Đằng sau các cuộc tập trận hải quân chung ở châu Á
Cập nhật lúc :8:18 PM, 24/05/2012
Theo các chuyên gia Nga, xây dựng thành tố châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu NMD để kiềm chế lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc là mục tiêu chính của cuộc tập trận hải quân chung sắp tới của Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Một cuộc tập trận chung quy mô lớn ở vùng biển phía đông đảo Kyushu sẽ được bắt đầu vào ngày 6/6/2012. Tham gia cuộc tập trận này có nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tuần tra chống tàu ngầm của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Đây là cuộc tập trận thứ 5 kể từ năm 2007 của các lực lượng hải quân Mỹ, Nhật Bản và Australia. Tuy nhiên, đây là cuộc tập trận ba bên đầu tiên sau khi Lầu Năm Góc bắt đầu thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á. Theo kế hoạch, các bộ phận tiền tiêu của hệ thống NMD sẽ bố trí ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Về cuộc tập trận chung này, chuyên gia Igor Korotchenko - thành viên Hội đồng Cộng đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga kiêm tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” - nói: “Cuộc tập trận có mục đích chứng minh khả năng mới trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của lực lượng hải quân ba nước. Mỹ đang tích cực phát triển bộ phận châu Á của hệ thống NMD. Washington không chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh, mà còn muốn để các nước này, đặc biệt Nhật Bản, trực tiếp tham gia quá trình phát triển hệ thống chống tên lửa Aegis. Giới chuyên gia cho rằng ở mức độ nhất định, cuộc tập trận này mang tính chất chống Trung Quốc, nhằm làm giảm khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân chiến lược”.
Cuối năm ngoái, Mỹ đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chuyên gia Konstantin Sivkov - Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa chính trị - lưu ý rằng theo chiến lược an ninh mới của Mỹ, Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính. Và cuộc tập trận sắp tới là nhằm phô trương sức mạnh. Ông Sivkov nói tiếp: “Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm chống Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân sắp tới là cần thiết để hoàn thiện cơ chế sử dụng vũ lực và các phương tiện phòng thủ tên lửa. Bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có đặc điểm như sau: các hệ thống radar và các thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo chủ yếu bố trí trên tàu chiến. Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng hải quân. Theo Lầu Năm Góc, điều đó tạo ra nguy cơ đe dọa sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Chắc chắn, cuộc tập trận này được thực hiện để hoàn thiện cơ chế tương tác với các đồng minh trong khu vực trong trường hợp đối đầu quân sự với Trung Quốc”.
Châu Á hiện đứng đầu trên thế giới về số lượng và quy mô các cuộc tập trận hải quân chung. Thành phần các nước tham gia khá đa dạng. Vào ngày 28/5 tới, cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Australia và Hàn Quốc sẽ bắt đầu. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra ở vùng biển phía Nam Bán đảo Triều Tiên, gần đảo Jeju của Hàn Quốc. Mục đích chính của cuộc tập trận là phát hiện, theo dõi tàu ngầm của đối phương và sử dụng ngư lôi. Tham gia cuộc tập trận sẽ có gần mười tàu chiến và tàu ngầm, kể cả tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis - một trong những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á.
>> Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương
>> Trung Quốc và Nga tập trận hải quân chung
Về cuộc tập trận chung này, chuyên gia Igor Korotchenko - thành viên Hội đồng Cộng đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga kiêm tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” - nói: “Cuộc tập trận có mục đích chứng minh khả năng mới trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của lực lượng hải quân ba nước. Mỹ đang tích cực phát triển bộ phận châu Á của hệ thống NMD. Washington không chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh, mà còn muốn để các nước này, đặc biệt Nhật Bản, trực tiếp tham gia quá trình phát triển hệ thống chống tên lửa Aegis. Giới chuyên gia cho rằng ở mức độ nhất định, cuộc tập trận này mang tính chất chống Trung Quốc, nhằm làm giảm khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân chiến lược”.
Cuối năm ngoái, Mỹ đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chuyên gia Konstantin Sivkov - Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa chính trị - lưu ý rằng theo chiến lược an ninh mới của Mỹ, Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính. Và cuộc tập trận sắp tới là nhằm phô trương sức mạnh. Ông Sivkov nói tiếp: “Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm chống Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân sắp tới là cần thiết để hoàn thiện cơ chế sử dụng vũ lực và các phương tiện phòng thủ tên lửa. Bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có đặc điểm như sau: các hệ thống radar và các thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo chủ yếu bố trí trên tàu chiến. Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng hải quân. Theo Lầu Năm Góc, điều đó tạo ra nguy cơ đe dọa sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Chắc chắn, cuộc tập trận này được thực hiện để hoàn thiện cơ chế tương tác với các đồng minh trong khu vực trong trường hợp đối đầu quân sự với Trung Quốc”.
Châu Á hiện đứng đầu trên thế giới về số lượng và quy mô các cuộc tập trận hải quân chung. Thành phần các nước tham gia khá đa dạng. Vào ngày 28/5 tới, cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Australia và Hàn Quốc sẽ bắt đầu. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra ở vùng biển phía Nam Bán đảo Triều Tiên, gần đảo Jeju của Hàn Quốc. Mục đích chính của cuộc tập trận là phát hiện, theo dõi tàu ngầm của đối phương và sử dụng ngư lôi. Tham gia cuộc tập trận sẽ có gần mười tàu chiến và tàu ngầm, kể cả tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis - một trong những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á.
>> Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương
>> Trung Quốc và Nga tập trận hải quân chung
No comments:
Post a Comment