Saturday, 04.14.2012, 06:20am (GMT-7)
Thư Của Một Cựu Tù Nhân Cộng Sản Gửi Ông Bùi Tín
( HNPD ) Cứ đến ngày 30 tháng Tư là trong lòng của hàng triệu người con dân của Việt Nam Cộng Hòa lại dâng lên một niềm uất hận khi nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan. Và, đó cũng là câu trả lời rõ ràng nhất cho những ai từng đặt ra vần đề hòa hợp hòa giải với Cộng sản. Chuyện hận thù, mâu thuẫn dù to lớn, phức tạp đến đâu, thì Đối thoại để san bằng nó, để đi đến hòa giải, là chuyện nên có giữa Người với Người. Nhưng, đối với chúng tôi, đã từ những ngày ngậm đắng nuốt cay trong những trại tù khổ sai Cộng sản, chúng tôi đã xếp chúng vào loại súc vật rồi.
Còn đối với ông Bùi Tín, càng ngày những người ở Hải Ngoại càng hiểu ông hơn, lẽ dĩ nhiên trong đó có Nhóm Phiếm Đàm, nơi từng đăng rất nhiều bài tạp ghi của ông ( Cũng giống như chúng tôi luôn đả kích ông Tú Gàn trong khi vẫn trân trọng những bài viết của Lữ Giang ). Tuy thế, chúng tôi vẫn không tránh được sự tức giận vì cứ mỗi lần gặp dịp là ông lại phân trần về những việc làm của ông trước và sau ngày 30 tháng Tư. Mà, những điều ông trưng ra lần này thì lại mâu thuẫn với lần trước...
Do vậy, cực chẳng đã, chúng tôi phải post lại lá thư sau đây, những mong rằng đây là lần chót gửi đến ông...HNPĐ
( HNPD ) Cứ đến ngày 30 tháng Tư là trong lòng của hàng triệu người con dân của Việt Nam Cộng Hòa lại dâng lên một niềm uất hận khi nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan. Và, đó cũng là câu trả lời rõ ràng nhất cho những ai từng đặt ra vần đề hòa hợp hòa giải với Cộng sản. Chuyện hận thù, mâu thuẫn dù to lớn, phức tạp đến đâu, thì Đối thoại để san bằng nó, để đi đến hòa giải, là chuyện nên có giữa Người với Người. Nhưng, đối với chúng tôi, đã từ những ngày ngậm đắng nuốt cay trong những trại tù khổ sai Cộng sản, chúng tôi đã xếp chúng vào loại súc vật rồi.
Còn đối với ông Bùi Tín, càng ngày những người ở Hải Ngoại càng hiểu ông hơn, lẽ dĩ nhiên trong đó có Nhóm Phiếm Đàm, nơi từng đăng rất nhiều bài tạp ghi của ông ( Cũng giống như chúng tôi luôn đả kích ông Tú Gàn trong khi vẫn trân trọng những bài viết của Lữ Giang ). Tuy thế, chúng tôi vẫn không tránh được sự tức giận vì cứ mỗi lần gặp dịp là ông lại phân trần về những việc làm của ông trước và sau ngày 30 tháng Tư. Mà, những điều ông trưng ra lần này thì lại mâu thuẫn với lần trước...
Do vậy, cực chẳng đã, chúng tôi phải post lại lá thư sau đây, những mong rằng đây là lần chót gửi đến ông...HNPĐ
Thư gửi ông Bùi Tín.
Người gửi thư: ĐỒ NHỌ.
( HNPĐ ) Đồ tôi qua Mỹ, thuộc diện HO, vào những chuyến tầu vét của diện này. . .Diện HO có nghĩa là thuộc thành phần tị nạn . . .
Một người phải tị nạn . . .Là để tránh cái nạn áp bức, đe dọa, đối xử ngược đãi, và phân biệt đối xử . . .
Khi Đồ tôi còn trong nhà tù. Đã nghe ông đào tị ra nước ngoài. Lúc đầu, ông được đón tiếp như một anh hùng. Tin ấy, làm Đồ tôi tự thán như thế này:
- Làm chính trị như ông ấy sướng thật, ở đâu cũng được ưu ái..
Ông cũng đang sống ở nước ngoài, với diện đào tị ( Đào là trốn, Tị là tránh). Tuy ông vẫn bai bải:
- Tôi nhất định về nước. tôi không hề xin cư trú chính trị. Tôi chỉ trốn tránh thôi !
Ông đã trốn tránh cái gì? Đó là một trong những phần, Đồ tôi sẽ gửi cho ông sau đây..
Khi Đồ tôi qua Mỹ. Có người bạn chủ báo đến thăm, nhân nói về ông. Người bạn chủ báo ấy có vẻ tâm đắc với cách xuất xử lắt léo của ông, khen ngợi ông, đem cho Đồ mượn những quyển sách ông viết..
Đến giờ này, theo như Đồ tôi được biết, có hai luồng dư luận còn tồn tại về ông:
Những người quốc gia chân chính có cái tâm khoan thứ của một con người, chưa biết nhiều về ông, chặc lưỡi:
- Đánh kẻ chạy đi, ai nỡ xua đuổi người chạy lại, và nếu cứ hoài nghi, lạnh nhạt thì còn ai muốn tìm về với mình nữa.
Nhóm người thứ hai, trong đó có Đồ tôi còn băn khoăn về nhiều điểm, mà thứ tự thời gian, Đồ sẽ xin trình bầy sau đây..
. . . Ngược mảng thời gian.
Đó là năm 1976, sau một ngày lao động vất vả. Các bao tử teo tóp của các tù nhân bừng lên về tin nhà bếp đem một con trâu về. Việc thịt trâu, thường chỉ xẩy ra vào những ngày lễ, tết. Mỗi tù nhân, được một chén thịt luộc với muối. Có người còn có sáng kiến: “Sao không kiếm một sợi chỉ, cột chặt vào miếng thịt ấy, để khi nó xuống thực quản, kéo ra nhai lại.” Miếng ăn là miếng nhục, mà nhục là thịt ( dù rằng viết theo chữ Hán thì khác nhau) . Vậy miếng thịt là miếng nhục.
Tù nhân thì nhục nhã quen rồi, nhưng vẫn ước ao có được miếng thịt. Miếng thịt tạo ra chút bổ dưỡng, kéo dài sự sống, để trở về với gia đình. Cho nên ai mà không muốn.
. . . Ông đeo sắc cốt, phương phi, no đủ đứng nhìn chúng tôi ăn, cười với người tù này, nói đùa với người tù kia . . . Ông bô bô:
- Các anh còn sướng chán, những ngày kháng chiến, những ngày hành quân trên vùng Việt Bắc này, chúng tôi còn không có một thìa mắm mà ăn..
Tù vẫn cúi đầu xuống ăn, ông vẫn tiếp tục ba hoa. Có Tù nghĩ: “ Làm sao lại so sánh như thế được” Nhưng có người nghĩ: “Miệng nhà quan có gang mà”.
Sau khi lưng lửng cái bụng, tù nhân được lùa lên hội trường nghe “Phái đoàn báo chí của trung ương” nói chuyện. Ông được tên cán bộ văn xã giới thiệu là “Đồng chí phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân”. Nó vừa nói xong, còn cải chính:
- Tôi nói từ “đồng chí” là dùng cho chúng tôi đấy nhé. các anh cứ hiểu là một cán bộ cấp cao là được rồi..
Ông ngồi ngất ngưởng trên bàn chủ tọa, cười hô hố, đồng tình...
Ông bắt đầu rao giảng về âm mưu thủ đoạn của Đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới. Âm mưu thâm độc và tàn nhẫn của Mỹ, Ngụy. Chế độ ưu việt của xã hội chủ nghĩa v.v
Chúng tôi cắm cúi ghi, phải ghi cho kỹ, không thôi, ngày mai từng tổ học tập, sẽ thảo luận từng câu, từng chữ về những lời vàng ngọc này..
Bỗng, trong lúc bất ngờ nhất . . .trong lúc ông đang nói về nền kinh tế, và xã hội miền Nam trước khi “ Quân giải phóng vào cứu”. Ông đập tay xuống bàn, chỉ xuống dưới đám tù nhân, tay ông xòe ra, quét một vòng cung từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái. Ông gằn giọng:
- Theo điều tra sơ bộ của chính quyền cách mạng, miền Nam hiện giờ có tới năm trăm ngàn gái điếm. Trong đó có vợ con các anh..
. . . Có tù nhân cười nhạt, có tù nhân khóc. Cái vòng vải trắng, được may ngoài cổ áo để phân biệt người tù với thường dân ngoài bản làng, như những mảnh khăn tang, rung lên vì những tiếng nấc nghẹn ngào...
Có một nhà sư, nằm gần Đồ tôi, thấy tôi buồn buồn, cười nói:
- Những người cán bộ cao cấp, người ta bỏ hẳn cái tên khai sinh, tự tìm cho mình một bí danh, cái bí danh này, làm kim chỉ nam cho tiền trình của họ. Ông Bùi Tín này, chắc phải là nhà tiên tri nên biết trước mình sẽ làm báo. ông ta lấy tên là Bùi Tín, chữ Tín có nghĩa là Tin, thí dụ như tin tức, tin vắn, tin kinh khủng, tin chó cán xe, xe cán chó.
Tôi cãi:
- Không phải vậy đâu, ông ta nghĩ rằng cái tên ấy hàm chứa một sự tin cậy. Tin vào mình và tin vào ngừời.
Bây giờ thì tôi mới biết, cả tôi và nhà sư nhân hậu của tôi đều sai. Chữ Tín, dù đứng hàng chót trong tứ đức ( Nhân, nghĩa, trí, tín). Nhưng viết có một kiểu. Chữ Nhân đứng bên trái chữ Ngôn. Con người khi nói là tự câu ấy đã lập ngôn rồi. Do vậy khi qua đến vùng tự do, vùng mà ai “ muốn nói gì thì nói” ông lại “ Lập ngôn” :
...Những lý do tôi đào thoát là nhiều bất đồng với Đảng và chính quyền Hà Nội. Một trong những bất đồng ấy là chính sách của nhà nước, là thái độ của họ đối xử với sĩ quan chế độ cũ.
Cái lối nói nước đôi ấy làm người ta vỗ tay, khi người ta hiểu rằng: “Ông bất bình là vì chính sách ngược đãi của chế độ Cộng Sản, đối với những sĩ quan học tập cải tạo.” Đâu có ai nghi ngờ. Nhưng những sĩ quan ở trại Yên Bái đã nghi ngờ, khi so sánh câu “ Lập ngôn” của ông đối với những hàng binh, với câu “ Lập ngôn” của một hàng thần như ông.
