Bài  Học  Từ  Thỉnh  Nguyện  Thư  Của  Người  Việt  Hải  Ngoại
[Cuộc Gặp Gỡ  Huề Vốn”  Ở Tòa Bạch Ốc Ngày 5 Tháng 3 Năm 2012]

Thường người ta chỉ biết phê bình là khen chê, nhất là chê và nhiều khi để tỏ ra mình độc lập hiểu biết thì dầu không đáng chê cũng cố kiếm ra một cái chi để mà chê:  Thế mới là phê bình. Kỳ thực đó chỉ là cái tật phê bình để mà phê bình”. (1)
Vì vậy để tránh mọi hiểu lầm cho người đọc vì cảm giác bị phê bình, bị lên lớp, hay bị “có tật giật mình”…, thiết tưởng cần nhắc lại cho những ai còn giật mình khó chịu với bất cứ lý do gì hay bất cứ chuyện gì xảy ra cho mình, thì nên nhớ là mình mới tự tôn kiêu ngạo. Vì có lời chép rằng:  Khi tâm con còn vọng động chút gì,muốn làm cao, muốn được khen, tức còn vướng mắc cách ngã mạn nặng trược, ắt con sẽ bị trì xuống nặng mà chẳng tiến cao được”. (2)
Do đó, trước tiên người viết những giòng chữ này xin lập lại cho mọi người, là tôi không hề có ý áp đặt tư tưởng của mình. Vì quyền tự do ngôn luận là của mọi người, và ai cũng có lý riêng theo trình độ hiểu biết, với kiến thức và dưới cái góc nhìn của mình cho vấn đề đặt ra. Nhưng tự do ngôn luận không có nghĩa là nói sao cũng được tùy hứng theo cảm tính hay bằng suy luận theo biện lý chứng với đầu óc duy lý. Vì nếu hễ là DUY, với bất cứ duy gì (duy lý, duy thần, duy tâm, duy vật…) thì đều là thiên lệch hay địa lệch, nên chỉ có sai mà không thể đúng. Vì hễ là Duy tức không còn tuân theo luật “quân bình động” tự nhiên của trời đất vũ trụ theo quan niệm “tham thiên lưỡng địa” từ ngàn xưa, do đó người Việt mình hay nói là “hai ba” (cái), hoặc “vài ba” (thứ). Và ngày nay khoa học vật lý cũng đã chứng minh điều này “trong vật lý hạt cơ bản có một khám phá thực nghiệm khó hiểu gọi là θ-τ puzzle:  Hạt meson K có thể phân rã lúc ra hai, lúc ra ba meson π. Sự phân rã (tương tác yếu) ra ba (một số lẻ) meson π không duy trì định luật đối xứng cơ bản trái-phải, hay đối xứng gương (P parity)”, còn gọi là “định luật bảo toàn chẵn lẻ” của Lý Chính Đạo (Lee Tsung-Dao) và Dương Chấn Ninh (Yang Chen Ning) vào khoảng năm 1955/1956 của thế kỷ 20 vừa qua. Vì vậy tự do ngôn luận đòi hỏi người viết để phổ biến tư tưởng phải có trách nhiệm tôn trọng sự thật, vì nếu không thì chỉ là ngụy biện vì xuyên tạc sự thật !
Do đó, phải biết rằng nếu không có được cái nhìn nhất quán cho vấn đề, thì cái lý với lẽ riêng của mình gọi là chủ quan, nên mới chỉ là “vạn lý minh”; nghĩa là chỉ mới làm sáng tỏ vấn đề dưới một khía cạnh với lý luận theo lý biện chứng của đầu óc duy lý; chứ chưa phải là “chí lý” tức không phải là lý Thiên, lẽ Đạo thành thử tự nhiên là không đúng. Cho nên tiền nhân mới nói là “cùng lý chi mụ”, nghĩa là hễ đi theo cùng với lý sự thì chỉ dẫn đến ứ đọng, bế tắc vì bị lệch lạc. Do đó điều kiện ắt có để được “chí lý” phải là “nhất lý thông”, nghĩa là cái lý đưa ra không còn là lý lẽ với lý luận mà là cái lý nhất quán, nên còn nói là “thông minh” tức là “thông” suốt tận tới Lý Thái Cực, còn gọi là Chân lý, là Thiên lý thì mới có thể làm sáng tỏ linh lực của trời đất nơi vạn vật, nên nói là:  Dĩ thông thần minh chi đức” hay còn gọi là “minh Minh Đức”. Do đó tiền nhân còn nói là “Thiên lý tại nhân tâm” hoặc “tương dĩ thuận tính mệnh chí lý”, nghĩa là lý lẽ nào thuận theo bản tính tự nhiên của vạn vật, hay còn nói là “thuận thiên giã tồn” thì mới trường tồn, thì mới đúng vì là “chí lý” !
