KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
CUỘC CHIẾN TRÊN MẶT BIỂN TRUNG CỘNG CHƯA PHẢI LÀ ĐỐI THỦ CỦA MỸ-
NHƯNG CUỘC CHIẾN NGÂM DƯỚI ĐẠI DƯƠNG TRUNG CỘNG CŨNG CẦM PHẦN LƯỠI-
NẾU MỸ TẬP TRUNG KHAI THÁC CHIẾN LƯỢC NÀY- VÀ .. MỸ ĐANG THỰC HIỆN.
BÍ MẬT CUỘC CHIẾN DƯỚI ĐÁY BIỂN
tka23 post
    Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ USS Nautilus trở về căn cứ sau một chuyến hải trình năm 1955.
Sau Thế chiến II, hải quân Mỹ liên tục tung ra những loại tàu ngầm tối tân nhằm thực hiện các chiến dịch tình báo . Để đối phó, Moskow cũng có các kế hoạch riêng và cả hai đã tạo ra một cuộc “Chiến tranh ngầm  không tuyên bố dưới đáy biển”.
Từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh (1948) đến lúc kết thúc giai đoạn đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế này (1991), hải quân Mỹ đã thực hiện hơn 2.000 điệp vụ bí mật với Liên Xô. Trong đó, lực lượng tàu ngầm vốn được mệnh danh là những chiếc máy bay “U-2 dưới mặt nước” đã đóng vai trò quan trọng nhất.
Tàu ngầm Pigboat.
Do được tập trung tiềm lực, hải quân Mỹ có trong tay một lực lượng tàu ngầm hùng hậu. Vào thời điểm năm 1991 họ có khoảng 61.000 thủy thủ, 34 tàu ngầm mang hoả tiển  và 89 tàu ngầm tấn công.
  Những chiếc tàu ngầm của Mỹ có mặt ở khắp các vùng biển trên thế giới, từ Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải cho tới những nơi sâu nhất của Thái Bình Dương. Thậm chí tàu ngầm Mỹ còn đến sát bờ biển hoặc vào sâu trong khu vực quanh các hải cảng của Liên Xô để do thám.
Nhằm tăng khả năng theo dõi, Mỹ  xây dựng một hệ thống định vị bằng âm thanh rất tinh vi đặt tại các căn cứ trên bờ gọi là Hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS), chuyên bắt tín hiệu từ những  ống nghe bố trí ở bên dưới các vùng biển chiến lược. Với phương tiện này này, người Mỹ có khả năng lần theo dấu vết của những chiếc tàu ngầm Liên Xô đang ở cách bờ biển nước Mỹ hàng ngàn dặm.
Tàu ngầm USS Nautilus của Mỹ.
Cuộc "Chiến tranh lạnh dưới đáy biển" được Mỹ khởi động không lâu sau Đại chiến II. Khi đó, hải quân Mỹ vẫn còn sử dụng loại tàu ngầm Pigboat cổ điển đã được nâng cấp nhưng có tốc độ rất chậm. Cùng với sự phát triển của cuộc Chiến tranh lạnh, trang bị cũng như tốc độ của tàu ngầm Mỹ đã phát triển mau lẹ.
Chiếc tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ mang tên USS Nautilus được hạ thủy năm 1954. Năng lượng hạt nhân cộng với việc ứng dụng kỹ thuật thuỷ động lực học và thiết kế thân tàu kiểu điếu xì gà đã làm nên cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tàu ngầm. Tàu ngầm của Mỹ lúc này có thể di chuyển liên tục hàng tháng,dưới độ sâu hàng nghìn mét với tốc độ nhiều khi còn nhanh hơn những chiến hạm lướt trên mặt nước.
Tàu ngầm USS George Washington.
 Trong cuộc chạy đua tàu ngầm của Mỹ diễn ra vào năm 1960 khi hải quân nước này giới thiệu loại tàu ngầm “Boomer” mang hoả tiển  đạn đạo (SSBN), thay thế cho loại tàu ngầm mang hoả tiển  hành trình (SSGN).
