Tuesday, April 17, 2012


NGĂN CHẬN DO THÁI XỮ DỤNG BOM NGUYÊN TỬ
tka23 post
   Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu giữa hai phe cộng sản và tư bản  diễn ra khá gay gắt, không chỉ tại những ranh giới chính của hai "thủ lĩnh" hàng đầu là Nga và Mỹ, mà còn tại cả những quốc gia và khu vực nằm rất xa Moskva và Washington. Cho dù Chiến tranh lạnh không có những cuộc xung đột quy mô, nhưng cũng có những thời điểm nó khiến cả nhân loại phải “thót tim” khi đứng bên bờ vực của một cuộc chiến hạt nhân thật sự.
 
      Ví dụ điển hình nhất chắc chắn là cuộc khủng hoảng hoả tiển tại Caribe vào năm 1962 . Tuy nhiên, ít người biết đến về một cuộc khủng hoảng khác cũng từng đe dọa đưa thế giới vào một thảm kịch hạt nhân trên toàn cầu. May mắn là nguy cơ trên đã kịp thời được ngăn chặn bằng một “chiến dịch cảnh cáo” của Không quân Nga trên bầu trời Tel-Aviv Do Thái.
Israel giữa ranh giới chiến thắng và thất bại
  Sau chiến thắng "oanh liệt" trước Ai Cập trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel gần như rơi vào trạng thái tự mãn và chủ quan thực sự. Chiến thắng như đã thôi miên giới lãnh đạo cao cấp tại Tel-Aviv, khiến họ đi đến kết luận cho rằng, người Arập đã mất mọi tiềm lực tấn công và  tương lai  chưa thể khôi phục lại được lực lượng vũ trang của mình. Thủ tướng Israel khi đó là Golda Meir nhờ có sự che chở của  Mỹ đã rất tin vào khả năng không thể bị tổn thương của đất nước mình mà coi thường các đối thủ.
   Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Ai Cập Naser, và sau đó là Sadat, bất chấp việc để mất bán đảo Sinai và quyền kiểm soát kênh đào Suez, đã không hề sử dụng diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) để bảo vệ quyền lợi cho mình. Các cố vấn tình báo Nga tại Cairo đã soạn thảo ra một kế hoạch giả thông tin đối với người Israel, được Ai Cập bắt đầu thực hiện từ năm 1970.
Ngày qua ngày, họ cung cấp cho các nhà báo phương Tây tới thăm Cairo nhiều thông tin giả về tình hình quân đội,  nhấn mạnh tới sự bất lực của người Arập trong việc nắm vững và điều khiển các phương tiện kỹ thuật quân sự của Nga. Mục đích của tất cả những hành động trên là giúp tạo ra một ấn tượng sai lệch trong  giới lãnh đạo Israel về sự an toàn của đất nước  họ, thuyết phục họ tin rằng, người Arập đã chấp nhận thất bại để "an phận thủ thường".
    Ai Cập đã áp dụng chiến thuật trên trong suốt 7 năm, trước khi bí mật hoàn tất trang bị lại cho quân đội những loại vũ khí tấn công tối tân  nhất của Nga vào năm 1973. Ngoài vũ khí trang bị, các đơn vị quân đội Ai Cập cũng được các chuyên viên quân sự có  của Nga huấn luyện và cố vấn. Một số thỏa thuận được ký kết trong thời gian này cũng nhấn mạnh tới khả năng Nga có thể trực tiếp tham gia vào một số chiến dịch quân sự nếu cần.
   Đến tận tháng 9/1973, Giám đốc Cơ quan Tình báo quân đội Israel là
 
Elia Zeira vẫn làm ngơ trước những  tin tình báo  về khả năng quân đội Ai Cập và Syria có thể sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự, phục thù cho thất bại trong cuộc chiến 6 ngày trước đây.
  Có quan điểm tương tự là Giám đốc CIA William Colby. Bất chấp việc các vệ tinh gián điệp đã ghi nhận được việc bố trí lại quân đội Arập tại các khu vực giáp ranh với Israel, Colby vẫn bác bỏ khả năng nước này bị tấn công với lý do không thể có một cuộc chiến mới nổ ra tại Trung Đông.
Quyết định từ những giây phút tuyệt vọng
Sáng ngày 5/10/1973, chiến dịch tấn công do các tướng lĩnh Ai Cập trực tiếp soạn thảo và điều hành được bắt đầu với mật danh "Ubur"
.
Quân đội Ai Cập sẽ vượt qua kênh đào Suez, trong khi quân đội Syria tấn công các đơn vị quân Israel tại cao nguyên Golan. Theo dự tính, hai bên sẽ cùng tiến đánh về hướng Tel-Aviv rồi siết chặt vòng vây quanh thành phố này
   Người Arập không phải tình cờ chọn thời điểm tấn công này. Để tăng tính bất ngờ, họ khởi xướng chiến dịch phục thù vào đúng dịp lễ Yom Kippur của người Do Thái. Chiến dịch ban đầu đã gây tổn thất khá nặng nề cho các đơn vị Israel: họ bị mất 3.000 lính và sĩ quan, hơn 900 xe tăng và gần 200 máy bay. Đối với một quốc gia có nguồn nhân lực và vật lực hạn chế như Israel vào thời điểm đó, đây là một thiệt hại rất đáng kể.
    Sau 3 ngày giao chiến đẫm máu, các đơn vị xe tăng của Syria đã mở thông con đường tiến vào Jerusalem. Chiều ngày 7/10, Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan trong trạng thái hoảng loạn đã đề nghị ý định đầu hàng lên Thủ tướng
 
Golda Meir. Tuy nhiên, Thủ tướng - người mà sau này được dân Israel ca ngợi rằng "Trong chính phủ khi đó chỉ có duy nhất một người đàn ông - đó là người phụ nữ mang tên Golda" - đã nhất quyết không chấp nhận giải pháp của viên tướng trên. 
    Trong phiên họp khẩn của nội các vào ngày 8-10, bà Golda Meir đã đưa ra quyết định cuối cùng: "Không có chuyện đầu hàng. Chúng ta sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt Cairo và Damacus!". Israel vào thời điểm đó đang có 19 quả bom nguyên tử. Các bộ trưởng dù hiểu rằng, "Người đàn bà thép" của Israel đã đánh mất cảm giác thực tế, nhưng không ai có thể thuyết phục được bà từ bỏ quyết định trên. Thủ tướng Golda Meir ra lệnh cho tướng Moshe Dayan phải nhanh chóng đưa toàn bộ số vũ khí hạt nhân hiện có vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Henry Kissinger (trái) và Golda Meir (phải).
Cũng ngay trong ngày này, chi nhánh của KGB và Cục Tình báo quân đội Nga Xô (GRU) qua mạng lưới điệp viên ảnh hưởng của mình trong giới lãnh đạo cao cấp Israel, đã biết được quyết định của bà Golda về việc tấn công Ai Cập và Syria bằng vũ khí hạt nhân.  Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Nga vào ngày 10/10/1973 đã thông qua đề nghị của Chủ tịch KGB Yuri Andropov về "Kế hoạch dùng các biện pháp nhằm bắt buộc Israel phải từ bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân".
Ngày 11/10, Đại sứ quán Nga tại Washington đã trao cho Ngoại trưởng Henry Kissinger một lời kêu gọi trên toàn thế giới của các chuyên viên vật lý hạt nhân nổi tiếng để trình lên Tổng thống Mỹ. Các viện sĩ khoa học Nga đã gọi quyết định của Thủ tướng Israel là trò tự sát, nhấn mạnh việc ném bom nguyên tử xuống Cairo và Damacus sẽ gây ra hậu quả thảm khốc không chỉ tại Trung Đông mà còn đối với toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Moskva cũng khẳng định, Nga - đang có những hiệp ước hợp tác về quân sự đối với cả Ai Cập và Syria - sẽ không ngồi yên và sẽ có những biện pháp trả đũa tương xứng với đòn tấn công hạt nhân của Israel. Trong khi các giới chức tại Washington còn đang bận cãi vã về vấn đề trên, giới lãnh đạo cộng sản Nga đã  chuẩn bị cho "kế hoạch cảnh cáo" Israel.
Chuyến bay trên bầu trời Tel-Aviv
Ngày 13/10/1973, Thiếu tá Alexander Vertievez, Chỉ huy phó Trung đoàn xung kích, đang đảm nhiệm ứng chiến tại sân bay quân sự Vladimirovka, tỉnh Volgograd. Lúc 6h15’, nhân viên văn thư hỏa tốc từ Bộ Tham mưu Quân khu Privol trao cho Thiếu tá Vertievez một bưu kiện có dấu "Bí mật. Mở ngay lập tức!". Chỉ sau 15 phút, Vertievez cùng nhân viên văn thư và một nhóm nhân viên kỹ thuật bước vào một nhà để máy bay, là nơi lưu giữ những chiếc máy bay thế hệ mới được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Ngay khi Vertievez  bước vào buồng lái, nhân viên hỏa tốc mới trao cho ông một bưu kiện thứ hai với dấu "Đặc biệt quan trọng. Hủy ngay sau khi đọc!".
   Vào lúc 8h12’ (theo giờ địa phương), trên màn hình quan sát của Sở Chỉ huy phòng không Tel-Aviv xuất hiện một điểm sáng đáng ngờ, di chuyển rất nhanh từ phía đông bắc sang tây nam, tiến gần tới không phận của thành phố. Tín hiệu báo động vang lên,  sĩ quan trực ra lệnh cho một phi đội máy bay   siêu âm Mirage cất cánh nhằm đánh chặn kẻ xâm phạm. Có điều trước những lời cảnh cáo yêu cầu hạ cánh bằng tiếng Anh, tiếng Arập của chỉ huy đội bay, chiếc máy bay xâm phạm vẫn im lặng, không đưa ra tín hiệu trả lời.
