TẤN CÔNG TOÀN CẦU THẦN TỐC CỦA MỸ
TẤN CÔNG TOÀN CẦU THẦN TỐC CỦA MỸ
tka23 post
Tấn công thần tốc toàn cầu” bằng vũ khí phi hạt nhân của Mỹ , sẽ tiêu
diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu, trong thời gian
1 giờ.
Do những thâm hụt và khủng hoảng ngân sách, Mỹ có thể sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng. Nhưng
sẽ rất sai lầm nếu cho rằng, từ những cắt giảm đó, sức mạnh quân sự Mỹ
sẽ yếu đi. Quân đội Mỹ đang cố gắng giảm thiếu các chi phí thông thường,
nhưng lại tăng cường các khoản đầu tư ngân sách kỷ thuật mới.
Trên
thực tế, Mỹ đã chi một khoản ngân sách rất lớn nhằm phát triển chương
trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike - PGS).
Đây là hệ thống tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân, tiêu diệt mục
tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1
giờ. Đây là chương trình có tên gọi DARPA Falcon Project (Falcon
HTV-2). Số lượng các loại vũ khí này trong kho vũ khí chiến lược Mỹ ngày
càng tăng.
Theo
đánh giá của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga, đến giữa thập kỷ trong
trang bịsẵn sàng chiến đấu của Washington sẽ có từ 1.500 – 1.800 hỏa
tiển hành trình tốc độ siêu thanh sử dụng phương tiện mang trên không và
trên biển,
nhằm mục đích giáng những đòn tấn công chính xác tiêu diệt các mục
tiêu quan trọng trong loạt phóng đạn đầu tiên. Đến năm 2020 số lượng này
có thể tăng đến 2500 – 3000 đơn vị.
Đầu đạn siêu thanh dự án DARPA Falcon Project. |
Mỹ
nỗ lực phối hợp hệ thống “đòn tấn công thần tốc toàn cầu” với hệ thống
phòng thủ vũ trụ và hệ thống phòng thủ hỏa tiển để thành một siêu hệ
thống. Dưới lá chắn của hệ thống tấn
công và phòng thủ toàn cầu, vũ khí tấn công chiến lược của các cường
quốc, bao gồm cả vũ khí hạt nhân sẽ trở thành vô dụng. Các đòn tấn công
của Mỹ với thời gian rất ngắn, sẽ đánh trúng các mục tiêu – phương tiện
mang chiến lược, số lượng không đáng kể các hỏa tiển được phóng lên sẽ
bị bắn hạ bởi hệ thống phòng thủ tầm xa.
Với
hệ thống tấn công – phòng ngự này, Mỹ dự tính sẽ làm lệch cán cân
chiến lược toàn cầu và khu vực về phía Mỹ, đẩy khả năng phản kích hoặc
tấn công của của các nước khác trở thành nhỏ nhất
hoặc bằng không trong các tình huống đặc biệt nghiêm trọng và dồn nén
không gian chiến lược của đối phương ở mức nhỏ nhất, bao quanh biên giới
các nước không thân thiện.
Đòn tấn công thần tốc của các đầu đạn siêu thanh nhằm vào các mục tiêu chiến lược như hầm phóng hỏa tiển đạn đạo. |
Điều
này đẩy các nước sở hữu vũ khí tấn công chiến lược vào tình huống khó
khăn: Hoặc họ mất hoàn toàn khả năng phản kích đối phương bằng vũ khí
chiến lược, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân ồ ạt tấn công trước để
tránh bị hủy diệt.
Một
câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ là đối thủ chính trong chiến lược siêu phòng
ngự này, trong danh sách đen của Mỹ sẽ có các nước như: Iran, Bắc Triều Tiên, Nga, Trung cộng .
Với Iran, vấn đề hoàn toàn chưa
rõ ràng, Bắc Triều Tiên trên thực tế tiềm lực tấn công bằng vũ khí hạt
nhân khá nhỏ do công nghệ phát triển chưa đủ mạnh. Do vậy, hai cường
quốc được Mỹ chú trọng là Nga và Trung cộng.