Vì vậy, nếu ta không ý thức được nguyên nghĩa của sự “thông minh” này thì tại vì ta KHÔNG BIẾT MÌNH là ai, nên còn đầy ngã mạn trong ngu muội. Cho nên tưởng rằng ta có học thức, được cấp cho Bằng Tiến Sĩ, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư… thì tất nhiên là lúc nào ta cũng đúng, hay biết phân biệt được đâu là thiện/ác, đâu là đúng/sai. Nhưng nếu ai không “thông minh” theo nghĩa nguyên thủy thì không thể có cái nhất quán để thấu triệt được lý lẽ Đạo Trời, còn gọi là Minh Triết vô cùng của Đấng Toàn Giác, như có lời chép rằng:  Điều đại ác sử dụng trong cái Minh Triết vô cùng của Đấng Toàn Giác sẽ thành điều đại từ bi đó con ! Con phải biết, ác đúng lúc là thiện, thiện không đúng lúc là ác đó thôi. Và rồi, chỉ có Đấng Toàn Giác mới biết sử dụng cái ác trong Minh Triết vô lượng để nó trở nên thiện lành vậy”. (3). Hay nói cách khác nếu ta KHÔNG BIẾT MÌNH thì ta không thể “thông minh” để biết được khi nào là thiện/ác, đúng/sai, nên ta cũng không biết sử dụng nó. Do đó mà người xưa nói có biết người mới là triết, hoặc triết nhân là kẻ biết mình:  Tri nhân tắc triết (Kinh Thư) hay “triết nhân tri kỷ.
Cho nên nếu xét theo tiêu chuẩn đúng/sai vừa nói, thì cuộc gặp gỡ ngày 5/3/2012 vừa qua giữa đại diện NVHN với TT Obama tại TBO là một sự sai lầm, chứ không thể nói là “huề vốn” như chính NS Trúc Hồ đã nói ra trong buổi tường trình “Kết quả vào Tòa Bạch Ốc” (TBO). Vì không thể “huề vốn” khi NS Trúc Hồ đã không bằng lòng vì phái đoàn đại diện NVHN đã được tiếp bởi những người hạ cấp của TBO, và phát ngôn viên phe ta lại phát biểu lạc đề nên đã bị lèo lái biến cuộc gặp gỡ thành buổi hội thảo, nên đã làm NS Trúc Hồ bất mãn và đã rời khỏi phòng họp trước khi kết thúc. Vì vậy, cuộc gặp gỡ để trình bày TNT của NVHN đòi hỏi nhân quyền cho VN nói chung, và cho NS Việt Khang nói riêng, phải nói là “trớt qướt” hay thất bại mới đúng. Nhưng NS Trúc Hồ đã nói “huề vốn” thì chỉ là để tự an ủi mình cho sự vận động được gần 150 ngàn chữ ký cho TNT với thời gian rất ngắn, nên coi như là đã thành công trong sự kêu gọi NVHN qua phương tiện truyền thông của đài SBTN dưới sự điều khiển NS Trúc Hồ.
Vì vậy, để rút ra kinh nghiệm làm bài học cho NVHN sau vụ này, người viết thử mạo muội tìm hiểu lý do của sự thất bại này, dựa trên nguyên lý “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” mà ai cũng biết; nhưng chỉ muốn “biết người” mà lại không chịu “biết mình”, thì làm sao thắng đây ?! Do đó cuộc gặp gỡ từng mong mỏi này của đại diện NVHN với TT Obama không chỉ là một thất bại mà còn là một thất vọng ê chề !
Thất vọng vì:
-Không những TT Obama không tiếp phái đoàn NVHN, mà cũng không có một chữ “tin nhắn” (message) để gọi là “trả lời” của TT Mỹ cho gần 150 ngàn người đã ký TNT. Nên đừng cho rằng TT Obama không thể tiếp vì không có thời giờ hay bận tiếp ông Thủ tướng Do Thái Binyamin Netanyahu ngày hôm đó.
