THỨ HAI, NGÀY 13 THÁNG TÁM NĂM 2012
Theo Báo Mỹ: TQ không quan tâm tới đàm phán, sẽ dùng vũ lực chiếm biển Đông
Bắc Kinh đã thể hiện rằng nước này không quan tâm tới một giải pháp thương lượng và sẽ sử dụng vũ lực để đòi quyền sở hữu toàn bộ Biển Đông nếu có thể.
Thứ Sáu tuần trước, quyền Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng cho rằng, quyết định gần đây của Trung Quốc trong việc nâng cấp một đảo nhỏ (Phú Lâm) trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành cái gọi là "thành phố cấp quận" và thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại đây sẽ gây ảnh hưởng tới việc huy động "các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết sự bất đồng và có nguy cơ làm tiếp tục leo thang căng thẳng trong khu vực" - tờ Thời báo phố Wall nhận định.
Hoạt động thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phía Trung Quốc tổ chức một cách phi pháp, phi lý trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Theo tờ báo này, ngay sau khi tuyên bố trên được đưa ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Phó đại sứ Mỹ để "mắng mỏ", các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng vào hùa kêu gọi Mỹ "im mồm" và "ngừng xúi giục" làm gia tăng xung đột trong khu vực.
Tại sao Trung Quốc lại có phản ứng giận dữ như vậy? - Thời báo phố Wall đặt nghi vấn. Một phần nguyên nhân này xuất phát từ việc giới lãnh đạo Bắc Kinh cần phải xem xét một cách cứng rắn các khó khăn liên quan tới vấn để chủ quyền trước thềm đại hội đảng CSTQ khóa 18 sắp tới, đại hội này sẽ bầu ra các nhà lãnh đạo thế hệ kế tiếp của Trung Quốc.
Nhưng còn có một lý do khác để giải thích cho điều đó là do sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông đã thu hút phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng và khiến họ quyết tâm chống lại các hành vi "bắt nạt" của Trung Quốc mạnh mẽ hơn.
Thay vì thừa nhận sai lầm của mình, Bắc Kinh muốn đổ vấy mọi tội lỗi cho Mỹ khi cho rằng Washington chính là "bàn tay hắc ám" đang đầu độc mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Tuyên bố này có thể xuất phát từ ý định tuyên truyền làm bóp méo sự thật của Trung Quốc, nhưng nó lại gây ra mối nguy hiểm lớn vì vô hình chung sẽ biến Mỹ thành kẻ thù của khu vực - Thời báo phố Wall nhận định.
Tuyên bố này có thể xuất phát từ ý định tuyên truyền làm bóp méo sự thật của Trung Quốc, nhưng nó lại gây ra mối nguy hiểm lớn vì vô hình chung sẽ biến Mỹ thành kẻ thù của khu vực - Thời báo phố Wall nhận định.
Trung Quốc tìm mọi cách nhận vơ Biển Đông là của mình. |
Trong sách trắng Quốc phòng năm 2000, Bắc Kinh nói rằng cái gọi là "quyền chủ quyền không thể chối cãi được" của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa, một vị trí quan trọng nhất trên Biển Đông, xuất phát từ cơ sở các hoàng đế Trung Hoa là những người đầu tiên khám phá và đặt tên cho quần đảo này là Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam). Do đó, cứ theo lý lẽ ấy (bịa đặt, phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) Trung Quốc cho rằng mình là nước đầu tiên có thẩm quyền đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Cơ sở này ngay lập tức đã bộc lộ sơ hở. Trung Quốc có thể có một số tấm bản đồ cổ còn sót lại, nhưng thực tế những thổ dân
NÊN ĐỌC
Đế quốc Nhật, mỉa mai thay, mới là nguồn gốc thực sự mà Trung Quốc đã vin vào để đưa ra các tuyên bố đòi chủ quyền trên Biển Đông. Theo ghi nhận của một học giả Trung Quốc sống tại nước ngoài, ông Vương Canh Vũ (Wang Gungwu), những tấm bản đồ của người Nhật vẽ trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho thấy lúc đó Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và thực thể Trung Hoa Dân Quốc đã thừa kế tuyên bố (phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) ấy.
Sự khôi hài thứ 2 là Trung Quốc dùng tấm bản đồ xuất bản năm 1947 bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch, trong đó bịa ra một đường hình chữ U với 11 dấu gạch ngang thâu tóm hơn 90% diện tích Biển Đông, để làm cơ sở đòi chủ quyền. Tấm bản đồ này sau đó được chính quyền thời Mao Trạch Đông cho tái bản và đơn giản hóa nó chỉ còn lại 9 gạch để phân định ranh giới lãnh thổ và Bắc Kinh đã dùng làm cơ sở cho tuyên bố đây là "vùng biển lịch sử" của mình.
Giới học giả, phân tích chính trị quốc tế gần như đều nhận định, các căn cứ đòi chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông đều phi lý và thiếu cơ sở pháp lý cũng như các cơ sở lịch sử. |
Dẫu vậy, Bắc Kinh vẫn tiếp tục dùng tấm bản đồ này để biện minh cho mình, mặc dù chúng mâu thuẫn với Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 mà nước này đã ký kết và phê chuẩn năm 1996. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hành động như thể nước này sở hữu gần như toàn bộ Biển Đông. Thậm chí, năm ngoái Trung Quốc còn lớn tiếng lên án hoạt động thăm dò của Việt Nam ngay tại vùng lãnh thổ và vùng biển thuộc khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đối với Mỹ, Biển Đông là một khu vực quan trọng, nơi 1/3 chuyến tàu thương mại quốc tế đi qua và tự do hàng hải được coi là một lợi ích quan trọng trong chính sách của Washington. Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng quan tâm tới vấn đề này bởi họ nhận thức được vấn đề rằng họ đang phải đối mặt trước "sự hung hăng ngày càng tăng" của Bắc Kinh.
Bởi một khi Trung Quốc giành được tất cả những hòn đảo tranh chấp về mình, chiếu theo luật hàng hải quốc tế, các nước láng giềng chỉ còn quyền kiểm soát một vùng biển tương đối nhỏ với rất ít đảo có khả năng duy trì làm nơi ở cho con người - một cơ sở cần thiết để đòi quyền sở hữu dựa trên luật vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Và khi đó, sự chồng chéo trong cách phân chia vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước sẽ là điều khó tránh khỏi vì đá và bãi cát ngầm hầu như chỉ nằm cách nhau trong bán kính 20km.
Một số học giả cho rằng Bắc Kinh chỉ tìm cách kiểm soát Biển Đông từ những năm 1970 khi tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của khu vực này được phát hiện. Thực tế không chỉ như vậy. Tấm bản đồ năm 1947 đã cho thấy Biển Đông là một vấn đề tranh chấp quốc tế từ trước đó.
Trung Quốc cứ mở miệng là vu cáo nước khác "gây hấn" trên Biển Đông, thậm chí còn chụp mũ cả Hoa Kỳ mà cố tình lờ đi một thực tế, Bắc Kinh mới là kẻ thường xuyên khiêu khích trên Biển Đông
|
Nhưng chỉ sau khi phát hiện nguồn dầu khí phong phú ở Biển Đông, Trung Quốc mới bắt đầu loạt hoạt động "bắt nạt" của mình để hòng chiếm các đảo. Năm 1974, quân Trung Quốc phát động một cuộc tấn công bất ngờ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay lực lượng Hải quân của miền nam Việt Nam. Năm 1988, quân Trung Quốc một lần nữa dùng vũ lực tấn công người Việt Nam trên quần đảo Trường Sa chiếm một số bãi đá. Bắc Kinh cũng cướp Đá Vành Khăn (Mischief Reef) lúc đó Philippines đang chiếm đóng vào năm 1994 mà không cần dùng tới súng đạn.
Luôn lớn tiếng cáo buộc các nước láng giềng khuấy động căng thẳng, nhưng Bắc Kinh lại quên mất rằng, vào tháng 6/2012, chính họ đã thực hiện một hành động khiêu khích lớn nhất kể từ năm 1994 thông qua việc tuyên bố mời dự thầu thăm dò tại 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà gồm cả những khối Việt Nam đang hợp tác thăm dò với nước ngoài.
Điều này là một mối đe dọa đặc biệt đối với Việt Nam bởi Trung Quốc không lôi kéo các công ty đa quốc gia vào hỗ trợ tuyên bố chủ quyền của mình mà còn né tránh các nguy cơ bùng phát xung đột quân sự xung quanh giàn khoan. Bên cạnh đó, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu nước sâu vào hoạt động như một cách thức mới để củng cố cho các tuyên bố của mình.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn dùng lực lượng hải quân và lực lượng dân quân làm leo thang căng thẳng. Trong bế tắc với Manila về tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough trong tháng 5/2012, gần 100 tàu Trung Quốc đã được huy động tới vùng biển này hoạt động trái phép một thời gian - theo tuyên bố của chính phủ Philippines. Năm ngoái, tàu Hải giám Trung Quốc còn ngang nhiên xâm phạm thềm lục địa và cắt cáp của tàu nghiên cứu Việt Nam như cách họ cố gắng làm với tàu USNS Impeccable vào năm 2009.
Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đã đổ ra Biển Đông để đánh bắt trong tháng này như một minh chứnh cho chính sách cậy đông hiếp yếu, ỷ lớn hiếp nhỏ mà Bắc Kinh đang sử dụng để độc chiếm Biển Đông.
|
Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn tuyên bố bắt các tàu tuần tra nước này đã "sẵn sàng chiến đấu" tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Bắc Kinh nghĩ rằng với đặc quyền của một nước lớn, họ có thể đưa ra những tuyên bố lạ lùng về chủ quyền lãnh thổ và vi phạm luật pháp quốc tế theo ý muốn, còn các nước nhỏ không thể không tuân theo. Điều đó đã được thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Dương Kiết Trì tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7/2010. Ông Dương mô tả Biển Đông là "lợi ích cốt lõi của quốc gia" và sau đó nói rằng "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó là một thực tế (nước nhỏ phải tuân theo lời nước lớn - PV)".
NÊN ĐỌC
Mỹ luôn cố gắng để tránh xảy ra một cuộc đối đầu. Washington đã duy trì lập trường trung lập của mình đối với vấn đề Biển Đông khi nói rằng sẽ không can dự vào tranh chấp trong khu vực này, nhưng vì lợi ích quốc gia, Mỹ phải vào cuộc để các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thể hiện rằng nước này không quan tâm tới một giải pháp thương lượng và sẽ sử dụng vũ lực để đòi quyền sở hữu toàn bộ Biển Đông nếu có thể. Vì vậy, Washington cần phải vạch trần rằng đường lưỡi bò chỉ là trò hề đối với luật pháp quốc tế và cần thể hiện rõ quan điểm rằng Mỹ sẽ chiến đấu để giữ cho các tuyến đường hàng hải được lưu thông.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
RECENT ACTIVITY:
No comments:
Post a Comment