Sơ đồ thử nghiệm Falcon HTV trên Thái Bình Dương. |
Liên
bang Nga với lực lượng vũ trang có hệ thống hỏa lực phòng không mạnh
nhất thế giới và đã từng được thử thách, từ giai đoạn của chiến tranh
lạnh đã xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ vũ trụ thành các
tuyến
phòng thủ rất mạnh, được trang bị các hệ thống hỏa tiển như S – 400,
S-400M, các tổ hợp phòng thủ hỏa tiển tầm trung và tầm gần “Tor” và
“Amur” thuộc hệ thống phòng không thành phố Moscow A- 135. Hệ thống
phòng thủ đa tầm, rộng khắp và dày đặc này có thể bẻ gãy mọi đòn tấn
công từ trên không ngay từ ngoài biên giới nước Nga.
Nếu Mỹ muốn tấn công nước Nga bằng các hỏa tiển siêu thanh, thì toàn bộ châu Âu sẽ nằm trong vòng nguy hiểm.
Đây là điều Mỹ hoàn toàn không mong muốn. Ngược lại, Nga có thể
phản công
rất nhanh bằng các hệ thống hỏa tiển đạn đạo tầm trung và tầm xa phóng
từ tàu ngầm trực tiếp vào nước Mỹ. Với đòn tấn công tầm trung và các
hỏa tiển đạn đạo ngày nay, phòng thủ hỏa tiển Mỹ hoàn toàn vô dụng.
Như
vậy, nếu xét trên khía cạnh chiến lước tấn công và phòng ngự theo
phương án thống trị 3 không gian chiến lược – vũ trụ, trên không và trên
biển, tính toán đến những khả năng và sự trỗi dậy của Trung cộng , cùng
với
những tuyên bố và chính sách đối ngoại quốc phòng. Có thể thấy rõ, theo
các chuyên gia, hypersonic vehice như X-41 đang nhằm vào Trung cộng .
Cùng
với sự ngạc nhiên của các chuyên viên quân sự thế giới trong lĩnh vực
phòng thủ, các tướng lĩnh và nhà khoa học Trung cộng quan tâm nhiều đến
hệ thống phòng thủ hỏa tiển và bỏ qua mối nguy cơ
bị tấn công tầm xa bằng những đòn tấn công đầu đạn siêu thanh. Một số
chuyên gia nhận xét, Trung cộng đang đứng trước những lựa chọn khó
khăn. Từ một hướng, khoa học quốc phòng không có khả năng xây dựng một
hệ thống phòng thủ hiệu quả. Từ góc độ khác, nếu như Trung cộng đầu tư
xây dựng hệ thống, các nước khác sẽ phát giác ra hạn chế đồng thời làm lộ bí mật các hầm phóng ngầm của hỏa tiển đạn đạo.
Sự
phát triển mạnh mẽ các đầu đạn tấn công của Trung cộng Đông Phong
DF–21 định hướng tấn công hkmh, cũng như số lượng các hỏa tiển mang đầu
đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường của
Trung cộng khá lớn. Riêng 2 lữ đoàn DF – 21 được sử dụng để đẩy
lùi hkmh của Mỹ ra khỏi tuyến phòng thủ biển khơi thứ 1 của Trung cộng .
Điều này đã đặt cho Mỹ nguy cơ khó lòng bảo vệ các căn cứ của mình trên
Okinawa cũng như đảo Guam, các đồng minh của Mỹ ở khu vực biển Hoa Đông
và Biển Đông sẽ bị sức ép nặng nề từ hải quân Trung cộng mà Mỹ không
thể có hkmh để giải quyết khủng hoảng nếu xảy ra.
Từ
những căn cứ tính toán về khả năng tấn công tầm rất xa tiêu diệt các
trận địa hỏa tiển bằng vũ khí phi hạt nhân siêu thanh (loại vũ khí phá
hủy bằng động năng như X-41 hoặc Falcon HTV) Mỹ có thể tấn
công các trận địa của PLA ngay khi mới xữ dụng đội hình tác chiến,
đồng thời có thể công kích mọi điểm trên lãnh thổ Trung cộng với thời
gian ngắn hơn rất nhiều lần hỏa tiển Trung cộng tiếp xúc mục tiêu.