-Không được tiếp đón bởi những nhân vật chính thức trong thành phần chính phủ Mỹ, mà chỉ bởi những nhân viên hạ cấp ở TBO, như Việt Dzũng đã buồn bã nói lên trong buổi tường trình.
-Không được đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt-Nam và nhất là chuyện trả tự do cho NS Việt Khang bị bắt ở VN. Đó chính là lý do để NS Trúc Hồ vận động cho TNT để có được cuộc gặp gỡ này.
Nhưng tại sao lại như vậy ? Thưa theo thiển ý tôi, thì nếu ai có chút hiểu biết về chính trị cũng dễ trả lời thôi, vì:
-NS Trúc Hồ và ban lãnh đạo của đài SBTN đứng ra tổ chức vụ này không phải là những người có tầm nhìn chính trị, nên không có lập trường như Trúc Hồ đã nói rằng:  “…chúng ta chưa bao giờ kêu lật đổ chính quyền, chúng ta chỉ kêu gọi chính phủ (VNCH) XHCNVN hãy đặt quyền lợi của người dân trên quyền lợi của Đảng, hãy đặt quyền lợi giang san tài sản của quốc gia dân tộc 4 ngàn năm trên quyền của Đảng…” Đúng là không thể tưởng tượng một người trí thức như Trúc Hồ đứng đầu một cơ quan truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn trên NVHN như SBTN, có lẽ nào lại không biết câu nói lịch sử của cố TT Nga Boris Yeltsin “CS không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”, mà lại đi kêu gọi CSVN thay đổi thì có phải là ngây ngô không ?!
-Nhóm Trúc Hồ với cố vấn TS. Nguyễn Đình Thắng “không làm chính trị nhưng có thái độ chính trị” (sic) nên có lẽ vì vậy mới đấu tranh theo cảm tính mà không cần có lập trường, mới tự cho mình là “We Are the People” như tên của trang mạng này do chính phủ (CP) Obama dựng lên, để cho công dân Mỹ đặt câu hỏi, góp ý, hay đề nghị những gì hay ho và tốt đẹp cho quyền lợi của dân Mỹ, nước Mỹ, chứ đâu phải cho nước CSVN hay một nước nào khác. Và nếu đi tin vào lời của TT Obama đã tuyên bố là sẽ bênh vực nhân quyền khắp nơi trên thế giới, rồi dựa vào đó vận động TNT để hy vọng gặp TT Obama đòi hỏi nhân quyền cho VN, thì quả là thật là ngây ngô.
-Nếu ai biết nhìn lại quá khứ của nước Mỹ, thì TT Obama không phải là TT Mỹ đầu tiên và cũng sẽ không là TT Mỹ cuối cùng đã tuyên bố bênh vực nhân quyền như vậy. TT Mỹ tiền nhiệm là ông George W. Bush (con) không những cũng đã tuyên bố như vậy mà còn liệt kê Việt-Nam vào danh sách CPC (Country of Particular Concern). Dưới thời TT Ronald Reagan cũng đã từng tuyên bố cho VN như sau:  Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau”. Và tuy rằng cố TT Reagan là một TT Mỹ có ảnh hưởng lớn cho nước Mỹ, và đã có thiện cảm cho VN nhưng cũng đã không thể làm gì cho VN. Vì nếu chỉ tuyên bố những điều có lợi cho danh tiếng nước Mỹ thì không TT Mỹ nào mà không muốn và là quyền của TT, nhưng quyền thực hiện những điều tuyên bố lại không do TT quyết định mà là tùy thuộc vào hai viện của Quốc Hội theo chính sách đối ngoại với quyền lợi của nước Mỹ trên hết.
-Người Mỹ đã không tiếc thân của 58 ngàn lính Mỹ, cũng đã không tiếc của với hàng trăm tỉ đôla đã đổ ra cho chiến tranh VN trong thời gian từ 1965-1975; thì việc thất hứa đối với VN vì những gì đã cam kết qua Hiệp Định ngưng bắn được ký kết tại Paris đầu năm 1973, với hành động bán đứng VNCH cho CSBV, tức là đã chà đạp nhân quyền ở VN, lẫn danh dự và chữ tín của nước Mỹ đối với thế giới, cũng không có gì đáng kể một khi để bảo vệ quyền lợi và chính sách bá chủ của nước Mỹ. Như vậy hành động của nhóm Trúc Hồ và của NVHN đi nhờ thế lực của CP Mỹ là TT Obama làm áp lực trên đảng cướp quyền CS của nước XHCNVN, đã được Liên Hiệp Quốc công nhận và bang giao như một nước có chủ quyền, để can thiệp đòi hỏi nhân quyền ở VN, thì có phải là việc làm thiếu tầm nhìn xa để đừng nói là sai lầm vì thiếu suy nghĩ không ?!
