Ba nguyên nhân khiến Triều Tiên phóng hoả tiển
tka23 post
Áp lực quốc tế đối với vụ phóng hoả tiển của Bắc Triều Tiên rất lớn, vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao Bình Nhưỡng vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng.
Mỹ và nhiều nước khác coi vụ phóng hoả tiển Ngân Hà-3 (Unha-3) đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo thực chất là để thử hoả tiển tầm xa. Điều này đồng nghĩa với việc thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà Washington và Bình Nhưỡng đạt được hồi tháng hai rơi vào cảnh "chết yểu".
Thái độ cương quyết của Bắc Triều Tiên càng khiến cho phản ứng của cộng đồng quốc tế thêm mạnh mẽ trong suốt những ngày qua, và ngay cả sau khi vụ phóng tên hoả tiển /vệ tinh thất bại. "Họ chẳng thu được gì ngoài việc bị cô lập hơn nữa nếu phóng hoả tiển ", đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice cho biết hồi đầu tuần này.
Vậy tại sao bắc Triều Tiên vẫn thực hiện đến cùng vụ phóng hoả tiển? Dưới đây là phân tích của CNN.
Chẳng có gì nhiều để mất
Có rất nhiều câu trả lời hoặc giả thuyết dành cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích về Bắc Triều Tiên cho rằng Bình Nhưỡng thực tế chỉ đơn giản làchẳng có gì nhiều để mất, và bởi vậy cũng chẳng cần phải cân nhắc quá nhiều giữa cái giá phải trả và lợi ích thu được.
"Có thể cô lập Bắc Triều Tiên hơn thế nào nữa đây?", nhà phân tích
James Acton cho biết. Liên Hợp Quốc đã có nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Bắc Triều Tiên mỗi khi nước này có các hành động bị cho là khiêu khích trong những năm qua. Trung cộng , chỗ dựa chính trị và kinh tế lớn nhất của Bắc Triều Tiên, sẽ không ủng hộ bất cứ một lệnh trừng phạt bổ sung nào nữa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Có thể một vài lệnh trừng phạt tài chính sẽ được Mỹ và các nước thân cận áp đặt đơn phương, nhưng Bắc Triều Tiên vốn dĩ từ lâu đã là đất nước cách biệt nhất thế giới", ông Acton nói. "Sự thật là khả năng chúng ta có thể khiến Bắc Triều Tiên phải trả một cái giá đắt là không lớn".
Xây dựng một huyền thoại
Thời điểm của vụ phóng hoả tiển lần này cũng không phải là ngẫu nhiên. Nó đã nằm trong tính toán của Băc Triều Tiên. Trong suốt nhiều năm qua, Bình Nhưỡng đã có kế hoạch để năm 2012 sẽ đánh dấu việc trở thành một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng. Để bày tỏ lòng tôn kính đối với cố chủ tịch khai quốc Kim Nhật Thành, cố chủ tịch Kim Jong-il đã ra lệnh thực hiện vụ phóng hoả tiển đưa vệ tinh lên quỹ đạo trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha mình (15/4/2012).
Với việc nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un tiếp nối mọi vị trí lãnh đạo cao nhất sau sự ra đi của ông Kim Jong-il hồi cuối năm ngoái, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ không bỏ qua kế hoạch phóng hoả tiển . Nguyên nhân là vì không tiếp tục kế hoạch phóng hoả tiển sẽ cho thấy sự thiếu trang trọng trong khi chuyển giao quyền lực, cũng như cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống cấp cao ở Triều Tiên.
"Vụ phóng hoả tiển trở thành một phần của đặc tính quốc gia và việc xây dựng đất nước, chứ không chỉ còn đơn thuần là một hành động bị coi là thử hoả tiển đạn đạo", nhà phân tích Victor Cha của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nói. Ông Cha là tác giả của cuốn sách "Đất nước không tưởng: Triều Tiên, Quá khứ và Tương lai".
