Wednesday, August 1, 2012

SHAMIR BỒ CÂU THỨ THIỆT CỦA DO THÁI
tka23 post

    Israel hiện có 2 cuộc chiến: với người Palestine và với Iran. hai cuộc chiến này có khi diễn ra cùng lúc, có khi luân phiên, "đàm" một bên để "đánh" bên kia. Và ở Israel, khi nói đến 2 cuộc chiến tranh đó, người ta thường không bàn "đánh hay không" mà chỉ bàn "ai sẽ đánh". Cho nên, hỏi Yitzhak Shamir là "diều hâu" hay "bồ câu" ở Israel là câu hỏi thừa, bởi Shamir chính là "diều hâu thứ thiệt".

Ngay sau khi ông Shamir qua đời, hàng loạt ý kiến đánh giá về ông đã được các báo ở Israel và Mỹ đăng tải. Phó thủ tướng Israel Moshe "Boogie" Yaalon nhận xét:  Ông Shamir là một đại diện tiêu biểu cho phái chính trị diều hâu theo quan niệm xây "bức tường sắt" an ninh cho Israel. Vladimir Ze'ev Jabotinsky viết trên tờ Israel Today: "Ông ấy hành động theo nguyên tắc của mình, không theo dư luận hay xu hướng nào".
  Theo những nguyên tắc đó, Shamir nổi tiếng là người không sợ mang tiếng "khủng bố", bộc bạch thẳng thắn rằng "khủng bố" trước hết là "một chiến thuật trong cuộc chiến giành chủ quyền và bảo đảm an ninh cho Israel". Ông ta còn công khai quan điểm hâm mộ chỉ huy Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA) Michael Collins và lấy tên của ông này (Michael) làm mật danh khi làm chỉ huy nhóm Lehi - nhóm chiến binh phong trào Zion giành độc lập cho Israel. Lehi do Avraham Stern sáng lập vào năm 1940 tại vùng đất Palestine (khi đó đặt dưới sự bảo hộ của đế quốc Anh).
   Yitzhak Shamir sinh năm 1915, mới vừa qua đời ở tuổi 97. Ông sinh ra ở đế chế Nga, thuộc vùng đất ngày nay là nước Cộng hòa Belarus, nhưng sau đó lớn lên đi học ở những ngôi trường dành cho người Do Thái ở thành phố Byalystok, đông bắc Ba Lan. Cuộc đời Shamir từ thuở niên thiếu đến khi Israel lập quốc và cho đến tận những năm cuối đời có vài sự kiện nổi bật: Thời trai trẻ tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Zion; rồi ngay sau khi Israel lập quốc là gia nhập tổ chức tình báo MOSSAD, đồng thời sáng lập một số cơ quan trực thuộc MOSSAD; được bầu làm nghị sĩ Quốc hội và làm Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao và 2 lần làm Thủ tướng Israel.
   Thời tham gia phong trào Zion, Shamir là một trong những lãnh đạo sáng giá của đảng Stern (tức nhóm Lehi - Những chiến binh giải phóng Israel), là người có công lớn vực dậy tổ chức này sau khi thủ lĩnh ban đầu là Avraham Stern bị người Anh giết chết. Do hoạt động trong nhóm Lehi, Shamir đã 2 lần bị chính quyền  Anh bắt bỏ tù và cả 2 lần đều vượt ngục thành công. Ngày Israel tuyên bố độc lập (1948), nhóm Lehi giải tán để gia nhập quân đội Israel. Shamir tin về Israel.
   Bắt đầu một giai đoạn mới. Trong những năm đầu ở Israel, Shamir là một doanh nhân, làm ăn buôn bán. Ông chỉ tham gia tổ chức tình báo MOSSAD trong 10 năm, từ năm 1955 đến 1965. Trong thời gian ở trong tổ chức MOSSAD, Shamir nổi tiếng với vai trò chỉ huy Chiến dịch Damocles chuyên ám sát các nhà khoa học ho ảtiển Đức giúp Ai Cập phát triển  chỉ huy thực hiện kế hoạch cài điệp viên ở các quốc gia thù địch; tham gia sáng lập và lãnh đạo cơ quan hoạch định kế hoạch của MOSSAD.
    Shamir trở lại tham gia chính trường Israel khá muộn: gia nhập đảng Herut do
