Mỹ chuyển hướng chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương

 

tka23 post
Chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ mang tên “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ : Những ưu tiên quốc phòng thế kỷ 21” do Tổng thống  và giới chức quốc phòng Mỹ công bố ngày 05/01/2012 với nội dung chính là điều chỉnh trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương để phù hợp với tình hình kinh tế, địa chính trị trên thế giới trong tình hình mới. Đi sâu phân tích mục tiêu của chiến lược này, nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 3 có bài chạy tựa: “Khi Ngũ Giác đài chuyển hướng về Thái Bình Dương”.

Mục tiêu đầu tiên theo tác giả là Mỹ muốn nhắm đến “các đối thủ ”. Hiện tại, có nhiều quốc gia đang lên đe doạ đến vị thế siêu cường  của Mỹ, bởi vậy mà Mỹ tìm cách để giữ thế độc tôn thế giới bằng cách duy trì thế thượng phong ở các cuộc xung đột trọng yếu và ở những vùng then chốt trên thế giới.
  
 Cụ thể là ở các  vành đai hàng hải Châu Á trải dài từ Vịnh Ba Tư đến vùng Tây bắc Thái Bình Dương, vùng Ấn Độ Dương và Biển Đông. Để  được điều đó, Lầu Năm Góc sẽ tập trung duy trì ưu thế trên không và trên biển, trong lĩnh vực chiến tranh mạng và lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Vượt qua được giai đoạn xuống dốc của một bá chủ không phải là chuyện dể dàng. Trước kia Anh, Pháp đã từng gặp phải cảnh đó trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga sau giai đoạn Liên Xô sụp đổ. Các nước này đãlao vào những cuộc phiêu lưu quân sự đầy mạo hiểm, để cuối cùng chẳng những không thể làm giảm tốc độ xuống dốc của mình, mà trái lại còn khiến cho tiến  trình này diễn ra nhanh chóng hơn.
Ít có khả năng một tổng thống Mỹ tương lai lao vào một cuộc chiến như ở Irak và Afghanistan
Vào năm 2003, khi tấn công Irak, Hoa Kỳ đang ở đỉnh cao  của sự cường thịnh. Thế nhưng, các cuộc nổi dậy chống Mỹ sau đó liên tiếp diễn ra khi bình định , gây thiệt hại nhiều sinh mạng và tổn thất nhiều tiền của, đã khiến Hoa Kỳ như bị sa lầy, đến mức mà không thể nào không quay mũi tàu chiến lược về hướng khác.
  Tờ báo nhận định, sắp tới, dù ông Mỹ tái  đắc cử hay đảng Cộng Hoà giành chiến thắng, thì ít có khả năng một vị tổng thống nào dám lao vào một cuộc viễn chinh như ở Irak và Afghanistan.
Nói về tổng thống Mỹ, tờ báo cho rằng, ông và các cố vấn của ông đã biết rút ra bài học từ lịch sử, vì thế đã hiểu được rằng, sẽ là điên rồ nếu Hoa Kỳ cứ nhắm mắt có mặt mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.
   Thế nhưng, hạn chế không có nghĩa là không lên tiếng tham gia.nhưng cân nhắc trực tiếp yham dự. Hoa Kỳ vì vậy sẽ thay đổi chiến lược quốc phòng và chiến lược mới sẽ là : Hạn chế tham gia ở một số khu vực, đặc biệt là ở Châu Âu, để tăng cường hiện diện ở một số khu vực khác cần kíp hơn trong tình hình mới.
Khu vực mà Hoa Kỳ hướng  đến là vùng Châu Á Thái Bình Dương. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William J.Burns đã tuyên bố vào tháng 11/2011: “Trong những thập niên tới, vùng Thái Bình Dương sẽ trở thành nơi năng động và quan trọng nhất đối với lợi ích của Hoa Kỳ, bởi vùng này chiếm hơn một nửa dân số thế giới, là nơi Mỹ có những đồng minh quan trọng, nơi có nhiều cường quốc đang lên và có những thị trường kinh tế lớn  nhất”.
Xây dựng mô hình ngoại giao phù hợp với tình hình mới