-NS Trúc Hồ và nhóm đại diện NVHN, cho dù là những công dân ưu tú của nước Mỹ đi nữa, nhưng với tư cách nào và lấy danh nghĩa gì một cách chính thức trên bình diện quốc tế, để mà đòi gặp TT Obama ? Nhưng tại sao TT Obama lại gặp Đức Daila Lama ít nữa 2 lần trong nhiệm kỳ đầu của ông ? Có phải vì Đức Daila Lama là nhân vật nổi tiếng thế giới hay tại vì ngài vẫn là lãnh tụ chính thức của chính phủ Tây Tạng lưu vong, mà cả thế giới đều biết là đã bị Trung Cộng xâm chiếm bất hợp pháp bằng vũ lực vào năm 1950 ?
-VNCH chúng ta cũng đã bị CSBV xâm chiếm bất hợp pháp vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và cả thế giới cũng đều đã biết. Nhưng tại sao chúng ta lại không có một chính phủ VNCH lưu vong với người lãnh tụ ? Và lấy danh nghĩa gì mà có một số trí thức VNCH lại đòi đi kiện thằng Mỹ, thằng Nga, thằng Tây… đã không tôn trọng Hiệp Định Genève 1954, hay Hiệp Định Paris 1973 ? Vả lại mọi trí thức VNCH đều biết là “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”, vậy thì giới trí thức này sau 37 năm bỏ nhà bỏ xứ đào tẩu ra hải ngoại đã làm được gì để có trách nhiệm thật sự đối với quốc gia dân tộc ? Hay chỉ lo “vinh thân phì gia” để hãnh diện với “Một thế hệ người việt ở nước ngoài đầy trưởng thành và kiêu hãnh”, thì tại sao lại để cho tiếng nói của NVHN không những bị CP Mỹ không muốn nghe ? Nếu vậy thì có phải là một trong những điều quan trọng “…mà các anh có thể, nhưng không tự mình làm lấy”, như nhân viên chính phủ của cơ quan GAO, ông TS. George (PhD), đã nhận định và xét đoán NVHN như một “lũ chuột ươn hèn (coward rats)” !??
Nhận xét này đã làm đề tài cho người viết với một loạt bài gần đây như:  Trả Lời Câu Hỏi Không Thể Trả Lời”, “Từ Tổ tiên ‘Hùng’, đến con cháu ‘Hèn’”, “Tiên Trách Kỷ, Hậu Trách Nhân” và cả bài này với hy vọng làm bừng tỉnh một số “sĩ phu hữu trách” để mà ý thức cho đúng sứ mệnh của mình, thì mới mong có được sự đồng tâm nhất trí của NVHN và may ra mới có thể thành lập được một chính phủ VNCH lưu vong. Vì vậy muốn làm việc nước cho thành thì phải có “Danh Chánh Ngôn Thuận” như tiền nhân đã nói:  Danh bất chánh tắc ngôn bất thuận; ngôn bất thuận tắc sự bất thành”. Vậy mà sau thời gian 37 năm rồi, tại sao việc lấy lại “Chính Nghĩa” là phục quốc của NVHN vẫn chưa thành ? Như vậy có phải là giới “sĩ phu hữu trách” ở hải ngoại đã không biết tìm cái “danh chánh” cho việc cứu nước là một chính phủ VNCH với một lãnh đạo bằng một “chủ đạo” để mới có “ngôn thuận” có đúng không ? Chính vì vậy mà trong 37 năm qua giới trí thức NVHN cứ như “gà què ăn quẩn cối xay / hát đi hát lại tối ngày một câu”… “Đả đảo CSVN !” với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xách chạy tứ tung với 36 Kiểu, theo 36 Chủ Trương, của 36 Phe Đảng, Hội Đoàn, mạnh ai nấy chạy như chạy đi đuổi ma, lại thêm cái Nghị Quyết 36 của VC để phá đám, thì thử hỏi “danh chánh” ở chỗ nào để mà “thuận ngôn”, phải vậy không ??! Vì 37 năm qua giới “sĩ phu” VN chỉ biết đem cái “danh tánh” của mình với bằng cấp hay chức vụ ra để khoe mẽ tài giỏi hơn người, còn gọi là “khôn độc dại đàn”, với chủ trương và chủ thuyết bằng chủ quan, để hô hào, xách động chống cộng, mà không có “danh chánh” thì làm sao có “ngôn thuận” với ai được ?! Cho nên người ta mới có câu:  Thà ít chữ sáng tâm hưng xã tắc / Còn hơn nhiều bằng tối dạ loạn non sông” !! Do đó mà sự việc gặp gỡ với TT Obama đã không thành chỉ tại vì chúng ta không có “danh chánh ngôn thuận” mà thôi !