Trong Hoa Xuyên Tuyết, ông huênh hoang tranh công với Thiếu tá VC Bùi Văn Tùng về việc các ông “ Túm” được ông Tướng hèn Dương Văn Minh, Đồ tôi thì nghĩ như thế này:
Nhiệm vụ chính của một con chó săn, chủ xua ra, chỉ để bắt những con vật bị thương, khi con vật này mất sức tự vệ, chứ bản thân con chó ấy nào có mạnh mẽ gì...Huống hồ chính nó cũng đang bị nội thương, đang sẵn sàng chìa bàn tay hèn ra để được bắt trói, để được lưu lại nốt kiếp sống thừa. Bắt được nó, hay chấp nhận từ nó những lời van xin, hay quy phục, Nào có vinh hạnh gì?
Còn nhiều câu, nhiều việc, đầu Ngô mình Sở khác nữa..Nhưng Đồ chỉ nêu ra những sự việc chính...
Năm 1999 ( Năm mà thiên hạ đồn rằng có đại hồng thủy ) Có lẽ là năm, mà mọi người muốn dọn mình cho sạch mọi ám ảnh của một phiên tòa chung thẩm trước khi trình diện Thượng Đế. Người ta đã mở tung ra những trói buộc, mở toang ra những bí mật. Nói hết ra những căm hận. Dẫn đến việc “Oan có chủ, nợ có đầu”. Đó là việc chính tay ông cầm dao giết người, chính bàn tay ông hạ thủ, chính bàn tay ông có đẫm máu tươi ở Quảng Trị đêm nào. Thân nhân họ còn sống, tố cáo ông. Mọi chuyện khác thì ông im lặng. Riêng việc này thì ông chối bai bải. Tại sao có tật giật mình thế? Rồi cũng có một vài tiếng chó sủa trăng rời rạc bênh ông...
Trong chiến tranh, việc bên này, giết bên kia. Ta không bắn địch, thì địch cũng bắn ta . . .Chuyện đó là thường tình. Nhưng người quân tử, không nên dĩ công vi tư. Không lấy cái chung để làm cái riêng. Không lấy cái “mác” chống Pháp để giết người trả thù, cái thù riêng của hai dòng họ..
Ông Văn Cao là một nhạc sĩ thiên tài. Tác giả bài Tiến Quân Ca, một bản Quốc ca của Việt cộng, cũng là tác giả của biết bao nhiêu bài hát trữ tình độc đáo, đã làm say đắm bao nhiêu thế hệ. Đồ tôi chỉ say ông ta, như người ta say thuốc lào, chứ không thể say, như say tình, say ngãi. Say thuốc lào, thoáng chốc sẽ tỉnh, vì có sự can dự của lá phổi, vốn bộc tuyêch, bộc toạc. Còn say tình, việc lâu dài của con tim. Ngay cả đến bây giờ. Ông Văn Cao đã ra đi. Bản Tiến Quân Ca vẫn làm con tim một nhúm người Cộng Sản thổn thức, đôi chân theo quán tính vẫn phải đứng nghiêm.
Giả dụ bây giờ, có ai đó đứng ra tổ chức một buổi lễ “ Tưởng niệm Văn Cao” Đồ tôi vẫn đến, vẫn thắp cho ông những nén nhang chân thành , nhưng thú thực, càng yêu nhạc sĩ Văn Cao bao nhiêu thì Đồ tôi càng tởm “ Người Chiến sĩ cách mạng của nguyên quán Vụ Bản, Nam Định” bấy nhiêu . . .
. . . Thế mà cứ như bị bỏ bùa. . . Khi nghe những bản Thiên Thai, Buồn Tàn Thu. Đồ tôi vẫn say. Nhưng trong mơ màng, lung linh của khói thuốc lào ấy. Đồ tôi chợt nhớ đến hình ảnh một sát thủ, mặc áo the thâm, quần trắng, hóa trang thành một người đứng tuổi tỉnh lẻ, trong bụng giắt hai khẩu súng một khẩu cỡ 7,65, một khẩu Browning baby cỡ 6,35 ly. Vào những ngày đầu tháng 7 năm 1945, lui cui đạp xe xuống Hải Phòng. người sát thủ ấy, thay laị bộ đồ khác có cái áo vareuse, có túi chéo để dễ giấu súng. Đến số nhà 46 đường Phan Bội Châu bây giờ, ung dung vào tiệm hút, có tên Đỗ Đức Phin đang đi mây về gió, chiến sĩ cách mạng Văn Cao rút súng ra bắn vào lưng Phin. Súng không nổ, Văn cao rút khẩu súng dự phòng vẫn bắn vào lưng, khi Phin bật lên. Ông ta đưa súng vào đầu Phin bắn tiếp, kết liễu đời một tên tay sai, ung dung xuống thang gác . . .
Rồi, một Hoàng Phủ Ngọc Tường với tập thơ: “Em Hái Phù Dung” làm nức nở những tà áo tím đất Thần Kinh, làm thắm đỏ môi má học trò trong những chiếc nón bài thơ Đồng Khánh , trong những câu mượt mà:
Anh hái cánh phù dung trắng.
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Ông họ Phủ này, cũng giết người, nhưng khác với ông Bùi Tín và Văn Cao. ông Tường đã ngạo nghễ trên bàn xử án của một tòa án nhân nhân, và “nhà thơ máu lạnh” này đã ra lệnh chôn sống cả trăm, cả ngàn người trong những ngày đầu Xuân Mậu Thân, ngay tại Phú Văn Lâu Huế năm ấy.