Để duy trì ưu thế , nhất là để  để đối mặt với sự lớn mạnh của Trung cộng, Mỹ sẽ phải tập trung mọi nỗ lực vào khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Ông Burns cho biết: “Để đối phó với những biến chuyển  sâu sắc tại Châu Á, chúng tôi sẽ khai triển một mô hình ngoại giao, kinh tế và an ninh phù hợp với tình hình mới”.
Mô hình mới này bao gồm cả quân sự và phi quân sự. Vừa qua, Mỹ đã củng cố quan hệ ngoại giao với Indonesia, Philippines, Việt Nam, và cũng đã tái lập quan hệ chính thức với Miến Điện. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng nỗ lực tăng cường hoạt động thương mại ở Châu Á, và hăng hái xúc tiến Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tất cả các sự kiện  đó, tờ báo cho rằng Mỹ muốn kiềm chế sự lớn mạnh của Trung cộng ở vùng Đông Nam Á. Chẳng hạn bằng mọi cách nối lại quan hệ với Miến Điện, Mỹ hy vọng có thể đặt chân vào một nước mà trước đây Trung cộng khống chế hoàn toàn. Hay nói về Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hiệp ước này cũng loại trừ sự tham gia của Trung cộng.
Vòng đai Mỹ bao vây Trung cộng(các chấm màu đỏ)
Tăng cường hiện đại hoá quân đội
Bên cạnh chiến lược ngoại giao, chiến lược mới của Mỹ cũng không hề xem nhẹ quân sự. Hoa Kỳ cho rằng, sự thịnh vượng của các đồng minh của Mỹ ở Châu Á lệ thuộc vào khả năng họ được tự do tiếp cận Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, để  bảo đảm  cho việc nhập nguyên nhiên liệu (đặc biệt là dầu hoả) và xuất cảng  các sản phẩm chế biến. Nên nhớ rằng, khoảng 50% lượng hàng hoá này sẽ phải đi qua Biển Đông. Vì thế, sự lớn mạnh của Trung cộng đã vẽ lại bản đồ địa chính trị của khu vực này.
Từ đó suy ra, nếu có thể kiểm soát được vùng biển này, Hoa Kỳ sẽ có thể ràng buộc được Trung cộng và các quốc gia khác trong khu vực, một việc mà nước Anh đã từng làm.
Từ lâu, các cố vấn Ngũ giác đài đã không ngừng khẳng định rằng, lợi thế đặc biệt của nước Mỹ nằm ở khả năng nước này có thể kiểm soát được các tuyến hàng hải chính trên thế giới, một lợi thế mà hiện tại không một cường quốc nào có được.
   Có lẽ tổng thống Mỹ cũng đồng ý quan điểm đó. Hồi cuối năm rồi, tại Úc, ông chủ Nhà Trắng đã tuyên bố, dù Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại vùng Đông Nam Á, và sẽ lập thêm một căn cứ quân sự nữa tại Darwin của Úc. Ông cũng cho biết sẽ tăng cường hổ trợ quân sự cho Indonesia.
 Sắp tới, quân đội Mỹ sẽ tập trung phát triển hải quân, đặc biệt là Tàu ngầm , tập trung trang bị máy bay và hoả tiển  tối tân nhất cho hkmh. Tổng thống Mỹ cũng đã khẳng định sẽ không giảm bớt các hạm đội.
Ngoài ra, Mỹ cũng dự trù chi những khoản tiền khổng lồ để đối phó với các chiến lược gọi là “chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực” (A2/AD = Anti-access / Area-denial) của những “kẻ thù tiềm năng”. Theo Ngũ giác đài, những khu vực này chính là Biển Đông, Iran và Bắc Triều Tiên.
Lầu Năm Góc chỉ rõ, các đối thủ tiềm tàng trong khu vực của Mỹ, như Trung cộng chẳng hạn, có thể sử dụng các phương tiện chiến tranh phi đối xứng như tàu ngầm, hoả tiển chống hạm, chiến tranh mạng…để chống lại các lực lượng của Mỹ. Vì thế, Mỹ sẽ đầu tư đến mức cần thiết để đảm bảo khả năng hoạt động của mình ở những khu vực A2/AD.
Tờ báo kết luận: “Rõ ràng là Hoa Kỳ muốn thống trị khu vực vành đai hàng hải của Châu Á, và nước này đã thật sự lấy đó làm  ưu tiên. Dù Trung cộng hay các cường quốc mới nổi khác có phản ứng thì cũng vô hiệu”.
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-OnlyDaily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.
 
__,_._,___