Sunday, September 1, 2013

Syria và cuộc so kè vũ khí Nga - Mỹ

tka23 post

Nếu bị Mỹ tấn công, khả năng chịu đựng  của Syria có lẽ chỉ trông cậy vào năng lực không quân - phòng không của nước này.

Những ngày qua, các tuyên bố cứng rắn của Mỹ cùng cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học  sát hại dân thường khiến phần lớn giới quan sát cho rằng thời điểm Washington tấn công Damascus chỉ còn tính bằng ngày. Khá nhiều nhận định được đưa ra xung quanh các hình thức  tấn công, nhưng tựu trung đều đánh giá phương án thiết lập vùng cấm bay sẽ là chọn lựa của Ngũ giác đài.
Thực sự, đối với Mỹ, phương án này có nhiều ưu điểm đáng kể là mở đường cho hỏa tiển tấn công các mục tiêu mặt đất của Syria. Thêm vào đó, thiết lập vùng cấm có thể giúp Ngũ giác đài khóa chặt không quân Syria, vốn là chọn lựa duy nhất của Damascus trong việc tấn công đáp trả nhằm vào lực lượng tàu chiến Mỹ trên Địa Trung Hải.
Hơn thế nữa, Syria đã từng thất bại thảm hại trước Israel trong Cuộc chiến 6 ngày hồi năm 1967, khi để mất quyền kiểm soát bầu trời vào tay Tel Aviv. Vì thế, lần này, nếu Washington tấn công Damascus thì gần như cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai bên chính là bài toán tranh giành bầu trời. Cả hai bên đang sở hữu nhiều “đồ chơi” trong tay để đạt được mục tiêu. 

Máy bay F-16 - Ảnh: Reuters
Kẻ công
Đầu năm nay, liên minh quân sự NATO đã bố trí 6 hệ thống hỏa tiển  phòng thủ Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ, ở khu vực giáp giới với Syria. Khi đó, cả NATO và Ankara đều cho rằng số vũ khí này nhằm phòng ngừa nguy cơ tấn công từ Damascus. Tuy nhiên, trong trường hợp Mỹ tấn công Syria thì số hỏa tiển  Patriot trên chính là phương tiện hữu hiệu để góp sức thiết lập vùng cấm bay nhằm vào Damascus. Thêm vào đó, báo The Washington Post ngày 31.8 đưa tin đã có tổng cộng 5 tàu khu trục Mỹ thuộc lớp Arleigh Burke là USS Gravely, USS Mahan, USS Barry, USS Stout và USS Ramage đang hiện diện tại Địa Trung Hải. Các tàu chiến này đều được trang bị hệ thống phòng thủ  Aegis với vũ khí đánh chặn là các hỏa tiễn SM-3. Về lý thuyết, đây là hệ thống phòng thủ nhưng thực tế vẫn có thể được sử dụng để tham gia áp đặt vùng cấm bay. Như thế, hệ thống hỏa tiển  phòng thủ của Mỹ và NATO có thể biến thành 2 mũi tấn  công cả trên đất liền lẫn trên biển để “khóa chặt” không phận Syria.
 

Bất cứ thảo luận nào bàn về tấn công bằng không quân nhằm vào Syria cũng sẽ gặp thách thức

Chuyên gia Paul Holtom

Hỗ trợ cho sức mạnh của hỏa tiển , lực lượng không quân Mỹ đang có mặt sát nách Syria cũng đang rất hùng hậu với 2 hkmh USS Harry S.Truman và USS Nimitz. Hai chiếc hàng không mẫu hạm này có thể mang theo tổng cộng gần 200 máy bay các loại. Trong đó, một số lượng đáng kể là  chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet siêu thanh, mang theo nhiều loại hỏa tiển  đối không, tấn công mặt đất và cả bom có sức công phá lớn. Ngoài ra, tuy Anh vừa tuyên bố không tham chiến cùng Mỹ nhưng vẫn chẳng thể loại trừ khả năng Lầu Năm Góc sẽ sử dụng căn cứ không quân Akrotiri (đảo Síp) để điều động chiến đấu cơ tấn công Damascus. Akrotiri được kết hợp cùng các căn cứ không quân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ để phối hợp tác chiến. Khi đó, gần như Mỹ có thể tung bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà nước này đang sở hữu, thậm chí là chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-22, để  chiến thắng trước Syria. Đó là chưa kể đến số chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đang hiện diện tại Jordan, theo tờ Daily Mail.
Nhiều khả năng Pháp sẽ tham chiến cùng Mỹ. Như thế, hkmh Charles de Gaulle mà Paris đang điều động đến Địa Trung Hải cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho lực lượng của Mỹ. Tất nhiên, Ngũ giác đài chắc chắn sẽ dùng đến hỏa tiển  hành trình Tomahawk nhằm phá hủy các cơ sở, làm suy giảm sức mạnh của Damascus. 

Hệ thống hỏa tiển  phòng không Pantsyr-S1 - Ảnh: Warfare.be
Người thủ
Về phía Damascus, hồi đầu năm 2012, tạp chí Time dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay Syria đã kịp thời tăng cường khả năng phòng không lẫn phòng ngự trên biển. Nỗ lực tăng cường này nhằm  bảo đảm  khả năng ứng phó để không phải hứng chịu bi kịch như Libya. Cụ thể, theo SIPRI, vào năm 2011, Nga đã chuyển giao 36 hệ thống hỏa tiển  phòng không  di động Pantsyr-S1 cho Syria. Đây là hệ thống phòng không di  động được đánh giá khá cao với haỏ tiển  đối không 57E6 có tầm bắn gần 30 km. Ngoài ra, hệ thống điện tử của Pantsyr-S1 cũng rất tối tân, đủ sức theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc và đồng loạt khai hỏa nhằm vào 3 mục tiêu. Pantsyr-S1 còn có pháo phòng không tự động. Vì thế, hệ thống hỏa tiển  phòng thủ này là đối thủ mà nhiều loại chiến đấu cơ  phải e ngại.
Damascus còn được Moscow bổ sung 2 hệ thống hỏa tiên   phòng không tầm trung
 
SA-17 Buk kèm theo 40 hỏa tiển
Grizzly (9M317) có tầm bắn lên đến 45 km. Hơn thế nữa, nếu Syria tiếp nhận cả các hệ thống hỏa tiên  phòng thủ S-300 thì sức mạnh phòng không của nước này sẽ tăng lên đáng kể. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để Damascus củng cố thực lực nhằm ứng phó phương án thiết lập vùng cấm bay mà Washington thực hiện.
Tất nhiên, hệ thống phòng không của Syria còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi không quân nước này. Theo Time, Syria gần đây đã mua thêm 36 máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga. Đây không chỉ là máy bay huấn luyện mà còn là chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ được trang bị  pháo tối tân , có thể mang theo hỏa tiển  đối không lẫn đối đất và cả bom. Lâu nay, Yak-130 được đánh giá khá cao về khả năng tác chiến tầm gần, đáp ứng được mục tiêu phòng thủ nhất định. Ngoài ra, Damascus nhiều khả năng đã nâng cấp lực lượng chiến đấu cơ Mig-29 . 
Với những thực lực vừa nêu, Syria hoàn toàn không phải là một kẻ dễ bị bắt nạt như Libya dưới thời đại tá Muammar Gaddafi ngày trước. Time từng dẫn lời chuyên gia Paul Holtom của SIPRI nhận xét: “Bất cứ thảo luận nào bàn về tấn công bằng không quân nhằm vào Syria cũng sẽ gặp thách thức”. Xa hơn, nếu tấn công Syria thì đây là lần đầu tiên Mỹ phải đối mặt với nhiều loại vũ khí tân kỳ  của Nga trong suốt vài chục năm qua. 
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment