, là một thành viên của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, và báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ.[72]
Phụ tá Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng vai trò như tham mưu phó. Thượng sĩ Cố vấn Tham mưu trưởng (Sergeant Major of the Marine Corps) là một hạ sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến và đóng vai trò như cố vấn cho tham mưu trưởng. Bộ tổng hành dinh Thủy quân lục chiến bao gồm phần còn lại của ban cố vấn và bộ tham mưu của tham mưu trưởng trong đó có các phó tham mưu trưởng đặc trách nhiều khía cạnh khác nhau từ khí cụ, cơ sở vật chất đến khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tham mưu trưởng thứ 34 hiện tại là đại tướng T. Conway, nhận nhiệm sở vào ngày 13 tháng 11 năm 2006.[73] Tính đến tháng 10 năm 2007, đại tướng Thủy quân lục chiến James E. Cartwright (Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ) là đại tướng thâm niên nhất tính về thời gian phục vụ trong cấp bậc đại tướng so với Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến.[74] Phụ tá Tham mưu trưởng thứ 31 và hiện tại là James F. Amos trong khi đó Thượng sĩ Cố vấn Tham mưu trưởng thứ 16 và hiện tại là thượng sĩ Carlton W. Kent.

 Cơ cấu cấp bậc

Cũng như các quân chủng khác trong Quân đội Hoa Kỳ, các cấp bậc của Thủy quân lục chiến có ba nhóm như sau: sĩ quan (commissioned officer), cấp chuẩn úy (warrant officer), và nhóm gồm hạ sĩ quan, binh sĩ (enlisted) theo thứ tự quyền hạn từ trên xuống dưới (trừ không quân, hiện nay không có các cấp bậc chuẩn úy). Để tiêu chuẩn hóa lương bổng, mỗi cấp bậc được ấn định bằng 1 bậc lương.[75]

 Sĩ quan

Cấp bậc sĩ quan khác biệt với các cấp nhân sự khác vì sự ủy nhiệm của họ. Sự ủy nhiệm này là sự cho phép chính thức bằng văn bản dưới danh nghĩa của Tổng thống Hoa Kỳ để ban cấp bậc và quyền lực cho một vị sĩ quan Thủy quân lục chiến. Các sĩ quan được cho rằng đang mang "sự tin tưởng và lẫn sự tin cậy đặc biệt" của Tổng thống Hoa Kỳ.[17]
Bậc lượng Bộ Quốc phòng Hoa KỳO-1O-2O-3O-4O-5O-6O-7O-8O-9O-10
Quân hàm
gold vertical bar
silver vertical bar
two silver vertical bars
gold oak leaf
silver oak leaf
silver eagle with shield clutching arrows
single silver star
two silver stars
three silver stars
four silver stars
Cấp bậcThiếu úyTrung úyĐại úyThiếu táTrung táĐại táChuẩn tướngThiếu tướngTrung tướngĐại tướng
Tiếng AnhSecond
Lieutenant
First
Lieutenant
CaptainMajorLieutenant
Colonel
ColonelBrigadier
General
Major
General
Lieutenant
General
General
Viết tắt tiếng Anh2ndLt1stLtCaptMajLtColColBGenMajGenLtGenGen
Mã chuẩn NATOOF-1OF-2OF-3OF-4OF-5OF-6OF-7OF-8OF-9

 Cấp bậc chuẩn úy

Các chuẩn úy chính yếu là các cựu chuyên viên cấp bậc hạ sĩ quan trong một ngành đặc biệt nào đó. Với cấp bậc chuẩn úy thì họ trở thành người lãnh đạo của chỉ ngành đặc biệt này mà thôi.
Bậc lương Bộ Quốc phòng Hoa KỳW-1W-2W-3W-4W-5
gold bar with two red squaresgold bar with three red squaressilver bar with two red squaressiver bar with three red squaressilver bar with a red line down the long axis
Cấp bậcChuẩn úy 1
( Warrant Officer 1)
Chuẩn úy 2
(Chief Warrant Officer 2)
Chuẩn úy 3
(Chief Warrant Officer 3)
Chuẩn úy 4
(Chief Warrant Officer 4)
Chuẩn úy 5
(Chief Warrant Officer 5)
Viết tắc Anh NgữWO1CWO2CWO3CWO4CWO5
Mã chuẩn NATOWO-1WO-2WO-3WO-4WO-5