Chiếc tầu ngầm SSBN đầu tiên của Mỹ mang tên USS George Washington là loại tàu ngầm lớp Skipjack được cải tiến, có khả năng mang 16 quả tên lửa Polaris. Loại tàu ngầm tấn công này đã kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ và sự giảm thanh khi di chuyển. Chúng được giao nhiệm vụ hộ tống các hkmh, bảo vệ cho những hải trình  chiến lược, chống lại các loại tàu ngầm tấn công và tàu ngầm SSBN của Liên Xô.
Ảnh chụp từ vệ tinh một trung tâm đóng tàu ngầm của Liên Xô.
Ảnh chụp từ vệ tinh một trung tâm đóng tàu ngầm của Liên Xô.
Sang những năm 1980-1990, loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, được coi là loại tàu hạt nhân hiện đại nhất thế giới lúc đó, đã thay thế cho loại tàu ngầm lớpSkipjack, lớp Permit và lớp Sturgeon của những năm 1960-1970.
Để đối phó với mối đe dọa từ phía Mỹ, hạm đội tàu ngầm của Liên Xô cũng  phát triển. Tàu ngầm Liên Xô đã trải qua hàng loạt lớp như NovemberAlphaVictorAkulas và Sierrasnhằm thích ứng với các loại tàu ngầm tốc độ cao và giảm thanh của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Alpha của Liên Xô.
Cho đến cuối thập kỷ 80 thì lực lượng tàu ngầm của Liên Xô đã có phần khá hơn so với Mỹ. Lúc đó Mỹ có khoảng 123 tàu ngầm, trong khi Liên Xô duy trì một hạm đội với chừng 350 tàu ngầm các loại.
Công tác thu thập thông tin tình báo về hoạt động của các tàu ngầm SSBN của Liên Xô luôn được hải quân Mỹ coi trọng. Họ coi việc xác định chính xác đặc điểm và tiềm năng của lực lượng tàu ngầm Liên Xô là điều rất có ý nghĩa đối với an ninh quốc gia.
Tàu ngầm USS Blackfin.
Hải quân Mỹ bắt đầu theo dõi tàu ngầm Liên Xô từ tháng 05/1948, khi cho tàuUSS Sea Dog do thám dọc bờ biển Siberie của Liên Xô. Sau đó tàu ngầmUSS Blackfin lại thay thế công việc của tàu USS Sea Dog và nhiệm vụ này tiếp tục được các tàu ngầm khác của Mỹ luân phiên tiến hành, ngày càng táo bạo và tinh vi hơn trong nhiều thập kỷ.
Năm 1957 tàu USS Gudgeon, chiếc tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh trái đất của Mỹ, đã bị bắt khi đang do thám xung quanh căn cứ hải quân Vladivostok của Liên Xô. Sau 30 giờ chống cự, chiếc tàu ngầm Mỹ bị hải quân Liên Xô kềm  chế và buộc phải trồi lên mặt nước để nạp khí. Nhưng cuối cùng, sau một hồi thương lượng, tàu ngầm USS Gudgeon được phép rút lui an toàn
Tàu ngầm USS Lapton.
Sau vụ USS Gudgeon, các tàu ngầm Mỹ vẫn chưa  rút lui. Năm 1959, hải quân Mỹ đã phát động một chiến dịch quy mô  mang tên Holystone, chuyên tập trung thu thập  tin tình báo về lực lượng tàu ngầm của Liên Xô.
Năm 1961, tàu ngầm USS Harder
đã tiến tới tận căn cứ hải quân Severomorsk của người Nga trên biển Barents.  Không bị phát giác  và trở về an toàn.
Năm 1963 tàu ngầm USS Swordfish của Mỹ còn  vào giữa cuộc diễn tập kỹ thuật chiến tranh chống tàu ngầm của Liên Xô ở Bắc Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Swordfish.
Tàu ngầm USS Swordfish.
Các tàu Liên Xô đã phát giác  và kềm  chế buộc tàu USS Swordfish phải lặn dưới biển sâu suốt hai ngày. Nhờ sử dụng năng lượng hạt nhân và được trang bị tối tân nên nó không phải trồi lên mặt nước để nạp khí.
  Không chỉ xông vào những nơi nguy hiểm, để thu thập  tin tình báo các tàu ngầm Mỹ còn thường xuyên đồn trú ngay bên ngoài các quân cảng của Liên Xô. Một chiến thuật mà tàu ngầm Mỹ  bám theo các tàu hải quân của Liên Xô khi chúng rời cảng đi làm nhiệm vụ.
Một số tàu ngầm của Mỹ  còn bám  thân tàu Liên Xô chỉ chưa đầy 15 mét để chụp ảnh và ghi âm. Năm 1969, với hệ thống định vị bằng âm thanh SOSUS, tàu ngầm USS Laponcủa Mỹ đã theo đuôi một tàu ngầm Liên Xô ở Bắc Đại Tây Dương suốt 40 ngày mà không bị phát giác.
Tàu USS Tautog.
Tuy nhiên, những hành động như trên của tàu ngầm Mỹ cũng  những nguy hiểm . Tháng 6/1970 tàu ngầm tấn công USS Tautog trong khi đang theo dõi một tàu ngầm mang hoả tiển  của Liên Xô ở Bắc Thái Bình Dương đã gặp nạn.
Do nghi ngờ có tàu ngầm đối phương đang theo dõi, chỉ huy tàu ngầm Liên Xô liền lệnh cho tàu đột ngột quay ngược trở lại để kiểm tra. Khi tàu Liên Xô lướt qua tàu ngầm Mỹ, chân vịt của nó đã chạm phải thân tàu USS Tautog và gây ra một tiếng động khủng khiếp. May mắn là sau cú va chạm này tàu ngầm USS Tautog(có trọng tải 4.800 tấn) đã không bị chìm.
 USS Scorpions.
 Trong các tai nạn  nổi tiếng hơn cả là vụ tàu ngầm USS Scorpion của Mỹ bị đắm tại vùng biển gần Azores tháng 5/1968, sau khi va chạm với một tàu ngầm Liên Xô.
Năm 1986 tàu ngầm tấn công USS Augusta của Mỹ lại đâm phải tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô ở Bắc Đại Tây Dương trong khi đang thử nghiệm hệ thống định vị bằng âm thanh loại mới. Tàu USS Augusta đã bị hư hại nặng sau vụ tai nạn này.
.
Mặc dù bị thiệt hại như vậy hải quân Mỹ vẫn tập trung lực lượng tàu ngầm của mình vào các hoạt động do thám. Cho đến năm 1970, hầu hết các tàu ngầm tấn công tối tân của Mỹ đã được thiết kế thêm các thiết bị để phục vụ cho những chiến dịch tình báo phức tạp xung quanh lãnh thổ Liên Xô.
Tuy vậy, một số  tin tức  về những chiến dịch tình báo đặc biệt của tàu ngầm Mỹ vẫn bị lộ ra ngoài. Dư luận thế giới đã biết đến một trong những điệp vụ tình báo được coi là thành công nhất của hải quân Mỹ có mật danh Ivy Bells.Mục tiêu của điệp vụ này là nghe trộm những đường dây cáp truyền  tin của Liên Xô dưới đáy biển.
Tàu ngầm USS Halibut được giao nhiệm vụ thực hiện điệp vụ Ivy Bell. Nó đã bí mật tiến sâu vào vùng biển Okhotsk, nằm giữa bán đảo Kamchatka của Liên Xô với đất liền. Tại đây các thợ lặn đã lặn sâu xuống nước hơn 100 mét để cài các thiết bị ghi âm.
Tàu USS Seawolf và USS Parche cũng được huy động tham gia cài đặt và thay thế các máy ghi âm dưới đáy biển. Mỗi lần  bỏ neo tại nơi gắn máy này khoảng 30 ngày để trực tiếp ghi lại những cuộc nói chuyện của giới chức quân sự Liên Xô.
Sau đó, các tàu ngầm Mỹ rời đi để các thiết bị ghi âm tự hoạt động trong vòng vài tháng thì quay lại thu hồi. Tàu USS Halibut cùng những chiếc tàu ngầm hoạt động tình báo khác của Mỹ còn được trang bị cả những robot có khả năng khám phá đáy đại dương.
