Chuyện chẳng đặng đừng: "phe ta" nói với "phe mình"

Ngô Kỷ viết
ngokyusa2@yahoo.com
Từ khi tập tành bước vào thế giới “chữ nghĩa,” có lẽ đây là bài viết làm tôi tốn khá nhiều thì giờ suy nghĩ “nên viết hay đừng.” Ngồi vào keyboard năm lần bảy lượt mà không nặn ra được chữ nào vì đề tài tôi sắp viết ra đây nó thật tế nhị, nhạy cảm và “chẳng đặng đừng,” khiến trong lòng cảm thấy áy náy, phân vân, khó xử vô cùng. Mỗi lần gặp phải chuyện nan giải là tôi tìm tới những lời cố vấn nơi chồng sách xữ thế cũ kỹ, lần này tôi lục ra được quyển Đắc Nhân Tâm (How to Win Friends & Influence People) của Dale Carnegie, một quyển sách nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn trong mọi thời đại. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng hàng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền, được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia, riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu quyển.
Đọc chương một “Muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong,” tác giả Dale Carnegie đề cập đến chuyện Cảnh sát trưởng New York, ông E.P.Mulrooney nhấn mạnh rằng tên Crowley “Hai Súng” là một trong những tên tội phạm nguy hiểm và tàn ác nhất trong lịch sử tội phạm ở thành phố đông dân nhất nước Mỹ này. Một điểm rất đáng lưu ý về con người Crowley là: “Chỉ một lý do cỏn con, thậm chí không cần lý do nào, hoặc đơn giản là để giải sầu, hắn cũng có thể chĩa súng vào người khác và bóp cò.” Tuy nhiên đó là suy nghĩ của cảnh sát. Riêng tên tội phạm máu lạnh này lại không nghĩ như thế. Khi bên ngoài cảnh sát tìm mọi cách để bắt hắn thì trong phòng Crowley đang viết một bức thư. Bức thư còn dính vệt máu đỏ. Và đây là những gì Crowley đã viết: “Dưới lớp áo này là một trái tim mệt mỏi nhưng dịu dàng - một trái tim không hề làm tổn thương ai.” Đọc xong những dòng chữ này, ai chẳng thấy lòng mình xúc động nhưng sự thật thì lại trái ngược với những gì hắn viết. Thật kỳ lạ, một kẻ ác độc rõ ràng như vậy lại không chịu nhìn nhận tội lỗi của mình.
Trong chương một này, tác giả Dale Carnegie cũng đề cập đến sự kiện cố Tổng Thống Abraham Lincoln bị John Wilkes Booth ám sát trong căn phòng của một nhà trọ bình dân đối diện với con đường đi tới nhà hát Ford vào ngày 15 tháng 4 năm 1865. Nhìn xác cố Tổng Thống Lincoln bằng ánh mắt kính trọng lẫn tiếc thương sâu sắc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Stanton thốt lên: “Đây là nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất của thế giới tự cổ chí kim.”
Đề cập đến các đức tính tốt của cố Tổng Thống Lincoln, tác giả Dale Carnegie kể rằng trong suốt cuộc nội chiến ở Mỹ, ông Lincoln đã từng đề cử các Tướng McClellan, Pope, Burnside, Hooker, Meade cầm đầu đạo quân Potomac. Mỗi vị tướng đều từng phạm những sai lầm khủng khiếp khiến cho ông Lincoln nhiều lần rơi vào tình thế tuyệt vọng. Một nửa đất nước kịch liệt lên án những viên tướng bất tài này, chỉ riêng ông Lincoln luôn tỏ thiện chí và không hề chỉ trích bất kỳ ai trong số họ. Một trong những câu ông thường hay nói là: “Chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án.” Khi bà Lincoln và nội các của ông lên án gay gắt người dân miền Nam, ông Lincoln đã khuyên rằng: “Đừng chỉ trích họ. Vì có thể chúng ta cũng hành xử như thế trong những hoàn cảnh tương tự.” Có đôi lần suýt nữa chính ông Lincoln cũng lên tiếng chỉ trích người khác, nhưng ông đã không chỉ trích dù ông hoàn toàn có lý do chính đáng để làm điều đó.
