MỸ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU Ở CHÂU Á
TO: 1 recipient
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
BIỂN ĐÔNG VÙNG TRANH CHẤP RẤT PHỨC TẠP- LÃNH HẢI CHỒNG LẤN LÊN NHAU KHÓ GIÃI QUYẾT- MỸ KHÔNG MUỐN CHEN CHÂN VÀO -
Ý MUỐN QUỐC TẾ HOAÁGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ- NHƯNG QUYẾT BẢO VỆ PHILIPPINES- HAI SỰ KIỆN MỸ ĐỀ RA THOÁNG NHÌN CÓ VẺ MÂU THUẨN
THỰC CHẤT ĐÓ LÀ NGUYỆN VỌNG CỦA PHILIPPINES -
Mỹ đứng đâu trong cuộc đối đầu TQ-Philippines?
tka23 post
Mỹ dường như đang phát đi tín hiệu không rõ ràng với châu Á.
Một mặt, họ trấn an một trong những đồng minh thân cận nhất ở khu vực - Philippines - rằng họ sẵn sàng bảo vệ Philippines khỏi “bất kỳ vụ tấn công nào từ nước thứ ba”.
Mặt khác, họ tuyên bố sẽ ở vị trí trung lập trong cuộc đối đầu Manila - Bắc Kinh ở Biển Đông - cuộc đối đầu có khả năng châm ngòi cho xung đột tại châu Á.
Trung cộng đang leo thang tranh chấp với Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Nhật báo quân đội Trung cộng gần đây đăng bài bình luận cứng rắn, cảnh báo rằng, Trung cộng sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông.
"Không chỉ chính phủ Trung Quốc không đồng ý, mà người dân và quân đội Trung Quốc cũng không chấp nhận”, bài bình luận viết. Như để minh chứng, năm tàu của hạm đội Nam hải thuộc hải quân Trung cộng gồm hai tàu khu trục trang bị hoả tiển dẫn đường đang hướng tới Biển Đông với thời gian nhiệm sở tác chiến hai tháng. Theo Nhật báo Trung cộng, “để bảo vệ tốt hơn các quyền hàng hải của Trung cộng, 36 tàu tuần tra khác sẽ tham gia hạm đội hải giám”.
Quan điểm “nước đôi” của Mỹ ở Biển Đông đã bị Philippines và một số thành viên khác của ASEAN chỉ trích. Khi đụng độ giữa Manila và Bắc Kinh bước sang tháng thứ hai, mọi chú ý giờ đây tập trung vào việc Mỹ sẽ đóng vai trò thế nào trong cuộc tranh chấp ngày một căng thẳng này ở Biển Đông.
Tại cuộc họp "2+2" chưa từng có trong tiền lệ với Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin ở Washington hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintonvà lãnh đạo Lầu Năm Góc Leon Panetta khẳng định, Mỹ sẽ duy trì “quan điểm trung lập” trong cuộc tranh chấp chủ quyền.
Tuy nhiên, cũng trong cuộc gặp tương tự, bà Clinton và ông Panetta lại tuyên bố rõ ràng rằng, Mỹ cam kết tuân thủ Hiệp ước Phòng thủ chung Philippines - Mỹ năm 1951. Hiệp ước quy định mỗi quốc gia sẽ giúp bên còn lại phòng thủ trong tình huống bị một nước thứ ba tấn công.
Như vậy, Mỹ có chiến lược nào ở Biển Đông?
Chiến lược của Mỹ có thể tổng quát như sau: Hy vọng điều tốt nhất nhưng chuẩn bị cho sự xấu nhất.
Như tác giả Simon Tisdall của Guardian mô tả: “Barack Obama không mong muốn bóng ma một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng quả quyết đáp trả bất kỳ tham vọng nào của Trung cộng để bá chủ ở châu Á Thái Bình Dương”.
Để làm được điều này, bước đầu tiên trong chiến lược Biển Đông của Mỹ là xây dựng các khả năng phòng thủ cho Philippines và những thành viên khác của ASEAN, giúp họ cải thiện khả năng tự bảo vệ bờ biển của mình.
George Amurao của Đại học Mahidol ở Bangkok nói: "Sự cởi mở của Washington với những mong muốn quân sự của Manila là để tạo niềm tin những bên tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn nhưng được trang bị vũ khí tốt thì có thể giữ chân Trung cộng. Trong tuyên bố chính thức đưa ra từ Philippines hôm 3/5, chính phủ Mỹ đã tăng gấp ba viện trợ quân sự nước ngoài cho Philippines năm 2012".
Nằm trong chính sách ngoại giao “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cũng đang vươn xa hơn ngoài ASEAN và củng cố hệ thống liên minh với các nước chủ chốt khác trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Để đối phó với sức mạnh trỗi dậy của Trung cộng, chính quyền Obama tuyên bố thiết lập sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại căn cứ Darwin, Australia. Giữa lúc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, chương trình hợp tác phòng thủ hoả tiển đạn đạo Mỹ - Nhật tiến triển tốt và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ được tăng cường. Chính mong muốn kiềm chế các tham vọng của Trung cộng đã dẫn tới nỗ lực tái lập quan hệ giữa Washington và New Delhi gần đây.
Cuối cùng, để bảo vệ một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ còn bao gồm sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông. "Khu vực này ngày càng quan trọng hơn với tương lai kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ”, ông Panetta khẳng định.
Trong khi một cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông chưa chắc xảy ra, thì chiến lược Biển Đông mới của Mỹ đòi hỏi sự cân bằng tinh tế. Vừa kiềm chế tham vọng lãnh thổ ngày một lớn của Trung cộng ở Biển Đông, nhưng lại vừa tránh được cho Mỹ sự đối đầu trực tiếp với Trung cộng.
Thái An
__._,_.___
No comments:
Post a Comment