 Hạ sĩ quan và binh sĩ

Nhóm này trong tiếng Anh được gọi chung là "enlisted marines". Từ bậc lượng E-1 đến E-3 chiếm đa số trong lực lượng, được gọi là binh sĩ. Những người có bậc lương từ E-4 và E-5 là thuộc nhóm hạ sĩ quan cấp thấp. Họ chủ yếu trông coi các binh sĩ và hoạt động như cầu nối quan trọng với cơ chế lãnh đạo cao hơn nhằm chắc chắn rằng các mệnh lệnh được thi hành đúng. Từ bậc lương E-6 trở lên là các hạ sĩ quan tham mưu, có trách nhiệm trông coi các hạ sĩ quan cấp thấp và hành động trong vai trò cố vấn cho bộ tư lệnh.
Trong các bậc lương E-8 và E-9, mỗi bậc lương có hai cấp bậc và mỗi cấp bậc có trách nhiệm khác nhau. Cấp bậc "First Sergeant" và "Sergeant Major" có chiều hướng làm việc trong bộ tư lệnh với vai trò là những hạ sĩ quan thâm niên trong 1 đơn vị, có trách nhiệm hỗ trợ vị chỉ huy trưởng về các vấn đền liên quan đến kỷ luật, quản lý, tinh thần và phúc lợi của đơn vị. Cấp bậc "Master Sergeant" và "Master Gunnery Sergeant" thì nắm vai trò lãnh đạo kỹ thuật trong vai trò những chuyên viên nghiệp vụ trong lĩnh vực đặc biệt của họ.
Bậc lương Bộ Quốc phòng Hoa KỳE-1E-2E-3E-4E-5E-6E-7E-8E-9
single chevronsingle chevron with crossed riflestwo chevrons with crossed riflesthree chevrons with crossed riflesthree chevrons up and one down with crossed riflesthree chevrons up and two down with crossed riflesthree chevrons up and three down with crossed riflesthree chevrons up and three down with diamondthree chevrons up and four down with bursting bombthree chevrons up and four down with starthree chevrons up and four down with Eagle, Globe, and Anchor insignia flanked by two stars
Cấp bậcPrivatePrivate
First Class
Lance
Corporal
CorporalSergeantStaff
Sergeant
Gunnery
Sergeant
Master
Sergeant
First
Sergeant
Master Gunnery
Sergeant
Sergeant
Major
Sergeant Major
of the Marine Corps
Viết tắt tiếng AnhPvtPFCLCplCplSgtSSgtGySgtMSgt1stSgtMGySgtSgtMajSgtMajMarCor
Mã chuẩn NATOOR-1OR-2OR-3OR-4OR-5OR-6OR-7OR-8OR-9
Ghi chú: các cấp bậc từ binh sĩ đến hạ sĩ quan cao cấp nhất trong bài thì nhiều hơn so với các cấp bậc tương đương trong tiếng Việt.
  1. Bậc lương từ E-1 đến E-3 được coi là nhóm binh sĩ mà trong tiếng Việt có thể từ Binh Nhì, Binh Nhất, và Chuẩn Hạ Sĩ.
  2. Bậc lương E-4 trở lên tương đương với hạ sĩ quan trong tiếng Việt, có thể là từ hạ sĩ, trung sĩ đến thượng sĩ.
  3. Cấp bậc "Sergeant Major of the Marine Corps" là một cấp bậc duy nhất được trao cho viên hạ sĩ quan kỳ cựu nhất của toàn lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, thường thường là do Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến chọn lựa. Người này có thể nói là thượng sĩ cao cấp nhất đối với toàn binh sĩ và hạ sĩ quan của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Có thể tạm dịch là Thượng sĩ Cố vấn của Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

 Chuyên môn nghiệp vụ quân sự

Chuyên môn nghiệp vụ quân sự (The Military Occupational Specialty) là một hệ thống xếp loại công việc. Sử dụng mã gồm 4 chữ số để ấn định ngành và chuyên môn đặc biệt nào mà một nhân sự Thủy quân lục chiến đảm trách. Có sự phân biệt rõ về chuyên môn nghiệp vụ giữa nhóm sĩ quan và nhóm binh sĩ hạ sĩ quan mà hệ thống chuyên môn nghiệp vụ quân sự ấn định trong việc giao trọng trách trong 1 đơn vị. Cũng có một số thay đổi cùng với cấp bậc để phản ánh những vị trí thiên về giám sát trong khi các vị trí khác là thứ cấp và đại diện một sự giao phó tạm thời bên ngoài các nhiệm vụ bình thường hay chuyên môn đặc biệt.
Một chuẩn úy đang quan sát các tân binh tập bắn.

 Sơ huấn

Mỗi năm có trên 2.000 tân sĩ quan được ủy nhiệm và 39.000 tân binh được nhận và huấn luyện.[24] Tất cả nhân sự mới, sĩ quan, hạ sĩ quan hay binh sĩ đều được Bộ tư lệnh Tuyển mộ Thủy quân lục chiến tuyển mộ.
Các sĩ quan được ủy nhiệm  từ ba nơi chính sau đây: Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân (NROTC), Trường Ứng viên Sĩ quan (OCS), hay Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNA). Sau khi được ủy nhiệm, tất cả các sĩ quan Thủy quân lục chiến không phân biệ