=================================
 
Nước cờ Biển Đông
 
Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam. Và, đây là nước cờ độc thứ nhất của Mỹ…Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.

Khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.

Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.
 
 
Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.
 
Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.
 
Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.
 
Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu sân bay Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại
Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước Asean thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng  thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.

Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.

Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?
 
Lê Ngọc Thống 
 
 
=======================
 

Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh?

Nghe trực tiếp - Listen Live6:30-7:30 sáng và 9-10 giờ tối(giờ VN)
Việt-Long, RFA
2012-08-02
Hôm nay 9 ngàn tàu cá của Trung Quốc lại tràn xuống biển Đông vào ngày lệnh hoãn đánh cá của Bắc Kinh chấm dứt. Việt Nam lại gánh thêm một đòn nữa của nước láng giềng”16 chữ vàng”, sau một loạt hành động của Trung Quốc trắng trợn và ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.
 
  
Tàu ngầm Kilo của Nga, sẽ giao hàng cho Việt Nam vào cuối năm nay- Screen capture
 
 
Bắc Kinh đã thiết lập hệ thống hành chánh, quân sự và tư pháp cho thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Hạm đội Nam hải rục rịch tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa.  Hôm thứ ba phát ngôn viên bộ quốc phòng, đại tá Cảnh Nhạn Sanh, tuyên bố hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thông thường đã được thiết lập tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc không quên nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông, và phản đối bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào vùng này. 
 
chinese-thi-lang
Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc - Screen capture

Một chuỗi liên hoàn

Cần nhắc lại thêm là trước đó, hôm 23 tháng 6, Trung Quốc đã gọi thầu 9 lô dầu khí ước đoán, nằm hẳn trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 12 tháng 7, 30 tàu cá Trung Quốc gồm cả tàu tiếp vận đã đến tận Đá Chữ Thập ở Trường Sa để đánh cá.  Trung Quốc làm rầm rộ cho việc thiết lập các cơ sở của Tam Sa ở đảo Phú Lâm cùng lúc với lời loan báo chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, và 26 tháng 7 thì tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm…
 
Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.
 
Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam?  Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.

Thách thức Mỹ

Chẳng những thế, Bắc Kinh còn có mục đích không kém quan trọng là phản ứng đáp trả những hành động của Hoa Kỳ về Việt Nam.
 
Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt.
 
viet-us-defense-mins
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, tháng 6 2012- Screen capture
 
Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
 
Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu, rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng mạnh về mặt ngoại giao, người dân cũng sôi sục tinh thần chống Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình và những lời phát biểu trên hệ thống truyền thông giao tế xã hội, gọi là lề trái.
 
Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số 128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc Nga có thể trở lại Cam Ranh.

Sợ mất nước hay sợ mất quyền?

Tuy nhiên những sự kiện vừa nói lại cho thấy thái độ khá lạ lùng của chính quyền Việt Nam, mà nói là lưng chừng cũng chưa đủ nghĩa.
 
Hà Nội đã cho biểu tình một cách đầy miễn cưỡng, trong khi Sài Gòn chỉ được một lần ngắn ngủi rồi sau đó dứt hằn. những người bị giam tù và bị hành hạ vì chống Trung Quốc cũng vẫn bị giam nhốt không nương tay, trong khi những người bất đồng chính kiến tiếp tục ra toà lãnh án nặng nề.
 
Ách đàn áp vẫn ám ảnh khủng khiếp khiến xảy ra vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ phong Tần. Rõ ràng là ngoài mặt, trên bình diện ngoại giao, thì tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ, nhưng bên trong vẫn nể sợ sự giận dữ của Bắc Kinh và đề phòng nghiêm ngặt đói với cái gọi là “diễn biến hoà bình”.
 
Người ta không hiểu được cách hành xử đó của Hà Nội. Trong khi đang cần một lòng đoàn kết, ít nhất Việt Nam cũng cần chứng tỏ toàn dân mình sôi sục chống Trung Quốc xâm lược dưới mọi hình thức và sẵn sàng hy sinh như giới truyền thông yêu nước “lề trái” ở trong nước vẫn thường đòi hỏi.
 
Nếu trước đây nói là phải trấn áp công luận để vuốt ve Trung Quốc và giải quyết ngoại giao hoà bình, thì người dân nghe đã khó lọt tai nhưng còn miễn cưỡng tìm hiểu; nay đã ở vào thế không thể lùi bước nhưng Hà Nội vẫn khống chế người dân thì để làm gì?
 
Khó lòng giải thích được gì hơn rằng đó là sự bối rối mất phương hướng về chiến lược, vì dùng dằng giữa lợi ích chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và lợi ích thống trị của đảng cầm quyền.

Nước ngoài còn lưỡng lự

Trong khi đó trên bình diện quốc tế, MátX-Cơ-Va đã cải chính lập tức những điều mà tướng Tư lệnh hải quân Nga Vikttor Chirkov nói vào hôm Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đến thủ đô Nga ngày 26 tháng 7. Tướng Chirkov nói là “Nga đang tìm cách để hải quân Nga đồn trú ở  những căn cứ tại nước ngoài trong đó có Việt Nam, Cuba và Seychelles”.
 
Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.
 
Giới quan sát ước đoán là tướng Viktor Chirkov hẳn là đã có nói một điều nào đó về các căn cứ nước ngoài, nhưng tiết lộ kế hoạch như vậy có thể khiến Trung Quốc và nước khác có đối sách ngăn chặn, bất lợi cho Nga về ngoại giao và chính trị, cho nên bộ quốc phòng buộc lòng phải cải chính.
 
