THỨ BẢY, NGÀY 11 THÁNG TÁM NĂM 2012

Trung Quốc kích động dư luận, vu cáo Việt Nam

ĐỂ THỰC HIỆN THAM VỌNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG, KHẲNG ĐỊNH YÊU SÁCH CHỦ QUYỀN BIỂN, BÁO CHÍ TRUNG QUỐC ĐANG ĐĂNG TẢI CÁC BÀI VIẾT KÍCH ĐỘNG DƯ LUẬN, VU CÁO CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC, ĐẶC BIỆT LÀ VIỆT NAM.
'CON RỒNG ĐÓI' TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNGTRUNG QUỐC ĐANG CHƠI 'VÁN BÀI LẬT NGỬA'

Trong sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" vừa ra mắt, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đã phân tích mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. VnExpress giới thiệu bài viết này.


Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) Trung Quốc gửi kèm công hàm lên Liên Hợp quốc năm 2009 phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam.
Để thực hiện chiến lược biển cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã ráo riết triển khai nhiều biện pháp đối nội và đối ngoại, trên bàn đàm phán và trên thực địa hòng khẳng định chủ quyền của mình.

Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm một bản đồ vẽ đường yêu sách này kèm theo công hàm gửi Liên Hợp quốc phản đối báo cáo của Việt Nam và báo chung Việt Nam - Malaysia về ranh giới thềm lục địa được vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Theo đó, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng của hai quần đảo này.

Trung Quốc đã vận dụng Quy chế quốc gia quần đảo của Công ước Luật Biển 1982 để vạch đường cơ sở quần đảo cho Hoàng Sa, tuyên bố sẽ vạch tiếp cho Trường Sa, để từ đó đòi hai quần đảo này cũng có vùng “đặc quyền kinh tế” và “thềm lục địa” riêng, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức hơn cho yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên, việc quy định "đường cơ sở quần đảo" và yêu sách vùng biển này trái với các quy định của Công ước cho nên nhìn chung các nước không công nhận yêu sách này của Trung Quốc.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo dục ý thức “quốc gia hải dương”, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển, báo chí Trung Quốc đăng tải một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chiếm đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc. Trung Quốc nhiều lần xuất bản các loại bản đồ, ấn phẩm, tổ chức thi quốc tế và cung cấp bản đồ trên Internet liên quan đến chủ quyền biển của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tích cực thu thập các loại tài liệu, bản đồ liên quan đến Biển Đông từ khắp các kho lưu trữ trên thế giới, xây dựng các chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

Đặc biệt, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền lịch sử đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”.

Tuy nhiên, các tham vọng của Trung Quốc mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu của nước này. Theo đó, nhiều tài liệu địa lý cổ mô rả và nói rõ lãnh thổ của nước này có điểm tận cùng ở phía nam là đảo Hải Nam. Trong đó, đáng chú ý là cuốn địa chí phủ Quỳnh Châu cũng như cuốn địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731. Điều này cũng được ghi trong Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ, phát hành năm 1894. Ngoài ra, quyển Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng: “Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18 độ 13 phút bắc”.
Hoàng triều trực tỉnh dư địa toàn đồ - tấm bản đồ in năm 1904 nói rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho biết: “Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí nhưng chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là điểm để người ta nhận ra rằng, Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận đơn vị hành chính nước này đến huyện Nhai, phủ Quỳnh Châu, tức là đảo Hải Nam”.

Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Châu Âu kết luận: Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này.


 
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-Only, Daily Digest  Unsubscribe  Terms of Use
.