SAU BIỂN  ĐÔNG ĐẾN BIỂN  HOA ĐÔNG
tka23 post
    Sau khi đun sôi nước Biển Đông trong suốt mấy tháng liên tục, Trung cộng lại tiếp tục khuấy động biển Hoa Đông, khiến vùng biển này nổi sóng dữ. Những diễn biến nóng bỏng ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian qua đã làm cho khu vực Châu Á trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
 
“Bão lớn” ở Biển Đông
 
n “bão lớn” bắt đầu ập đến khu vực Biển Đông từ hồi tháng 4 sau vụ va chạm tàu thuyền giữa Philippines và Trung cộng Nguyên nhân xuất phát từ một sự kiện hôm 10/4 khi một máy bay do thám của Hải quân Philippines phát giác 8 tàu đánh cá của Trung cộng lượn lờ đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Khi Hải quân Philippines tiến tới định bắt giữ các tàu cá vi phạm lãnh thổ của họ thì hai tàu hải giám của Trung cộng xuất hiện, chắn ngang đường tàu chiến của Philippines .
 
   Cuộc đối đầu giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines thuộc lớp
  Hamilton và hai tàu hải giám của Trung cộng là mồi lửa châm ngòi cho cuộc tranh chấp căng thẳng kéo dài suốt hơn 2 tháng giữa Manila và Bắc Kinh. Trong cuộc đối đầu này, ngoài việc dùng những ngôn từ gay gắt mang đầy tính hăm dọa kiểu nước lớn bắt nạt nước bé, Bắc Kinh đã có rất nhiều hành động khiêu khích, uy hiếp Manila như kéo hàng trăm tàu thuyền đến “đọ” số lượng với một vài tàu thuyền của Philippines ở vùng tranh chấp; quấy nhiễu, đâm chìm tàu thuyền của đối phương đồng thời phô trương sức mạnh quân sự để uy hiếp họ.
 
Sau hai tháng “bắt nạt” Philippines , Trung cộng tiếp tục quay sang “gây gổ” với Việt Nam . Nước này liên tục có những hành động vi phạm nghiêm trong chủ quyền của Việt Nam đối với những quần đảo ở Biển Đông. Mở đầu là sự kiện hôm 23/6 khi Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung cộng ngang nhiên thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của dư luận và giới học giả quốc tế, Trung cộng vẫn trắng trợn  hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam này.
 
Tiếp đó, Trung cộng còn  phái một đội tàu đông đảo gồm 30 tàu cá dưới sự dẫn dắt của một tàu tuần tra có trọng tải 3.000 tấn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời,  qua Bộ Quốc phòng, Trung cộng cũng đã đưa ra lời cảnh cáo, đội tuần tra hàng hải và trên không của nước này luôn ở tư thế “ứng chiến”, “sẵn sàng bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải” ở Biển Đông.
 
Cao trào trong những hành động khuấy động sự căng thẳng ở Biển Đông là việc Trung coông tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” có phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi cấp tập dựng lên bộ máy chính quyền ở đây, Trung cộng còn  thông báo kế hoạch đưa quân đến đồn trú ở  “thành phố Tam Sa” này.
 
Những hành động  của Trung cộng đã vấp phải phản ứng dữ dội không chỉ của Việt Nam mà cả của cộng đồng thế giới. Giới quan chức Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung cộng về hành động thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Nhiều nước khác bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
 
Trong khi đi gây hấn với một loạt nước ở Biển Đông, Trung cộng vẫn còn  rêu rao  “cam kết hòa bình, ổn định trong khu vực”. Nước này còn dám chỉ trích, đổ lỗi cho các nước khác khuấy động căng thẳng ở Biển Đông.
 
Tiếp tục gây sóng gió ở Hoa Đông
 
Sau khi “hoành hành” ở Biển Đông, Trung cộng lại khiến biển Hoa Đông nổi sóng dữ. Căng thẳng ở khu vực biển này xuất phát từ hành động “khẳng định chủ quyền” một cách ngang ngược của phía Trung cộng.
 
Hôm 15/8, một nhóm các nhà hoạt động Trung cộng đã đi tàu từ Hồng Kông đến quần đảo 
Điếu Ngư/Senkaku với mục đích là nhằm “khẳng định chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng lãnh thổ này. Các nhà hoạt động Trungcộng đã xông hẳn lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, phớt lờ cảnh cáo từ phía Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản. Họ còn thách thức cắm cả một lá cờ Trung cộnglên quần đảo vẫn còn nằm trong tranh chấp này.
 
Những hành  động  trên của các nhà hoạt động Trung cộng đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã đâm thủng tàu Trung cộng và bắn súng vòi rồng vào con tàu này. Sau đó, Nhật Bản đã  bắt giữ tất cả 14 người đi trên tàu Trung cộng.
 
Sau sự kiện  này, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Tokyo phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả 14 nhà hoạt động của họ. Giới lãnh đạo Trung cộng không ngớt lời chỉ trích Nhật Bản. Theo Bắc Kinh, bất kỳ hành động đơn phương nào của Tokyo nhằm chống lại người Trung cộng đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Bắc Kinh cũng cáo buộc Tokyo đã đẩy căng thẳng giữa hai nước lên cao.
 
Ngay cả khi Nhật Bản đã quyết định thả người nhằm làm dịu tình hình thì Bắc Kinh vẫn làm căng bằng tuyên bố, nước này giữ “lập trường vững chắc” trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung cộng còn tỏ thái độ trịnh thượng khi nhận xét đầy hàm ý rằng, việc Nhật Bản thả người là “hành động khôn ngoan”.
 
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung cộng gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Chùm đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung cộng và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các  đường biển quan trọng. 

Diễn biến gần đây nhất, hàng trăm người Nhật vừa tới đảo này và cắm cờ Nhật trên đảo trong ngày 18 và 19/8.

 
Kiệt Linh
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-Only, Daily Digest  Unsubscribe  Terms of Use
.
 
__,_._,___