Dù sao chăng nữa việc Nga có thể trở lại Cam Ranh cũng là một việc có xác suất xảy ra rất thấp.
 
Về phía Hoa Kỳ, Washington tuy mong muốn đối tác chiến lược nhưng lại có vẻ chưa quyết định kết hợp liên minh vững chắc với Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng còn phân vân lưỡng lự.        
  
russ-guided-missile-ship
 
Chiến hạm có hoả tiễn điểu khiển đầu tiên của Việt Nam, Nga giao hàng hồi tháng ba- Screen capture
Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường trị” trên dải đất Việt Nam.
 
Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân xuống trên biên giới phía bắc.  Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh.

Vận dụng đồng minh, thu phục nhân tâm

Trong tình cảnh này Việt Nam phải vận động mọi sự trợ giúp của nước ngoài, từ Hoa Kỳ, từ Ấn Độ, từ Nhật Bản, từ Liên Bang Nga. Những nước đó đều có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay quyền lợi thiết thực ở nơi đó, như Ấn Độ, Liên Bang Nga. Ngoài ra còn có
 
hung-dao-vuong-250
Hưng Đạo Vương với Hội nghị Diên Hồng- tranh của web vietnam.vn
 
Australia rất quan tâm đến Thái Bình Dương.
 
Khi thế trận sẵn sàng thì có hy vọng mong manh là Trung Quốc sẽ chùn tay. Nhưng môt khi Bắc Kinh nhất quyết tiến tới chiến tranh, thì điều khẩn thiết và quan trọng nhất là chính quyền phải thu phục được nhân tâm, để vận dụng toàn lực quốc gia bảo vệ đất nước.
 
Lịch sử nhiều lần chứng minh rằng khi toàn dân một lòng và quốc gia có đủ lực lượng vũ trang hùng hậu để đương đầu thì Việt Nam thường chiến thắng,
 
Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng từng cho thấy nhà Hồ đã làm mất nước váo tay quân Tàu khi lòng dân không quy phục, trăm họ không muốn liều thân bảo vệ ngai vàng cho những quân vương gian xảo bất chính, dù cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng đều là những nhân vật tài ba xuất chúng, cơ trí hơn người.
 
 
=============================================
 
 
"...and for those who seek to advance their aims by inducing terror and slaughtering innocents, we say to you now that our spirit is stronger and cannot be broken; you cannot outlast us, and we will defeat you."...
 
 
From: PmGiang <->
To: 
Sent: Thursday, August 2, 2012 2:02 PM
Subject: Fw: [qgngai] Fw: NƯƠC MỸ ĐÁNG TỰ HÀO
 
Kính chuyển,
Xin phép anh An Nhân tôi chuyển tiếp đi nhiều nơi khác cho hạ nhiệt bởi cơn giận đang sục sôi âm ỉ trong lòng. Với bọn cướp phải mạnh tay như thế, đừng quá lịch sư với nghĩa cử ngoại giao, bọn chúng tưỡng mình ngon nên ngan ngược giống côn đồ.
PmGiang
 
From: Phan An Nhan <anhs->
Subject: [qgngai] Fw: NƯƠC MỸ ĐÁNG TỰ HÀO
To:
 Date: Thursday, August 2, 2012, 9:59 AM
 
Chính quyền Trung Quốc hôm nay 01/08/2012, đã phản ứng giận dữ trước quyết định trừng phạt kinh tế của Mỹ chống Iran. Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua 31/08/2012, đã ban hành một số biện pháp trừng phạt mới nhắm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Thế nhưng, trong diện bị phạt về tội làm ăn với Iran còn có hai ngân hàng, một của Trung Quốc và một của Irak.
 
Ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc và Ngân hàng Elaf của Irak bị cáo buộc là đã giúp Iran né tránh các biện pháp cấm vận, do đó sẽ bị loại ra khỏi hệ thống tài chính của Mỹ.
 
Bộ Tài chánh Mỹ xác định là Ngân hàng Côn Lôn đã cung cấp dịch vụ cho ít nhất là sáu ngân hàng Iran bị Hoa Kỳ trừng phạt vì dính líu đến các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Teheran.
 
Vào hôm nay, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cực lực phản đối quyết định của Hoa Kỳ, yêu cầu Mỹ xóa bỏ quyết định trừng phạt, và cho biết sẽ chính thức gởi công hàm phản đối.
 
Trong một bản thông cáo ngắn gọn, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ thái độ « bất bình mạnh mẽ » về một hành động bị Bắc Kinh cho là dựa trên luật quốc gia Mỹ để « áp đặt trừng phạt trên một định chế tài chánh Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực của bang giao quốc tế và gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc ».
 
Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn xác định rằng Bắc Kinh có quan hệ bình thường với Iran trong lãnh vực năng lượng và thương mại, vốn không liên quan gì đến chương trình hạt nhân của Teheran.
 
Tranh cãi Mỹ Trung trên việc trừng phạt Iran bùng lên một tháng sau khi Washington và Bắc Kinh đối đầu nhau trên đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết trừng phạt Syria. Chính quyền Obama lúc đó đã cực lực chỉ trích việc Bắc Kinh cùng với Mátxcơva dùng quyền phủ quyết bác bỏ nghị quyết chống Syria tại Hội đồng Bảo an.
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-Only, Daily Digest  Unsubscribe  Terms of Use
.
 
__,_._,___