Wednesday, April 11, 2012




Ác nhân dị sử

Đỗ Mười thuở nhỏ bẩm chất đần độn, học hành dốt nát, chỉ ham chơi, không thiết việc đến trường. Bố mẹ đánh mắng lắm Mười cũng chỉ cố đến lớp ba trường làng là hết mức.. Ngày ngày giả vờ ôm cặp ra khỏi nhà là giấu vào bụi rậm, đi lêu lỏng cùng bọn “nhân dân tự phát” nghịch ngợm phá xóm, phá làng. Người trong làng, xã ai ai cũng kiềng mặt Mười.
Đến năm 18 tuổi, bố mẹ già yếu quá không thể nuôi được Mười nữa. Mười chẳng biết nghề ngỗng gì làm để nuôi thân, lâm vào cảnh đói rách triền miên. Một hôm, có người hoạn lợn từ phương xa vào làng Mười để hành nghề. Bản tính vốn du côn, ưa chơi dao búa, Mười thấy ông thợ hoạn khua dao cắt dái lợn, máu me đầm đìa thì lấy làm thích thú lắm. Bèn xin theo học nghề. Học chữ nghĩa thì tối dạ nhưng học cầm dao thì Mười tỏ ra có năng khiếu vượt bực. Chỉ sau ba lần cầm dao thực tập, sư phụ “hoạn trư” rất hài lòng đã tìm được đệ tử chân truyền nên cho phép Mười xuống núi, ra tay hành hiệp, tế độ loài heo.
Từ đó, ngày ngày Đỗ Mười đi khắp xã Đông Mỹ, quê của hắn, thổi sáo toe toe, toét toét, rao thiến lợn, kiếm ăn. Tay nghề xuất sắc, tiếng lành đồn xa, cả cái huyện Thanh Trì, Hà Nội, những nhà có nuôi lợn, ai ai cũng cố mời cho được Mười đến nhà ra tay “giải phóng” dùm “của nợ” bầy heo của mình. Tiền công trả rất hậu hỉ. Đời sống của Mười phất lên, tuy không giàu có gì cho lắm, nhưng chuyện rượu “quốc lũi”, thịt chó thì tha hồ ngất ngưỡng thường xuyên với đám “nhân dân tự phát” ở các bến xe, bến đò. Đêm nào Mười cũng say be bét, bò lê, bò càng trở về nhà.
Lời khuyên răn, dạy bảo của bố mẹ, Mười bỏ ngoài tai. Đôi khi còn sừng sộ mắng trả.
Một ngày kia, Mười đang xắn tay áo, múa dao chăm chú thiến heo thì có một người đứng chắp tay sau đít, theo dõi từng động tác của Mười. Xong việc, Mười ngẫng lên, thấy một lão già ốm nhom, má hóp, trán hói, mắt sâu, râu lưa thưa dưới cằm, đang chắm chăm nhìn mình, miệng đang tủm tỉm cười. Mười tưởng lão già đang chế nhạo nghề hoạn lợn của mình nên nổi cáu, sừng sộ giọng du côn:
-Ê! Cười cái đíu gì thế? Chưa bao giờ thấy người ta thiến lợn à?
-À không! Không dám đâu! Chẳng qua lão thấy đường dao của chú khéo quá nên hâm mộ đứng xem chơi ấy mà!
Thấy người khách ra điều nhỏ nhẹ, lại khen mình nữa nên Mười khoan khoái trong lòng, bèn dịu giọng lại, cười cầu tài:
-Thế ông có muốn tôi đến nhà để “giải phóng” cho bầy lợn của ông không?
-Ta chả có heo qué gì để mời chú đến “giải phóng” nhưng thích tay nghề của chú nên muốn mời chú hợp tác trong việc làm ăn lớn. Chú có muốn không?
- Công việc của ông có liên quan gì đến nghề thiến lợn của tôi mà hợp tác?
-Nghề làm ăn của ta cần có người biết cầm dao khéo và gan dạ như ngươi!
-Nhưng thú thật, gan thì có đủ nhưng đường dao thì vẫn chưa được điêu luyện lắm. Thiến mười con thì ba con bị nhỡ dao phải làm thịt. – Mười vờ khiêm tốn.
-Ta chỉ cần phân nữa ấy cũng đủ lấy thiên hạ rồi.
-Mà nghề của ông làm gì ? Tôi phải biết mới theo đượcchứ?
-Nghề bán nước!
Đỗ Mười phá lên cười hô hố:
-Ối cái thứ nước vối bán ở mấy cái quán dọc đường, hay theo bến xe đò ấy khấm khá thế quái nào bằng cái nghề hoạn của tôi? Thôi đi ông ơi! Cho tôi vái cả nón!
-Ấy! Chú chớ có hiểu lầm! Nước đây nói theo tiếng Đại Hán là “giang sơn ”, là đất nước chứ chẳng phải cái thứ nước vối tầm thường của chú tưởng đâu đấy!
Mười cười mỉa:
-Gớm nhẻ! Thế ông là ai, có quyền hạn gì mà có thể đem nước ra bán? Làm vua chắc?
-Ta là ai thì chú chưa cần biết vội. Chỉ biết rằng nếu chú chịu theo ta thì sau này sẽ được quyền chức, giàu sang tột đỉnh, con cháu vinh hiển suốt đời. Thế nào có chịu không?
Thấy nói đến giàu sang, quyền chức, Mười sáng mắt lên nhưng còn ngần ngại:
-Việc này trọng đại, tôi không thể tự mình quyết được! Để tôi về hỏi bố tôi xem sao đã rồi giả nhời ông sau.
-Ừ! Thế thì tốt. Nhưng phải nhanh nhanh lên mới được.
-Nhưng lúc đó biết tìm ông ở đâu?
-Cứ đến Cao Bằng, vùng biên giới Hoa-Việt, hỏi thăm người dân ở đấy, tìm đến hang Pắc Pó, gặp Hồ chí Minh, tự khắc người ta sẽ chỉ cho.
Nghe nói tên Hồ Chí Minh, bất giác Đỗ Mười hoảng hốt, sụp xuống lạy như tế sao:
-Đỗ Mười này là kẻ ngu hèn đáng chết, có mắt mà không ngươi, không biết Ngài là “cha già dân tộc”. Bố tôi cứ nhắc đến Ngài như là bậc anh hùng đời nay sánh với Tào Tháo thủa xưa. Xin Ngài thứ tội chết cho!
Già Hồ đưa tay đỡ Mười đứng lên rồi ôn tồn bảo:
-Được rồi! Không biết là không có tội. Đừng gọi ta là Ngài, phong kiến, cổ hủ lắm. Hãy gọi ta là “Bác” hay “Cha già dân tộc” cho có vẻ cách mạng và thân tình trong nhà.
Nói xong, lão già Hồ thò tay vào túi áo phía bên tay trái móc ra gói thuốc Ăng Lê Phillip Moris mời Đỗ Mười một điếu để gọi là kết giao tình đồng chí. Đỗ Mười đưa cả hai tay ra run run đỡ lấy điếu thuốc quí rồi giắt vào mép tai chứ không dám hút.
Già Hồ miệng tủm tỉm cười, lại đưa tay vào túi áo phải, móc ra một bịch nhựa đựng giấy quyến, thuốc rê, rồi quấn một điếu “bốc lăn xe” to như sâu kèn, le lưỡi ra liếm vòng tròn điếu thuốc, ngậm vào miệng, bật quẹt lửa đốt thuốc. Hít hít mấy hơi, xong bảo:
-Nào chú hãy hút với Bác đi chứ, đồng chí Mười!
-Dạ em không dám đâu. Bác hút “bốc lăn xe” thì em nào dám hút thuốc của đế quốc!
-Đừng ngại! Bác mời! Khách quí Bác mới mời đấy! Mà quí vì cái tài múa dao của chú nữa đấy. Nào! Hãy hút vì tinh thần cách mạng vô sản của chúng ta! Hẹn sớm gặp lại. Chào nhé!
Già Hồ đã đi khá xa mà Đỗ Mười vẫn còn đứng ngẫn người ra như kẻ mộng du, không hiểu lão ấy nói “cách mạng vô sản” là cái quái quỉ gì. Mặc, miễn giàu sang là được. Mười vừa bước đi, vừa lẩm bẩm trong mồm:
-Ông đíu cần hiểu cách mạng với vô sản là cái chó gì miễn có tiền, có quyền là được!
