Thursday, May 24, 2012


 HẢI QUÂN ẤN ĐỘ
 tka23 post

Ấn Độ không ngừng tăng cường tiềm lực hải quân nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung cộng 
  Kế hoạch quốc phòng lần thứ 12 của Ấn Độ (vừa được thông qua) đã đề ra kế hoạch mua sắm cho các lực lượng vũ trang trong 5 năm tới, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển “mọi khả năng sẵn có” để thực hiện tốt các hoạt động trên biển và các hoạt động viễn chinh, tức là khả năng đảm nhận các hoạt động quân sự ở nước ngoài.
Chính phủ Ấn Độ trong tài khóa 2012-2013 đã duyệt chi cho hải quân nước này 4,77 tỷ USD, tăng 74% so với năm 2011 là 2,74 tỷ USD. Trong giai đoạn 2007-2011, Ấn Độ đứng đầu thế giới về nhập  vũ khí. Ấn Độ mua đến 70% vũ khí trang bị từ nước ngoài.
Một trong những phương tiện mạnh nhất hiện nay để hải quân Ấn Độ có thể tham gia các hoạt động như vậy là tàu
 INS Jalashwa - một tàu đổ bộ mua của Mỹ vào tháng 6/2007 với giá 48 triệu USD. Tuy nhiên, cuối năm nay, bốn tàu đổ bộ mới sẽ được bàn giao cho hải quân Ấn Độ để tăng cường khả năng đổ bộ.
Tàu khu trục tàng hình Project 11356 của Ấn Độ được đóng mới ở Nga
Tháng trước, Nga cũng đã chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tầu ngầm hạt nhân Nerpa (theo tên Ấn Độ là Chakra) trong một hợp đồng cho thuê 10 năm trị giá lên tới 650 triệu đôla.
Tàu Nerpa có tốc độ 30 hải lý/giờ, lặn ở độ sâu 600m,  12.000 tấn, có thể hoạt  động dưới mặt nước đến 100 ngày đêm. Thuỷ thủ đoàn gồm 73 người. Nerpa được trang bị ngư lôi và tổ hợp hoảtiển  Club-S với cự ly  300 km.
Kế hoạch quốc phòng lần thứ 12 của Ấn Độ dựa trên mục tiêu xây dựng đầy đủ khả năng ra khơi xa và tham gia các hoạt động viễn chinh nhằm đạt được mức độ sức mạnh mong muốn và tham gia các hoạt động quân sự, chứ không phải tham gia chiến tranh. Điều này có nghĩa là hải quân Ấn Độ đang mở rộng khả năng chở quân để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xa đất liền.
Trong khi kế hoạch chưa được công bố công khai, Ấn Độ đang tìm cách tăng cường khả năng giám sát biển từ trên không của hải quân và khả năng chiến đấu bằng cách đưa vào hoạt động các máy bay có căn cứ trên bờ biển cũng như máy bay đậu trên hkmh.
   Hải quân Ấn Độ cũng đang tìm mua thêm máy bay không người lái. Với vệ tinh quân sự  đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, hải quân Ấn Độ sẽ tăng cường được khả năng giám sát giao thông trên biển và khả năng do thám cũng như thông tin viễn thông toàn cầu. Một điểm trọng tâm của kế hoạch là hạn chế sự suy giảm của lực lượng tàu ngầm thông thường, vốn được coi là đang ở mức nghiêm trọng, do chậm trễ trong các kế hoạch mua sắm.
Trong 5 năm tới, hải quân Ấn Độ cũng sẽ nâng cấp các lực lượng đặc biệt để có những “khả năng thích hợp” nhằm tham gia các hoạt động như can thiệp hàng hải. Một lĩnh vực khác được nhấn mạnh trong kế hoạch quốc phòng lần thứ 12 của Ấn Độ là nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự tại hai vùng lãnh thổ là đảo Lakshadweep và Andaman & Nicobar.
Thu hẹp khoảng cách với Trung cộng
Giới quan sát cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Ấn Độ không ngừng gia tăng tiềm lực Hải quân còn nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung cộng.
Tại thời điểm này, các cường quốc hải quân như Mỹ, Anh, Pháp và Nga đã cắt giảm số lượng tàu chiến thì lực lượng hải quân của các nước châu Á lại tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là Trung cộng và Ấn Độ.
Một mặt, sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của hai nước đòi hỏi một lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích biển của mình. Mặt khác là để đối phó những vấn đề tranh chấp lãnh hải đang diễn ra rất phức tạp.
Trước những tham vọng không ngừng của Hải quân Trung Quốc, quốc tế rõ ràng không quan tâm nhiều đến sức mạnh của Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Mục đích chính của sự tăng cường sức mạnh Hải quân Ấn Độ là để duy trì sự thống trị của họ tại khu vực Ấn Độ Dương, bởi vì Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu lớn dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2009, Ấn Độ trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới với 26% năng lượng phải nhập khẩu.
Trong khí đó, Ấn Độ Dương đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thương mại hàng hải toàn cầu và là khu vực có trữ lượng tài nguyên dầu và khí đốt rất lớn. Đây cũng là khu vực quan trọng về giao thông hàng hải.
Nếu vùng biển này trở nên bất ổn sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế và chính trị cho không chỉ riêng Ấn Độ mà cho toàn thế giới.
Nói đến an ninh Ấn Độ, vấn đề đang lưu ý nhất là mối đe dọa từ Pakistan. Song, với tham vọng “chuỗi ngọc trai” của Trung cộng, New Delhi ngày càng lo lắng cho vấn đề an ninh quốc gia.
Với chiến lược “chuỗi ngọc trai” Trung cộng đang dần thiết lập phạm vi ảnh hưởng của mình tại khu vực Ấn Độ Dương, với mục tiêu đảm bảo cho các tàu thuyền vận chuyển nhiên liệu của mình qua lại tại đây.

