Arigato from Japan Earthquake Victims
Nhật Bản hát đồng ca cảm ơn thế giới
Chủ nhật, 11/03/2012, 07:30 PM (GMT+7)
(24h) - 500 em học sinh đến từ các vùng bị sóng thần cách đây một năm ở Nhật Bản đã cùng đồng ca bài hát Arigato để cảm ơn thế giới đã giúp nước Nhật trong cơn hoạn nạn sóng thần xảy ra cách nay đúng một năm.
Cách đây đúng một năm, trận động đất mạnh kèm
theo sóng thần đã phá hủy nặng nề miền đông bắc Nhật Bản. Khi ấy, các
nước trên thế giới đã cùng chung tay giúp đỡ người dân Nhật vượt qua
hoạn nạn.Vào thời điểm đó, một chiến dịch mang tên “Pray for Japan” (Cầu nguyện cho Nhật Bản)
đã lan rộng khắp các mạng xã hội, kêu gọi toàn thế giới chung tay giúp
đỡ đất nước mặt trời mọc. Từ dân thường đến lãnh đạo, từ học sinh đến
thủ tướng, tất cả đều không quên những nghĩa cử cao đẹp mà cộng đồng
quốc tế dành cho Nhật Bản.
Một học sinh Nhật Bản cầm tấm bảng ghi chữ “Cảm ơn” trong video bài hát Arigato - Ảnh chụp từ video
Dàn đồng ca của học sinh Nhật Bản trong video clip - Ảnh chụp từ video
"Chúng tôi sẽ không
quên những người thân yêu, bạn bè, những đồng nghiệp đã mất trong thảm
họa. Và chúng tôi cũng không quên sự ủng hộ nhiệt tình và sự đoàn kết
của cộng đồng quốc tế dành cho Nhật Bản. Với những điều này, chúng tôi
cảm thấy một sự biết ơn sâu sắc và mãi mãi cảm kích"
Thủ tướng YOSHIHIKO
NODA bày tỏ trong bài viết “Xây dựng một Nhật Bản mới một năm sau động
đất” trên tờ Washington Post ngày 10-3
|
Ngày 5-2, 500 em học sinh đến từ các vùng bị ảnh
hưởng bởi sóng thần ở Ishinomaki, Onagawa và Higashi-Matsushima đã cùng
đồng ca bài hát mang tên Arigato (tiếng Nhật có nghĩa là Cảm ơn) gửi đến
toàn thế giới. Theo thông tin từ trang web của Kizuna Project (Dự án
Kết nối), đơn vị tổ chức sự kiện này, buổi biểu diễn này đã được truyền
hình trực tiếp trên toàn thế giới thông qua dịch vụ truyền dẫn video
Ustream trên Internet.
Phiên bản hoàn chỉnh của bài hát đã được đưa lên mạng ngày 8-3, ít ngày trước dịp kỷ niệm một năm trận sóng thần ập vào Nhật Bản. Trong đoạn video này, các em học sinh đã giơ cao tấm bảng có dòng chữ Cảm ơn bằng 58 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
Thế giới giúp đỡ, người Nhật không quên điều đó. Bài hát là một lời cảm ơn chân thành và ý nghĩa.
Bài hát Arigato đã ra đời như thế nào?
Bài hát Arigato được nghệ sĩ Mizuno Yoshiki sáng tác và được ra mắt tháng 5-2010. Theo trang generasia.com,
Yoshiki là trưởng nhóm kiêm tay ghita của ban nhạc Ikimono Gakari, nhóm
thể hiện bài Arigato lần đầu tiên. Trang YesAsia.com viết: “Arigato là
một khúc ballad chân thành thể hiện sự cảm kích đối với người mình yêu
thương”.
Bài hát cũng là ca khúc chủ đề cho bộ phim Gegege
no Nyobo trên kênh truyền hình NHK dựa theo cuốn hồi ký của Mura Nunoe,
vợ của tác giả cuốn sách cùng tên là ông Mura Shigeru. Theo Japan
Times, ông là một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản và bị mất
một cánh tay trong Thế chiến thứ 2. Kể từ đó người vợ luôn hết mình hỗ
trợ ông trong vai trò là “cánh tay đắc lực” thay cho cánh tay đã bị mất
của ông. Bài hát như là lời cảm kích của người chồng đối với người vợ đã
hết lòng vì mình.
Việt Phương
Hoa hướng dương từ đống đổ nát
50 phút của bộ phim Một ký ức về trận đại địa
chấn miền đông Nhật Bản ngày 11-3 được trình chiếu lần đầu tiên ở Việt
Nam sáng 10-3-2012 tại Thư viện quốc gia Hà Nội do Quỹ văn hóa Nhật Bản
tổ chức (phim được chiếu lại tại Đại học KHXH&NV TP.HCM lúc 8g ngày
12-3-2012).
Có thể gọi đây là bộ phim về trận sóng thần ở
Nhật Bản cách đây đúng một năm và sự phục hồi của nước Nhật hoặc cũng có
thể gọi đó là: Lời cảm ơn từ nước Nhật.
50 phút của bộ phim là chặng đường 365 ngày nước
Nhật chìm trong thảm họa và đứng dậy. Là những đội tình nguyện viên đến
từ nhiều quốc gia khác nhau chỉ với suy nghĩ: “Người Nhật đang cần sự
giúp đỡ và chúng tôi đến đây để giúp họ”. Một người phụ nữ sống tại chùa
Tourou đã bật khóc khi nói về những đội cứu hộ trước sự phá hủy hoang
tàn ngôi chùa này: “Tôi khóc không phải bởi những khó khăn trước mắt mà
khóc bởi sự quan tâm của bạn bè quốc tế với người Nhật Bản”.
Nhưng hơn cả sự giúp đỡ ấy là hình ảnh hoa hướng
dương mọc lên từ đống đổ nát. Hoa hướng dương đối với người Nhật Bản đó
chính là sự hồi sinh.
H.Điệp
Chính phủ tự nguyện cắt giảm lương
Cuối tháng 2-2012, Thượng viện Nhật đã thông qua
một dự luật đặc biệt cắt giảm 7,8% lương bình quân của tất cả cán bộ,
công nhân viên chức nhà nước. Luật sẽ có hiệu lực vào tháng 4-2012 và
kéo dài đến tháng 3-2014.
Các nghị sĩ cũng cắt giảm 7,8% trên mức lương
bình quân 1,3 triệu yen/tháng. Tokyo hi vọng dự luật này sẽ giúp tiết
kiệm khoảng 290 tỉ yen (tương đương 3,6 tỉ USD) mỗi năm để khôi phục và
tái thiết đất nước sau thảm họa động đất - sóng thần và hạt nhân hồi tháng 3-2011.
Trước đó, kể từ tháng 11-2011 Thủ tướng Yoshihiko Noda đã tự nguyện cắt giảm 30% lương tháng để làm gương cho cấp dưới. Các bộ trưởng và thứ trưởng cũng tự nguyện cắt giảm 20% và 10% tiền lương.
Anh Thư (Theo Japan Today, Reuters)
Nơi sự sống hồi sinh
Kỳ nghỉ xuân bắt đầu vào tháng 2, tôi quyết định
xách balô theo Tổ chức tình nguyện Peace Boat đến Ishinomaki, một trong
những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất và sóng thần.
Ngày
13-3-2011: bà mẹ trẻ Yuko Sugimoto quấn một tấm chăn đứng giữa đống đổ
nát ở Miyagi sau trận sóng thần. Người mẹ tuyệt vọng này đang trông
ngóng đứa con mất tích sau thảm họa - Ảnh: AFP
Giờ đây, Yuko đã tìm thấy con và đoàn tụ cùng gia đình (ảnh nhỏ - chụp ngày 27-1-2012) - Ảnh: AFP
Đáp lại sự giúp đỡ của tình nguyện viên là sự
quan tâm đến ấm lòng. Miếng đậu phụ trong hộp cơm trưa đến từ ông chủ
nhà máy sản xuất đậu phụ để cảm ơn tình nguyện viên từ những đợt đầu đã
giúp ông dọn sạch bùn đất kẹt cứng trong dây chuyền. Ông chia sẻ nếu
không nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình đến như thế, có lẽ ông đã tự tử vì
nhà máy bị hỏng hóc quá lớn.
Tôi cũng không thể quên được bát rong biển cay
cay và những lon trà nóng đón từ tay đôi vợ chồng làm nghề đánh cá ở
Ogatsu sau khi cả nhóm chúng tôi hì hục cuốc đất, rào gỗ và đá để làm
thành khoảng vườn nhỏ cho bà vợ trồng khoai tây. Hay khi cụ bà Fumi ở
nhà máy nuôi trai cầm tay Michael, một bác kỹ sư máy tính trong nhóm
tôi, người đã bay nửa vòng Trái đất để tham gia tình nguyện gần hai
tháng, nói: “Nếu không vì trận sóng thần, chắc một bà già sống ở một thị
trấn nhỏ như tôi sẽ không có dịp gặp bao nhiêu người lặn lội từ mọi nơi
trên thế giới đến để giúp thu dọn những mảnh vỏ trai”.
Cay cay nơi sống mũi, tôi mới nhận ra khi đến đây
tôi mong mình sẽ giúp đỡ được những người dân ở đây, cuối cùng thì tôi
lại nhận lại những tình cảm và yêu thương còn lớn hơn thế.
Rời Ishinomaki sau bảy ngày tình nguyện, khi ngồi
trên xe buýt ngắm ánh mặt trời lấp lánh trên những mái nhà phủ trắng
tuyết, tôi hiểu đã có một điều duy nhất chắc chắn trong tôi là tôi sẽ
trở lại Ishinomaki sớm thôi, để giúp thu hoạch khoai tây từ khoảnh vườn
của đôi vợ chồng làm nghề chài lưới.
Trương Ngọc Diệp (Waseda Univ.Tokyo)
__._,_.___
.
__,_._,___
Arigato from Japan Earthquake Victims
No comments:
Post a Comment