Hôm ấy, Đỗ Mười về nhà sớm hơn thường lệ. Ông bố lấy làm ngạc nhiên vì chiều nào Mười về đến cửa là đã say khước, miệng lè nhè những lời chửi thề, thô tục. Bèn hỏi:
- Hôm nay không có mối à? Về sớm thế?
- Chả phải thế bố ơi! Vào đây con bảo cái này!
Đỗ Mười kể lại sự việc ban sáng cho bố nghe xong rồi hỏi:
-Nghề hoạn lợn so với nghề buôn vua khác nhau thế nào?
-Hoạn lợn là nghề ti tiện, cơm kiếm được chỉ đủ đút vào mồm, sánh làm sao được với nghề buôn vua. Trúng mánh một phát là giàu sang, vàng bạc châu báu cơ man nào mà kể, hơn cả Lã bất Vi đời nhà Tần ấy chứ!
-Thế sánh với nghề buôn nước thì thế nào?
-Thế nào nữa? Đem được giang sơn của tổ tiên ông bà, của cả thiên hạ ra bán cho ngoại bang thì lợi lộc, của cải chất như núi, quyền cao, chức trọng tột đỉnh. Muốn hô gió có gió, muốn gọi mưa có mưa. Tám chục triệu dân nước Việt này sẽ quì mọp dưới chân mày mà tung hô “Hoàng đế Đỗ Mười muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ sống mãi trong quần… chúng” ấy chứ.
Mười nghe xong, ngữa mặt lên trời cười to ba tiếng. Tiếng cười nghe ghê rợn như tiếng lợn bị thiến.
Hôm sau, Mười đem hương đèn ra bờ sông tế lễ, bỏ nghề thiến lợn, ném dao mổ xuống dòng nước. Từ giả bố mẹ già, quyết tâm tìm đường lên hang Pắc Pó để hợp tác với “Bác Hồ – Cha già dân tộc” mưu đồ việc lớn. Trước khi đi, Mười thề độc một câu:
-Không thành danh, quyết không trở về cái xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì này!
Năm đó, 1939, Mười đúng 22 tuổi, bỏ nhà theo già Hồ và đảng Cờ đỏ, để đi ăn cướp.
Khi tìm được đến hang Pắc Pó, gặp được già Hồ trên nhà sàn Thượng, Mười sụp xuống lạy ba lạy, xin được thu nạp. Già Hồ mừng lắm, đưa tay đỡ Mười lên và cười nói:
-Được chú đến đây là phước lớn của Đảng ta! Mưu lớn ắt phải thành.
Đoạn cầm tay Mười dắt vào nhà trong, giới thiệu với hai người đang có mặt trong phòng.
-Để Bác giới thiệu cho các chú quen biết với nhau. Đây là chú Giáp. Kia là chú Đồng. Còn đây là chú Mười. Ba chú hãy bắt tay nhau và từ nay hãy gọi nhau là đồng chí nhé.
Ba người vừa ngượng nghịu bắt tay nhau theo kiểu Phú Lãng Xa, vừa cúi gập người xuống, nửa Âu, nửa Á trông ngô nghê, buồn cười, mồm lí nhí chào: Đồng chí! Rồi cả ba đều im lặng, giữ kẽ.
Mãi khi ngồi vào bàn uống nước trà, đến tuần thứ ba, già Hồ mới mở miệng:
-Hôm nay Bác rất vui, rất thỏa mãn trong lòng là vì Bác đã tìm được ba hào kiệt trong đời chính là ba đồng chí sẽ giúp cho Đảng, cho Bác sớm hoàn thành mưu đồ đại sự. Lưu Bị ngày xưa cũng nhờ có ba đại tướng là Quan, Trương, Triệu giúp sức mà lập nên nhà Hán. Bác phân công cho ba chú như sau: Chú Giáp lo đánh giặc bên ngoài, chú Mười lo dẹp loạn bên trong, còn chú Đồng sẽ ngồi trong nhà sàn cùng ta vạch định kế hoạch lúc tiến, lúc thối. Nào! Các chú có nhất trí không?
Ca ba cùng đứng lên một lượt, vòng tay, cúi đầu cung kính đáp một rập:
- Bác thật là anh minh thần võ, là đỉnh cao trí tuệ loài người! Chúng tôi đồng ý, nhất trí với Bác. Đúng như nhân dân ca tụng khắp trời rằng: “Bác Mao đâu ở nơi xa! Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”!
Hồ Chí Minh ngồi nghe ba tên Giáp, Đồng, Mười xun xoe nịnh hót, bợ đít mình như thế lấy làm vui vẻ, thích chí lắm. Cứ đưa ray vuốt chòm râu lưa thưa của mình, cười ruồi mãi.
Kể từ đó, Mười được Hồ giao cho quyền hạn rất lớn, được quyền “tiền trảm hậu tấu”. Từ năm 1945 đến năm 1955 Đỗ Mười nổi tiếng như cồn về cuộc đại càn quét “gián điệp” ở Hải Phòng với câu danh ngôn để đời: “Thà giết lầm hơn bỏ sót”. Mười hoạt động hăng say, tích cực trong các chủ trương lớn của Mao-Hồ như “Cải cách ruộng đất”, đại thanh trừng “Xét lại”, trù dập phong trào “Nhân văn giai phẩm”, tắm máu nhân dân Quỳnh Lưu – Phát Diệm… Đặc biệt là ký Nghị quyết 49/NQ/TYQH ngày 20/6/1961, cho phép công an bắt giam mọi công dân mà không cần trưng ra chứng cớ, hoặc xét xử. Tay nghề “họan lợn” năm xưa bây giờ đổi sang cắt cổ người như ngoé đã làm cho con đường “hoạn lộ’ Đỗ Mười thênh thang mở rộng. Máu người dân vô tội càng chảy nhiều bao nhiêu danh vọng, quyền lực của Mười càng thăng tiến vùn vụt bấy nhiêu.
Chỉ trong vòng hơn mươi năm, từ một Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Đông năm 1946, Mười nhảy lên chức Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước năm 1963. Năm 1973, Mười nắm quyền Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho đến năm 1991, được bầu lên chức Quốc vương, tức Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến 1997. Mười làm vua chỉ được có 6 năm thì bị Hoàng đế Đại Hán là Giang Trạch Dân tước quyền, lấy lại ngôi báu giao cho Lê Khả Phiêu.
Đáng ra, năm 1969 khi Hồ sắp “chuyển sang từ trần” thì Mười sẽ được đề cử lên làm Quốc vương thay mình để trị vì dân đen nhưng bị hai soán thần là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ âm mưu đoạt ngôi theo cách của hai hoạn quan Dịch Nha và Thụ Điêu ám hại vua Tề Hoàn công thời Đông Chu là “cách ly” Hồ với mọi quan hệ với bên ngoài và bỏ đói cho đến chết.
Với tham vọng tóm thâu đất nước vào một tay, năm 1968, Hồ Chí Minh xua hết binh lực miền Bắc tấn công miền Nam vào đúng ngày mồng Một Tết Mậu Thân. Tưởng rằng đánh bất ngờ giữa lúc dân miền Nam đang vui vẻ đón Xuân, rước ông bà về ăn Tết với con cháu, sẽ không ai đề phòng chó cắn trộm. Nào ngờ, “vui Xuân nhưng không quên nhiệm vụ”, quân dân miền Nam đã giáng trả những đòn sấm sét làm cho bính lính già Hồ “sặc máu”, tan tành binh giáp. Lớp chết, lớp bị thương không biết bao nhiêu mà kề. Tàn quân kéo về Bắc không còn được một phần mười.
Thua đau, nhục lớn, già Hồ uất ức sinh ra tâm bệnh, nằm liệt giường cả năm. Bọn Lê Duẫn và Lê Đức Thọ từ lâu bị già Hồ xem là có cốt tướng phản, không được tin dùng trong những chức vụ quan trọng, chỉ cho hầu cận bên mình như những thái giám nên đem lòng oán hận. Bọn Duẫn, Thọ đã có âm mưu trừ khử già Hồ để soán ngôi, nay cơ hội đã đến, liền cùng nhau ra tay. Lấy cớ già Hồ đang bệnh nặng không muốn tiếp kiến ai, hai tên Duẫn và Thọ nhốt riêng già Hồ trong phòng kín cho kẻ thân tín canh giữ ngày đêm và bỏ đói, không cho ăn uống gì cả. Đến ngày thứ mười, già Hồ đói, khát quá, bò ra cửa, kêu người dâng cơm nước. Kêu cả buổi chẳng có tiếng ai thưa. Đến hơn mười ngày nữa, người gầy rạc chỉ còn da bọc xương, hai mắt lờ đờ, nói thều thào không ra tiếng, chỉ ra hiệu bằng tay.
Đến lúc này, Duẫn, Thọ mới triệu tập đông đủ Bộ Chính trị lại bên giường để nghe di mệnh của “Bác Hồ”. Lúc ấy, già Hồ không còn đủ sức nói được nữa, cố giơ cánh tay gầy xương chỉ vào miệng mình rồi chỉ vào Duẫn. Ý Hồ muốn nói: “Ta đói quá! Chính thằng Duẫn bỏ đói giết ta!”. Nhưng mọi người lại lầm tưởng già Hồ muốn truyền ngôi cho Duẫn nên cả bọn sụp xuống lạy vâng di mệnh và đồng tung hê: “Đồng chí Lê Duẫn muôn năm”.
Già Hồ thấy bọn ngu này hiểu lầm ý mình, uất khí quá, miệng thổ ra một đống huyết, mắt trợn ngược, ngoẹo đầu sang một bên, tắt thở, đi luôn một chuyến tàu suốt, chạy theo các bác Mác, bác Mao đang chờ bên kia thiên đường Cộng sản.
Chỉ riêng mỗi mình Đỗ Mười là biết được ý của già Hồ, nhưng ngó quanh thấy toàn là phe đảng của Duẫn, không dám cãi, lòng rất căm tức nhưng đành câm họng chờ cơ hội sau này.
Già Hồ chết rồi, bọn Duẫn, Thọ không theo di chiếu của Hồ là hỏa thiêu nhục thể rồi đem tro cốt rãi trên ba miền Bắc, Trung , Nam, lại đem xác Hồ phơi khô trong lăng Ba Đình để trả hận .
Âu đó cũng là ác giả ác báo cuộc đời của một gian hùng. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt.
Năm 1977 Mười giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Cải tạo Công Thương nghiệp là thời gian Mười ra tay tàn ác khủng khiếp nhất. Mười đề ra chính sách “đánh tư sản mại bản” và “cải tạo thương nghiệp” ở miền Nam, để tha hồ bắt giam, giết người, cướp của.
Những ai bị Mười lên danh sách liệt vào hai thành phần đó là bị tù tội, tán gia bại sản. Mười trả thù “ngụy quân, ngụy quyền” bằng tù “cải tạo”, đày thân nhân họ lên vùng “kinh tế mới”, thu vàng bán bãi sau năm 1975. Mười đã thu hết kinh nghiệm máu lửa của thời làm Bộ Trưởng Nội thương miền Bắc thời gian 56-57 vào thanh lý miền Nam.
Con dao thiến lợn năm xưa giờ trở thành cây “tàn chi quái đao” đầy uy lực tàn độc, sắc bén vô song, chém người không vấy máu. Có người sợ đến đỗi khi nhận được “Giấy mời” của Mười, đã đứng tim, ngã lăn ra chết ngay. Rất nhiều người uất ức phải nhảy lầu hoặc treo cổ tự vận trong thời gian này. Con số nạn nhân của Mười có cả hàng chục, hàng trăm ngàn người.
Đến năm 1997 tuy đã xuống ghế rồi nhưng phe cánh trong triều hãy còn đông nên Mười vẫn còn nhiều quyền lực trong vai trò Thái Thượng hoàng Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tuy quyền uy lên tột đỉnh như vậy, Mười vẫn luôn mang mặc cảm cái dốt nát và cái nghề hoạn lợn của mình. Mặc dù lúc sinh thời, già Hồ thấy cái nghề của Mười ti tiện quá nên cho chép trong sử của đảng là Mười làm thợ sơn. Trong những lần sang Bắc kinh chầu Thiên tử, Mười đều bị bọn Tàu xỏ xiên đem cái nghề thiến heo ra làm nhục mình. Mười cay đắng, ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng sự uất ức căm thù cứ ngày càng dồn nén, Mười thề quyết có ngày sẽ trả mối hận này. Năm 1975, sau khi cướp được miền Nam, thống nhất lãnh thổ, Mười là một thành viên trong tập đoàn Lê Duẫn chủ trương phản Tàu theo Nga.
Thiên địa bất dung gian, chỉ có 4 năm sau, tập đoàn Bắc Bộ phủ bị Đặng tiểu Bình sai Hứa thế Hữu và Dương đắc Chí mang quân sang “dạy cho quân hắc tâm vô ơn một bài học” khiến cho hàng vạn quân dân 6 tỉnh miền biên giới nát thây oan uổng. Chưa tính đến thiệt hại nhà cửa, tài sản bị bọn Tàu cướp, phá tan hoang thành bình địa.
Năm 1991, Mười, Kiệt, Anh đành phải cởi trần vai áo, đầu đội mũ gai, sang Bắc kinh quì lạy Thiên tử Giang trạch Dân xin làm chư hầu trở lại một cách nhục nhã.
Thù riêng chưa trả được, nhục nước còn mang thêm. Mười nghiến răng thề rằng: “ Thù này, hận này giờ chưa thể rửa được thì đến đời con ta phải trả cho bằng được”.
Tháng 7 năm 1997, Đỗ Mười và Võ văn Kiệt sang họp ở Bắc kinh, lại bị làm nhục lần nữa sử chép:
“Mùa thu năm Đinh Sửu, Quốc vương Đỗ Mười và Tể tướng Võ văn Kiệt sang chầu Thiên tữ Giang trạch Dân. Cuộc chầu Thánh Thiên tử lần này rất căng, không khéo lại có bài học nữa thì thanh niên Việt Hoa tha hồ mà chết. Trong buổi họp, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ. Ngược lại Đỗ Mười lại dốt đặc cán mai. Lại hay lẫn. Một sự kiện nói rồi, bàn rồi, lát sau y quay lại. Trong một bữa ăn, Giang móc lò Mười xuất thân là tên hoạn lợn bằng câu: “Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn”. Mười biết bị chơi xỏ, căm lắm, nhưng không làm gì được. Thêm nữa, trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ:
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.

Thông dịch viên dịch lại cho Mười nghe như sau: “Sau khi trãi qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù”. Mười không hiểu ý Giang muốn nói gì. Khi về khách điếm, Mười hỏi lại bọn trí thức đi theo cố vấn. Bọn chúng giảng rõ rằng Giang có ý đe dọa. Mười gặng hỏi, chúng giảng:
Cầu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh. Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Vì có chữ: Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai vạ hết kiếp.
Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân.
Mười nghe giảng xong sợ khiếp, nhưng nửa tin, nửa ngờ, hỏi lại: Lê đức Anh bị đánh thuốc độc từ bao giờ?Bọn tùy tùng nhắc: “Cách đây mấy năm, Ngài, Lê đức Anh với Võ văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo. Chính cái áo có tẩm nước hoa đó đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân bất toại. Mười nhớ lại, không những Lê đức Anh mà Đào duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu độc cùng một kiểu như thế cả, sợ quá, mồ hôi toát ra như tắm. (Theo GS Trần đại Sỹ)
Kể từ đó Mười giữ mình, tránh họa diệt thân, không dám sang Trung Quốc nữa. Nhưng mối hận vẫn còn chất chứa trong lòng.
Mười có hai con, một trai, một gái. Đứa con trai đầu lòng khi sinh ra không có hậu môn. Dân Hà Nội kháo nhau rằng vì Mười ác quá, bàn tay vấy đầy máu dân vô tội nên bị báo ứng để trả nợ. Không đêm nào Mười ngủ yên giấc. Cứ chợp mắt là mộng thấy hồn ma kéo cả bầy đứng bên giường đòi mạng. Ác mộng triền miên khiến Mười phát điên loạn, mất trí nhớ, đã hai lần phải vào bênh viện tâm thần một thời gian để điều trị.