... Đồ tôi dựng tóc gáy . . .Rồi lại tự trách mình sao lại cứ đi tìm mãi cái tuyệt đối của những nghệ nhân? Nhưng trong đầu cứ luẩn quẩn nghĩ đến việc ông Bùi Tín tự tay giết người, ông Văn Cao tự tay giết người. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường tự tay chôn sống người . . .
Thời còn khói súng của trận mạc, Đồ tôi, say thứ khói ấy lắm, nên cứ thế mà giết. Giết để trả thù nhà vì bị bọn các ông đấu tố. Giết để trả nợ nước vì các ông là đám Cộng Nô! Cho đến bây giờ, cũng không ân hận vì những cơn say ấy. Có khi còn chưa thỏa mãn là đàng khác. Bởi vậy, Đồ tôi chỉ có thể viết nhăng viết cuội thì được. Viết để chửi chó mắng mèo thì được. Nhưng không bao giờ có thể thành một nhà văn lớn được. Vì đã là nhà văn, nhà sáng tác nhạc, họa sĩ như mấy ông, thì phải có con tim nhân ái. Phải biết đau, cả với tiếng kêu thương của con quạ, con cú bị nạn. Phải ngẩn ngơ xót xa, với ngay những cánh hoa bị mưa gió bảo bùng làm tan tác…. Nói chi đến cái việc ung dung sát nhân như vậy?
Gần đây, không biết do nguồn điều khiển tử xa ở đâu. Ông khui một vài điều, mà ông gọi là bí mật của ông Hồ Chí Minh. Người cả tin cho là ông đã hoàn toàn phản tỉnh, Vì cho dù mang danh đào tị, trước sau, ông vẫn vỗ ngực: Ông chống, là chống cái đường lối của Cộng sản kia kìa, chứ ông không chống con người của Cộng Sản đâu. Rồi ông chỉ vào tim: Bác Hồ vẫn ở đây! Nhưng, những người đa nghi trong đó có Đồ tôi, thì cho rằng cái ý đồ của ông, nằm trong âm mưu: “ Minh tu san đạo, ám độ Trần Thương”. Ông giả vờ chê, khui những sự việc nhỏ. cố để che lờ những đại tội của ông Hồ với Dân Tộc. . .
Như Đồ Nhọ đã viết nhiều lần, khi mà lịch sử chưa ổn định, thì việc mạt sát người này, đánh bóng người kia, phá mả người này để làm nhục, dựng lăng người kia để dương danh, chỉ là hành động nhất thời..Mười năm, hai mươi năm, thậm chí một trăm năm, với một đời người thì dài, nhưng với lịch sử thì quá ngắn. Việc thay bậc, đổi ngôi, thay nơi, đổi chỗ nào có mấy hồi?
Còn như cái ý định phản tỉnh có thực. Nghĩa là tự ông đã thấy thực sự tội ác của ông Hồ, mà không chóng thì chày lịch sử sẽ khui ra. Ông phải tránh trước như ông đã tránh trước cái họa sát thân khi bức tường Bá linh đổ xụp, để trốn chạy qua phương Tây làm một kẻ hàng thần. Hàng thần của một loại ý thức hệ đi nữa thì cũng là hàng thần.
Ngày xưa, những minh quân. Tay phải vẫn mở rộng, nồng thắm kéo vào những quan tướng của phía bên kia, thuận lòng quy chính. Nhưng tay trái vẫn sẵn sàng thủ gươm để tự tay chém chết những ai bôi bác cố chủ của họ.
Ông minh quân ấy lý luận rất đơn giản: Nhà ngươi đã phản chủ cũ, quay lại nói xấu chủ của mình. Ta phải giết con người phản bội này, để răn dạy thuộc tướng của ta.
Viết đến đây, Đồ tôi lại ngẫm nghĩ câu nói của cổ nhân: “Bách mưu, tất nhất thất” có nghỉa là trăm phương nghìn kế, phải có cái hỏng. Một cái hỏng của bộ óc trí trá, phản nghịch của ông là: ông cứ ngỡ rằng cái tam đoạn luận chống Cộng: “Mày thù Cộng Sản, Căm hận ông Hồ. Tao chửi Cộng sản, tao khui bí mật xấu xa của ông Hồ. Tao cũng là người chống Cộng. Tao là đồng minh của mày..”
Câu trên đúng với tổng thể, nhưng sai với một vài cá nhân trong đó có ông, vì ông vẫn tự dương danh ông xuất thân từ một gia đình nho giáo . . .
Trang gia phả họ Bùi, có thân sinh thượng thư Bùi Bằng Đoàn “phản Ngô, phò Hồ” sao không nhắc ông câu nói đầu lưỡi của cương thường con người :
... Trung thần bất sự nhị quân, tiết nữ bất giá nhị phu ?
Khi yên nơi, ấm chỗ ông viết sách, ông lại lập thuyết. Trong những cái tiếc về sự phung phí của mình, Đồ tôi rất tiếc cái thời giờ bỏ ra đọc những quyển sách ông viết . .
Người phương Đông xưa cổ, khi viết sách, thường ký thác tâm sự, con người của mình trong tác phẩm ấy.. Trái với các nhà cải lương Phương Tây muốn “ dấu con người, cuộc sống của cái tôi”. Như V.Huygo ( Pháp) có nói: “ Bạn ơi! hãy giấu kỹ cuộc đời anh và phổ biến tri thức của anh!”
Đồ tôi thấy nhà ông cáo lắm, ông phối hợp cả Đông lẫn Tây. Nhưng, khi dậy dỗ các hệ thống truyền thông bên này về cung cách viết báo. Ông quên béng một điều: Đối tượng của người viết là ai mới được chứ?
Gần 10 năm làm phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và từ năm 1986, là phó cho tờ Nhân Dân, khi nhà ông viết ra điều gì, trước khi ông đặt bút, ông phải nghĩ ngay đến Đảng và ông chủ Cộng Sản của ông. Viết sao cũng được, miễn sao bài viết ấy mang “ Tính Đảng, tính chiến đấu, tính nhân dân” sau đó, mới ban phát cho những độc giả hèn mọn tội nghiệp!
Ở bên này, ngay khi Đồ tôi đang viết cho ông chữ nào, dòng nào, ông sẽ nhận được nguyên con của chữ ấy, dòng ấy. Và cũng khác với bên kia là: Người “ Boss” của Đồ tôi, không phải ông Chủ biên mà là tất cả các độc giả cuả Hải Ngoại Phiếm Đàm. Cái khác biệt căn cốt là vậy đấy, ông nhà báo Thành Tín ạ!
Người gửi thư: ĐỒ NHỌ.
( HNPĐ ) Đồ tôi qua Mỹ, thuộc diện HO, vào những chuyến tầu vét của diện này. . .Diện HO có nghĩa là thuộc thành phần tị nạn . . .
Một người phải tị nạn . . .Là để tránh cái nạn áp bức, đe dọa, đối xử ngược đãi, và phân biệt đối xử . . .
Khi Đồ tôi còn trong nhà tù. Đã nghe ông đào tị ra nước ngoài. Lúc đầu, ông được đón tiếp như một anh hùng. Tin ấy, làm Đồ tôi tự thán như thế này:
- Làm chính trị như ông ấy sướng thật, ở đâu cũng được ưu ái..
Ông cũng đang sống ở nước ngoài, với diện đào tị ( Đào là trốn, Tị là tránh). Tuy ông vẫn bai bải:
- Tôi nhất định về nước. tôi không hề xin cư trú chính trị. Tôi chỉ trốn tránh thôi !
Ông đã trốn tránh cái gì? Đó là một trong những phần, Đồ tôi sẽ gửi cho ông sau đây..
Khi Đồ tôi qua Mỹ. Có người bạn chủ báo đến thăm, nhân nói về ông. Người bạn chủ báo ấy có vẻ tâm đắc với cách xuất xử lắt léo của ông, khen ngợi ông, đem cho Đồ mượn những quyển sách ông viết..
Đến giờ này, theo như Đồ tôi được biết, có hai luồng dư luận còn tồn tại về ông:
Những người quốc gia chân chính có cái tâm khoan thứ của một con người, chưa biết nhiều về ông, chặc lưỡi:
- Đánh kẻ chạy đi, ai nỡ xua đuổi người chạy lại, và nếu cứ hoài nghi, lạnh nhạt thì còn ai muốn tìm về với mình nữa.
Nhóm người thứ hai, trong đó có Đồ tôi còn băn khoăn về nhiều điểm, mà thứ tự thời gian, Đồ sẽ xin trình bầy sau đây..
. . . Ngược mảng thời gian.
Đó là năm 1976, sau một ngày lao động vất vả. Các bao tử teo tóp của các tù nhân bừng lên về tin nhà bếp đem một con trâu về. Việc thịt trâu, thường chỉ xẩy ra vào những ngày lễ, tết. Mỗi tù nhân, được một chén thịt luộc với muối. Có người còn có sáng kiến: “Sao không kiếm một sợi chỉ, cột chặt vào miếng thịt ấy, để khi nó xuống thực quản, kéo ra nhai lại.” Miếng ăn là miếng nhục, mà nhục là thịt ( dù rằng viết theo chữ Hán thì khác nhau) . Vậy miếng thịt là miếng nhục.
Tù nhân thì nhục nhã quen rồi, nhưng vẫn ước ao có được miếng thịt. Miếng thịt tạo ra chút bổ dưỡng, kéo dài sự sống, để trở về với gia đình. Cho nên ai mà không muốn.
. . . Ông đeo sắc cốt, phương phi, no đủ đứng nhìn chúng tôi ăn, cười với người tù này, nói đùa với người tù kia . . . Ông bô bô:
- Các anh còn sướng chán, những ngày kháng chiến, những ngày hành quân trên vùng Việt Bắc này, chúng tôi còn không có một thìa mắm mà ăn..
Tù vẫn cúi đầu xuống ăn, ông vẫn tiếp tục ba hoa. Có Tù nghĩ: “ Làm sao lại so sánh như thế được” Nhưng có người nghĩ: “Miệng nhà quan có gang mà”.
Sau khi lưng lửng cái bụng, tù nhân được lùa lên hội trường nghe “Phái đoàn báo chí của trung ương” nói chuyện. Ông được tên cán bộ văn xã giới thiệu là “Đồng chí phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân”. Nó vừa nói xong, còn cải chính:
- Tôi nói từ “đồng chí” là dùng cho chúng tôi đấy nhé. các anh cứ hiểu là một cán bộ cấp cao là được rồi..
Ông ngồi ngất ngưởng trên bàn chủ tọa, cười hô hố, đồng tình...
