Saturday, August 4, 2012

Việt Nam trước sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc 
 
Song Chi
Càng ngày, Trung Quốc càng ngang nhiên và quyết liệt hơn trong việc hiện thực hóa âm mưu độc chiếm biển Ðông.
Tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đi lại và đánh cá trên biển Ðông. (Hình: Tân Hoa Xã)
Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt các hoạt động trên biển. Từ việc tiếp tục tuyên bố ra lệnh cấm đánh bắt cá, bắt giữ các tàu cá của ngư dân Việt Nam, đưa giàn khoan “khủng” xuống biển Ðông, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát của các tàu hải giám...
Khi vụ đụng độ với Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough chưa xong, Trung Quốc đã quay sang liên tục khiêu khích chủ quyền của Việt Nam khi tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Trung Quốc mời gọi đấu thầu quốc tế để khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ðồng thời, sử dụng ngày càng nhiều tàu cá, thực chất là tàu bán quân sự, vào ra trong khu vực đang tranh chấp.
Và một chiến thuật quen thuộc nữa là “lấy thịt đè người”: Ngay sau khi thời hạn cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc vừa hết hiệu lực, hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc (báo chí Việt Nam đưa tin lúc đầu là 9,000 tàu sau đó 23,000 rồi khoảng 30,000 tàu cá) tràn vào biển Ðông, tha hồ đánh bắt. Thậm chí xâm nhập vào sâu trong lãnh hải Việt Nam.
Gần như chắc chắn rằng các tàu cảnh sát biển hoặc tàu tuần tra của Việt Nam sẽ không dám có bất cứ hành động nào như bắt giữ hay rượt đuổi tàu cá Trung Quốc, vì họ đi quá đông lại được sự bảo vệ của các tàu hải giám.
Lâu nay chúng ta vẫn hay tự đặt ra câu hỏi liệu căng thẳng trên biển Ðông có biến thành xung đột vũ trang, hay chiến tranh giữa Trung Quốc-Việt Nam có xảy ra, và bao giờ? Nhưng chỉ cần nhìn tình hình diễn biến như lâu nay thì chưa cần Trung Quốc phát động chiến tranh, Việt Nam cũng sẽ mệt mỏi dài dài khi biển Ðông ngày càng trở nên chật hẹp!
Ðáp lại hàng loạt hành động ngang nhiên từ phía Trung Quốc, những ai còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều đau lòng, bức xúc khi thấy nhà nước Việt Nam phản ứng quá yếu ớt. Không có bất cứ một phương pháp, chính sách nào mới, khác hơn là những lời tuyên bố chủ quyền, phản đối lặp đi lặp lại của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, quá lắm thì trao công hàm phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Như từ trước đến nay vẫn vậy.
Việt Nam cũng tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài, từ khối ASEAN, Ấn Ðộ, Nga... Nhưng thực tế từ xưa đến nay đã cho thấy ASEAN khó có thể là một khối đoàn kết một lòng để đối trọng lại với Trung Quốc, còn Ấn hay Nga cũng chưa chắc đã hỗ trợ Việt Nam nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục bị lẻ loi, như đã từng đơn độc chống chọi lại Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh 1979, 1988.
Trước đây trong cuộc chiến tranh với Mỹ, bên cạnh sự hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt của Liên Xô, Trung Quốc và toàn bộ khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, chí ít đảng và nhà nước Cộng Sản VIỆT NAM đã có được hai lợi thế rất lớn:
Một, bằng sự bưng bít thông tin, cộng với một nền giáo dục kết hợp tuyên truyền nhồi sọ trong bao nhiêu năm, họ đã lợi dụng, kích động được lòng yêu nước, chống Mỹ trong người dân.
Hai, chế độ cộng sản thời chiến tuy hà khắc nhưng chưa đến nỗi thối nát, đa số những tướng tá cấp chỉ huy ngoài mặt trận cho đến đám quan chức, cán bộ, chính quyền địa phương cũng sống đạm bạc như người dân. Còn bây giờ, sau bao nhiêu năm độc quyền lãnh đạo, bản chất xấu xa tệ hại của một nhà nước độc tài toàn trị đã phơi bày.
Người dân phần lớn không còn tin vào những gì đảng và nhà nước nói, thậm chí căm ghét, oán hận cái chế độ này vì những bất công phi lý đầy dẫy.
Không có sự hỗ trợ, đồng minh từ bên ngoài, cũng không có lòng tin và sự ủng hộ của người dân trong nước, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam chỉ còn cách tiếp tục đàn áp, bắt nạt nhân dân trong khi hèn nhát trước giặc ngoại xâm.
Những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản từ trên xuống dưới ở Việt Nam hiện nay rất sợ cái viễn cảnh mất quyền lực, tài sản, thậm chí mất cả tính mạng nếu chiến tranh hay mọi sự xáo trộn nào đó xảy ra. Và họ sẵn sàng đánh đổi mọi giá, kể cả bán nước, để giữ lấy chế độ, tài sản và tính mạng.
Ngược lại, nhân dân Việt Nam dẫu muôn đời nay vẫn là một dân tộc yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước, nhưng nếu có binh biến xảy ra, liệu người dân bây giờ có sẵn sàng đổ máu để bảo vệ cái chế độ này? Bảo vệ những kẻ ăn trên ngồi trốc giàu có xa hoa mới ngày hôm qua còn cưỡng chế đất đai, cướp trắng nhà cửa của ông bà cha mẹ mình, đối xử tệ hại, tàn ác với gia đình mình?
Trong cuộc chiến tranh với Mỹ, dù bị tuyên truyền, nhưng chí ít tinh thần yêu nước của người dân đã được nhà nước khuyến khích, kích động. Còn bây giờ, thái độ hèn nhát của nhà cầm quyền, sự bưng bít tránh né tình hình diễn biến thật sự đang diễn ra cộng với những chính sách đàn áp lâu ngày đã tiêu diệt ý chí bất khuất, lòng dũng cảm, ý thức công dân của đa số người dân Việt Nam.
Thêm vào đó, cuộc sống quay cuồng với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo toan bộn bề đã khiến người ta tránh xa mọi phiền phức có thể, với suy nghĩ “chuyện chính trị, ngoại giao đã có đảng và nhà nước lo”.
Nhưng đảng và nhà nước đã lo được gì hay theo thời gian, mức độ hung hăng vi phạm lãnh thổ lãnh hải và quyền lợi Việt Nam của Trung Quốc cứ ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, trắng trợn hơn?
Càng ngày Trung Quốc càng tìm mọi cách gia tăng sức ép và củng cố chủ quyền của họ trong khu vực bằng mọi con đường ngoại giao, quân sự, kinh tế, cho đến khi Việt Nam không còn con đường nào khác hơn là lùi và lùi. Từ việc chấp nhận những phần lãnh thổ lãnh hải đã mất không thể nào lấy lại, tiến tới buộc phải đàm phán song phương, “gác tranh chấp, cùng khai thác”, theo ý muốn của Trung Quốc.
Chưa kể, nguy cơ Trung Quốc sẽ thừa dịp gây ra những cuộc chiến chớp nhoáng để chiếm nốt các đảo còn lại ở Trường Sa luôn luôn là có thể. Và tệ hơn nữa là Việt Nam sẽ vĩnh viễn phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ðứng trước tương lai đen tối ấy, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã làm gì?
Người dân không nhìn thấy những chuyển biến nào trong đường lối đối ngoại lẫn đối nội của nhà cầm quyền.
Ðối ngoại, Việt Nam tiếp tục chơi trò đu dây cùng lúc với cả Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và Nga. Riêng với Trung Quốc, dù người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền, nhưng mặt khác, báo chí đảng vẫn thường xuyên nhắc nhở đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, công ơn của Trung Quốc...
Ðối nội, Việt Nam tiếp tục đường lối cứng rắn hà khắc, không hề có một sự cải thiện nào trong việc mở rộng một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Hà Nội tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo, chà đạp lên mọi quy ước, luật pháp quốc tế về quyền con người, quyền công dân, bỏ qua mọi lời kêu gọi, cảnh báo của các nước, và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Có vẻ như Hà Nội vẫn tự tin. Ðối nội, là tự tin vào sự bền vững của chế độ. Ðối ngoại, tự tin vào cái vị trí địa chính trị của Việt Nam trên bàn cờ thế giới khiến các nước phải hỗ trợ Việt Nam chống lại Trung Quốc, vào cái trò đu dây quen thuộc mà họ đã áp dụng từ thời Liên Xô-Trung Quốc.
Nhưng lịch sử chẳng bao giờ đứng yên một chỗ. Không kẻ thù nào giống kẻ thù nào. Trung Quốc, không chỉ là kẻ thù từ nghìn năm trước đối với Việt Nam, ngay trong thế kỷ XX cũng đã nhiều lần ân oán có đủ, mà còn là một kẻ thù nguy hiểm hơn gấp bao nhiêu lần bởi hai nước núi liền núi sông liền sông.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng với ưu thế của một quốc gia khổng lồ, có một chế độ độc tài khắc nghiệt, một tham vọng muốn vươn lên bá chủ thế giới, đồng thời bất chấp mọi quy ước, chuẩn mực, đạo đức, luật pháp quốc tế từ kinh doanh cho đến quân sự. Trung Quốc sẽ còn nguy hiểm cho nhân loại hơn cả chủ nghĩa phát xít Ðức trước đây gấp nhiều lần.
Bất hạnh cho Việt Nam vì những kẻ đang nắm vận mệnh đất nước, dân tộc lâu nay là (và hiện vẫn là) đảng Cộng Sản Việt Nam!
�L��M8�D<�?\t�-$� �DC�
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 

No comments:

Post a Comment