Theo ông Cha, vụ phóng hoả tiển là một phần của tiến trình xây dựng một câu chuyện huyền thoại về nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un. Đối với cố chủ tịch Kim Nhật Thành, đó là câu chuyện về người khai quốc. Với cố chủ tịch Kim Jong-il, đó là việc phát triển một chương trình hạt nhân để bổ sung cho kỹ thuật hoả tiển đạn đạo như một phương pháp bảo vệ đất nước khỏi các thế lực bên ngoài.
"Họ cần xây dựng một huyền thoại mới cho Kim Jong-un", ông Cha nói. Một phần của huyền thoại này là "quan điểm cố gắng đến các tuyệt đỉnh kỹ thuật mới với công nghệ nội địa, chứ không nhờ vào nước khác". "Vì thế, không gian là một đỉnh cao mà họ muốn chinh phục", ông Cha kết luận.
Ganh đua với Nam Hàn
Mike Chinoy,
nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Mỹ - Trung tại đại học Nam California cho rằng Hàn Quốc cũng là một yếu tố mà Triều Tiên tính tới khi quyết định phóng hoả tiển . Ông Chinoy, người từng tớiBắc Triều Tiên nhiều lần trong vai trò một phóng viên của CNN, là tác giả của cuốn sách "Tan chảy: Câu chuyện về cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên".
"Có một chút ganh đua giữa hai miền bán đảo Triều Tiên ở đây", Chinoy nói. Trong nhiều thập kỷ,Nam Hàn đã cố gắng đưa một vệ tinh vào quỹ đạo nhưng không thành công. "Nếu Bắc Triều Tiên có thể thực sự làm được điều này, họ có thể coi đó là một thành công vượt trên Nam Hàn ", ông Chinoy nhận định.
Việc phóng hoả tiển còn có thể là cơ hội để thử phương tiện quân sự. Dù Triều Tiên mô tả vụ phóng hoả tiển chỉ đơn thuần nhằm mục đích đưa vệ tinh vào quỹ đạo và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng công nghệ phóng hoả tiển đẩy vệ tinh và hoả tiển đạn đạo là giống nhau.
"Đây là việc hướng tới phát triển một hoả tiển đạn đạo tầm xa có khả năng vươn tới Mỹ", chuyên gia Acton nói.
Trước khi nghỉ hưu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates bày tỏ sự quan ngại về các mục tiêu quân sự của Bình Nhưỡng. "Bắc Triều Tiên đang tạo nên một mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ", ông Gates nói trong một bài trả lời phỏng vấn. "Họ đang phát triển một loại hoả tiển đạn đạo liên lục địa di động. Tôi không mường tượng được rằng họ sẽ có loại hoả tiển này trước khi thử một hoả tiển đạn đạo liên lục địa cố định".
"Bắc Triều Tiên cần những cuộc thử hoả tiển cố định để phát triển công nghệ hoả tiển một việc có thể giúp thúc đẩy tiến bộ trong công nghệ hoả tiển di động", chuyên gia Acton nói.
Vụ phóng hoả tiển của Triều Tiên dù thành công hay thất bại cũng sẽ là một thông điệp rõ ràng với thế giới bên ngoài, nhà phân tích Cha cho hay. Từng là một chuyên gia đặc biệt về Bắc Triều Tiên tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, ông Cha cho rằng việc Bình Nhưỡng phóng hoả tiển cho thấy sự khác biệt với Iraq hay Afghanistan. Hai quốc gia này có thể đã không bị tấn công nếu có tiềm lực quân sự như Bắc Triều Tiên.
"Với họ, có thể mất một chút ít viện trợ lương thực, nhưng cuối cùng đó lại là một tình thế đôi bên cùng có lợi, ít nhất là theo cách nghĩ của họ", ông Cha nhận định.
Tổng hợp
__._,_.___
RECENT ACTIVITY:
No comments:
Post a Comment