Vì vậy mà cần phải tu thân bằng học hỏi và tập luyện “tồn tâm dưỡng tính” với “tâm chánh ý thành” thì mới thấu triệt được “Chính Nghĩa” với “danh chánh ngôn thuận” là tính chất của muôn vật để thông hiểu cho được vận mệnh tự nhiên, như Kinh Dịch nói là:  Cùng lý tận tính dĩ chí ư mệnh” hay sách Đại Học có câu:  Trí tri tại cách vật”. Do đó những ai không tu thân, tức không chịu học hỏi cho “tận kỳ tính” thì không thể BIẾT mình là ai, thì cũng chẳng biết được gì. Vì “tận kỳ tính” có nghĩa là sống Tính Bản Nhiên con người hay còn gọi làNhân Tính một cách trọn vẹn với Tâm linh qua ba đức tính nhân bản, nhập thể, và hiện thực. Vì yếu tố Tâm linh nằm trong chữ ‘Tính’ (ghép bởi chữ ‘Tâm’ và chữ ‘Sinh’) tức là làn sóng mênh mông sáng láng tràn ngập vũ trụ mà con người có nghĩa vụ phải tham dự vào và khi đã hiện thực tới nơi cái Tính Nhân thì không những biết người mà biết luôn cả trời đất muôn vật nữa, như câu định nghĩa “tận kỳ tính tắc tri thiên, tri địa, tri nhân cập vật giả”. Vì vậy mà tổ tiên mới đặt việc tu thân làm đầu trong tiến trình sống Đạo làm người (hay còn nói là sống Nhân Tính) mà ai cũng đã từng biết hay nghe nói đến, đó là Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Do đó ai có tu thân thì tự nhiên sẽ biết mình và dĩ nhiên sẽ biết cách hành động đúng thời cơ mà không cần chờ đến cuối ngày, nên tiền nhân nói là “quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật”.
Vì vậy ai không BIẾT MÌNH gọi là vong thân vì là vong bản (mất gốc) tức không còn biết Cội Nguồn của mình là Tổ Tiên hay Tổ Trời chính là Ông Trời, là Tạo Hóa, là Chúa Tể càn khôn, hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Chí Tôn… thì dĩ nhiên biết dựa vào đâu để có thể biết được gì ?! Ngoài cái biết chuyên môn của khoa học kỹ thuật cũng chỉ là cái biết phiến diện, cho nên đã biến hạng trí thức vong bản thành loài “giá áo túi cơm” để đừng nói biến thành những khí cụ, những quái vật một mắt ti hí, như triết gia giáo sư Kim-Định đã viết:
Kết quả:  Đại học là nơi thâu thập tri thức, sinh viên trở thành những ‘đánh-đống-viên’:  Đống của ai lớn người ấy có văn hóa cao. Kết quả là sản ra những con người rách nát (écartelé, nói theo chuyên môn là ‘schizophrénie’ thác loạn tinh thần vì thiếu hướng) với một mớ tri thức nửa chừng không làm nên trò trống gì có thể gọi là triệt thượng triệt hạ. “Toàn diện” trở thành “ngoại diện” (d’une encyclopédie lamentablement superficielle) duy trì mãi trình độ “nhật báo” ở Đại học, và trở thành kém cả những người theo giải pháp chuyên môn. Giải pháp này ít ra cũng giúp nắm vững cái cần câu cơm. Có thực rồi vực dần dần đạo cũng phải lòi ra. Và như thế là giải pháp chuyên môn hiện lên như một cám dỗ đầy hứa hẹn.
Tuy nhiên chúng ta không thể theo giải pháp chuyên môn được, ít ra như hiện nay đang được thi hành vì càng ngày người ta càng ý thức sâu sắc về những ác quả của giải pháp đó, và đây là một hai lý do:  Trước nhất chuyên môn từ trong bản chất là chuyên biệt nên càng rút hẹp giới hạn bao nhiêu càng hữu hiệu bấy nhiêu: Học chung về thuốc không thể hữu hiệu bằng chuyên về mắt, về răng, về tim v.v… Đấy là luật tất định, nếu muốn hữu hiệu thì phải tuân theo, không thể làm khác được. Nhưng đó chỉ là luật của nhiên giới đem áp dụng vào nhơn giới thì hậu quả là cơ giới hóa con người, biến nó thành những người máy (robot), những khí cụ. Con người khuôn theo nó trở thành những quái vật một mắt ti hí, hết nhìn được những vấn đề bao la toàn diện. Vì đã bị chi phối bởi luật chiếu giãi (loi de projection) theo đó, khi một người để hết tâm trí vào một giá trị nào, thì sẽ chỉ còn thấy có giá trị đó và sẽ nhìn mọi vật qua lăng kính duy nhất ấy. Freud nhìn tất cả qua tính dục. Rousseau thấy tất cả qua tình cảm, qua thiên nhiên. Platon thấy chỉ có ý niệm mới là giá trị. Hegel thì tôn vinh biện chứng làm chủ tể v.v… (4)
Cho nên chỉ một khi BIẾT MÌNH mới có được cái nhìn nhất quán thì mới thấy được cái Thống quan, để mới biết cách Thống lĩnh hầu mới có thể Thống nhất được mọi người, tức dẫn đến sự Đoàn Kết Dân Tộc. Đó mới là ý nghĩa của Truyền Thống Dân Tộc, chứ không phải nghĩa như người ta thường hiểu là truyền kinh điển, sách vở hay truyền kinh nghiệm với phong tục tập quán… Vì vậy, chỉ một khi có cái Thống quan mới tìm ra và hiểu được “chủ đạo” là phương thức phải có để Thống lĩnh mọi sự mà không thể sai lầm hay quá đáng. Nên chủ đạo không phải là chủ đề với chủ đích và chủ trương theo chủ quan bởi chủ thuyết hay chủ nghĩa. Nhưng muốn là “chủ đạo” đúng nghĩa phải hội đủ bốn yếu tố:  Văn, Lý, Mật, Sát. Vì vậy cần phải học hành từ gốc rễ cội nguồn đó là Đạo Trời, Đạo Nhân thì mới có thể hiểu biết để nhận thức rồi mới có thể ý thức được với Đại ngã Tâm linh. Ngoài ra chỉ là một mớ tư tưởng rối bòng bong, hay còn nói là hiểu “tơ lơ mơ” để đừng nói là ảo tưởng. Vì nếu không thể phân biệt được tất không thể minh biện được tức là không diễn giải được, thì cũng không thể đem ra áp dụng được vào đời sống. Như vậy thì không phải là triết lý sống, hay còn nói là triết lý nhân sinh, thì coi như là bì phu vô bổ, là đồ bỏ đi. Vì vậy mà từ Học tới Hành cần phải qua 5 giai đoạn mới mong có được cái nhất quán, mà với cái học chuyên môn theo ngoại lai khó lòng biết được; đó là:  1) Bác Học, 2) Quảng Vấn, 3) Thận Tư, 4) Minh Biện, 5) Đốc Hành.