Menachem Begin lãnh đạo vào năm 1969, đến năm 1973 tham gia đảng Likud (mới thành lập năm này) và được bầu vào Quốc hội (Knesset), sau đó làm Chủ tịch Quốc hội (năm 1977) khi đảng Likud chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội và ông Begin được bầu làm Thủ tướng Israel. Tư tưởng diều hâu cứng rắn ở Shamir bắt đầu bộc lộ rõ từ giai đoạn này.
   Điểm lại một số sự kiện trong lịch sử ngoại giao của Israel ở khu vực Trung Đông từ khi Shamir làm Bộ trưởng Ngoại giao (1979-1983) và lần đầu làm Thủ tướng (1983-1984) để thấy cái chất "diều hâu" ở Shamir. Shamir làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bối cảnh Iran vừa trải qua cuộc Cách mạng Hồi giáo tháng 2/1979. Trước cách mạng Hồi giáo, Iran là một trong những đồng minh của Mỹ và Israel trong khu vực. Nhưng sau cách mạng, Iran trở thành nước Cộng hòa Hồi giáo, đối đầu với Mỹ.
  Tuy nhiên, Israel vẫn cần đồng minh ngoài khối Arập nên Tel-Aviv vẫn duy trì quan hệ bí mật với Tehran. Đầu tiên là việc Israel tham gia nhiệt tình vào vụ khủng hoảng con tin ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, còn gọi là vụ Iran-Contra. Israel đã gợi ý tham gia can thiệp để giúp ngăn cản ông Jimmy Carter tái đắc cử nhiệm kỳ 2, để đưa Ronald Reagan lên thay. Muốn vậy thì chỉ có cách ban vận động của Reagan phải thỏa thuận ngầm với Chính phủ Iran hoãn thả con tin. Vậy là Israel trở thành trung gian thỏa thuận Reagan-Iran, bí mật bán vũ khí cho Iran để giúp Reagan đổi lấy thỏa thuận này.
   Đối với Israel, việc đánh bại ông Carter còn mang ý nghĩa quan trọng khác: ngăn cản việc thành lập Nhà nước Palestine, đồng thời để Israel có thêm thời gian lấn chiếm đất đai ở khu Bờ Tây sông Jordan nhằm "thay đổi dữ kiện trên mặt đất". Shamir và đảng Likud nhận thấy Reagan sẽ để cho Israel tự do hành động đối với vấn đề Palestine và cả vấn đề Liban.
Khi Israel xua quân  chiếm đóng Nam Liban vào năm 1982, Shamir đã thể hiện quan điểm đối ngoại diều hâu, không tin tưởng các quốc gia Arập sẽ thừa nhận một Nhà nước Do Thái ở ngay giữa họ. Vì vậy chỉ có "đánh phủ đầu" là phương án tốt nhất để bảo đảm an ninh và sự tồn vong cho Israel.
      Đặc biệt, trong khu vực Trung Đông khi đó, Israel xem Iraq chứ không phải Iran hay Palestine là mối đe dọa an ninh lớn nhất. Đây cũng là lúc Israel thể hiện quan điểm "thân Iran" của mình, vì thế đã ra sức giúp Iran đánh Iraq trong cuộc chiến 8 năm (1980-1988). Chưa hết, giữa lúc chiến tranh Iran-Iraq đang diễn ra, Shamir còn cho máy bay bất thần ném bom cơ sở hạt nhân Osirak của Iraq vào ngày 7/6/1981.
 Một cựu phụ tá tình báo đặc biệt của Shamir từng tiết lộ rằng, chính tình báo Iran đã cung cấp cho Israel chi tiết về cơ sở hạt nhân Osirak vào tháng 9/1980.
   Người ta nói không sai rằng, Hezbollah là sản phẩm từ chính sách đối ngoại diều hâu, hiếu chiến của Israel thời Shamir phụ trách. Và mối "thâm thù" giữa 2 cựu đồng minh Iran-Israel cũng xuất phát từ chính sách "nhìn đâu cũng thấy kẻ thù" của Shamir trong 2 lần làm Thủ tướng của ông. Ngay cả sau khi không còn làm Thủ tướng Israel, Shamir vẫn còn tiếp tục "cuộc chiến" với Palestine và Iran qua lá phiếu trong Knesset; chẳng hạn ông đã chống lại hoặc bỏ phiếu trắng khi Quốc hội Israel thông qua các thỏa thuận hòa bình với người Palestine, đặc biệt là Hiệp định Oslo năm 1993 do Thủ tướng Yitzhak Rabin chủ xướng.
Khi diều hâu Shamir nằm xuống, các nhà bình luận đã đúc kết một câu: Người cuối cùng của thế hệ chính khách diều hâu cũ đã ra đi
  tổng hợp
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 

No comments:

Post a Comment