Trận Gettysburg diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 năm 1863. Đêm 4 tháng 7, Tướng Lee, thuộc quân đội miền Nam bắt đầu rút quân về phía Nam trong khi cơn bão mang đến những trận mưa như trút nước. Phía trước ông và đoàn quân bại trận là dòng sông Potomac đang thét gào, nước cuồn cuộn sủi bọt trắng xóa, phía sau là một đạo quân liên minh chiến thắng đang rượt đuổi. Tướng Lee bị kẹt ở giữa và hầu như không còn đường thoát. Từ bộ chỉ huy, ông Lincoln lập tức nhận ra đây là cơ hội vàng để bắt gọn đạo quân của Tướng Lee và chấm dứt chiến tranh. Thế là, ông Lincoln ra lệnh cho Tướng Meade ngừng triệu tập hội đồng chiến tranh mà lập tức lên đường tấn công Tướng Lee. Ông Lincoln đã chuyển lệnh bằng điện tín và sau đó còn cử một đặc phái viên đến gặp Tướng Meade yêu cầu phải hành động ngay lập tức.
Nhưng Tướng Meade đã làm gì? Ông ta làm ngược lại lệnh của tổng thống: triệu tập cuộc họp hội đồng chiến tranh. Không chỉ có vậy, ông ta còn do dự kéo dài thời gian, rồi đánh điện tín từ chối mệnh lệnh của Tổng Thống Lincoln. Sáng hôm sau nước rút, Tướng Lee vượt sông Potomac với lực lượng toàn vẹn.
Tổng Thống Lincoln giận điên người, ông gào lên với Robert – con trai mình: “Trời ơi! Cha không thể hiểu nổi! Chúng ta chỉ cần chìa tay ra là tóm gọn tất cả. Vậy mà tất cả những gì cha nói và làm đều không thể khiến cho quân đội tấn công ngay vào kẻ địch. Trong hoàn cảnh thuận lợi đó, bất kỳ viên tướng nào cũng có thể đánh bại Tướng Lee. Nếu cha có ở đó, có lẽ cha đã đánh Tướng Meade ngay một trận.”
Trong nỗi cay đắng và thất vọng tột cùng, Tổng Thống Lincoln viết thư cho Tướng Meade. Thời kỳ này, Tổng Thống Lincoln cực kỳ bảo thủ và rất khó thay đổi suy nghĩ của mình. Chính vì thế bức thư Tổng Thống Lincoln viết cho Tướng Meade vào năm 1863 chứa đầy những lời lẽ trách móc nặng nề nhất, nội dung lá thư như sau:
“Tướng quân thân mến!
Tôi không tin là ông không nhận ra hiểm họa trong việc để Tướng Lee chạy thoát vừa rồi. Ông ta gần như đã nằm trọn trong tay chúng ta. Và nếu bắt được Tướng Lee, cuộc nội chiến này có thể đã kết thúc. Thế mà, ông đã để vuột mất cơ hội ngàn vàng và cuộc chiến này không biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ. Nếu thứ Hai tuần trước ông không thể chiến thắng Tướng Lee trong những điều kiện thuận lợi như thế thì bây giờ và về sau, ông có thể làm gì để tấn công được Tướng Lee ở phía Nam con sông, trong khi ông chỉ còn 2/3 lực lượng mà ông đã từng có? Chẳng có lý do gì tôi có thể hy vọng ông xoay chuyển được tình hình. Ông đã hoàn toàn mất cơ hội ngàn năm có một. Tôi không thể diễn tả được nỗi thất vọng và tức giận của tôi lúc này đối với ông!”
Hậu quả xảy ra ra sao khi Tướng Meade đọc bức thư này? Tướng Meade không làm gì cả vì ông ta không bao giờ được đọc bức thư đó! Đơn giản bởi vì Tổng Thống Lincoln đã không gởi nó đi. Người ta tìm thấy nó trong những tập hồ sơ của Tổng Thống Lincoln sau khi ông qua đời.