Ấn Độ sẽ dẫn đầu châu Á trong đầu tư cho Hải quân trong 20 năm tới
Ấn Độ đã nhiều lần phản đối chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung cộng tại khu vực Ấn Độ Dương, nó đã đe dọa đến các căn cứ của Hải quân Ấn Độ, cũng như trong quan hệ giữa Ấn Độ với nước Cộng hòa Mauritius, Madagascar và Oman.
Không những thế, ngay cả trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung cộng cũng đang trở nên căng thẳng, bởi Trung cộng không hài lòng với Chính sách hướng Đông mà Ấn Độ đang đẩy mạnh tại đây.
Với mục tiêu mở rộng Chính sách hướng Đông, Ấn Độ đang chủ động mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á trước sự bực dọc của Trungcộng .
Hiện Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế với các nước Đông Nam Á để có thể đối phó với mối quan hệ thân thiết giữa Trungcộng và Pakistan.
Ngày 7/5, 4 tàu thuộc Hạm đội Phía Đông của Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện kế hoạch hải hành kéo dài 2 tháng ở vùng biển nước ngoài. Theo đó, tàu chiến Ấn Độ sẽ đi qua Biển Đông tới Nhật Bản.
Đội tàu chiến của Ấn Độ gồm 1 tàu khu trục lớp 
Rajput được trang bị hoả tiển siêu thanh Brahmos,
1 tàu hộ tống lớp Shivalik, 1 tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Kora cùng 1 tàu chở dầu. Theo lịch trình chuyến đi, các tàu trên sẽ đi qua eo biển Malacca, Biển Đông rồi đến hải phận Nhật Bản. Đồng thời, đội tàu chiến Ấn Độ cũng sẽ ghé thăm các cảng biển ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore cùng một số nước khác.
  Chuyến hải hành này được thực hiện  trong bối cảnh New Delhi gần đây liên tục kêu gọi các nước phải bảo đảm tự do hàng hải trên các vùng biển khu vực. Giới quan sát nhìn nhận, mặc dù không thừa nhận can thiệp vào tình hình Biển Đông nhưng rõ ràng kế hoạch khai triển  tàu chiến này của Ấn Độ phát đi một thông điệp nước này sẵn sàng hành động để bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông./.
Đại Lâm
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-OnlyDaily Digest • Unsubscribe • Terms of Use

No comments:

Post a Comment