Ông bắt đầu rao giảng về âm mưu thủ đoạn của Đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới. Âm mưu thâm độc và tàn nhẫn của Mỹ, Ngụy. Chế độ ưu việt của xã hội chủ nghĩa v.v
Chúng tôi cắm cúi ghi, phải ghi cho kỹ, không thôi, ngày mai từng tổ học tập, sẽ thảo luận từng câu, từng chữ về những lời vàng ngọc này..
Bỗng, trong lúc bất ngờ nhất . . .trong lúc ông đang nói về nền kinh tế, và xã hội miền Nam trước khi “ Quân giải phóng vào cứu”. Ông đập tay xuống bàn, chỉ xuống dưới đám tù nhân, tay ông xòe ra, quét một vòng cung từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái. Ông gằn giọng:
- Theo điều tra sơ bộ của chính quyền cách mạng, miền Nam hiện giờ có tới năm trăm ngàn gái điếm. Trong đó có vợ con các anh..
. . . Có tù nhân cười nhạt, có tù nhân khóc. Cái vòng vải trắng, được may ngoài cổ áo để phân biệt người tù với thường dân ngoài bản làng, như những mảnh khăn tang, rung lên vì những tiếng nấc nghẹn ngào...
Có một nhà sư, nằm gần Đồ tôi, thấy tôi buồn buồn, cười nói:
- Những người cán bộ cao cấp, người ta bỏ hẳn cái tên khai sinh, tự tìm cho mình một bí danh, cái bí danh này, làm kim chỉ nam cho tiền trình của họ. Ông Bùi Tín này, chắc phải là nhà tiên tri nên biết trước mình sẽ làm báo. ông ta lấy tên là Bùi Tín, chữ Tín có nghĩa là Tin, thí dụ như tin tức, tin vắn, tin kinh khủng, tin chó cán xe, xe cán chó.
Tôi cãi:
- Không phải vậy đâu, ông ta nghĩ rằng cái tên ấy hàm chứa một sự tin cậy. Tin vào mình và tin vào ngừời.
Bây giờ thì tôi mới biết, cả tôi và nhà sư nhân hậu của tôi đều sai. Chữ Tín, dù đứng hàng chót trong tứ đức ( Nhân, nghĩa, trí, tín). Nhưng viết có một kiểu. Chữ Nhân đứng bên trái chữ Ngôn. Con người khi nói là tự câu ấy đã lập ngôn rồi. Do vậy khi qua đến vùng tự do, vùng mà ai “ muốn nói gì thì nói” ông lại “ Lập ngôn” :
...Những lý do tôi đào thoát là nhiều bất đồng với Đảng và chính quyền Hà Nội. Một trong những bất đồng ấy là chính sách của nhà nước, là thái độ của họ đối xử với sĩ quan chế độ cũ.
Cái lối nói nước đôi ấy làm người ta vỗ tay, khi người ta hiểu rằng: “Ông bất bình là vì chính sách ngược đãi của chế độ Cộng Sản, đối với những sĩ quan học tập cải tạo.” Đâu có ai nghi ngờ. Nhưng những sĩ quan ở trại Yên Bái đã nghi ngờ, khi so sánh câu “ Lập ngôn” của ông đối với những hàng binh, với câu “ Lập ngôn” của một hàng thần như ông.
Trong Hoa Xuyên Tuyết, ông huênh hoang tranh công với Thiếu tá VC Bùi Văn Tùng về việc các ông “ Túm” được ông Tướng hèn Dương Văn Minh, Đồ tôi thì nghĩ như thế này:
Nhiệm vụ chính của một con chó săn, chủ xua ra, chỉ để bắt những con vật bị thương, khi con vật này mất sức tự vệ, chứ bản thân con chó ấy nào có mạnh mẽ gì...Huống hồ chính nó cũng đang bị nội thương, đang sẵn sàng chìa bàn tay hèn ra để được bắt trói, để được lưu lại nốt kiếp sống thừa. Bắt được nó, hay chấp nhận từ nó những lời van xin, hay quy phục, Nào có vinh hạnh gì?
Còn nhiều câu, nhiều việc, đầu Ngô mình Sở khác nữa..Nhưng Đồ chỉ nêu ra những sự việc chính...
Năm 1999 ( Năm mà thiên hạ đồn rằng có đại hồng thủy ) Có lẽ là năm, mà mọi người muốn dọn mình cho sạch mọi ám ảnh của một phiên tòa chung thẩm trước khi trình diện Thượng Đế. Người ta đã mở tung ra những trói buộc, mở toang ra những bí mật. Nói hết ra những căm hận. Dẫn đến việc “Oan có chủ, nợ có đầu”. Đó là việc chính tay ông cầm dao giết người, chính bàn tay ông hạ thủ, chính bàn tay ông có đẫm máu tươi ở Quảng Trị đêm nào. Thân nhân họ còn sống, tố cáo ông. Mọi chuyện khác thì ông im lặng. Riêng việc này thì ông chối bai bải. Tại sao có tật giật mình thế? Rồi cũng có một vài tiếng chó sủa trăng rời rạc bênh ông...
Trong chiến tranh, việc bên này, giết bên kia. Ta không bắn địch, thì địch cũng bắn ta . . .Chuyện đó là thường tình. Nhưng người quân tử, không nên dĩ công vi tư. Không lấy cái chung để làm cái riêng. Không lấy cái “mác” chống Pháp để giết người trả thù, cái thù riêng của hai dòng họ..