Quan sát trên màn hình,  sĩ quan trực  không thể hiểu được vì sao 3 chiếc Mirage vẫn bay song song cùng với chiếc máy bay vi phạm, nhưng không lên cao hơn. Nói đơn giản hơn, phi đội của Israel vẫn nằm thấp hơn dưới "vài tầng" so với  quỹ đạo của "kẻ lạ mặt". Chưa kể sau đó, khoảng cách với chiếc máy bay lạ tiếp tục thay đổi cứ sau mỗi giây. Chẳng là các đặc tính kỹ thuật của máy bay lạ cao hơn đáng kể so với những chiếc Mirage?  Chúng ta không thể đuổi kịp nó. Nó có thể bay cao hơn chúng ta tới 6.000 foot… trong khi lại bay với tốc độ nhanh gấp đôi!". 
Trên màn hình tiếp sau đó đã xuất hiện những dải trắng, đồng nghĩa với việc phi đội Mirage bắn ra những quả hoả tiển  không đối không. Nhưng mục tiêu lại tăng tốc vọt lên độ cao tới 69.000 foot, khiến những hoả tiển  đuổi theo một cách vô vọng trước khi mất tích trên bầu trời. "Phi cơ lạ" sau đó đã  quay trở lại, thoải mái bay tới 6 vòng trên bầu trời  Tel-Aviv mà không sợ bị bắn rơi.
Một phi đội máy bay Phantom tiếp tục được lệnh cất cánh với nhiệm vụ duy nhất là phải bắn rơi kẻ xâm phạm. Nhưng nhóm này cũng chẳng thể làm gì trước tốc độ và độ cao của máy bay vi phạm. Từ đâu ra một chiếc máy bay hiện đại như vậy? Các nước Arập vào thời điểm đó chưa thể có một chiếc máy bay như vậy. Điều này gần như có nghĩa là nó có nguồn gốc từ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel sau đó đã tới gặp Thủ tướng Golda Meir cùng với bản báo cáo về sự kiện  trên bầu trời Tel-Aviv, kèm theo đó là bức thư kêu gọi của các chuyên gia vật lý hạt nhân Nga. Thủ tướng Golda Meir ngay lập tức hiểu ra rằng, tất cả hai sự kiện trên chỉ là những màn nằm trong một "vở kịch cảnh cáo" do Moskva đạo diễn.
"Người đàn bà thép" của Israel buộc lòng phải suy nghĩ lại. Bà ta liên lạc với Henry Kissinger và các giới chức cao cấp khác của Mỹ, yêu cầu hỗ trợ thêm về quân sự. Dưới áp lực mạnh mẽ của phe vận động hành lang cho Israel tại đồi Capitol, Tổng thống Nixon đã mở một cầu hàng không cung cấp cho Tel-Aviv những loại vũ khí tối tân nhất (bao gồm cả máy bay, xe tăng và hoả tiển ). Các tập đoàn Mỹ có ông chủ là người Do Thái chỉ trong vòng một tuần đã đổ vào nền kinh tế Israel 2,5 tỉ USD. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Israel bắt đầu tiếp xúc với Vua Hussein của Jordan và Vua Hassan II của Morocco, nhờ họ thuyết phục các nhà lãnh đạo Ai Cập và Syria đồng ý ký hiệp ước đình chiến. 
Về phần , Ngoại trưởng Mỹ - Kissinger cũng có những nỗ lực rất lớn nhằm cứu giúp Israel khỏi nguy cơ phải đầu hàng. Ông ta đề nghị vai trò làm trung gian để giải quyết xung đột, yêu cầu rút quân đội Ai Cập và Syria trước khi thành lập một vùng đệm với Israel. Tuy nhiên, Nga, một nghị quyết đã được thông qua nhằm bố trí một lực lượng đặc biệt đóng quân tại vị trí giáp ranh giữa hai chiến tuyến. 
Trường hợp "vật thể lạ" trên bầu trời Tel-Aviv không chỉ phá tan huyền thoại về khả năng không thể bị tổn thương của Israel, mà quan trọng hơn đã bắt Thủ tướng Golda Meir phải từ bỏ kế hoạch dùng bom nguyên tử tấn công các thủ đô của Ai Cập và Syria. Tháng 4/1974, Meir và Dayan phải rút lui  sau thất bại bầu cử. Chỉ huy tình báo quân đội Israel là Elia Zeira cũng không thoát khỏi số phận tương tự.
Một chiếc MIG-25P.
Cần nói thêm, "vật thể bay lạ" trên bầu trời Israel khi đó là chiếc MiG-25P, cho đến cuối những năm 70 vẫn duy trì được tính năng vượt trội so với tất cả những lại máy bay chiến đấu khác trên thế giới - có thể bay cao tối đa tới 23 km, tốc độ bay 3.600 km/giờ, tức là gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Với những tính năng trên, chiếc xung kích tối tân  của Liên Xôthời điểm  đó đã khiến cho tất cả các phương tiện phòng không của đối phương phải bất lực.
TỔNG HỢP
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 

No comments:

Post a Comment