Monday, May 21, 2012


Đại Vệ Chí Dị

Thieu Khanh

• Người Buôn Gió

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66. Vệ Kính Vương năm thứ
nhất.

Mùa hạ năm ấy, biển Vệ dấy lên những chuyện động trời,
thủy quân Tề tung hoành ngang dọc, tiến sát đến bờ biển nước
Vệ. Hạm đội quân Tề hùng dũng, thủy quân đi trước núp dướidạng tàu đánh cá nhưng thực chất là tàu chiến bọc thép trá hình,
gặp tàu đánh cá Vệ bằng gỗ là lao tới đâm tan tành. Ngư dân Vệ
nhìn thấy bóng tàu Tề là khiếp đảm chạy trối chết.

Những tin tức về tàu Vệ bị đánh đuổi trên biển Vệ thường
được giấu nhẹm đi, thậm chí cả chuyện nghiêm trọng như thủy
quân Tề ngang nhiên vào lãnh hải Vệ, bắt ngư dân Vệ đem về
nước đòi tiền chuộc cũng ít được nói đến trên đất Vệ.

Đấy là tại đời vương trước của nước Vệ là Vệ Cường Vương,
vốn ít tài nhưng lòng tham quyền cố vị mà lụy vào Tề để giữ ngôi
vị. Cường Vương thậm chí còn làm những chuyện mà hiếm có
Vương nào trong lịch sử nước Vệ làm là lập một đường liên lạc
nóng từ điện Tam Đình của nước Vệ đến tận Vương phủ của Tề
để hàng ngày báo cáo sự tình trong nước, dưới cái danh nghĩa là
hợp tác trao đổi thông tin cho hai bên hiểu biết nhau.

Ngoài ra Vệ Cường Vương còn ký kết hợp tác toàn diện trên
mọi lĩnh vực với Tề. Mười năm Cường Vương cầm quyền, quân
lính bỏ bê tập luyện, nháo nhác đi làm kinh tế. Quan lại thì bê
trễ chuyện chính sự, chỉ nhăm nhăm phân chia đất đai kiếm
chác thu lời. Dân chúng đắm đuối trong nhạc, hình của Tề cung
cấp đến mức nhà ai lo nhà nấy, ngoài đường thấy người bị nạn
ngoảnh mặt mà đi, hàng xóm cháy nhà bên cạnh bình chân như
vại.

Nước Vệ từ thời xa xưa đã có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Ấy là cái thói sống tương thân, tương ái, quan tâm đến nhau
của cha ông nước Vệ để lại cho con cháu. Nhưng mười năm Vệ
Cường Vương cầm chính sự, thiên hạ, trai tráng nam nhi chỉ
nhăm nhe len lỏi, tìm mọi cách luồn lách quan hệ kiếm tiền. Ăn
nhậu tràn lan, ngồi trong bàn nhậu ngập tràn đồ ăn uống xa hoa,
nhìn ra cửa sổ thấy người rách rưới chỉ buông câu:

- Thôi thì mình cứ lo cái thân mình cái đã, việc khác đừng
quan tâm.

Trăm năm trước, tiên đế nước Vệ đi tìm hình đất nước, ngài
đã cay đắng thốt rằng:

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê

để tỏ nỗi lòng ngán ngẩm cho cảnh chí sĩ trong thiên hạ không
còn màng đến chuyện chính sự, lịch sử đất nước ngày xưa và thế
sự ngày nay, khiến đất nước phải vào vòng nô lệ ngoại bang.

Trăm năm sau thời Vệ Cường Vương, nghe ai loáng thoáng
bàn chính sự, thiên hạ bịt tai ngoảnh đi, nhiều kẻ nói rằng:

- Mình cứ lo cho bản thân mình đã, những chuyện cho mình
chưa lo xong, đi lo chuyện lớn lao làm gì. Giờ nhà mình khá giả,
sung sướng có phải là sướng không, tự dưng đi lo chuyện không
đâu, chẳng phải đầu cũng phải tai.

Trăm năm trước trước tiên đế cay đắng than về suy nghĩ, ước
mộng của người dân Vệ:

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con.

Đó là suy nghĩ cũng xảy ra 100 năm sau ở nước Vệ, những
giấc mơ của con chứ không phải người, những giấc mơ con bé
nhỏ đáng thương trói buộc kiếp người cúi mặt vào đó không
ngẩng đầu lên nhìn giấc mơ lớn của một dân tộc có bề dày lịch
sử. Kẻ có gia đình thì lấy gia đình ra biện minh đã đành, kẻ chưa
có gia đình, nam nhi trai tráng lại lấy cái vinh thân phì gia của
mình ra để biện minh là mình phải lo cho cái thân mình được ăn
chơi, sung sướng. Đến hồi mạt thì lý luận cũng mạt, họ lý rằng
ai cũng lo cho bản thân mình tốt như tôi lo cho bản thân tôi là cả
xã hội sẽ tốt thôi.

Lý như thế nên họ mới bàng quan, có kẻ lao xuống hồ tự vẫn,
quanh hồ người uống rượu mực xoài vẫn điềm nhiên nhậu nhẹt,
còn nói thằng đó vẫy vùng lâu thế. Rồi khi kẻ kia chìm nghỉm
không nổi lên, họ chạm cốc bảo chắc quả này chìm hẳn rồi.

Nước Tề biết chuyện người Vệ nghĩ gì. Còn người Vệ thậm
chí còn chả biết mình nghĩ gì thì sao biết người Tề nghĩ gì.

Bởi thế thấy thời cơ, Tề mới dàn thủy chiến kéo vào hải phận
nước Vệ. Mà thực ra Tề đã dàn từ lâu, bấy giờ chuyện đó mới lộ
ra mà thôi. Ấy là tại nước Vệ cưỡng lại.

Đến thời Vệ Kính Vương năm thứ nhất mới lên ngôi, lòng
người còn chưa hợp. Tề Bá Vương nhân cơ hội ấy mà xua ráo riết
quân sang cướp mỏ dầu ngoài khơi của Vệ. Triều thần Tề nghị
rằng:

- Nay nước Vệ lòng người rão rệ, từ quan lại đến dân chúng
chỉ lo cho bản thân, quốc khố thâm hụt, nợ nần chồng chất, lạm
phát gia tăng. Quan lại tranh giành chức quyền, lúc này không
lấy thì đợi lúc nào lấy đây.

Than ôi, nước Vệ vốn cạn kiệt, nghèo nàn. Tất cả chỉ trông
vào mỏ dầu ngoài khơi mà nuôi quân lính. Nay mất lấy gì mà
dưỡng quân. Của cải trong nước cũng không còn nhiều, thuế má
thu từ dân chẳng còn chỗ nào để thu nữa. Mất nguồn lợi tức nuôi
quân có nghĩa cũng là mất quân, mất quân thì triều đình không
còn chỗ dựa thì cũng coi như mất triều đình.

Bởi thế nhà Sản thời Vệ Kính Vương không dễ gì nhẫn nhịn
như thời trước.

100 năm trước tiên đế đi tìm đường cứu nước.

100 năm sau ai là người cứu nước Vệ đây?

Bạo tể tướng trả lời câu ấy rằng:

- Toàn quân, toàn dân Vệ đủ ý chí để bảo vệ đất nước.

Bạo ý thì hay, nói cũng đúng. Nhưng nếu Bạo nắm được ý chí

toàn quân, toàn dân thì ý tưởng dựng ngành đóng tàu đã thành
công. Ngư dân Vệ cưỡi tàu sắt ra khơi vùng vẫy đủ đối chọi với
tàu tuần ngư, hải quân Vệ thiện chiến tung hoành. Biển nước Vệ
không đến nỗi vắng bóng tàu Vệ như bây giờ, cũng không khiến
ngân sách thâm hụt như bây giờ.

Để có được ý chí toàn quân, toàn dân, trước hết ý chí của
bậc đại thần trên cao phải mạnh hơn nhân dân cái đã. Phải biết
thanh lọc những phần tử phá hoại, cản trở những chính sách
chiến lược xây dựng đất nước nằm ngay trong hàng ngũ của
mình. Những phần tử như con sâu vì tham nhũng, bè phái, bất
tài mà khiến những quyết sách đúng bỗng trở thành phá sản,
chúng vinh thân phì gia còn đất nước gánh thêm nợ nần, gánh
thêm sự nản lòng của dân chúng.

Kẻ thù không phải là Cù tiên sinh con của đại công thần,
không phải người lính già Văn Hải, hay người con sinh ra trong
gia đình truyền thống yêu nước Thanh Hải, hoặc cô gái yểu điệu
Thanh Nghiêm... mà kẻ thù ở phía trước là ngoại xâm đang xấn
tới và kẻ thù còn ở ngay cả sau lưng đang ngày đêm lợi dụng kẽ
hở của cơ chế hành chính đục khoét đất nước này. Chừng nào
còn chúng thì ý chí toàn quân, toàn dân khó mà thống nhất về
một mối được.

Có kẻ nói rằng:

- Nước Tề mạnh quá, đánh không lại, thôi nhường cho nó
cho yên.

Đó là bởi nước Tề đã đánh Vệ từ hàng chục năm nay, có phải
bây giờ mới nhăm nhe đánh ngoài biển đâu. Nước Tề đã đánh
Vệ qua sự hợp tác toàn diện, đánh trên mọi mặt về kinh tế, văn
hóa, chính trị, đánh cả về bố trí nhân sự trong triều đến đánh
vào lòng u mê của dân Vệ nữa. Đã có bao giờ trong lịch sử nước
Vệ mà chính từ miệng nhiều người thốt câu đầu hàng khi chưa
có chiến sự:

- Đánh không lại thì nhường nó cho yên.

Than ôi, 4000 năm dựng nước và giữ nước của Vệ, còn lại
ngày nay là câu này chăng?
See Translation
 ·  · 

No comments:

Post a Comment