Ông Văn Cao là một nhạc sĩ thiên tài. Tác giả bài Tiến Quân Ca, một bản Quốc ca của Việt cộng, cũng là tác giả của biết bao nhiêu bài hát trữ tình độc đáo, đã làm say đắm bao nhiêu thế hệ. Đồ tôi chỉ say ông ta, như người ta say thuốc lào, chứ không thể say, như say tình, say ngãi. Say thuốc lào, thoáng chốc sẽ tỉnh, vì có sự can dự của lá phổi, vốn bộc tuyêch, bộc toạc. Còn say tình, việc lâu dài của con tim. Ngay cả đến bây giờ. Ông Văn Cao đã ra đi. Bản Tiến Quân Ca vẫn làm con tim một nhúm người Cộng Sản thổn thức, đôi chân theo quán tính vẫn phải đứng nghiêm.
Giả dụ bây giờ, có ai đó đứng ra tổ chức một buổi lễ “ Tưởng niệm Văn Cao” Đồ tôi vẫn đến, vẫn thắp cho ông những nén nhang chân thành , nhưng thú thực, càng yêu nhạc sĩ Văn Cao bao nhiêu thì Đồ tôi càng tởm “ Người Chiến sĩ cách mạng của nguyên quán Vụ Bản, Nam Định” bấy nhiêu . . .
. . . Thế mà cứ như bị bỏ bùa. . . Khi nghe những bản Thiên Thai, Buồn Tàn Thu. Đồ tôi vẫn say. Nhưng trong mơ màng, lung linh của khói thuốc lào ấy. Đồ tôi chợt nhớ đến hình ảnh một sát thủ, mặc áo the thâm, quần trắng, hóa trang thành một người đứng tuổi tỉnh lẻ, trong bụng giắt hai khẩu súng một khẩu cỡ 7,65, một khẩu Browning baby cỡ 6,35 ly. Vào những ngày đầu tháng 7 năm 1945, lui cui đạp xe xuống Hải Phòng. người sát thủ ấy, thay laị bộ đồ khác có cái áo vareuse, có túi chéo để dễ giấu súng. Đến số nhà 46 đường Phan Bội Châu bây giờ, ung dung vào tiệm hút, có tên Đỗ Đức Phin đang đi mây về gió, chiến sĩ cách mạng Văn Cao rút súng ra bắn vào lưng Phin. Súng không nổ, Văn cao rút khẩu súng dự phòng vẫn bắn vào lưng, khi Phin bật lên. Ông ta đưa súng vào đầu Phin bắn tiếp, kết liễu đời một tên tay sai, ung dung xuống thang gác . . .
Rồi, một Hoàng Phủ Ngọc Tường với tập thơ: “Em Hái Phù Dung” làm nức nở những tà áo tím đất Thần Kinh, làm thắm đỏ môi má học trò trong những chiếc nón bài thơ Đồng Khánh , trong những câu mượt mà:
Anh hái cánh phù dung trắng.
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Ông họ Phủ này, cũng giết người, nhưng khác với ông Bùi Tín và Văn Cao. ông Tường đã ngạo nghễ trên bàn xử án của một tòa án nhân nhân, và “nhà thơ máu lạnh” này đã ra lệnh chôn sống cả trăm, cả ngàn người trong những ngày đầu Xuân Mậu Thân, ngay tại Phú Văn Lâu Huế năm ấy.
... Đồ tôi dựng tóc gáy . . .Rồi lại tự trách mình sao lại cứ đi tìm mãi cái tuyệt đối của những nghệ nhân? Nhưng trong đầu cứ luẩn quẩn nghĩ đến việc ông Bùi Tín tự tay giết người, ông Văn Cao tự tay giết người. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường tự tay chôn sống người . . .
Thời còn khói súng của trận mạc, Đồ tôi, say thứ khói ấy lắm, nên cứ thế mà giết. Giết để trả thù nhà vì bị bọn các ông đấu tố. Giết để trả nợ nước vì các ông là đám Cộng Nô! Cho đến bây giờ, cũng không ân hận vì những cơn say ấy. Có khi còn chưa thỏa mãn là đàng khác. Bởi vậy, Đồ tôi chỉ có thể viết nhăng viết cuội thì được. Viết để chửi chó mắng mèo thì được. Nhưng không bao giờ có thể thành một nhà văn lớn được. Vì đã là nhà văn, nhà sáng tác nhạc, họa sĩ như mấy ông, thì phải có con tim nhân ái. Phải biết đau, cả với tiếng kêu thương của con quạ, con cú bị nạn. Phải ngẩn ngơ xót xa, với ngay những cánh hoa bị mưa gió bảo bùng làm tan tác…. Nói chi đến cái việc ung dung sát nhân như vậy?
Gần đây, không biết do nguồn điều khiển tử xa ở đâu. Ông khui một vài điều, mà ông gọi là bí mật của ông Hồ Chí Minh. Người cả tin cho là ông đã hoàn toàn phản tỉnh, Vì cho dù mang danh đào tị, trước sau, ông vẫn vỗ ngực: Ông chống, là chống cái đường lối của Cộng sản kia kìa, chứ ông không chống con người của Cộng Sản đâu. Rồi ông chỉ vào tim: Bác Hồ vẫn ở đây! Nhưng, những người đa nghi trong đó có Đồ tôi, thì cho rằng cái ý đồ của ông, nằm trong âm mưu: “ Minh tu san đạo, ám độ Trần Thương”. Ông giả vờ chê, khui những sự việc nhỏ. cố để che lờ những đại tội của ông Hồ với Dân Tộc. . .