Cũng trong chương một này, tác giả Dale Carnegie đưa ra một số triết lý, như việc Khổng Tử từng nói: “Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch,” hay “Ngay cả Chúa Trời còn không xét đoán một người cho đến phút cuối cùng của cuộc đời họ,” hoặc Đức Phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán” vân vân và vân vân…
Trong phần kết luận chương một này, tác giả Dale Carnegie viết:“Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung. Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.”

Chỉ mới đọc chương một trong 30 chương gọi là 30 nguyên tắc vàng đối nhân xử thế của “Đắc Nhân Tâm” cũng đủ làm tôi muốn tắt máy đi ngũ cho rồi vì tôi không muốn, nói đúng hơn là không dám viết ra những điều gì để rồi bị mang cái tội là cả gan đi ngược lại lời khuyên nhủ vàng ngọc của quý bậc thánh hiền, của các triết gia nêu trên.

Nhưng rồi tôi lại nhớ đến nhà kiến trúc tư tưởng ở thế kỷ XIX Nguyễn Trường Tộ, người mà tôi hằng khâm phục cái nghị lực phi thường, nằm liệt giường, một ngửa lên trời mà ngọn bút lông vẫn viết đều trên những bản điều trần: “Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành phế nhân, nằm ngửa ra mà viết, tinh thần buồn bực rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự. Nhưng tất cả đó là sự thật” (Di thảo số 6). Sống giữa một xã hội đặc sệt tư tưởng Tống Nho giáo điều trì trệ, thế mà ông đã viết hàng trăm bản điều trần đề xuất kế sách giữ nước và dựng nước với những ý tưởng mới lạ, tư duy cấp tiến, trí tuệ sáng suốt, chiêu thức táo bạo. Chỉ tiếc rằng đất nước ta đã có những cái đầu Nguyễn Trường Tộ biết nghĩ nhưng lại thiếu những cái tai Tự Đức biết nghe.
Tôi rất cảm kích cái phương pháp tư duy của ông Nguyễn Trường Tộ: dũng cảm phê phán cái sai, cái lỗi thời, và hăng hái đề xuất cái mới, cái đúng đắn, không ngừng tìm hiểu dân tộc và thời đại, tìm mọi biện pháp thúc đẩy cho đất nước phát triển. Chính vì ái mộ con người lý tưởng này, nên tôi lấy phương pháp tư duy của ông làm kim chỉ nam cho hành động và lối xử thế của tôi đối với cộng đồng, đất nước trong hiện tại.
Ông Nguyễn Trường Tộ luôn tâm niệm: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa,” khiến tôi tâm đắc vô cùng, và chính điều này là động lực, là chất xúc tác để tôi  thanh thản và tự tại viết bài này. Nhân dịp này tôi muốn cảnh cáo với bọn Việt gian và cộng sản nằm vùng là đừng có vội mừng mà cho rằng bài viết này nhằm để chia rẽ, cấu xé, gấu ó lẫn nhau, hay người Quốc Gia đi “vạch áo cho người ta xem lưng,” mà sự thật thì trái lại, chúng tôi đang đoàn kết nhau hơn bao giờ hết, vì những điều tôi phê bình, chỉ trích trong bài viết này chỉ là những đóng góp xây dựng, thiện chí, “hòa nhi bất đồng” nhằm giúp lành mạnh hóa cộng đồng và tái lập thành trì chống cộng mạnh mẽ và vững vàng hơn mà thôi. Tại Mỹ, từ tổng thống, đến các chính trị gia, quý vị lãnh đạo tôn giáo, các thành phần trí thức v.v… đều bị phê bình, chỉ trích một cách công khai và mạnh mẽ, thế mà đất nước Hoa Kỳ vẫn lớn mạnh và trật tự vì quần chúng có ý thức cao về tự do, dân chủ và biết trọng tôn luật pháp.
Tôi đã dài dòng phi lộ và vòng vo tam quốc, tôi xin "nhận tội," và sau đây là cốt lõi của bài viết.
