Những sự thật hé mở sau vụ Bạc Hy Lai
Trên bề mặt, sự phế truất Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai có nguyên nhân từ sự kiện Giám đốc Công an kiêm Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân, vốn là "cánh hẩu" thân tín của Bạc, chạy vào Lãnh sự quán Mỹ xin "tị nạn chính trị". Tuy nhiên, đằng sau vụ này ẩn chứa nhiều tình tiết phức tạp mang màu sắc của một màn thanh toán nội bộ.
Vương Lập Quân - mấu chốt quan trọng nhất của vụ án Bạc Hy Lai. |
Ẩn số Vương Lập Quân
Muốn biết rõ thực chất vấn đề, điều quan trọng là làm sao cố giải một phần ẩn số Vương Lập Quân…
Sinh ngày 26-12-1959, gốc Mông Cổ, Vương Lập Quân tiến nhanh trên sự nghiệp công an.
Từ một cảnh sát giao thông, Vương trở thành Phó giám đốc Công an Thiết Pháp thuộc tỉnh Liêu Ninh từ năm 1992 đến 1995; rồi giữ cương vị tương tự tại Thiết Lĩnh (cũng thuộc Liêu Ninh) từ 1995-2000.
Năm 2000, Vương được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Thiết Lĩnh. Đó là thời gian Vương làm việc với Bạc Hy Lai khi họ Bạc được bổ nhiệm làm sếp Liêu Ninh.
Sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 17 năm 2007, Bạc được điều về làm bí thư Trùng Khánh (đồng thời có chân trong Bộ Chính trị).
Theo chân Bạc, Vương cũng về Trùng Khánh (được cất nhắc lên vị trí Giám đốc Công an Trùng Khánh vào tháng 6-2008).
Một sau sau, cặp Bạc – Vương mở cuộc chiến xóa sổ tội phạm và bài trừ tham nhũng(“Trùng Khánh đả hắc trừ ác chuyên hạng hành động”). Khoảng 2.000-4.500 người đã bị bắt và 13 người bị tử hình.
Đây là chiến dịch Tranh trừng tội phạm lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Gần như chẳng đối tượng tình nghi nào, từ doanh nhân, viên chức nhà nước, đến trùm băng đảng xã hội đen…, thoát khỏi chiến dịch truy quét của Bạc – Vương. Tên tuổi và uy tín Bạc – Vương nổi như cồn…
Thế rồi ngày 2-2-2012, Vương Lập Quân đột ngột bị chuyển công tác, “sang một vị trí chịu trách nhiệm về giáo dục, khoa học và môi trường”, rồi sau đó lại có tin Vương “được cho đi nghỉ vì lý do sức khỏe”.
Tại sao lại thế? Giữa hai người bắt đầu có xung đột? Hay là Bạc gạt bỏ Vương để tránh liên lụy, sau khi có tin Ủy ban Kiểm tra kỷ luật đang điều tra vụ tham nhũng Vương có dính líu hồi còn làm sếp công an Thiết Lĩnh – một vụ việc bắt đầu lùm xùm từ tháng 5-2011?
Hay là để được giảm nhẹ tội, Vương đã mặc cả với Ủy ban Kiểm tra kỷ luật rằng mình sẽ cung cấp đầy đủ hồ sơ tham nhũng liên quan Bạc?
Có điều chắc chắn rằng Bạc đã “ngửi” thấy gì đó không bình thường nên không chỉ giáng chức Vương Lập Quân mà còn sợ “hậu thủ vi tai ương” nên đã ra lệnh bắt 11 thủ hạ thân tín (trong đó có tay tài xế riêng) của Vương.