Như Đồ Nhọ đã viết nhiều lần, khi mà lịch sử chưa ổn định, thì việc mạt sát người này, đánh bóng người kia, phá mả người này để làm nhục, dựng lăng người kia để dương danh, chỉ là hành động nhất thời..Mười năm, hai mươi năm, thậm chí một trăm năm, với một đời người thì dài, nhưng với lịch sử thì quá ngắn. Việc thay bậc, đổi ngôi, thay nơi, đổi chỗ nào có mấy hồi?
Còn như cái ý định phản tỉnh có thực. Nghĩa là tự ông đã thấy thực sự tội ác của ông Hồ, mà không chóng thì chày lịch sử sẽ khui ra. Ông phải tránh trước như ông đã tránh trước cái họa sát thân khi bức tường Bá linh đổ xụp, để trốn chạy qua phương Tây làm một kẻ hàng thần. Hàng thần của một loại ý thức hệ đi nữa thì cũng là hàng thần.
Ngày xưa, những minh quân. Tay phải vẫn mở rộng, nồng thắm kéo vào những quan tướng của phía bên kia, thuận lòng quy chính. Nhưng tay trái vẫn sẵn sàng thủ gươm để tự tay chém chết những ai bôi bác cố chủ của họ.
Ông minh quân ấy lý luận rất đơn giản: Nhà ngươi đã phản chủ cũ, quay lại nói xấu chủ của mình. Ta phải giết con người phản bội này, để răn dạy thuộc tướng của ta.
Viết đến đây, Đồ tôi lại ngẫm nghĩ câu nói của cổ nhân: “Bách mưu, tất nhất thất” có nghỉa là trăm phương nghìn kế, phải có cái hỏng. Một cái hỏng của bộ óc trí trá, phản nghịch của ông là: ông cứ ngỡ rằng cái tam đoạn luận chống Cộng: “Mày thù Cộng Sản, Căm hận ông Hồ. Tao chửi Cộng sản, tao khui bí mật xấu xa của ông Hồ. Tao cũng là người chống Cộng. Tao là đồng minh của mày..”
Câu trên đúng với tổng thể, nhưng sai với một vài cá nhân trong đó có ông, vì ông vẫn tự dương danh ông xuất thân từ một gia đình nho giáo . . .
Trang gia phả họ Bùi, có thân sinh thượng thư Bùi Bằng Đoàn “phản Ngô, phò Hồ” sao không nhắc ông câu nói đầu lưỡi của cương thường con người :
... Trung thần bất sự nhị quân, tiết nữ bất giá nhị phu ?
Khi yên nơi, ấm chỗ ông viết sách, ông lại lập thuyết. Trong những cái tiếc về sự phung phí của mình, Đồ tôi rất tiếc cái thời giờ bỏ ra đọc những quyển sách ông viết . .
Người phương Đông xưa cổ, khi viết sách, thường ký thác tâm sự, con người của mình trong tác phẩm ấy.. Trái với các nhà cải lương Phương Tây muốn “ dấu con người, cuộc sống của cái tôi”. Như V.Huygo ( Pháp) có nói: “ Bạn ơi! hãy giấu kỹ cuộc đời anh và phổ biến tri thức của anh!”
Đồ tôi thấy nhà ông cáo lắm, ông phối hợp cả Đông lẫn Tây. Nhưng, khi dậy dỗ các hệ thống truyền thông bên này về cung cách viết báo. Ông quên béng một điều: Đối tượng của người viết là ai mới được chứ?
Gần 10 năm làm phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và từ năm 1986, là phó cho tờ Nhân Dân, khi nhà ông viết ra điều gì, trước khi ông đặt bút, ông phải nghĩ ngay đến Đảng và ông chủ Cộng Sản của ông. Viết sao cũng được, miễn sao bài viết ấy mang “ Tính Đảng, tính chiến đấu, tính nhân dân” sau đó, mới ban phát cho những độc giả hèn mọn tội nghiệp!
Ở bên này, ngay khi Đồ tôi đang viết cho ông chữ nào, dòng nào, ông sẽ nhận được nguyên con của chữ ấy, dòng ấy. Và cũng khác với bên kia là: Người “ Boss” của Đồ tôi, không phải ông Chủ biên mà là tất cả các độc giả cuả Hải Ngoại Phiếm Đàm. Cái khác biệt căn cốt là vậy đấy, ông nhà báo Thành Tín ạ!
Thư bất tận ngôn.ĐỒ NHỌ ( HNPĐ )
Other Articles: | |
Giấc mơ Mỹ (04.14.2012) | |
Trả nghĩa cho chữ (04.13.2012) | |
VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN: GIẢI PHÓNG GÌ? (04.13.2012) | |
Chán như con gián! (04.13.2012) | |
"Giải phóng mặt bằng" : Mỹ khác Việt (04.13.2012) | |
Viết thế nào và viết cái gì đây? (04.12.2012) | |
Chương trình dự báo Địa chí – Chính văn (phiếm) (04.12.2012) | |
Thời của Quỷ (04.12.2012) | |
Suy ra tất cả cũng vì tiền thôi (04.12.2012) | |
Bỏ phiếu bằng chân (04.12.2012) |
No comments:
Post a Comment