Nên thiết tưởng cũng cần nhắc lại ở đây cho ai muốn học vài nét nguyên thủy của nghĩa “chủ đạo” với 4 yếu tố căn bản nói trên, mà ngày nay không còn mấy ai hiểu biết:
-Văn:  là Văn Hóa với nghĩa Văn Minh, Văn Đạo tức là Đạo làm Người. Khổng Tử nói:  Triêu Văn Đạo, tịch tử khả hỹ” (LN.IV,8) nghĩa là sáng sớm được nghe Đạo đến chiều dẫu có chết cũng vui. “Hầu hết người học triết không phân biệt chữ Văn Đạo như thế nào. Câu nói của Mạnh Tử sau đây phải được chú ý:  “Tiểu hữu tài, vị văn quân tử chi đại Đạo”. Thường người ta không coi trọng Văn Đạo, đến nỗi lẫn “tiểu hữu tài" với “văn đại Đạo” là cái thống quan biết nhìn tất cả trong liên hệ với toàn thể, để rồi đánh giá triết theo sự cao thấp của tiểu tài như viết văn hay tư tưởng độc đáo, kết cấu hệ thống nguy nga, phân tích tỉ mỉ… nhưng tất cả hạn hẹp trong một góc nào đó mà không kể chi đến Đại Đạo hay đường hướng. Như thế là lấy cái bé nhỏ làm hơn cái lớn, tệ hơn nữa lấy làm tất cả. Tình trạng đó hiện đang ngự trị hôm nay là vì tất cả đều chấp nhất:  Không hữu vi (bất xả) thì lại vô vi (duy xả), không biết cách xả trung thực, thì sao trông mong được “Triêu văn Đạo”. Mà Đạo đã không được Văn tức không thể nghiệm thì tất nhiên chỉ biết đánh giá mọi sự theo cái “có” của lý trí tức các sản phẩm của tiểu ngã:  Ý niệm, văn từ, hệ thống... nói khác chỉ biết có suy tư (danh lý, biện chứng…) mà không biết đến Tâm Tư.
So với luận lý bất kể thứ nào dù là tối tân thì Tâm Tư cũng đều hơn hẳn được hai chiều kích nữa, một là lý nhưng hai là xả bớt lý trí để rồi đôn hậu tình người, để đến lúc tình thâm thì Văn sẽ Minh. Văn Minh như vậy không hiểu về máy móc cơ khí khách quan, nhưng hiểu về nội tâm, nên Văn Minh cũng là Văn Đạo, tức nhận ra con người ngoài chiều kích tiểu ngã hạn hẹp chịu điều kiện của không gian thời gian, còn có một đời sống vô biên. Triêu văn Đạo là nói lên lúc con người tiểu ngã được hớp vào dòng sống tâm linh man mác đó để cùng rung một nhịp với vạn vật trong vũ trụ”. (5)
- là Nhất lý để thông Lý Thái Cực, là Chân lý, là Thiên lý; cho nên tổ tiên nói là:  Thiên lý tại Nhân Tâm”. “Cũng vì đưa hai chữ Tính Mệnh đi liền nhau, Nho triết ở vào một quang cảnh lạc quan tự căn để:  Đó là dịch lý biến hóa không có luật trừ:  Muôn vật ở đâu và bao giờ cũng là đi trên con đường “phục quy kỳ căn” tức là dẫn tới thái cực, mà thái cực ở ngay tâm mình “thiên lý tại nhân tâm” khỏi tìm đâu xa. Cái sinh thú sâu thẳm của triết lý nhân sinh phát nguyên từ đó. Chưa nói đến cuộc sống vật chất xác thân cũng vì đó mà được ung dung nhàn tản. Điều ấy thật cả cho cá nhân cũng như cho xã hội nào biết theo lối tâm linh.
Tóm lại dịch lý ở trong dòng Truyền Thống là “nhất bản tán vạn thù”:  Một góc phân hóa ra muôn nẻo. Nay tự muôn nẻo phồn đa trở lại đơn nhất. Tự ngoài mà vào:  Hết lớp nông thì đến lớp sâu, cuối cùng gặp Tính, đầu là Tính, cuối là Mệnh “phản ư mệnh vị chi đạo”:  Trở về với mệnh là cốt tuỷ đạo. Đạo đó là Tâm đạo:  Một con đường tiến đến chỗ cùng của lòng tin tưởng vào những khả năng vô biên của con người. Sứ mệnh của con người là tổng động viên mọi năng lực để tiến đến mức đó, tiến đến cái “nhân tâm thiên lý hồn nhiên nhất thể. (6)
-Mật theo nghĩa “mật thiết” là thân mật và thiết tha; ở đây có nghĩa là Tâm linh phải được tu luyện mài dũa bằng lối sống quy tâm:  Như thiết như tha, đạo học dã; như trác như ma, tự tu dã” (Đ.H.) Nói cách khác “Nọc quý dấu ở đàng đuôi. Đom đóm sáng đàng đít tức là chỗ chí cực như Trang Tử bảo:  “Đạo vật chí cực”. Đạo nằm ở chỗ cùng cực của mỗi việc làm đến trọn hảo, ở lời phát xuất tự sâu thẳm của tâm hồn.
Nho giáo bảo người quân tử phải “thối tàng ư mật”, trở lui đến chỗ ẩn tàng mắt không thấy, tai không nghe, để tìm ra chốn “hội thông” của vạn vật trong muôn ánh sáng là vì đó. Để rồi từ đó trở lại soi sáng vào mọi công việc thường nhật từ nhỏ tới to. Thành ra môi trường của triết lý Nho Việt là khắp hết tự tu thân đến tề gia rồi lan ra tới trị quốc bình thiên hạ, nhưng điểm phát huy ánh sáng phải là cái nội ngã Tâm linh vậy”. (7)
-Sát là “hữu sát thân dĩ thành nhân”, có nghĩa là cần phải có hành động với thống quan để sống sát với thiên nhiên, để có thể quan sát và tham dự vào mọi sự sáng tạo của trời đất. Đó cũng là nghĩa theo sát không xa rời khỏi Đạo một giây phút, nếu xa rời được thì không phải là Đạo, nên sách Trung Dung nói là “Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã; khả ly phi Đạo dã”, còn gọi là “thuận thiên” thì dĩ nhiên là Thành Nhân. “Tuy nhiên ta có thể lấy lối tiến của Nho giáo làm tiêu chuẩn:  “Quân tử chi Đạo tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa" (T.D.) Đạo quân tử khởi đầu từ việc thông thường vợ chồng trai gái, dẫn tới cùng cực quán thông trời đất. Thiếu thông thường là mất chân đứng trong thực tế nhân sinh, thiếu cao sâu u dáo là thiếu phần linh thiêng của con người vậy”. (8)
Đó cả là một tiến trình của Đạo làm Người và là một chương trình học hỏi tu luyện suốt cả đời người, để mới có thể quy về Cội Nguồn, còn nói là Quy Tâm hay Quy Tông vậy.
Tóm lại, sự thất bại của cuộc gặp gỡ với chính phủ TT Obama dạy cho giới trí thức NVHN bài học BIẾT MÌNH biết người bằng cách duy nhất là Tu thân. Và vì “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách” nên muốn hữu trách cho đúng cách, thì phải Học Hành cho “tận kỳ tính”, cho “cùng lý tận tính” để mà Hành động cho “thuận thiên” với “chủ đạo”, thì mới có Thống quan để Thống lĩnh cho Thống nhất, tức là đoàn kết NVHN. Một khi có được sự đoàn kết với một lãnh tụ và một chính phủ VNCH lưu vong thì mới có “danh chánh ngôn thuận”. và mới là sức mạnh của cộng đồng. Chứ không phải như ý Trúc Hồ nói “…phải hành động là sức mạnh của cộng đồng… rồi nếu có vấp ngã thì đứng lên đi tiếp… hay ngày 5/3 là ngày nhân quyền cho VN…” thì chỉ là xách động vô ý thức trách nhiệm ! Vì vậy chỉ một khi NVHN có “danh chánh ngôn thuận” thì tự nhiên thời cơ sẽ đến và dĩ nhiên là việc phục quốc sẽ thành, và đương nhiên chúng ta mới “có thể trả món nợ máu” (lời của Trúc Hồ) đối với đất nước dân tộc. Ngoài ra, NVHN chúng ta chỉ là “những con chuột cống ươn hèn (coward rats)” vì chúng ta đã KHÔNG BIẾT MÌNH tức là đánh mất chính mình (vong thân) thì không sẽ bao giờ có ích lợi gì nữa cho Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc ! Vì như có lời chép rằng:  Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình, thì nào có lợi gì ?” (Lc.9,25)
Viết xong ngày lễ Phục Sinh, 8 tháng 4 năm 2012 (tức 18 tháng 3 năm Nhâm Thìn)
Nguyễn Sơn Hà
Ghi chú tài liệu tham khảo:
(1) Trích tác phẩm “Cơ Cấu Việt Nho” của triết gia Kim-Định.
(2) (3) Trích sách “Chơn Lý” của Kim Thân Cha.
(4) Trích tác phẩm “Triết lý Giáo Dục” của triết gia Kim-Định.
(5) (7) (8) Trích tác phẩm “Tâm Tư” của triết gia Kim-Định.
(6) Trích tác phẩm “Nhân Chủ” của triết gia Kim-Định.
__._,_.___
Attachment(s) from paul van
1 of 1 File(s)
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-OnlyDaily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.

__,_._,___