Màn thanh trừng của Bạc hẳn kinh khủng nên Vương cuối cùng buộc phải chạy thoát thân. Ngày 6-2-2012, Vương Lập Quân một mình lái xe vượt hơn 350 km đến Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Màn tẩu thoát của đương sự bị biết trước, khi công an và an ninh Trung cộng vây kín Lãnh sự quán Mỹ. Một đêm sau, Vương ra khỏi Lãnh sự quán và bị bắt. Ngày 8-2-2012, Vương bị giải về Bắc Kinh…
Liệu có ai đứng sau "giật dây" cho cú ngã ngựa của Bạc Hy Lai?. |
Điều gì không bình thường trong vụ đào tẩu của Vương? Nếu biết trước Vương muốn chạy thoát “nanh vuốt” mình thì tại sao Bạc lại “thả” cho Vương chạy suốt quãng đường dài từ Trùng Khánh đến Thành Đô mà không chặn lại để đương sự vào Lãnh sự quán Mỹ cho xảy ra to chuyện, ngay thời điểm Phó chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị chuyến kinh lý Hoa Kỳ (từ ngày 13 đến 18-2-2012).
Và vậy thì nếu Bạc không biết âm mưu tháo thân của Vương thì chắc chắn “người khác” đã biết. Bằng chứng là Lãnh sự quán Mỹ đã bị vây kín cho đến khi Vương ra ngoài vào sáng hôm sau.
Thế thì liệu có phải việc Vương vào Lãnh sự quán Mỹ để thoát khỏi màn trừng phạt của Bạc – như nhiều giả định phổ biến, hay hành động trên thật ra là một phần của một kịch bản được dàn dựng siêu tinh vi nhằm tạo ra một Scandal chấn động để người ta có cớ khử Bạc?
Còn nữa, Vương nói gì với các viên chức Lãnh sự quán Mỹ? Vương có mang theo nhiều tài liệu tố cáo Bạc như nhiều phỏng đoán? Nếu thế thì những tài liệu đó bây giờ ở đâu, trong tay ai?
Liệu có khả năng Vương Lập Quân đã chấp nhận “bán mình” chơi xỏ lại Bạc, đổi lại, đương sự được giảm nhẹ tội tham nhũng thời làm Giám đốc Công an Thiết Lĩnh lẫn Giám đốc Công an Trùng Khánh (mà hồ sơ tham nhũng liên quan Vương ngày càng dày cộm – như một doanh nhân tên Lý Quân vừa đào tẩu sang Mỹ đã kể với Washington Post).
Nói cách khác, liệu có phải Vương Lập Quân đã được sử dụng như một lá bài để “gài” Bạc Hy Lai? Nếu đúng thế, đạo diễn và cả kịch tác gia của “vở tuồng Vương Lập Quân” quả thật là cao thủ!
Nguyên nhân thật sự khiến Bạc Hy Lai bị “xử”
Trong khi đó, chiến dịch “đả hắc” của Bạc Hy Lai chẳng phải chẳng có tai tiếng.
Năm 2011, Giáo sư luật Đại học luật – chính trị Hoa Đông (Hoa Đông chính pháp đại học) đã tung ra bản báo cáo dài dằng dặc kể tội Bạc Hy Lai, nói rằng bàn tay càn quét thế giới ngầm của Bạc đã làm quá đến mức “phá hỏng hệ thống pháp luật”, rằng “cảnh sát (Trùng Khánh) chỉ đóng vai trò nấu nướng, công tố viên bày bàn tiệc và tòa án cứ thế ngồi vào mâm mà xơi”.
Cần biết, Bạc Hy Lai từng thẳng tay bắt một luật sư, người biện hộ cho một ông trùm tội phạm. Điều gây chú ý là sếp hãng luật của tay thầy cãi kia là con của
Bành Chân (một trong “Bát đại nguyên lão”, thuộc hàng công thần của Đảng cộng sản Trung Quốc).
Ngày trước, Bạc Nhất Ba (bố Bạc Hy Lai) cũng từng xung đột với Bành Chân nên bây giờ Bạc Hy Lai chơi đòn trả thù lịch sử … Bất luận thế nào đi chăng nữa Bạc Hy Lai vẫn ngày càng nổi trội với cái gọi là “mô hình Trùng Khánh” nó đã gây khó chịu cho Trung Nam Hải, và đó cũng là lý do khiến nhân vật này cuối cùng “bị ăn đòn”, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm khi Bạc tiếp tục dùng “mô hình Trùng Khánh” làm lá bài chiến lược để lấy uy tín chạy một ghế vào Thường vụ Bộ Chính trị (9 thành viên) ở kỳ Đại hội đảng cuối năm 2012.
Có thể nói Scandal Vương Lập Quân là nguyên nhân bề nổi trong khi “mô hình Trùng Khánh” mới là nguyên nhân nữa khiến sự nghiệp Bạc Hy Lai bị kết thúc một cách tả tơi?.
Nằm trong thành phần gọi là phái Tân Tả, Bạc Hy Lai đã sử dụng “lá cờ Hồng” để khuyếch trương thanh thế lẫn tạo uy tín cá nhân. Một không khí sặc mùi Cách mạng Văn hóa đã bừng dậy, từ việc ra lệnh cho 200.000 viên chức mỗi năm phải “xuống tận vùng quê” để sống một tuần với dân địa phương, đến việc tổ chức cuộc thi nhạc đỏ trong các trường đại học, trung tiểu học, tới các cơ quan, ban, ngành nhà nước, tổ chức doanh nghiệp…
Một không khí thật sự nặng mùi của một thời “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) thời Mao Trạch Đông. Bạc Hy Lai còn cho phát hành rộng rãi quyển “Mô hình Trùng Khánh”.
Được viết bởi ba tác giả thuộc phái Tân Tả, “Mô hình Trùng Khánh” được mô tả chẳng khác nào là bản tuyên ngôn của Bạc Hy Lai, với nội dung rằng chiến dịch “đả ác” là nhằm ngăn chặn nguy cơ cuộc Cách mạng màu (tương tự Cách mạng hoa nhài ở Trung Đông) tại Trung cộng, rằng thật tội lỗi khi doanh nghiệp tư nhân làm giàu trên xương máu đồng bào, rằng kinh tế Trùng Khánh sẽ đi theo con đường hoàn toàn khác với Thâm Quyến…
Bạc Qua Qua và bố mẹ. |
Về mặt kinh tế xã hội, “mô hình Trùng Khánh” đã tạo ra không khí hỗn loạn đối với khu vực kinh tế tư nhân, khiến giới doanh nghiệp tư nhân co rút lại trong tình trạng hoảng sợ –điều mà Trung Nam Hải không hề muốn và cũng chẳng là chủ trương trong chính sách kinh tế quốc gia của Bắc Kinh.
Về chính trị, sự bành trướng của phái Tân Tả bắt đầu trở thành mối lo, nếu không nói chính xác hơn là mối họa, đối với Trung Nam Hải. Đã và tiếp tục có những ý kiến nảy lửa từ phe Tân Tả chỉ trích chính sách lẫn thể chế của bộ máy chính trị đương nhiệm.
Năm 2011, trong phần viết mở đầu cho quyển “Thay đổi quan điểm của chúng ta về văn hóa và lịch sử” (tác giả Trương Mộc Sanh), tướng Lưu Nguyên (phe Tân Tả), con của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, đã kêu gọi Trung cộng từ bỏ “các mô hình chính trị nước ngoài”, rằng Trung cộng phải tái khám phá “văn hóa quân sự”, rằng “trong thực tế, tất cả tổng bí thư đảng đều phản bội và từ bỏ nhiều điều, trong lẫn ngoài nước, gần đây lẫn quá khứ…”.
Như vậy, có thể thấy lý do của mọi lý do khiến Bạc Hy Lai bị “xử” là chủ trương Tân Tả của ông. Kết quả của cuộc đấu đá, với việc Bạc bị loại trừ, là một chiến thắng của trường phái Tự do đối với phe Tân Tả.
Nếu tỉnh táo, hẳn Bạc Hy Lai có thể nhìn thấy được tình hình và “thân phận” để định lượng thế cục. Năm 2011, khi Bạc Hy Lai đưa làn sóng “Hồng ca” lên thủ đô để đón mừng sinh nhật lần thứ 90 Đảng Cộng sản Trung Quốc, tất cả những gì được nhận chỉ là sự lạnh nhạt của các thành viên Bộ chính trị.
Rõ ràng, Trung Nam Hải chẳng mặn mà với cách thể hiện Tân Tả của ông. Giữa năm 2011, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thẳng thừng chỉ trích không khí “hoài niệm Mao” ông nói rằng: “Một rào cản lớn cho công cuộc cải cách là chất độc còn sót lại của Cách mạng Văn hóa”.
Gần đây, cuối tháng 2-2012, kinh tế gia lừng lẫy Ngô Kính Liên, người theo trường phái kinh tế tự do, đã viết trên Nhân Dân nhật báo, rằng “Trung Quốc đang ở một giao lộ mới.
Trên hết, chúng ta phải cẩn thận không đi lại con đường cũ”. Có vẻ như người ta đã cố nhắc khéo nhưng Bạc không để ý…
Cuối cùng, đáng lý Bạc Hy Lai nên lưu ý chi tiết, suốt từ cuối năm 2007 khi mình được bổ nhiệm ghế bí thư Trùng Khánh, Chủ tịch – Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào chưa lần nào đặt chân đến Trùng Khánh! Đó là một dấu hiệu chỉ rõ ràng cho thấy Trung Nam Hải chẳng ưa gì Bạc?
Tất nhiên vụ Bạc Hy Lai không chỉ là cuộc chiến giữa phe Tân Tả và phái Tự do (thuộc bộ máy chính trị đương nhiệm). Thực chất nó còn mang hơi hướm của cuộc đấu đá dàn xếp nhân sự cho 7 trong 9 vị trí được thay thế của Thường vụ Bộ Chính trị tại kỳ Đại hội đảng lần thứ 18 (10-2012).
Ai thua thì đã thấy nhưng ai thắng thì còn phải chờ. Có điều, vụ phế truất Bạc Hy Lai chắc chắn là một đòn cảnh cáo cực kỳ có trọng lượng đối với những tư tưởng Tân Tả trong chính trường Trung cộng!
Cậu ấm Bạc Qua Qua
Đầu năm 2011, dư luận Trung cộng bắt đầu xì xầm quanh bức ảnh chụp Bạc Qua Qua (sinh năm 1987, con trai duy nhất của Bạc Hy Lai) với cô bạn gái Trần Hiểu Đan (cùng học tại Harvard) trong chuyến du hí Tây Tạng.
Như Bạc Qua Qua, Trần Hiểu Đan cũng thuộc nhà “con ông cháu cha” (ái nữ của Trần Nguyên – đương kim Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; và là cháu nội của Trần Vân – một trong “Bát đại nguyên lão”).
Trước khi sang Mỹ học ở Harvard, năm 2000, khi 12 tuổi, Bạc Qua Qua được bố (lúc đó là Thị trưởng Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh) cho sang Anh học tiểu học tại Trường Papplewick (học phí chừng 35.000USD/năm).
Khoảng một năm sau, Bạc Qua Qua trở thành người Hoa lục đầu tiên học trường trung học danh tiếng Harrow (nơi chỉ nhận khoảng 850 nam sinh, với học phí gần 49.000USD/năm).
Năm 2006, thời điểm Bạc Hy Lai được bổ nhiệm ghế Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Bạc Qua Qua chuyển sang Oxford, học triết, chính trị và kinh tế học.
Bạc Qua Qua từng tổ chức đêm dạ tiệc “Con đường tơ lụa” tại Oxford, với màn trình diễn của các võ sư Thiếu Lâm; rồi sau đó mời diễn viên Thành Long sang tận London để nói chuyện tại Oxford, với mình cùng xuất hiện trên sân khấu.
Hiện thời, Bạc Qua Qua học Trường Kennedy thuộc Viện đại học Harvard (nơi có học phí khoảng 70.000USD/năm).
|
__._,_.___
RECENT ACTIVITY:
No comments:
Post a Comment