Tàu USS Parche đang trở về căn cứ sau một điệp vụ.
Do tính chất nhạy cảm của những thiết bị bên trong nên các tàu như USS Seawolf và USS Parche thường xuyên phải mang theo chất nổ tự huỷ để sử dụng trong trường hợp bị đối phương bắt giữ. Trên lý thuyết, thuỷ thủ đoàn có thể rời tàu trước khi nó bị đánh chìm, nhưng với điều kiện thời tiết và áp suất dưới đáy biển thì nếu thoát ra ngoài họ cũng khó  sống sót được.
Một lần, tàu ngầm USS Seawolf của Mỹ bị hải quân Liên Xô phát hiện qua những bong bóng thải ra trên mặt nước. Nó đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc tự sát nhưng cuối cùng lại may mắn thoát chết. Điệp vụ Ivy Bells được thực hiện  đến năm 1981 thì chấm dứt khi kế hoạch bị lộ bởi một điệp viên Mỹ đào thoát.
Tàu USS Cochino.
Để thực hiện những điệp vụ chống Liên Xô dưới đáy biển trong Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã phải trả giá bằng tính mạng của không ít tàu ngầm hiện đại đắt tiền. Có ít nhất bốn chiếc tàu ngầm tối tân của Mỹ đã bị chìm trong giai đoạn này.
USS Cochino chạy bằng năng lượng diesel là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Mỹ bị đắm ở vùng biển Greenland của Na Uy tháng 08/1949. Theo tiết lộ của Liên Xô thì tàu ngầm USS Cochino đã chìm ở cách cảng Murmansk của Liên Xô không xa. Nguyên nhân của thảm hoạ này là do bốc cháy trong khoang tàu. Hậu quả làm 7 thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng, trong đó một của USS Cochinovà 6 của tàu USS Tusk khi tham gia cứu hộ.
Thuỷ thủ tàu USS Stickleback chuẩn bị đi làm nhiệm vụ.
Thuỷ thủ tàu USS Stickleback chuẩn bị đi làm nhiệm vụ.
Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên USS Stickleback bị chìm do đâm phải tàu khu trục USS Silverstein ngày 30/05/1958 ở phía đông nam cảng Trân Châu (Pearl Habor). Tất cả thuỷ thủ trên tàu đã may mắn được cứu thoát.
Ngày 10/04/1963 tàu ngầm USS Thresher bị chìm ở độ sâu 2.500 mét cách cảng Boston khoảng 350 km về phía đông, mang theo mạng sống của 112 thuỷ thủ và 17 kỹ sư dân sự làm việc trên tàu. Vụ đắm tàu USS Thresher đã gây ra một buồn phiền  thực sự đối với quân đội Mỹ, bởi đây là chiếc tàu ngầm có trang bị được coi là tối tân nhất thế giới vào thời điểm đó.
Tàu USS Thresher trong một lần đi làm nhiệm vụ.
Nguyên nhân của vụ tai nạn nói trên là trong khi đang thử nghiệm lặn ở độ sâu tối đa, tàu USS Thresher đã bị nứt vỡ khiến nước tràn vào khoang và không kịp trồi lên mặt nước. Sự kiện chìm tàu USS Thresher đã dẫn đến một cuộc điều tra lớn và bí mật về chương trình sản xuất tàu ngầm của Mỹ. Tiếp theo đó là một cuộc cách mạng thực sự trong việc  bảo đảm  an toàn của lực lượng tàu ngầm nước này.
Ngày 27/05/1968 tàu ngầm USS Scorpion bị đắm ở vị trí cách tây nam Azores khoảng hơn 700 km, ở độ sâu 3.000 mét khiến 99 người thiệt mạng. Hiện vẫn còn tranh cãi xung quanh nguyên nhân dẫn đến thảm họa của USS Scorpion. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, có khả năng tàu này va chạm với một tàu ngầm liên xô
 
Tổng hợp theo
MILITARY REVIEWS
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: