Kết thúc diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19
Quốc Việt, thông tín viên RFA
2012-07-12
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa kết thúc tại Phnom Penh ngày 12/7.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 đã tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm như tranh chấp biển Đông, an ninh lương thực, xung đột ở bán đảo Triều Tiên, tiến trình cải tổ dân chủ; đặc biệt là định hướng tương lai và nỗ lực hướng tới việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Cơ hội bày tỏ quan điểm
Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nước quay trở lại dân chủ.Ô. Kao Kim Hourn
Quan chức cấp cao của Campuchia cho biết Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã tạo cơ hội cho các nước thành viên ASEAN bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, an ninh cùng quan tâm, trao đổi hợp tác và tìm kiếm những biện pháp đối phó với các thách thức nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và thế giới.
Quốc vụ khanh thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia là ông Kao Kim Hourn cho biết tại buổi họp báo Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 17 nước đối tác đã thống nhất và thông qua kế hoạch hoạt động mà các quan chức cấp của các nước được thực hiện vừa qua, đồng thời ARF cũng định hướng cho kế hoạch năm 2012 – 2013.
Theo ông, những vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất là sự biến đổi khí hậu, tiến trình cải tổ dân chủ cũng như xung đột trong khu vực. Trong đó, các thành viên 27 nước đã hoan nghênh những tiến trình cải tổ dân chủ của Myanmar; nhận thức vai chủ đạo của ASEAN và nâng cao vai trò trên trường quốc tế thông qua việc tăng cường mở rộng các quan hệ đối ngoại; thúc đẩy các bên đang có xung đột ở bán đảo Triều Tiên phải tôn trọng luật pháp quốc tế và sự quyết định của Liên Hiệp Quốc, tránh trường hợp làm tăng thêm sự căng thẳng trong khu vực; trao đổi một số vấn đề đang phát triển và những khó khăn trong khu vực Đông Á.
Về vấn đề biển Đông, Diễn đàn khu vực ASEAN cũng kêu gọi các bên liên quan tranh chấp tôn trọng Tuyên bố về ứng xử (DOC) ở biển Đông, Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC), luật pháp quốc tế, luật biển năm 1982 và tự do hàng hải.
Ông Kao Kim Hourn cho biết thêm:
“Một trong những vấn đề quan trọng được tập trung thảo luận tại Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đối khí hậu. Các bên quyết tâm dùng Diễn đàn khu vực ASEAN để tìm biện pháp hạn chế biến đối khí hậu, thiếu lương thực.
Đối với trường hợp của Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nướcquay trở lại dân chủ.”
Đáp lại tiến trình chuyển đổi dân chủ tại Myanmar, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận, bao gồm tài chính, đầu tư và đi lại đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Clinton công bố tại buổi họp báo sau khi kết thúc Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 hồi chiều ngày 12/7 rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar và bắt đầu cho phép các nhà đầu tư để làm các doanh nghiệp trong nước này.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ cũng tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 2. Các Bộ trưởng Ngoại giao đã khẳng định vai trò quan trọng của EAS và những đóng góp của EAS trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các bên nhất trí thúc đẩy trao đổi giáo dục, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và sáng tạo hợp tác.
Theo dòng thời sự:
- ASEAN quyết tâm giữ hòa bình trong khu vực
- ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012
- ASEAN thảo luận về tình hình Biển Đông
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Ảnh hưởng của ASEAN tại Biển Đông
- Thành viên các nước ASEAN họp tại Campuchia
- ASEAN không muốn gây bất đồng với các nước trong khu vực
- Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề
- Philippines kêu gọi ASEA hợp tác chặt chẽ hơn về Biển Đông
- Việt Nam quan ngại tình hình bãi cạn Scarborough
No comments:
Post a Comment