"Các phi cơ tàng hình và tàu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ đánh sập hệ thống radar và hệ thống phi đạn chính xác của TC nằm sâu trong lãnh thổ TC. Chiến dịch này gọi là “chiến dịch chọc mù mắt” và rồi kế tiếp mới tấn công bằng không quân và hải quân..."
According to the Washington Post’s sources, “Stealthy American bombers and submarines would knock out China’s long-range surveillance radar and precision missile systems located deep inside the country. The initial ‘blinding campaign’ would be followed by a larger air and naval assault.”
===================================================================
Trận chiến sắp tới
Các nhà chiến lược quân sự tại Hà Nội đã nghĩ tới những trận chiến sắp tới và kế hoạch phòng thủ hay chưa? ( chac co' !)
Nhiệm vụ của nhà quân sự chiến lược là phải luôn luôn nghĩ tới các kế hoạch từ tệ hại nhất cho tới tốt nhất, và tùy từng trường hợp sẽ có một số cách xử trí – trong đó phương án hữu dụng nhất là Plan A, và nếu bất lợi sẽ là Plan B, và …vân vân. Vì nếu không sẵn sàng kế hoạch và nếu không từng tập trận để cho quen, hẳn là sẽ lúng túng trở tay không kịp khi hữu sự.
Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch chiến tranh với Trung cộng lâu rồi. Ít nhất, là một văn phòng quân sự Hoa Kỳ đã soạn trước những diễn tiến có thể xảy ra và kế hoạch đánh trả.
Báo Washington Post hôm 1-8-2012 đã viết về kế hoạch quân sự này.
Khi Tổng Thống Obama kêu gọi quân lực Mỹ chuyển hướng về Châu Á đầu năm nay, nhà chiến lược 91 tuổi Andrew Marshall nghĩ ngay tới việc phải chạm trán quân sự. Văn phòng của Marshall trong Ngũ Giác Đài đã làm việc trong 2 thập niên qua về kế hoạch chiến tranh chống TC.
Không ai nghĩ ra là cuộc chiến có thể khởi sự thế nào. Nhưng phảỉ nghĩ tới việc Mỹ phải ứng phó, và kế hoạch đó được một người từng làm việc với Marshall gọi là “Air-Sea Battle” – nghĩa là, Trận Đánh Không Hải, tức là với Không Quân – Hải Quân.
Các phi cơ tàng hình và tàu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ đánh sập hệ thống radar và hệ thống phi đạn chính xác của TC nằm sâu trong lãnh thổ TC. Chiến dịch này gọi là “chiến dịch chọc mù mắt” và rồi kế tiếp mới tấn công bằng không quân và hải quân.
Chi tiết cuộc chiến thuộc loại mật, nên chưa lộ ra. Nhưng chỉ cần nghe có kế hoạch như thế, quân đội TC đã giận sôi máu rồi. Một số nhà phân tích Châu Á lo sợ các cú đánh kiểu chiến tranh quy ước nhắm vào TC có thể khởi ra cuộc chiến nguyên tử.
Kế hoạch Trận Đánh Không Hải ít gây chú ý vì lính Mỹ nhiều năm nay còn trú đóng nhiều ở Iraq và Afghanistan . Bây giờ thì lính Mỹ rút nhiều từ 2 cuộc chiến chống khủng bố này, và khi có lệnh hướng về Châu Á, người ta mới chú ý về kế hoạch của văn phòng của nhà chiến lược Marshall .
Tổ quốc lâm nguy
Trong mấy tháng gần đây, Không Quân và Hải Quân Mỹ đã đưa ra hơn 200 đề xướng mà họ nói là cần thực hiện Trận Đánh Không Hải. Danh sách các đề khởi này có từ việc tập trận thực hiện bởi văn phòng của Marshall , và gồm cả các vũ khí mới và việc phối hợp Không Quân và Hải Quân.
Là một nhà chiến lược về nguyên tử, Marshall trong 40 năm qua điều hànhSở Thẩm Định Tình Hình thuộc Ngũ Giác Đài, suy nghĩ về những hiểm họa đối với sức mạnh Hoa Kỳ. Qua đó, ông đã xây dựng mạng lưới đồng minh trong Quốc Hội, trong kỹ nghệ quốc phòng, trong các viện nghiên cứu và trong Ngũ Giác Đài.
Những người ủng hộ Marshall ca ngợi Sở này là có tầm nhìn chiến lược, trong khi những người không ưa thì nói là Sở này chỉ phóng đại các hiểm họa.
Marshall bác bỏ những lời chỉ trích rằng Sở của ông tập trung nhiều vào việc xem TQ như kẻ thù tương lai, và nói nhiệm vụ của Ngũ Giác Đài, bộ não của Bộ Quốc Phòng Mỹ, là phải nghĩ tới những kịch bản tệ hại nhất.
Ông nói gần đây, “Chúng tôi có khuynh hướng không nhìn về những tương lai quá hạnh phúc.”
Ông nói gần đây, “Chúng tôi có khuynh hướng không nhìn về những tương lai quá hạnh phúc.”
Tất nhiên là khi lộ tin, phía Trung cộng nổi giận liền. Một số sĩ quan cao cấp TC cảnh cáo rằng nỗ lực mới của Ngũ Giác Đài có thể khởi ra cuộc đua vũ trang.
Đại Tá Gaoyue Fan năm ngoaí nói trong một cuộc tranh luận bảo trợ bởi Center for Strategic and International Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS), một viện nghiên cứu quốc phòng, “Nếu quân lực Mỹ khai triển Trận Đánh Không Hải để đối phó với quân lực TC (viết tắt PLA), thì PLA sẽ buộc phảỉ chuẩn bị Phản Trận Không Hải.”
Các viên chức Mỹ mới bào chữa rằng kế hoạch đó chỉ tập trung vào việc đánh bại các hệ thống phi đạn chính xác, chứ không nhắm cụ thể vào một chế độ nào.
Trong khi đó, các sĩ quan chỉ huy Không Quân và Hải Quân Mỹ nói rằng Trận Đánh Không Hải ứng dụng vượt xa hơn chiến tranh, vì khái niệm này có thể giúp quân lực Mỹ vươn xa tới các mỏm băng đá Bắc Cực hay một lò nguyên tử bị tan chảy ở Nhật Bản, theo lời Đô ĐốcJonathan Greenert, Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân, nói hồi tháng 5-2012 tại viện Brookings Institution.
Nhưng trong chỗ riêng tư, các viên chức cao cấp Ngũ Giác Đài nhìn nhận rằng mục tiêu Trận Đánh Không Hải là để quân lực Mỹ đánh trả khi PLA tấn công trước.
Nỗi lo của họ là do TC tiêu xài quốc phòng, tăng tới mức 180 tỷ đôla/năm, tức 1/3 ngân sách Bộ Quốc Phòng Mỹ, và với thái độ ngày càng hung hăng của TC ở Biển Đông.
Hầu hết những gì Marshall viết trong 4 thập niên qua đều thuộc hồ sơ tối mật. Ông cũng không bao giờ nói chuyện chỗ công chúng, và ngay cả khi gặp gỡ riêng tư ông cũng thường im lặng trầm ngâm.
Nhưng ảnh hưởng của ông cho thấy mức tăng ngân sách của Sở này về ngân sách nghiên cứu của ông, các năm gần đây tăng tới 13 triệu đô và rồi 19 triệu đôla, và thường trích ra cho các viện nghiên cứu làm việc với Sở của ông. Hơn nửa số tiền là đưa vào 6 công ty nghiên cứu.
Trong nhóm nhận tiền nhiều nhất là Trung Tâm Lượng Định Ngân Sách và Chiến Lược CSBA, một viện nghiên cứu quốc phòng điều hành bởi Trung Tá về hưu Andrew Krepinevich, người tốt nghiệp Harvard đã viết những bàì viết đầu tiên cho Marshall về cuộc cách mạng trong vấn đề quân sự.
Trong 15 năm qua, CSBA thực hiện hơn 20 cuộc tập trận trận chống TC tại văn phòng của Marshall và đã viết hàng chục bản nghiên cứu.
Những cuộc tập trận do CSBA thực hiện đặt trong bối cảnh tương lai 20 năm sau và xem TC như đối thủ hung hiểm. Những phi đạn chính xác của TC bắn chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ và các tàu chiến trên biển. Đồng thời, TC bắn phi đạn vào các căn cứ không quân Mỹ, nhằm làm Mỹ không đưa phi cơ tác chiến tấn công trả đũa. Và rồi Mỹ trong trường hợp này phảI đánh trả vào lục địa TC, phá sập trước tiên là dàn radar và hệ thống phi đạn chính xác.
Có thể hay không? Một cuộc chiến như thế có thể chưa xảy ra, nhưng viễn ảnh TC đưa quân chiếm toàn bộ các đảỏ ở Biển Đông là điều dễ thấy rõ hơn.
Có thể hay không? Một cuộc chiến như thế có thể chưa xảy ra, nhưng viễn ảnh TC đưa quân chiếm toàn bộ các đảỏ ở Biển Đông là điều dễ thấy rõ hơn.
Trần Khải
__._,_.___
Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment