Cộng Đồng Úc Châu Lên Tiếng – Nhân Quyền Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Ngày thứ sáu 24/02/2012 vừa qua, Tiểu ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Ngọai Giao Quốc Phòng và Thương Mãi thuộc Quốc Hội Liên Bang Úc mở một cuộc điều trần nhằm giúp Chính Phủ đối thọai hiệu quả hơn với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – Trung Hoa. Buổi điều trần đựơc Dân biểu Laurie Ferguson chủ tọa và hai Dân biểu Philip Ruddock và Michael Danby phụ tá. Cả bađều là những chính trị gia thâm niên của lưỡng đảng và đều có những quan hệ gắn bó với cộng đồng Việt Nam. Ông Danby còn là chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao, Quốc Phòng và Thương Mại. Điều này nói lên sự quan trọng của cuộc điều trần.
Phía Việt Nam được mời tham dự gồm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động, Khối 8406, ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria và cô Đào Quỳnh. Bài viết xin gởi đến bạn đọc cảm tưởng của một số người tham dự.
Dân biểu Luke Donnellan một người luôn luôn quan tâm và gắn bó với cộng đồng và phong trào dân chủ Việt Nam. Năm 2006, ông đã đi Việt Nam thăm linh mục Nguyễn văn Lý và tham dự một cuộc đình công. Khi được hỏi cảm tưởng về cuộc điều trần ông Luke Donnellan cho biết: “Tôi rất hân hạnh có được một cơ hội để giải thích đến tiểu ban kinh nghiệm tôi có được về Việt Nam. Tôi quan ngại có quá nhiều người Úc không hiểu về cái chế độ mà người Việt đang phải sống chung. Ở đó không có tựdo ngôn luận và cũng không có tự do tín ngưỡng.
Tôi tin rằng Tiểu ban rất tận tình muốn tìm hiểu vềcác họat động của nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Tiểu ban nên xem xét đểphối hợp hành động chung giữa nhiều quốc gia trong việc đối thoại với Việt Nam thì kết quả sẽ tích cực hơn. Tôi tin rằng bằng cách tạo áp lực của nhiều quốc gia cùng một lúc thì Việt Nam sẽ phải thay đổi. Hơn thế nữa tôi tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang trong một tình huống ngọai giao khó khăn liên quan đến Biển Đông và sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ ngọai quốc.”
Phái đòan Cộng Đồng gồm ông Nguyễn Thế Phong chủtịch CĐNVTD - Úc Châu, ông Nguyễn văn Bon CĐNVTD – Victoria, luật sư Lưu Tường Quang, và đại diện Phật Giáo, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Ông Nguyễn ThếPhong cho biết: “ Sau gần 9 năm liên tục tạo áp lực và lên tiếng của CĐNVTD-UC về việc làm vô ích của Chương trình Đối Thoại Nhân Quyền (ĐTNQ) do chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay đây, Quốc Hội qua Tiểu Ban Nhân Quyền đã chính thức mở cuộc điều tra tìm hiểu tình trạng nhân quyền của VN, cũng như đón nhận những ý kiến và đề nghị cụ thể về Chương Trình ĐTNQ này, hầu giúp chính phủ có biện pháp cải thiện, và cứu xét vai trò của những tổchức phi chính phủ (NGO) như cộng đồng của chúng ta trong việc theo dõi, cung cấp và thẩm định các cuộc họp nhân quyền giữa CSVN và Úc trong tương lai.
CĐNVTD đã đệ trình một bản điều trần gồm 64 trang với những lời đề nghị cụ thể về vai trò CĐNVTD và chính phủ có thể làm để tạo thêm áp lực cũng như theo dõi những kết quả hay yếu kém của những cuộc đối thoại nhân quyền trong tương lai. Nếu Tiểu ban đồng ý và chính phủ chấp nhậnđưa ra thi hành những đề nghị của CĐ chúng ta thì Quốc Hội Úc và cộng đồng chúng ta sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và tích cực (chứ không thụ động như hiện nay) trong việc bảo vệ và cải thiện nhân quyền tại Việt Nam”.
Ông Phong cho biết phái đoàn đại diện cho Cộng Đồngđã đề nghị những biện pháp và đưa ra những bằng chứng cụ thể về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN mà cụ thể gần đây nhất là trường hợp của Nhạc sĩ Việt Khang. Ông Phong cho biết là CĐNVTD-UC sẽ thảo luận để đưa ra một chiến dịch vận động nhân quyền quy mô cho Việt Nam tiếp theo Hoa Kỳ và Canada theo thế chiến lược liên hoàn và liên châu trước khi kết thúc tại Liên Hiệp Quốc.
Khi được hỏi Ông Nguyễn văn Bon cho biết nhưsau: “Thật là quý báu khi chính phủ Úc quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc. Chính phủ Úc bổ nhiệm những vị chính trị gia thâm niên của lưỡng đảng để đặc trách buổi điều trần này.
Sự hiện hữu của chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc với Việt Nam và Trung Quốc là một bằng chứng nhắc nhở thế giới về sự đàn áp nhân quyền đã và đang xẩy ra tại Việt Nam và Trung Quốc. Cá nhân tôi cảm thấy rất danh dự vì tôi đã được cơ hội cùng với phái đoàn CĐNVTD - Úc Châu đóng góp một phần nhỏ trong việc trình bày cho Chính Phủ Úc rõ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.
Tôi cảm thấy nếu đồng bào quốc nội của chúng tađược cơ hội để trình bày thì thiết nghĩ họ cũng sẽ nói một cách mạch lạc và trung thực như chúng ta đã làm. Tôi cảm thấy danh dự khi được thay thế đồng bào quốc nội nói lên những gì mà đồng bào muốn nói và tôi cũng mong rằng đồng bào quốc nội sẽ tiếp tục thay thế chúng ta, làm những gì mà chúng ta muốn làm; quyết tâm giải thể chế độ cộng sản để bảo vệ và duy trì nhân quyền tai Việt Nam. Tôi tin về một Việt Nam thật sự được tự do và dân chủ và nhân quyền sẽ được tôn trọng.”
Ông Phùng Mai Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) cho biết cảm tưởng: "Ta cần đặt địa vị của ta vào hoàn cảnh chính phủ Úc, họ có những khó khăn khi làm việc ngoại giao với Việt Nam. Ta không thể cho họ biết yêu cầu của ta là thả TNLT. Vì ai là TNLT ai là tội phạm hình sự ? Khi họ hỏi ta là để tìm câu trả lời cho chính họ khi CSVN hỏi ngược lại họ. Ví dụ: câu hỏi của họ là: ông Nguyễn Hữu Cầu là cựu tâm lý chiến VNCH rất nguy hiểm cho chính phủ VN, cho nên phải bị tù rất nặng, tại sao các bạn bênh vực NHC? Câu trả lời ta cần có chứng cứ là NHC bị kết tội phá hoại theo bộluật hình sự năm 1982, nhưng không nói rõ phá hoại điều gì cho nên NHC cần được xét lại cho công bằng, ngoài ra, nhiều tù nhân phạm tội hình sự bị án chung thân đều được thả sau 20 năm nhưng NHC đã 32 năm.
Họ hỏi có cách nào các bạn giúp chúng tôi để đo lường việc tài trợ cho hữu hiệu, tôi rất tâm đắc và đã yêu cầu họ cho mở một cuộc hội thảo nhân quyền tại Hà Nội, mời trưởng phòng công an, đại diện các tổchức phi chính phủ cụ thể là luật sư Nguyễn Văn Đài là đại diện cho Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, mời đại diện các tôn giáo và đặc biệt PFLAG (Parents Friends Lesbians And Gays) một tổ chức bảo vệ nhân quyền cho giới đồng tính luyến áiđược tài trợ đến để họ trao đổi, đặc biệt là công an có dịp họ trình bầy, rất có thể công an sẽ từ chối nhưng Australia làm thế là để gởi thông điệp cho cộng sản rằng Australia không coi nhẹ vấn đề nhân quyền."
Ông Đoàn Việt Trung Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động cho biết: “Có lẽ điều đáng chú ý nhất là câu nói của DB Michael Danby“Tôi nghĩ có thể kỳ Đối Thoại Nhân Quyền tới, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch của Tiểu Ban Nhân Quyền nên lãnh đạo thay vì chỉ tham dự”. Nhìn cách ông nói cũng như sựkiện 2 ông Laurie Ferguson và Philip Ruddock không nói có bằng lòng không, thì tôi đoán đây là một ý nghĩ vừa nảy ra chứ chưa bàn trước với 2 ông này. Nhưng dù chỉ là buộc miệng hay có tính toán, hy vọng đây là dấu hiệu ông Danby muốn có bước tiến lớn. Ông Danby lâu nay vẫn mạnh mẽ tố cáo tội ác của Bắc Kinh.”
Riêng Khối 8406 cuộc điều trần được tiến hành trong một không gian vô cùng cởi mở, thậm chí ông Danby còn ca một bài hát quen thuộc để chọc ông Ruddock. Khối đã chuyển từ một điều trần nhân quyền sang một điều trần chính trị. Tiểu ban muốn biết có các lực lượng đối lập ở Việt Nam có hay không ? và Việt Nam sẽ thay đổi như thếnào ? Sau cuộc điều trần khi nói chuyện cùng anh chị trong Khối, ông Ruddockđột nhiên cho biết ông muốn được mời để tham dự Đại Hội Đại Biểu Tòan Khối 8406 theo đúng Cương Lĩnh Khối. Người viết đã mau mắn trả lời Khối đang sửa sọan và một ngày không xa sẽ hân hạnh được mời ông. Điều này nói lên sự quan tâm của ông Ruddock nói riêng và Chính giới Úc nói chung với Phong Trào Dân Chủ Việt Nam.
Nếu chỉ thăm dò cảm nghĩ của đại diện các tổ chức thì thật là thiếu sót. Tại Victoria chúng tôi còn có cô Quỳnh Đào một thành viên lâu năm của Hội Ân Xá Quốc Tế. Cô Quỳnh Đào cho biết: “Tham dự cuộcđiều trần tại Victoria, tôi đã cảm nhận được sự quan tâm chân thành của Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Úc về tình trang nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Lòng nhân ái của các chính khách Úc đối với tình cảnh của nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị tàn bạo của cộng sản làm tôi hết sức cảm kích. Qua cuộc điều trần, họ đã hiểu rõ hơn quá trình tội ác của cộng sản đối với người dân Việt Nam, từ cuộc tàn sát thường dân trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, biến cố Tết Mậu Thân, đến làn sóng phẫn nộ càng ngày càng mạnh mẽ trong nước. Công cuộc đấu tranh đòi hỏi tựdo và dân chủ cho Việt Nam được sự hậu thuẫn của các nước văn minh Tây Phương. Tôi rất mừng.”
Cô Đào Quỳnh còn cho biết: “Tôi cũng đã khẩn thiết yêu cầu vị chủ tịch Ủy Ban ông Laurie Ferguson quan tâm đặc biệt đến trường hợp của anh Điếu Cày Nguyễn văn Hải, là một trong những người đã can đảm lên tiếng về việc cộng sản Việt Nam đã dâng Hòang Sa Trường Sa lãnh thổ lãnh hải Việt Nam cho Tầu Cộng và đã hơn 16 tháng nay gia đình của anh vẫn không nhận được tin tức gì về số phận của anh cả. Tôi nhắc lại cho ông nghe lời hăm dọa của tên công an Hòang văn Dũng thuộc Ty Công An thành phố Hồ Chí Minh đối với anh: “tao sẽ đánh mày cho đến khi nào bác sĩ của mày sẽ không nhận ra mày, và luật sư của mày sẽ không tìm thấy xác mày. Tao sẽ hành hạ mày cho đến khi nào mày kiệt lực mà chết. Tao sẽ làm cho mày mất khả năng đàn ông” (đây là lời vợ anh Hải đã thuật lại). Như thế để Ủy Ban Nhân Quyền thấy được phần nào bản chất độc ác, đê tiện và hèn hạ của giai cấp cầm quyền tại Việt Nam hiện nay.”
Không riêng gì Úc châu, tại Hoa Kỳ đã có gần 150 ngàn người ký vào thỉnh nguyện thư vận động Tổng Thống Obama hành động cho nhân quyền Việt Nam. Hiện đang có một số lục đục trong việc tổ chức ngày 5-3-2012 vừa qua đang được xem xét thảo luận để rút kinh nghiệm cho tương lai.
Chúng ta thường nghe nói cộng đồng của chúng ta thiếu đòan kết, đúng sai khó nói, nhưng việc ký Thỉnh Nguyện Thư và cuộc Điều Trần vừa qua xác nhận chúng ta đều luôn luôn đồng tâm, đồng chí, đồng lòng hướng về quốc nội tạo mọi điều kiện để đồng bào Quốc Nội đứng lại giành lạiđược tự do. Có tự do mới có dân chủ và mới có thể bảo tòan được lãnh thổ lãnh hải Việt Nam: Tổ Quốc của chúng ta.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
11/3/2012
Cộng Đồng Người Việt Tự Do tham dự cuộc Điều Trần


Cô Đào Quỳnh nói với Dân biểu Laurie Ferguson “thưa ông tình trạng nhân quyền Việt Nam là thế đó !”. Người chính giữa hình là dân biểu Luke Donnellan, người bạn của cộng đồng chúng ta, mỉm cừơi đồng ý.

Vài Cảm Nghĩ Về Cuộc Điều Trần Về Đối Thoại NQ, Melbourne 24/2/2012
Đoàn Việt Trung 28/2/2012
Có lẽ điều đáng chú ý nhất là câu nói của DB Michael Danby “Tôi nghĩ có thể kỳ Đối Thoại NQ tới, Chủ Tịch và PCT của Tiểu Ban Nhân Quyền nên lãnh đạo thay vì chỉ tham dự”. Nhìn cách ông nói cũng như sự kiện 2 ông Laurie Ferguson và Philip Ruddock không nói có bằng lòng không, thì tôi đoán đây là một ý nghĩ vừa nảy ra chứ chưa bàn trước với 2 ông này. Nhưng dù chỉ là buộc miệng hay có tính toán, hy vọng đây là dấu hiệu ông Danby muốn có bước tiến lớn. Ông Danby lâu nay vẫn mạnh mẽ tố cáo tội ác của Bắc Kinh. Kỳ bầu cử 2010, tôi cùng 1 người bạn trẻ có đến giúp VP ông qua vài việc nho nhỏ như đứng phát phiếu bầu hoặc thảo lá thư bằng tiếng Việt cho ông. Sau đó, tôi có mấy lần đến gặp ông với mục đích lôi kéo ông chú ý nhiều hơn về tội ác của chế độ Hà Nội. Tiểu Ban NQ, tổ chức cuộc điều trần này, là 1 trong vài tiểu ban trong Ủy Ban mà ông Danby là chủ tịch, gọi là Ủy Ban Ngoại Giao, Quốc Phòng, và Mậu Dịch.
Mỗi khi TB NQ đặt câu hỏi, đó là cửa sổ để ta đoán trong đầu họ nghĩ gì. Thí dụ, “Làm cách nào nhóm của ông [UBBV] biết ai là tù nhân lương tâm, ai không?”, cho thấy DB Ruddock (cựu luật sư)có lối suy nghĩ “nói có sách, mách có chứng”. “Trong bản đệ trình, CĐNVTD nói tình hình nhân quyền đã tồi tệ hơn sau khi các cuộc Đối Thoại NQ bắt đầu, vậy bằng chứng đâu?” – tôi rất tâm đắc với các dẫn chứng mà LS Lưu Tường Quang đưa ra, trong đó có việc CSVN ngày càng có thêm nhiều trại lao động cưỡng bách đội lốt trại cai nghiện. Một thí dụ khác là khá lâu sau khi tôi bắt đầu nói “Chỉ nên tiếp tục Đối Thoại NQ nếu BNG Úc bỏ thái độ e ngại làm Hà Nội phật lòng”,thì họ hỏi “Nếu làm vậy thì Hà Nội có còn muốn tiếp tục Đối Thoại NQ không?” – Có lẽ họ đang cân nhắc lợi hại, hoặc đang nghĩ nếu BNG cãi thì dùng lập luận nào để đáp lại. Nhưng có khá nhiều điều khác các nhóm điều trần nói mà họ không phản ứng, nên khó biết họ nghĩ gì. Trong giờgiải lao, tôi trở vô phòng điều trần để tìm DB Danby và Ferguson, mong moi được ý nghĩ của họ, nhưng họ đang say sưa nói chuyện, có lẽ về vụ trong đảng sắp phải chọn Ngoại Trưởng Rudd hay Thủ Tướng Gillard làm lãnh đạo, nên tôi lại quay ra.
Sau cuộc điều trần này, sẽ còn mấy bước nữa. Tiểu Ban NQ thương lượng nội bộ, rồi viết bản Báo Cáo phản ảnh ý kiến đa số. Trong bản Báo Cáo, phần quan trọng nhất sẽ là các Recommendations, tức các hành động mà TB NQ đề nghị chính quyền làm. Trước đây, các đề nghị thường yếu so với những gì tôi mong, bởi các chính khách thường cân nhắc với những yếu tố chống lại, trong đó có việc giữ cho biển lặng sóng êm để các công ty Úc làm ăn đỡ sóng gió. Bước kế tiếp là Ngoại Trưởng chấp nhận những đề nghị nào - thường thì Bộ Ngoại Giao vận động với Ngoại Trưởngđể chống lại những đề nghị nào gây khó khăn cho họ. Và bước cuối cùng, quan trọng nhất, là cách mà Bộ Ngoại Giao thực hiện các đề nghị được chấp thuận. Kinh nghiệm cho thấy trong BNG có một số viên chức rất giỏi tung hoả mù, rất giỏi thoa son trét phấn. Chẳng hạn, ai cũng hiểu rằng trọng tâm của Đối Thoại NQ là tù nhân lương tâm, nhưng 7 năm nay BNG đưa vài triệu đô cho Hội Liên Hiệp Phụ Nữ CSVN, Hội Luật Sư, các chánh án, kể cả các viên chức Bộ Công An để tổ chức hội thảo, bay qua Úc tham quan, in ấn, v.v., và trong bản đệ trình của họ đến TBNQ hồi tháng 8/2011, viết rằng đó là “Những kết quả của việc giúp cải thiện nhân quyền một cách thực tế”! Gớm, nếu quý vị tin họ thì quý vị cũng tin là tôi nấu ăn ngon.
Tóm lại, đường còn vài khúc gập ghềnh, nhưng đời là thế, những gì đáng làm đều khó cả.
= Hết =
Điều Trần Quốc Hội Liên Bang Úc - Khối 8406: Nhân Quyền Không Đủ - Cần Dân Chủ TựDo.
Sáng thứ sáu 24/02/2012 vào lúc 11 giờ 30, Khối 8406 được mời ra điều trần trước Tiểu ban Nhân Quyền nhằm giúp cho Chính Phủ Úc có thể đối thọai một cách hiệu quả hơn với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Buổi điều trần đựơc Dân biểu Laurie Ferguson chủ tọa, cùng hai Dân biểu Philip Ruddock và Michael Danby.Cả ba Dân biểu đều là những chính trị gia thâm niên của lưỡng đảng có những quan hệ gắn bó gắn bó với Cộng Đồng Việt Nam. Tiểu Ban Nhân Quyền, tổ chức cuộc điều trần này, là một tiểu ban trong Ủy Ban Ngoại Giao, Quốc Phòng, và Thương Mại mà Dân biểu Danby là chủ tịch.
Về phía Khối 8406 có Tiến sỹ Lê Kim Song từ Tây Úc, ông Phạm Anh Tuấn từ NSW, cô Dáng Thơ, ông Châu Xuân Nguyễn, ông Trần Đông và ông Nguyễn Quang Duy ở Victoria.
Được biết trong cùng ngày, ngòai Khối 8406, tham dự cuộcĐiều trần còn có Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động, ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria và bà Đào Quỳnh.
Trước khi vào cuộc điều trần, Khối 8406 đã đến thăm ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria. Ông là một người bạn luôn gắn bó với cộng đồng và phong trào dân chủ Việt Nam và cũng sẽ điều trần vào buổi chiều cùng ngày.
Nhìn chung các dân biểu cũng như nhân viên Quốc hội Liên Bang đều tạo nên một không khí rất cởi mở, thẳng thắn và thông cảm trước, trong và sau buổi điều trần. Chúng tôi rất cám ơn các đóng góp của mọi người, nhất là ông Philip Ruddock luôn niềm nở với mọi người.
Cuộc điều trần bắt đầu vàođúng 11 giờ 30, có thể vì tin rằng Khối 8406 là một tổ chức chính trị nên buổiđiều trần đã chuyển từ điều trần nhân quyền sang điều trần chính trị. Các thành viên Khối 8406 đã trả lời mọi câu hỏi để Quốc Hội Úc có thể hiểu rõ hơn về tình hình chính trị tại Việt Nam.
Ông Laurie Ferguson đã mở đầu phiên họp bằng cách giới thiệu những người phía Tiểu ban. Ông Nguyễn Quang Duy đã cám ơn được Tiểu Ban tạo cơ hội để Khối 8406 được điều trần và giới thiệu từng người trong nhóm.
Tiếp đến, cô Dáng Thơ đã đọc lời mở đầu cho thấy tình trạng nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi tệ. Cô nhấn mạnh đến ba trường hợp cấp bách cần được lưu ý là (1) Linh mục Nguyễn Văn Lý sức khỏe đang xuống dốc mà nhà cầm quyền cộng sản lại từ chối chăm sóc y tế (2) việc cưỡng bức bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng và (3) việc bắt giam nhạc sỹ Việt Khang. Cô cũng đề cập đến trường hợp nhà báo Điếu Cày Nguyễn văn Hải. Cô nhắc nhở tiểu ban nhà cầm quyền cộng sản không tôn trọng nhân quyền, không tôn trọng những gì họ ký với quốc tế.
Ông Châu tiếp lời trình bày quan điểm của khối 8406 cùngđề nghị 8 điểm để giúp tăng cường hiệu quả của những cuộc đối thọai Việt Úc. Ông Châu đặc biệt nhấn mạnh đến việc thành lập ban hành động với sự đóng góp nhân lực của cộng đồng, và cần liên kết việc viện trợ cho Việt Nam với nhân quyền, không thể tiếp tục viện trợ vô điều kiện.
Ông Philip Ruddock cho biết có một điểm giống nhau của các nhóm điều trần, là đòi hỏi Tòa Đại Sứ Úc phải tích cực làm việc vậy họ phải làm gì?Ông Châu cho biết các nhân viên của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam thường viếng thăm các tù nhân chính trị và gia đình, còn phía Úc chưa có nhân viên đi thăm. Ông Michael Danby cho biết dân biểu Luke Donnellan đã đi thăm. Ông Châu đồng ý nhưng đòi phải có nhân viên cao cấp của tòa Đại sứ Úc.
Khi ông Ruddock hỏi khối 8406 là gì? Tiến Sỹ Song nói vềsự thành lập của khối vào ngày 8/4/2006, với 118 thành viên. Tiến Sỹ Song nhấn mạnh là mặc dù khối đã không phát triển thành một lực lượng lớn trong gần 6 năm qua, nhưng tinh thần của khối không bị suy suyển và thành viên của khối không bịsút giảm.
Ông Ruddock muốn biết là khối 8406 có phải là một tổ chức chính trị hay không ?Ông Duy trả lời là không và nhấn mạnh là khối 8406 là tập hợp những người yêu chuộng tự do dân chủ,và là tập hợp đầu tiên được công khai thành lập từ trong nước và phát triển ra hải ngọai.
Ông Ruddock muốn khai thác kỹ về đề tài có phải khối 8406 là một tổ chức chính trị khi hỏi cái gì đã gắn bó các thành viên của khối. Ông Châu cho biết khối 8406 là tập hợp những nhà đối kháng. Qua đó ông Duy có đềcập đến một thành viên của Ban Đại Diện Khối là ông Trần Anh Kim, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Ông Duy cho biết các thành viên của khối đến từcác nẽo đường đất nước, không phân biệt thành phần, tôn giáo hay xuất thân.
Ông Ruddock vẫn chưa hài lòng với chủ đề này nên có hỏi thêm là có phải bất cứ ai cất tiếng nói đối kháng với chính quyền thì bị bỏ tù không?Ông Châu nhân cơ hội đưa ra trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên, một thành viên Khối chỉ vì trương biểu ngữ chống Trung Quốc trong nhà mà bị bỏ tù 5-6 năm. Ông Ruddock rất ngạc nhiên về trường hợp cô Nghiên bị ở tù vì biểu tình tại gia. Ông Châu nhấn mạnh ở điểm thứ hai là năm 2011 có 13 cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà không ai bị bỏ tù, chiếu theo tiêu chuẩn của thế giới cô Nghiên phải được thả rangay và nhà cầm quyền cộng sản phải xin lỗi cô ấy. Ông Ruddock đồng ý.
Tiếp đến Tiến sỹ Song đề cập đến hai điều luật 88 và 79 mà nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng để bỏ tù các nhà đối kháng. Cả ba dân biểu đềuđồng ý phải vận động để xóa bỏ hai điều luật quái gỡ này.
Ông Châu nêu lên trường hợp Việt Khang và ngay tức thì ông Laurie hỏi là nếu Việt Khang viết và hát các bài hát đó 10 năm trước thì có bịbắt giam không? Ông Châu và Duy đáp là có nhưng tình trạng nhân quyền Việt Nam càng ngày càng tệ đi chứ không tiến bộ như nhà cầm quyền cộng sản vẫn báo cáo hằng năm. Ông Châu nhân cơ hội nói đến thỉnh nguyện thư ở Mỹ, chỉ chưa đến hai tuầnđã thu được 62.000 chữ ký. Đích thân Tổng Thống Obama sẽ tiếp một phái đoàn vào Nhà Trắng ngày 5-3-2012 sắp tới. Ông Châu nhấn mạnh là điều này rất quan trọng vì Tổng Thống Obama sẽ hành động chứ không né tránh như các báo cáo Tòa Đại SứÚc cho rằng nhân quyền tại Việt Nam có tiến triển. Ông Ferguson và Ông Ruddockđồng ý, Ông Châu nhấn mạnh thêm rằng làm thơ và viết nhạc là hình thức phản khán ôn hòa nhất trong tất cả hình thức phản kháng như viết báo, viết blog, trực diện chỉ trích v.v. Ông Duy cho biết 10 năm về trước Úc chưa có đối thọai nhân quyền Úc Việt, điều này chứng tỏ các cuộc đối thọai đều đã không mang lại lợi ích gì.
Ông Laurie cho biết sáng nay ông đã tiếp 3 nhóm và cả 3 nhóm đều đề nghị giống như Khối 8406, vậy ông muốn biết là Khối 8406 còn có thêm đề nghị nào giúp tiểu ban không? Ông Tuấn nêu lên 2 đề nghị: (1) đòi hỏi cải thiện tự do ngôn luận và báo chí (2) lập một Giám sát viên Nhân quyền ở Việt Nam.
Ngay sau đó ông Duy cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, Trung Quốc lớn, vì vậy Úc có thể qua viện trợ, quân sự và thương mãi đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, tự do và dân chủ. Trường hợp của Miến Điện là một ví dụ điển hình. Khi Việt Nam trở thành một quốc gia tựdo, sẽ có rất nhiều lợi ích cho nước Úc và cho cộng đồng Việt Úc. Quan điểm của mọi người tham dự điều trần là quan điểm của người Úc gốc Việt luôn hướng về lợi ích của cả hai quốc gia.
Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang tệ đi, và như Hoa Kỳ, Úc nên dùng quân sự làm điều kiện. Nếu Việt Nam đứng về phíađồng minh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Úc. Các trao đổi cần gắn liền với điều kiện nhân quyền tự do dân chủ cho Việt Nam. Cả ba nghị sĩ thảo luận riêng và tỏ ra đồng ý.
Tiếp theo Tiến sĩ Song đề nghị nên để các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân quyền thế giới như Human Rights Watch nên được ngồi vào bàn đối thọai với Việt Nam và kêu gọi các tổ chức này giúp sức cho các cuộcđàm phán. Tiến sĩ Song cũng đề nghị là Úc nên có các bản tường trình nhân quyền hằng năm như chính phủ Mỹ để mọi người có thể xét đoán tiến trình.
Ông Ruddock cho biết giới chức cộng sản đòi hỏi những cuộcđối thọai phải được giữ bí mật, như thế có phải là “văn hóa Á Châu” hay không ? Ông Châu trả lời dưới chế độ cộng sản từ tham ô đến lạm quyền, mọi việc đều bịdấu diếm do đó phải nói rõ đó chính là “văn hóa cộng sản”.
Ông Danby hỏi câu cuối cùng về quan hệ Việt-Trung-Mỹ thếnào và có người nào trong đảng Cộng sản có thể là người như Gobarchev hay không? Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang càng ngày càng tệhơn và các phe phái trong đảng cộng sản đang đấu đá nhau kịch liệt nên không biết bên nào là bên nào và cho dầu có một phe rõ ràng, chúng ta cũng không nên tin người cộng sản.
Nhìn chung cuộc điều trần đã chuyển từ một điều trần nhân quyền thành một điều trần chính trị. Vì thời gian chỉ giới hạn trong vòng 45 phút, nên khối 8406 chưa có thể đào sâu hơn vào những điểm mà tiểu ban cần biết và hướng tới các đề tài cần quan tâm khác. Tất cả là nhờ sự sửa sọan của mỗi thành viên và nhờ sự kết hợp nhịp nhàng dầu đến từ 3 tiểu bang Tây Úc, New South Wales và Victoria.
Ngay sau buổi điều trần, tòan nhóm đã thảo luận và có những nhận xét dưới đây
(1) Tiểu ban muốn khẳng định là tình hình nhân quyền ởViệt Nam xấu đi trong 10 năm qua;
(2) Tiểu Ban không xem Tư pháp Việt Nam như một tòa án độc lập. Họ có vẻ đồng ý là nhà cầm quyền cộng sản tùy tiện sử dụng Tư pháp theo ý họ; Họ đồng tình với Khối là phải tháo gỡ hai điều luật 88 và 79;
(3) Tiểu ban muốn biết Khối 8406 là ai, làm sao không bịtiêu diệt như các tổ chức khác ở Việt Nam và Khối có đủ khả năng đứng lên làm đối lập với đảng Cộng sản hay không? Sau cuộc điều trần khi nói chuyện cùng anh chị trong Khối ông Ruddock đột nhiên cho biết ông muốn được mời để tham dự Đại Hội Đại Biểu Tòan Khối 8406 theo đúng Cương Lĩnh Khối. Ông Duy đã mau mắn trả lời Khối đang sửa sọan và một ngày không xa sẽhân hạnh được mời ông. Điều này nói lên sự quan tâm của ông Ruddock nói riêng và Chính giới Úc nói chung với Phong Trào Dân Chủ Việt Nam.
(4) Tiểu ban muốn hiểu rõ về quan hệ hai đảng Cộng sản Việt Trung để có thể đề ra những chính sách thích hợp cho Úc Châu.
(5) Tiểu ban muốn biết có các lực lượng đối lập ở Việt Nam hay không ? và Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào ?
Sau nhiều ngày nỗ lực làm việc, cả sáu thành viên Khối đều hết sức vui vì đã giúp chuyển tiếng nói của anh chị em của đồng bào Quốc Nội đến chính giới Úc: Nhân Quyền Không Đủ - Việt Nam Cần Dân Chủ Tự Do.
Phạm Anh Tuấn
Thành Viên Khối 8406
Hình từ trái sang phải ông Trần Đông, Tiến sỹ Kiều Tiến Dũng , cô Dáng Thơ, Tiến sỹ Lê Kim Song từ Tây Úc, Dân biểu Philip Ruddock, Dân biểu Laurie Ferguson, ông Phạm Anh Tuấn từ NSW, Thượng Nghị Sỹ Michael Danby, ông Châu Xuân Nguyễn và ông Nguyễn Quang Duy.


Khối 8406 đang sửa sọan để vào cuộc Điều Trần
Hình số hai chú thích “ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria cùng Khối 8406 sửa sọan cho cuộc Điều Trần”


-- 
Bạn nhận được thư này vì bạn đã được đăng ký vào nhóm Google Groups "VN - ONLINE".
Để đăng bài lên nhóm này, hãy gửi email đến VN-Online@googlegroups.com.
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này, hãy gửi email tới VN-Online+unsubscribe@googlegroups.com.
Để biết tùy chọn khác, hãy truy cập nhóm này tại http://groups.google.com/group/VN-Online?hl=vi.