Lúc mới sinh thằng con trai, Mười đặt tên nó là Đỗ Hành. Gìa Hồ thấy Mười dốt nát, đặt tên cụt lủn giống như cha nó là Đỗ Mười, bèn ban thêm chữ lót là “ngọc” cho cao quí, xứng với dòng dõi tướng quân của triều đình. Thành ra Đỗ ngọc Hành.
Đứa nhỏ Ngọc Hành sinh ra đã ba ngày mà không ỉa được cứt su nên bụng chướng lên như cái trống. Thở không được, mặt mày tím ngắt. Mười muốn đưa con vào bệnh viện nhờ đốc tờ Tây giải phẫu nhưng còn ngại ngần bèn hỏi ý kiến Trường Chinh. Chinh vốn chủ trương theo Tầu, từ năm 1951, trong chức vụ Tổng Thư ký đảng Lao Động Việt Nam, đã từng tung ra truyền đơn hô hào nhân dân Việt Nam hãy “bỏ chữ Quốc ngữ để học chữ Tàu, bỏ bệnh viện, bỏ nhà bảo sanh và cách chữa bệnh theo Tây phương để theo thuốc Tàu…” nên Chinh gạt phắt và nói rằng:
- Y khoa của bọn Tây chỉ cắt, đục, khoét. Chúng ta hãy gạt ngay cách chữa bệnh của bọn Đế quốc. Chúng ta hãy dùng thuốc dán của Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu để chữa cho cháu nó. Vã lại cháu nó là máu huyết của quí tộc, của dòng dõi vua chúa thì làm sao để cho bọn Đế quốc sờ tay vào được.
Mười nghe lời Chinh, mua thuốc dán hiệu “Con rắn”, công hiệu như thần, trị bá bệnh, về dán vào hậu môn cậu quí tử Đỗ ngọc Hành. Sang ngày thứ năm, đứa bé tắt thở, cả mình mẩy đều thâm tím vì bị ứ máu. Nghĩ rằng Trường Chinh có ý hại cho mình tuyệt giống nên từ đó Mười thâm thù Chinh đến xương tủy.
Mấy năm sau, Mười sinh tiếp đứa thứ hai nhưng lại là con gái. Mười đặt tên là Đỗ ngọc Bẹc. Bẹc giống cha, có cái lỗ mũi kỳ lân rất to và mang tính di truyền học rất dốt không kém Mười thuở bé, nhưng tính lại thích đua đòi ăn chơi, chưng diện.
Một lần, Mười nhân tiện công tác, ghé thăm con gái tại trường Trung học nọ. Lúc vào văn phòng hỏi cô thư ký gọi dùm đứa con đang học lớp 9 tên Đỗ thị Bẹc. Cô thư ký tìm hết danh sách 4 lớp 9 trong trường vẫn không có tên. Mười nghĩ rằng mình đã đến nhầm trường. Vừa lúc ấy, chuông reo giờ ra chơi. Học sinh túa ra sân, Mười thấy con gái mình liền vẫy gọi vào. Cô thư ký thấy thế mới bảo:
-Cô ấy tên là Bích, Đỗ ngọc Bích chứ có phải là Ngọc Bẹc đâu!
Mười kêu lên:
-Ối giời ơi! Con ơi là con! Thằng bố mày đặt tên cho mày là Bẹc, tên Tây cho sang đấy con ạ. Bẹc (perle) là ngọc trai đấy. Tưởng mày cãi tên gì cho hay ho chứ Ngọc Bích hơn gì Ngọc Trai. Bích hay Bẹc cũng thế thôi.
Năm ở cấp 3, Ngọc Bẹc không đủ điểm để lên đại học, Bác Mười chỉ thị cho trường này phải tăng điểm cho con mình. Vị Hiệu trưởng trường CNKT1 đã một lần bị Phó Thủ tướng Mười hăm cho ăn cứt khi xin di dời trường trở lại Hà Nội rồi nên hãi quá phải họp Hội đồng giáo viên lại cùng nhau tăng điểm cho Ngọc Bẹc. Trong thời chiến tranh, trường này phải sơ tán về Lạng Giang. Sau 1975, vị Hiệu trưởng kiến nghị xin cho trường được dời về nguyên quán, Mười phán:
-Ở Lạng Giang rộng rãi thông thoáng không chịu ở lại đòi về Hà Nội để ăn cứt à?
Hôm ăn khao con mình đỗ tú tài, quan lớn trong triều đến dự rất đông, Đỗ Mười chắc lưỡi tiếc rẽ:
-Cái đám giáo viên trường CNKT1 cho điểm keo kiệt quá. Chỉ còn thiếu có nửa điểm nữa là con bé nhà tôi đã đậu hạng “Ưu” rồi chứ có phải cái bằng hạng “Bình thứ” này đâu.
(Mấy tuần nay, cô Bẹc Bích này muốn nổi tiếng tắt nên chơi bạo bằng cách chọc giận thiên hạ bằng một bài viết rất ư là “vô văn hóa” bảo rằng dân Việt là một phần máu mủ của Trung Quốc, đất nước Việt cũng là của Trung Quốc. Thiên hạ đã đưa cô ta lên bàn mổ, đỗ nước sôi, cạo sạch bách không còn một cọng lông. Chuyện rất lý thú có nhiều tình tiết ly kỳ, xin xem truyện “Dập mật” kỳ tới sẽ rõ.)
Tháng 6 năm 1991, Mười lên ngôi Quốc vương với chức Tổng bí thư đảng Cờ đỏ, nắm quyền sinh sát dân tộc suốt hai nhiệm kỳ.
Tháng 6 năm 1997, Mười bị Thiên triều Đại Hán truất quyền để đưa con gà nòi của mình là Lê Khả Phiêu lên ngôi Quốc vương và tấn phong cho Mười chức Thái Thượng hoàng, cùng với Lê Đức Anh làm Cố vấn cho Ban Chấp hành Trung Ương đảng Cộng Sản VN.
Tuy ở chức Cố vấn, bản chất vốn ác và tham quyền cố vị, Mười vẫn muốn giữ chặt quyền lực trong tay, quyết đoán hết việc triều chính nên đến tháng 12 năm 2001, Mười bị Hoàng đế Đại Hán là Giang Trạch Dân lột áo mão, đuổi ra khỏi triều, truyền lập tức phải về quê làm thứ dân.
Mười về quê mang theo hơn hai mươi xe của cải, châu báu, đô la đã vơ vét được suốt thời gian cầm quyền, cầm dao đi “cải cách ruộng đất”, “cải tảo tư sản”, cải tạo công thương nghiệp”, bán bãi vượt biên thu vàng… xây dựng dinh thự nguy nga như cung điện vua chúa để ở.
Bạn đồng liêu là Anh Chột lúc đưa tiễn chúc mừng rằng: “Đồng chí đã hạ cánh an toàn”.
Tuy “phục viên”, Mười vẫn sống sung sướng như một đế vương xưa nay. Năm 2008, Mười đã 91 tuổi mà vẫn còn sung sức và dâm lắm. Hàng ngày dùng toàn sâm Cao ly và bào ngư vi cá, yến sào. Mỗi tháng Mười “bồi dưỡng” sức lực bằng hai lần ăn thai nhi hầm thuốc Bắc. Năm đó, Mười “hủ hóa” với một nữ hộ lý 45 tuổi và sinh ra được một đứa con.
Nhà thơ Nguyễn Duy Ân có bài thơ khen như sau:
 
Đỗ Mười sinh con mọn
Đỗ Mười sắp ngủm vẫn còn gân
Sánh với dê, heo vượt bội phần
Hộ lý bốn lăm dù chẳng trẻ
So già chín mốt cũng tơ tân
Ngày ba, bồi dưỡng bơ cùng sữa
Tối bảy, tăng cường rượu với sâm
Chớ nghĩ hoạn Mười sắp xuống lỗ
Nanh dài, nọc nhọn vẫn mài đâm.


Có kẻ đọc chuyện “Ác nhân dị sử” này xong, thở dài, cảm thán rằng:
-Cả một Bộ Chính trị Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam gồm toàn những tên ngu dốt cầm quyền cai trị, lại thêm hai tên Cố vấn, một tên hoạn lợn, một tên phu cạo mủ cao su lại càng ngu dốt tệ hại hơn nữa thì đất nước tất đi đến chỗ diệt vong, mất nước vào tay ngoại bang là điều hiển nhiêntrước mắt, không phải ở đâu xa!.
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 

No comments:

Post a Comment