Nội dung bài viết này, tôi muốn đặt vấn đề với những vị “tai to mặt lớn” trong cộng đồng, trong đó có Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, ông Thiếu Tá Quân Cảnh Phan Kỳ Nhơn, Chủ Tịch Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36, kiêm Chủ Tịch Liên Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chống Cộng Sản Và Tay Sai, ông Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Tá Lê Khắc Lý, Chủ Tịch Lâm Thời Cộng Đồng Việt Nam Nam California, cùng một số hội đoàn, nhân vật trong cộng đồng như ông Trần Sơn Hà, ông Nhan Hữu Mai, bà Trần Thanh Hiền v.v…
Biến cố “Sơn Hào” xảy ra vào ngày 8 tháng 7 năm 2012, cho đến nay là 43 ngày, tức 1,032 giờ,  61,920 phút, 3,715,200 giây, thế mà chỉ có một thiểu số tổ chức đã mạnh mẽ lên án báo Người Việt và công khai đưa ra biện pháp trừng phạt bằng cách kêu gọi đồng hương và đồng nghiệp tẩy chay báo Người Việt, không mua, không đọc, không quảng cáo báo Người Việt, cũng như không tiếp xúc, không cộng tác, không viết bài, không thuê mướn hội trường báo Người Việt v.v…, trong khi đó thì đa số những người lãnh đạo các tổ chức cộng đồng, các hội đoàn, đảng phái v.v…thì chẳng đưa ra biện pháp cụ thể hay thái độ cương quyết nào để đối phó với tập đoàn báo Người Việt cả, mà tái lại chỉ đưa ra những Bản Lên Tiếng dài dòng, với những sáo ngữ rỗng tuếch, “vô thưởng vô phạt,” mơ hồ, lấy lệ mà thôi.
Cho đến nay, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Phan Kỳ Nhơn cùng một số nhân vật, tổ chức đấu tranh “tên tuổi” trong cộng đồng đã đưa ra hai Bản Lên Tiếng số 1 và số 2, cùng với sự đồng ký tên của khoảng 140 vị đại diện cho các tổ chức, hội đoàn trên toàn thế giới, Hoa Kỳ, và phần đông tại Nam California. Qua hai Bản Lên Tiếng số 1 và số 2 chứa nội dung vạch trần tội lỗi của tập đoàn báo Người Việt, tuy nhiên trong cả hai Bản Lên Tiếng số 1 và số 2 chẳng hề đưa ra biện pháp cụ thể nhằm trừng phạt tập đoàn báo Người Việt, mà chỉ nêu lên những lời “yêu cầu” đến với tập đoàn báo Người Việt mà thôi. Để chứng minh điều tôi nói, xin Quý Đồng Hương và độc giả đọc phần cuối của hai Bản Lên Tiếng số 1 và số 2 sau đây, còn toàn bản thì xin quý vị đọc ở cuối bài viết này vì khá dài.  
BN LÊN TING CHUNG (s 1)
V nhng sai phm ca nht báo Người Vit liên quan đến lp trường Quc Gia.
…………………………………………………………………
Da trên các yếu t đã nêu, các Cng đồng, hđoàn, đoàn th quâđội & dân s, cáđảng phái, các t chđấu tranh, nhân sĩ đồng ký tên trong Bn Lên Tiếng Chung này, yêu cu Công Ty & Nht Báo Người Vit thc hin nhng điu khon sau đây trong thi gian sm nht:
 
1- Bng Văn thư chính thc, công ty Người Vit cn minh định cho mi người biết rõ v lp trường chính tr hin nay.
2- Bng Văn Thư chính thc, công b nhng bin pháp nghiêm tr đối vi nhng người liêđới trách nhim , k c Ch Nhim và Ch Bút.
            3- Bng Văn Thư chính thc, sa thi vĩnh vin Vũ Quý Ho Nhiên vàcông b s tht v tác gi Sơn Hào
            4- Bng Văn thư chính thc, Hđồng Qun Tr và Hđồng Chbiên Nht Báo Người Vit cam kết vđộc gi và đồng hương là s