Tấn công bằng nhiều phương tiện mang PGS với tầm bay nhiều nghìn km tấn công các hệ thống hỏa tiển đạn đạo. |
Với
tốc độ bay siêu thanh từ thượng tầng khí quyền, vật thể bay được cấu
tạo để bay theo cách lướt trên không , với góc dốc xuống không lớn gây
khó khăn cho các loại hỏa tiển phòng không tầm cao, tầm trung
và hoàn toàn không thể bị bắn hạ ở tầm gần.
Đầu
đạn động năng chắc chắn được chế tạo từ vật liệu siêu bền sẽ tăng khả
năng chịu đựng các đầu đạn phòng không. Ngoại trừ cách phá hủy bằng
động năng thì khả năng tiêu diệt đầu đạn rất khó. Cũng
chưa có loại hỏa tiển nào của Trung cộng có khả năng đánh chặn, ngoại
trừ trường hợp Trung cộng mua của Nga S – 400, điều mà họ đang thương
thuyết.
Sơ đồ đường bay tấn công của Falcon HTV-2. |
Cho
đến khi Trung cộng có thể có được một hệ thống phòng không tầm xa và
dày đặc như của Nga, thì Mỹ vẫn âm thầm phát triển PGS, sẽ không ngạc
nhiên nếu các đầu đạn PGS có tốc độ bay từ 5 – 6 M cho đến gần 20 M
thì cũng không có hệ thống hỏa tiển nào đánh chặn được, ngoại trừ S-500
hoặc các hỏa tiển thế hệ sau cao hơn nữa có tầm phòng không đến hàng
nghìn km. Đó có thể là chuyện của Trung – Mỹ đến năm 2020 trong vòng
xoáy chạy đua vũ trang mới trên Thái Bình Dương.
Trong khi
đàm phán vấn đề giảm thiểu vũ khí tấn công chiến lược, Nga đã phát biểu
chống lại khả năng Mỹ sử dụng các phương tiện mang vũ khí hạt nhân để
lắp đặt các đầu đạn phi hạt nhân, điều đó đã giúp Mỹ
giảm một khoản ngân sách khổng lồ cho phòng thủ hỏa tiển, đồng thời
thúc đẩy chương trình phát triển hệ thống vũ khí “Đòn tấn công thần tốc
toàn cầu” siêu thanh - supersonic.
Có
thể trong tương lại , có nhiều khả năng trong các cuộc đàm phán về giảm
vũ khí hạt nhân, Nga vẫn tiếp tục duy trì quan điểm của mình. Nhưng Nga
cũng không thể dừng hoặc hãm chậm tốc độ nghiên cứu và phát triển vũ
khí siêu
thanh. Trong việc này có vấn đề Nga đang yêu cầu Mỹ hãm chậm tốc độ
hoặc hủy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiển ở châu Âu,
đồng thời nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các cường quốc hạt nhân khác. Vì
vậy, Nga không có điểm nào có lợi thế để ngăn chặn hoặc phản đối kế
hoạch phát triển vũ khi siêu thanh của Mỹ.
Nhưng
trên thực tế, những nước trang bị vũ khí thông thường sẽ rơi vào tình
thế yếu hơn so với Mỹ, để tránh bị tổn thương, họ thường hướng đến
phương pháp đấu tranh phi đối xứng. Sự ổn định chiến lược của thế
giới một phần rất lớn phụ thuộc vào sự ổn định ở châu Âu và Đông Bắc Á.
Thế giới cần hiểu điều đó và làm cho các siêu cường, thường hay tuyên
bố “vì một thế giới không còn vũ khí hạt nhân” hiểu được vấn đề này với
hy vọng họ không phát triển các loại vũ khí theo công ước quốc tế,
nhưng lại có thể thay thế được vũ khí hạt nhân. Điều đó sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh thế giới.
Những
người thật sự yêu hòa bình hy vọng rằng, hệ thống phương tiện căn bản
để có thể phóng những đầu đạn siêu thanh phi hạt nhân cũng như hệ thống
phòng thủ hỏa tiển sẽ là những vấn đề được đề cập đến
trong các chương trình nghị sự nhằm cắt giảm các loại vũ khí tiến công
chiến lược. Đây cũng là một cơ hội gìn giữ hòa bình và ổn định.
Trịnh Thái Bằng
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
Recent Activity:
No comments:
Post a Comment